2:54 CH
Thứ Sáu
4
Tháng Mười
2024

TÀI DANH BIÊN HÒA VỚI TUYỆT TÌNH CA - Nguyễn Hữu Hạnh

23 Tháng Hai 20179:38 CH(Xem: 11302)
Tài Danh Biên Hòa Với “Tuyệt Tình Ca”

 Tuyet tinh ca.bmp

             Là người miền Nam nhất là dân Biên Hòa, dù có ưa chuộng cải lương hay không? chắc hẵn chúng ta cũng có lần nghe đến “ Tuyệt Tình Ca” hay “Người đối diện lương  tâm”, tên một tựa tuồng cải lương  nổi tiếng trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 1975. Ngày nay qua gần 40 năm, khách mộ điệu cải lương vẫn còn thích nghe và hát lại, đồng thương cảm với các vai diễn trong tuồng đầy nước mắt trong hoàn cảnh của đất nước, nhớ đến nhân vật  Lê thị Trường An, một  ông cò quận 9, nhưng người Biên Hòa không ít trong chúng ta, biết được một trong 2 soạn giả tài danh đã nặn tim nạo óc, để lại cho sân khấu cãi lương một tác phẩm giá trị nghệ thuật, lại là một người con của đất Biên Hòa thân yêu cùa chúng ta: Soạn giả Ngọc Điệp.

         Những năm cuối thập niên 60, vỡ tuống Tuyệt Tình Ca trên sân khấu Dạ Lý Hương đã làm chấn động giới hăm mộ cải lương, giới bình dân cũng như trí thức, luôn cã sự bàn tán trong sinh hoạt chính trị thời bấy giờ. Với ông cò Hương từng là thầy giáo dạy ở Vĩnh Long có  phải chăng là ông phó Tỗng Thống Trần Văn Hương hay một nhân vật chính trị miền nam nào khác. Với những địa danh gần gũi như Long Hồ và Trường An, pha lẫn những tình tiết hầu như có thật, đã khiến những người mộ điệu của tỉnh Vĩnh Long vẫn nghĩ một trong 2 người viết ra vỡ tuồng phải là người Vĩnh Long. Nhưng “ Tuyệt Tình Ca” được dàn dựng bỡi 2 soạn giã tài danh Hoa Phượng và Ngọc Điệp, soạn giã Hoa Phượng người quê Núi Sập Châu Đốc, còn Ngọc Điệp sinh trưởng từ Bình Đa Biên Hoà, sau gia đình chuyển lên Vĩnh Thị, Phước Lư(hãng dầu), nơi đây cũng có ông cò Hương vang tiếng một thời, gia đình của soạn giả Ngọc Điệp có một thời thân thiết, do đó nhân vật ông cò quận 9, không biết là ông Phó Tỗng Thống Trần văn Hương  hay là ông cò Hương của Vĩnh Thị Biên Hoà? Và câu trả lời vẫn không có vì cả hai Hoa Phượng và Ngọc Điệp không còn nữa.

