3:31 CH
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

CỐ NHÂN SĨ LƯƠNG VĂN LỰU

22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 17088)

luongvaluu-large-content

LƯƠNG VĂN LỰU

1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “ Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu

Ông Lương văn Lựu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1916 tại Bình Trước, Quận Đức Tu Tỉnh Biên Hòa. Thân phụ là ông Lương văn Lê, thân mẫu là Phan thị Sáng. Xuất thân từ một gia đình nho giáo.

Năm 1923 ông theo học trường Tiểu học Ecole ;Primaire Complémentaire de BiênHòa. Nay là trường tiểu học Nguyễn Du – Biên Hòa.

Năm 1935 ông tốt nghiệp Trung học Pháp – Việt (Diplome) vốn là một học sinh giỏi, ông thông thạo cả 3 thứ tiếng Quốc Ngữ, Hán tự và Pháp văn. Do không đủ điều kiện để tiếp tục theo học nên ông đã nghỉ học, tiếp tục bỏ công nghiên cứu và tự học thêm vào sách vở.

Năm 1935 rời ghế nhà trường và kết hôn với bà Phan thị Nở vào năm 1936

Từ năm 1932 -1945 ông đã bắt đầu với sự nghiệp cầm bút. Ông viết chuyên mục Tiểu thuyết Thứ bảy với bút hiệu Nhứt Lưu. Năm 1948 ông làm chủ bút Nguyệt san Biên Hùng.

Từ năm 1948- 1955 ông thành lập nhà sách Sông Phố. Trong giai đoạn nầy, sau năm 1950 ông Lương văn Lựu dấn thân vào đời sống công chức.

Năm 1952 Trưởng phòng Hành chánh Ty Công Chánh Biên Hòa – Quản đốc Hầm đá Bửu Long.

Năm 1954 -1960 Ủy viên Hội Thể Thao Biên Hòa

Năm 1963 Trưởng ty Hành chánh Bíên Hòa. Và cũng có thời gian phục vụ Hành chánh tại Quận Long Thành

Năm 1965 Trưởng ty Kinh Tế Biên Hòa.

Năm 1970 Ông về hưu

Năm 1972 – 1975 ông được mời làm Giám Đốc Ngân Hàng Nông Thôn Công Thanh.

Song song với đời sống công chức thanh liêm phục vụ cho người dân tỉnh Biên Hòa. Ông còn có công rất lớn về phương diện văn hóa,với một tài sản trí tuệ được gìn giữ và trân quý để lại cho đời sau. Qua các công trình nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo một số sách vở Hán và Pháp văn về vùng đất Biên Hòa Đồng Nai nơi ông được sinh ra và lớn lên. Trong suốt hơn 30 năm ông đã sáng tác bộ sách “ Biên Hòa Sử Lược” Toàn Biên gồm 5 quyển:

Quyển I Trấn Biên Cổ Kính

Quyển II Biên Hùng Oai Dũng

Quyển III Đồng Nai Thơ Mộng

Quyển IV Biên Hòa Tân Tiến

Quyển V 300 Năm thành lập người Việt gốc Hoa trên đất Đồng Nai.

Ông Lương văn Lựu có 9 người con, hiện thời còn 2 người con trai và một người con gái. Lương văn Lựu nổi tiếng trên văn đàn về dịch thơ Pháp, viết văn và nghiên cứu. Ông còn có một tâm hồn thơ ca. Ông đã cho ra đời hơn 3 tập thơ trên 200 tác phẩm. Thơ của ông viết về những thắng cảnh và đặc sản quê hương Biên Hòa. Ngoài ra ông còn biên soạn một bài vọng cổ” Biên Hòa Quê Hương Tôi” được giới văn nghệ sĩ Đồng Nai yêu thích.

Theo vận nước nổi trôi, sau ngày 30 tháng tư 1975 cũng như bao công chức phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông cũng bị đưa vào trại tập trung cải tạo. Khi được trả về với gia đình ông bị bắt lại lần thứ hai chung với nhiều thân hào nhân sĩ của Biên Hòa.

Những năm cuối đời ông còn nghiên cứu làm thơ, liễng đối các chùa chiền trong tỉnh Biên Hòa. Gần 100 bài thơ tả cảnh và vịnh các cảnh chùa chiền tại Biên Hòa hiện còn đang lưu giữ.

