10:42 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

Về cuộc đời Bộ trưởng VNCH Châu Kim Nhân-TS Phạm Đỗ Chí

12 Tháng Bảy 201810:39 CH(Xem: 6189)
Bộ trưởng Tài chính VNCH, ông Châu Kim Nhân vừa tạ thế ở Hoa Kỳ
bản  quyền hình ảnhCHAU FAMILY
Image captionBộ trưởng Tài chính VNCH, ông Châu Kim Nhân (1928-2018) vừa tạ thế ở Hoa Kỳ

Tôi có kỷ niệm lần gặp với Tổng trưởng Châu Kim Nhân trong phái đoàn công du của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đầu hè năm 1973 ở Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington.

Trong khi gặp gỡ các sinh viên trẻ để khuyến khích về nước làm việc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chợt thấy Tổng trưởng Nhân đi qua nên vẫy lại để giới thiệu tôi:

"Ông Tổng trưởng Tài chính xem thử có anh lính mới này để tuyển về được không?"

Sau câu chuyện trao đổi ngắn đó và sau này dặn gửi thêm hồ sơ cá nhân về nhà để xét, Tổng trưởng Châu Kim Nhân đã đặc biệt muốn tỏ ra nâng đỡ giới trí thức trẻ du học hồi hương phục vụ, hứa cho tôi cái vinh dự được về làm phụ tá chuyên môn dù mới ở tuổi 25, còn quá non nớt trong cả học vấn và kinh nghiệm.

Tôi thư về trình bày còn cần hai năm nữa cho xong luận án. Qua điện thoại trao đổi thêm, ông Nhân rất ôn tồn nói một câu để đời cho tôi:

"Bây giờ anh chỉ có bằng cao học nhưng còn Miền Nam tự do để về làm việc, hai năm nữa có bằng cao hơn liệu Miền Nam đó còn tồn tại hay không?"

Suốt đời, tôi đã không bao giờ quên được lời tiên tri đó của ông và là câu nói kỷ niệm sâu đậm nhất nghe từ ông.
Bên ngoài hình ảnh hiền lành ăn nói nhỏ nhẹ, Châu Kim Nhân giỏi hùng biện về các chính sách kinh tế tài chính thích hợp hoàn cảnh thực tế cho các nước chậm tiến đang cố phát triển, đặc biệt như ở vào thời chiến tranh của Việt Nam trước tháng tư 1975.

Ông đã không ngần ngại hướng dẫn các đồng nghiệp trẻ như tôi dạo sau 1975 lúc mới rời ghế nhà trường, và truyền đạt các kinh nghiệm chính sách quý báu cho tôi trong thời gian dài làm công việc của một kinh tế gia cho Quỹ Tiền Tế Quốc tế (IMF) sau này.

Tổng thống Việt nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu, năm 1973Bản quyền hình ảnhKEYSTONE/HULTON ARCHIVE/GETTY IMAGES
Image captionTổng thống Việt nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu, khánh thành một bệnh viện tại Sài Gòn 22/3 năm 1973

Tuy không có duyên may được làm việc dưới quyền Tổng trưởng Châu Kim Nhân trong hai năm còn lại của VNCH, tôi lại có niềm hạnh phúc và vinh dự lớn lao hơn là được nhận làm em kết nghĩa từ sau lần gặp lại ông năm 1975 tại vùng thủ đô.

Và tình anh em đó đã kéo dài 43 năm.

Kỷ niệm lần chót gặp gỡ lại mới cách đây chỉ gần hai tháng trong dịp ngắn ngủi tôi được về thăm ông bà tại một tiệm ăn vùng Silver Spring, lúc ôm nhau chia tay hai ông già chợt không ngăn được giòng lệ, như báo hiệu lần gặp nhau cuối cùng?

'Vị bộ trưởng liêm chính'

Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng (Bộ trưởng) liêm chính của chế độ.

Ông bắt đầu sự nghiệp rất sớm sau khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chính rồi làm công chức, lên cấp cao đến mức đảm nhiệm chức vụ chuyên môn mà đòi hỏi lớn nhất là sự thanh liêm.

Đó là vị trí Tổng giám đốc tài chính và thanh tra Quân phí Bộ Quốc phòng VNCH, trước khi đảm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Tài chính khó khăn nhất lúc bấy giờ.

Thời kỳ đó, chiến tranh đã leo thang dữ dội và đòi hỏi sự tính toán khó khăn giữa nguồn ngân sách trong nước, ngoại viện và kinh phí to lớn của cuộc chiến.