           Soạn giả Ngọc Điệp trước khi bước qua địa hạt sân khấu, với bút hiệu Phương Linh cộng tác cho các tờ báo hằng ngày tại Sài gòn, từ nhà báo bước qua sân khấu cãi lương được sự dìu dắt và chỉ dẫn bởi cố nghệ sĩ Ba Vân và soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà với bút hiệu Hoài Điệp và Ngọc Điệp sau nầy. Những vỡ tuồng của ông viết được biết đến như” Hoa nở cuối mùa” trên sân khấu Út Bạch Lan Thành Được, “Giấc mơ không đến hai lần” trên sân khấu Kim Chưởng, “Gió Giao Mùa” “Nhạn về xóm Liễu” trên sân khấu Kim Chung . Thời vàng son của ông là thời gian làm soạn giả thường trực cả hai đại ban Dạ Lý Hương và Kim Chung cùng viết với Hoa Phượng vỡ “Tuyệt Tình Ca”, ông còn đi xa hơn với những tác phẩm đến nay vẫn còn nhắc nhớ như “Lấy chồng xứ lạ”, “ Gái điếm vợ hiền “ , “Lan Huệ sầu ai”, “ Nợ tình” , “ Tuyệt Tình Ca 3” tức “ Ngọn cỏ gió đùa” trên sân khấu Tân Hoa Lan. Đầu thập niên 70 ông đã đoạt giải Văn học nghệ thuật của Tỗng Thống Thiệu với tác phẩm “Thân Gái Dậm Trường “được chuyển thành phim “Phận má hồng”. Soạn giả Ngọc Điệp với biệt danh là”tư cao” vẫn còn để lại nhiều dấu ấn tình cảm của người con xứ bưởi trong lòng đa số những nghệ sĩ cãi lương nỗi tiếng đương thời, cũng như những tác phẫm của ông ngày nay vẫn còn nhắc nhớ trong giới hâm mộ cãi lương.Trong video “Giã từ thế kỹ” của Thúy Nga, trích đoạn Tuyệt Tình Ca được trình diễn bởi 2 nghệ sĩ gạo cội Thành Được và Phượng Liên vẫn còn lấy nhiều nước mắt của khán giả mộ điệu khắp nơi và làm sống lại bộ môn cải lương ở hải ngoại, chỉ rất tiếc là ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn không giới thiệu đúng tên soạn giã, luôn cả hai nghệ sĩ trình diễn, từng một thời gắn liền với tên tuổi soạn giã Ngọc Điệp cũng không một lời đính chánh. Cũng may là còn nhà văn Ngành Mai và các nghệ sĩ trẻ của đoàn Thái Dương ở hải ngoại vẫn còn nhắc nhớ bằng sự trang trọng đến soạn giã Ngọc Điệp với từng sáng tác cũa ông. Mới đây trong cuộc phỏng vấn của đài RFA với nữ nghệ sĩ Bích Phượng(còn ở trong nước) ái nữ của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, cô có nhắc đến vai của cha cô ông cò quận 9 và tuống “Tuyệt Tình Ca”,  cô có thắc mắc rằng vở tuống rất hay, khán giả vẫn còn nhắc nhớ nhưng không biết tại sao chính quyền hiện tại nhất là Sỡ Thông Tin Văn hóa không cho phép diễn lại. Cô có biết đâu rằng chỉ vì  cái tên Ngọc Điệp, gắn liền với tội danh văn nghệ sĩ đồi trụy và phản động của chế độ mới. 

                              “ Gió cay nghiệt mãi đùa lên ngọn cỏ

                              Cung oán gieo sầu khúc Tuyệt tình ca”

Nếu thời vàng son của soạn giã Ngọc Điệp từng ấp ủ, che chở cho bạn bè và đàn em trước cơn bão táp mưa sa, thì trước cuộc đổi đời ông bị vùi dập trong mưa sa bão táp bởi đàn em và bè bạn. Sau 30/4/75 tuồng hát của ông bị cấm, ông rời bỏ Sài Gòn trở về Bình Đa Biên hòa tá túc với người chị ruột một thời gian, rồi bị bắt biệt giam nhiều năm tại trung tâm cãi huấn Biên hòa cũ, sau chuyển ra B 5 được thả sau 5 năm nằm ấp. Dù với thân xác bệnh hoạn và ốm đói, ông vẩn tiếp tục sáng tác để làm kế sinh nhai, khai tử  tên Ngọc Điệp bằng cách bán rẻ sáng tác cùa mình. Những vỡ tuồng của ông như “Lan Huệ sầu ai”, “Nhạn về xóm Liễu” được diễn với tên soạn giã là Mộc Linh thay vì Ngọc Điệp.Những  tấm lòng còn đến với ông trong những tháng ngày lao đao là nghệ sĩ Bạch Tuyết, nghệ sĩ Minh Phụng và soạn giã Hoài Nhân Nhưng cơn mưa rào không cứu được nắng hạn, ông kéo dài sự sống trong cô đơn và bệnh hoạn. Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hâm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt. Soạn giã Ngọc Điệp sinh ra từ Bình Đa Vĩnh Cữu 1932, ngày cuối đời ông cũng trở về với Vĩnh Cữu Bình Đa. Ông mất đi vào năm 1990. 

Một chủ thuyết,một chế độ sẽ không sống mãi với thời gian. Nhưng một tác phẩm nổi tiếng sẽ được trân quý và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nay mai đây, những nhà nghiên cứu về văn học nghệ thuật nước nhà, nhất là thời hoàng kim của sân khấu cải lương trước 1975, nếu còn được nhắc nhớ những người có công đóng góp vào nghệ thuật sân khấu, thì tên của soạn giả Ngọc Điệp ( người của Biên Hòa) sẽ được nhắc đến.

