9:27 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Về cuộc đời Bộ trưởng VNCH Châu Kim Nhân-TS Phạm Đỗ Chí

12 Tháng Bảy 201810:39 CH(Xem: 6126)
Bộ trưởng Tài chính VNCH, ông Châu Kim Nhân vừa tạ thế ở Hoa Kỳ
bản  quyền hình ảnhCHAU FAMILY
Image captionBộ trưởng Tài chính VNCH, ông Châu Kim Nhân (1928-2018) vừa tạ thế ở Hoa Kỳ

Tôi có kỷ niệm lần gặp với Tổng trưởng Châu Kim Nhân trong phái đoàn công du của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đầu hè năm 1973 ở Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington.

Trong khi gặp gỡ các sinh viên trẻ để khuyến khích về nước làm việc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chợt thấy Tổng trưởng Nhân đi qua nên vẫy lại để giới thiệu tôi:

"Ông Tổng trưởng Tài chính xem thử có anh lính mới này để tuyển về được không?"

Sau câu chuyện trao đổi ngắn đó và sau này dặn gửi thêm hồ sơ cá nhân về nhà để xét, Tổng trưởng Châu Kim Nhân đã đặc biệt muốn tỏ ra nâng đỡ giới trí thức trẻ du học hồi hương phục vụ, hứa cho tôi cái vinh dự được về làm phụ tá chuyên môn dù mới ở tuổi 25, còn quá non nớt trong cả học vấn và kinh nghiệm.

Tôi thư về trình bày còn cần hai năm nữa cho xong luận án. Qua điện thoại trao đổi thêm, ông Nhân rất ôn tồn nói một câu để đời cho tôi:

"Bây giờ anh chỉ có bằng cao học nhưng còn Miền Nam tự do để về làm việc, hai năm nữa có bằng cao hơn liệu Miền Nam đó còn tồn tại hay không?"

Suốt đời, tôi đã không bao giờ quên được lời tiên tri đó của ông và là câu nói kỷ niệm sâu đậm nhất nghe từ ông.
Bên ngoài hình ảnh hiền lành ăn nói nhỏ nhẹ, Châu Kim Nhân giỏi hùng biện về các chính sách kinh tế tài chính thích hợp hoàn cảnh thực tế cho các nước chậm tiến đang cố phát triển, đặc biệt như ở vào thời chiến tranh của Việt Nam trước tháng tư 1975.

Ông đã không ngần ngại hướng dẫn các đồng nghiệp trẻ như tôi dạo sau 1975 lúc mới rời ghế nhà trường, và truyền đạt các kinh nghiệm chính sách quý báu cho tôi trong thời gian dài làm công việc của một kinh tế gia cho Quỹ Tiền Tế Quốc tế (IMF) sau này.

Tổng thống Việt nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu, năm 1973Bản quyền hình ảnhKEYSTONE/HULTON ARCHIVE/GETTY IMAGES
Image captionTổng thống Việt nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu, khánh thành một bệnh viện tại Sài Gòn 22/3 năm 1973

Tuy không có duyên may được làm việc dưới quyền Tổng trưởng Châu Kim Nhân trong hai năm còn lại của VNCH, tôi lại có niềm hạnh phúc và vinh dự lớn lao hơn là được nhận làm em kết nghĩa từ sau lần gặp lại ông năm 1975 tại vùng thủ đô.

Và tình anh em đó đã kéo dài 43 năm.

Kỷ niệm lần chót gặp gỡ lại mới cách đây chỉ gần hai tháng trong dịp ngắn ngủi tôi được về thăm ông bà tại một tiệm ăn vùng Silver Spring, lúc ôm nhau chia tay hai ông già chợt không ngăn được giòng lệ, như báo hiệu lần gặp nhau cuối cùng?

'Vị bộ trưởng liêm chính'

Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng (Bộ trưởng) liêm chính của chế độ.

Ông bắt đầu sự nghiệp rất sớm sau khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chính rồi làm công chức, lên cấp cao đến mức đảm nhiệm chức vụ chuyên môn mà đòi hỏi lớn nhất là sự thanh liêm.

Đó là vị trí Tổng giám đốc tài chính và thanh tra Quân phí Bộ Quốc phòng VNCH, trước khi đảm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Tài chính khó khăn nhất lúc bấy giờ.

Thời kỳ đó, chiến tranh đã leo thang dữ dội và đòi hỏi sự tính toán khó khăn giữa nguồn ngân sách trong nước, ngoại viện và kinh phí to lớn của cuộc chiến.

Có hai nhân vật nổi tiếng về liêm chính trong Bộ Tài Chính thời đó: Một người chính là Tổng trưởng Châu Kim Nhân, người kia là Tổng giám đốc Thuế vụ Nguyễn Huy Hân.

Qua lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch cùng thời với Tổng trưởng Châu Kim Nhân, trong hai năm cuối của VNCH (1973-1975), lúc ngân sách cạn kiệt nguồn thu, hai ông Nhân và Hân đã can đảm quyết định ra lệnh đột nhập vào cơ sở của các thương gia Chợ Lớn để kiểm kê và thu thuế, một khu vực mà cho tới lúc ấy, chưa có ông Tổng trưởng Tài chính nào dám đụng tới.

Nhưng quan trọng hơn nữa, ông Nhân luôn niềm tin lý tưởng cho VNCH.

Sau này, từ tháng 4/1975, hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.

Trong đời tư, nhiều người cũng biết thêm cuộc sống khiêm tốn giản dị của con người thanh liêm đó từ ngày ở Việt Nam sang đến Hoa Kỳ.

Sang định cư sau 1975 ở tiểu bang Maryland, ông chấp nhận một công việc khiêm tốn trong Đại học Maryland và cùng gia đình sống trong một căn nhà nhỏ giản dị.
Châu Kim Nhân

Châu Kim NhânBản quyền hình ảnhCHAU FAMILY
Image captionÔng Châu Kim Nhân (giữa) làm Tổng trưởng Tài chính thời kỳ VNCH sắp sụp đổ

Chứng kiến những biến cố hàng ngày đang xảy ra trên quê hương, đòi hỏi độc lập tự chủ cho đất nước, tôi chợt không khỏi hối tiếc, đặt câu hỏi giả thử nếu ông Châu Kim Nhân còn ở với chúng ta thêm vài năm để chứng kiến một Việt Nam mới đang và sẽ đứng lên?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của kinh tế gia Phạm Đỗ Chí, hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 836)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 923)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5457)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 7713)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19137)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 7855)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17039)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5592)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6233)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Tám 2017(Xem: 10657)
tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
23 Tháng Hai 2017(Xem: 10788)
Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hăm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13561)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21969)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 89953)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17049)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 8917)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10073)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11220)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10453)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9315)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13227)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10039)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
04 Tháng Hai 2013(Xem: 10799)
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14121)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 18756)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10429)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33540)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15406)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11738)
Từ trong tận đáy lòng chúng tôi kính dâng lên hương linh ông lời vĩnh biệt. Tri ân những tài đức của ông đã để lại tiếng thơm cho quê hương Biên Hòa