Có hai nhân vật nổi tiếng về liêm chính trong Bộ Tài Chính thời đó: Một người chính là Tổng trưởng Châu Kim Nhân, người kia là Tổng giám đốc Thuế vụ Nguyễn Huy Hân.

Qua lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch cùng thời với Tổng trưởng Châu Kim Nhân, trong hai năm cuối của VNCH (1973-1975), lúc ngân sách cạn kiệt nguồn thu, hai ông Nhân và Hân đã can đảm quyết định ra lệnh đột nhập vào cơ sở của các thương gia Chợ Lớn để kiểm kê và thu thuế, một khu vực mà cho tới lúc ấy, chưa có ông Tổng trưởng Tài chính nào dám đụng tới.

Nhưng quan trọng hơn nữa, ông Nhân luôn niềm tin lý tưởng cho VNCH.

Sau này, từ tháng 4/1975, hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.

Trong đời tư, nhiều người cũng biết thêm cuộc sống khiêm tốn giản dị của con người thanh liêm đó từ ngày ở Việt Nam sang đến Hoa Kỳ.

Sang định cư sau 1975 ở tiểu bang Maryland, ông chấp nhận một công việc khiêm tốn trong Đại học Maryland và cùng gia đình sống trong một căn nhà nhỏ giản dị.
Châu Kim Nhân

Châu Kim NhânBản quyền hình ảnhCHAU FAMILY
Image captionÔng Châu Kim Nhân (giữa) làm Tổng trưởng Tài chính thời kỳ VNCH sắp sụp đổ

Chứng kiến những biến cố hàng ngày đang xảy ra trên quê hương, đòi hỏi độc lập tự chủ cho đất nước, tôi chợt không khỏi hối tiếc, đặt câu hỏi giả thử nếu ông Châu Kim Nhân còn ở với chúng ta thêm vài năm để chứng kiến một Việt Nam mới đang và sẽ đứng lên?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của kinh tế gia Phạm Đỗ Chí, hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 11824)
Hôm nay ở tuổi 85, Bs Phiêu có thể hãnh-diện mà nhận sự vinh-danh của các hội-đoàn và thân-hữu vì anh đã hiến cả một đời tận-tụy để phục-vu dân ta, phục-vụ y-khoa và phục-vụ quê-hương xứ-sở.
18 Tháng Năm 2011(Xem: 15450)
Tôi muốn mình hoà với thiên nhiên... Không oán ghét không gây hận sầu...' ' Đã bao năm, nhạc sĩ Lê Hựu Hà trải lòng như vậy. Và bây giờ sẽ là mãi mãi bình yên, có phải không anh?
27 Tháng Giêng 2011(Xem: 21025)
Bình- Nguyên là đồng bằng, cái bằng phẳng phì nhiêu hiền hòa của quê hương. Lộc là Nai; tên một loại thú hiền lành đẹp đẽ. Nai hiền đồng bằng chỉ muốn được sống êm đềm giửa cỏ biếc, hoa thơm nơi quê mẹ. Bình-Nguyên Lộc có nghĩa là Đồng Nai.
18 Tháng Mười 2010(Xem: 13127)
Dòng sông Đồng nai đã mang nguồn nước ngọt, trong xanh, tươi mát và đất phù sa phì nhiêu bồi đấp hai bên bờ sông từ hướng Bắc chạy dài qua hướng Tây Nam và Nam của vùng đất Biên Hòa.
18 Tháng Mười 2010(Xem: 14103)
Một người con dân xứ Bưởi, một nhân tài, một người mà dân chúng Biên Hòa rất quí mến,một người anh đáng kính mà chúng tôi xin giới thiệu đến quý đồng hương Biên Hòa: Ông Châu Kim Nhân.
12 Tháng Mười 2010(Xem: 10359)
Nhằm chủ trương giới thiệu đến quý đồng hương những trang anh hùng hào kiệt cùng nhân tài xuất chúng của tỉnh nhà, Ban Biên Tập xin trích đăng bài viết của nhà văn Vĩnh Hảo dành cho cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên để quý độc giả biết qua và cùng hãnh diện về những nét tài hoa độc đáo của nhà thơ núi Bửu sông Đồng của chúng ta. BBT. " Nắng bờ sông như màu trang vở cũ tuổi học trò em đã làm khổ ai chưa ? "
06 Tháng Mười 2010(Xem: 15777)
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của Lữ đoàn 3 KB tháng 1-1971, Đại Tướng tuyên bố là ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân đội và TỔ QUỐC.
05 Tháng Mười 2010(Xem: 18396)
Một người Biên Hòa xứ Bưởi đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cỏi đời đầy nhiểu nhương này.