Người viết bài nầy không có cao vọng đưa tên ông vào văn học sữ , chỉ biết đốt nén hương lòng nhân ngày giỗ của ông. Đồng hương Biên Hòa và thân hữu đã biết Bình Nguyên Lộc  với tác phẩm “Đò Dọc” , Nguyễn Tất Nhiên trong tập thơ “ Thiên Tai”, Lê Hựu Hà với dòng nhạc “ Tôi Muốn”, chúng ta còn dịp biệt thêm một  tài danh Biên Hòa, trên sân khấu cải lương: Soạn Giả Ngọc Điệp với “ Tuyệt Tình Ca”

Soạn giả Ngọc Điệp, tên thật là Nguyễn Hữu Được sinh năm 1932( Nhâm Thân) tại Vĩnh Cửu Bình Đa Biên Hòa ( trước năm 1954 vùng đất từ Tam Hiệp kéo dài vô Bình Đa có tên là Vĩnh Cửu- Bình Đa). Mất vào ngày thứ Năm 07 tháng 6 năm 1990,nhằm ngày rầm tháng 5, Canh Ngọ  tại Bình Đa Biên Hòa.

Thân sinh là một công chức chính phủ thời bấy giờ. Mẹ là bà Bảy Ất một đông y chuyên trị bệnh đàn bà nổi tiếng từ những năm 1960- 1970 tại Hảng Dầu (Phước Lư) Biên Hòa. Cháu gọi ông Biện Tình( một võ sư nổi tiếng một thời) bằng cậu. Gia đình có 3 chị em, hiện còn người chị cả ở Bình Đa ( nơi ông yên nghỉ) và một người em gái vẫn còn sống tại căn nhà cũ tại Hảng Dầu.

Thuở nhỏ học trường Vĩnh Cửu ( tức Tam Hiệp bây giờ) rồi lên Biên Hòa bạn học cùng thời với ông Đỗ Cao Thanh, lớn lên cùng người chị tham gia kháng chiến chống Pháp trong đội “ Thanh Niên Tiền Phong”.  Bước chân ông đã qua các vùng Tiền Giang và các tỉnh miền Đông. Trước năm 1963, ông làm việc cho Ty Thông Tin Thủ Dầu Một, bị quản thúc một thời gian tại Sài Gòn (dành cho những người tham gia kháng chiến trở về), sau đó viết văn làm báo  và tham gia sân khấu cải lương. Đến năm 1976 ông bị bắt biệt giam hơn 5 năm tại Biên Hòa.

Hiện thời được biết ông có hai người con trai định cư ở Đan Mạch và những người con còn lại đang sống tại cư xá Kiến Thiết Thủ Đức. Thời kỳ vàng son là soạn giả thường trực cả hai đoàn hát lớn Dạ Lý Hương và Kim Chung. Nhận giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1971 với tác phẩm “ Thân Gái Dậm Trường”. Tổng Thư Ký Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đến năm 1975, là người có công đầu và đóng góp nhiều công sức thành lập, duy trì  và phát triển chùa và nghĩa trang Nghệ sĩ Gò Vấp trước năm 1975.

NGUYỄN HỮU HẠNH

(BIÊN HÒA TUYỂN TẬP TEXAS)



TuyetTinhCa1



Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Một 20183:59 SA
Khách
Ngày xưa khoảng năm 1963 hay 64 gì đó tôi và Hạnh có đi xem vở tuồng cải lương tựa đề là "10 đêm hương lửa" của soạn giả Ngoc Điệp tại rạp hát Biên Hùng. Ngọc Điệp là soạn giả nổi tiếng ngày xưa mà.
10 Tháng Năm 20189:51 SA
Khách
Hay lắm. Anh Hạnh!
20 Tháng Tám 20172:15 CH
Khách
Cam on tac gia.
Rat nhieu thong tin bo ich ve soan gia Ngoc Diep ( Nguyen Huu Duoc), va ve Tuyet Tinh Ca,
Tu hao la Nguoi Dan Bien Hoa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1882)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 2068)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5855)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 8166)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19520)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 8321)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17388)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5960)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6595)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 6576)
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
12 Tháng Tám 2017(Xem: 11149)
tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13924)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 22398)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 90659)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17485)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9259)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10470)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11637)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10955)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9687)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13681)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10370)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
04 Tháng Hai 2013(Xem: 11278)
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14509)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 19138)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10776)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 34689)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15892)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 12062)
Từ trong tận đáy lòng chúng tôi kính dâng lên hương linh ông lời vĩnh biệt. Tri ân những tài đức của ông đã để lại tiếng thơm cho quê hương Biên Hòa