Do bệnh tật và sức lực cạn dần, ông Lương văn Lựu đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng ngày 30 tháng 5 năm 1992 nhằm ngày 28 tháng 4 năm Nhâm Thân hưởng thọ 77 tuổi.

Về những tác phẩm của ông là biên khảo và nghiên cứu tập tục, lịch sử của tỉnh Biên Hòa, nhưng tiếc là hiện thời những sáng tác thơ văn cũa cố nhân sĩ Lương Văn Lựu không được xử dụng trong chương trình giáo dục và nghiên cứu, Do đó việc in ấn chỉ trong phạm vi nội bộ gia đình. Gần đây có người có “nhã ý” đã thực hiện 1 tượng của ông trên bàn thờ gia đình để tỏ lòng kính trọng ông và sau đó cuốn sách “Nhân Sĩ Đồng Nai” được anh Trương Quang Minh Tâm soạn in gồm những bài viết của cố nhân sĩ Lương văn Lựu và văn thi hữu.

Theo tâm tình của người con của cố Nhân Sĩ Lương Văn Lựu là anh Lương Minh Lý hiện đang định cư tại Nam California về việc trích và phổ biến những tác phẩm” Biên Hòa Sữ Lược” của ông Lương văn Lựu trên các diễn đàn và sách báo, gia đình trân trọng cám ơn. Vể việc tái bản, vì đây là một tài sản trí tuệ cần được tôn trọng, nên việc tái bản toàn bộ tác phẩm là việc do chính gia đình sẽ nhận trọng trách nầy.

Trong tinh thần tri ơn và uống nước nhớ nguồn, người Biên Hòa luôn nhớ về ông và hy vọng qua cuốn đặc san nầy thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa, cũng như những tác phẩm của ông sẽ tái bản và phát hành trong một ngày gần đây.

(theo bài viết của LƯƠNG MINH LÝ)

bhsl1-large

Đặc san Biên Hòa CA 2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 11804)
Hôm nay ở tuổi 85, Bs Phiêu có thể hãnh-diện mà nhận sự vinh-danh của các hội-đoàn và thân-hữu vì anh đã hiến cả một đời tận-tụy để phục-vu dân ta, phục-vụ y-khoa và phục-vụ quê-hương xứ-sở.
18 Tháng Năm 2011(Xem: 15433)
Tôi muốn mình hoà với thiên nhiên... Không oán ghét không gây hận sầu...' ' Đã bao năm, nhạc sĩ Lê Hựu Hà trải lòng như vậy. Và bây giờ sẽ là mãi mãi bình yên, có phải không anh?
27 Tháng Giêng 2011(Xem: 21008)
Bình- Nguyên là đồng bằng, cái bằng phẳng phì nhiêu hiền hòa của quê hương. Lộc là Nai; tên một loại thú hiền lành đẹp đẽ. Nai hiền đồng bằng chỉ muốn được sống êm đềm giửa cỏ biếc, hoa thơm nơi quê mẹ. Bình-Nguyên Lộc có nghĩa là Đồng Nai.
18 Tháng Mười 2010(Xem: 13117)
Dòng sông Đồng nai đã mang nguồn nước ngọt, trong xanh, tươi mát và đất phù sa phì nhiêu bồi đấp hai bên bờ sông từ hướng Bắc chạy dài qua hướng Tây Nam và Nam của vùng đất Biên Hòa.
18 Tháng Mười 2010(Xem: 14090)
Một người con dân xứ Bưởi, một nhân tài, một người mà dân chúng Biên Hòa rất quí mến,một người anh đáng kính mà chúng tôi xin giới thiệu đến quý đồng hương Biên Hòa: Ông Châu Kim Nhân.
12 Tháng Mười 2010(Xem: 10353)
Nhằm chủ trương giới thiệu đến quý đồng hương những trang anh hùng hào kiệt cùng nhân tài xuất chúng của tỉnh nhà, Ban Biên Tập xin trích đăng bài viết của nhà văn Vĩnh Hảo dành cho cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên để quý độc giả biết qua và cùng hãnh diện về những nét tài hoa độc đáo của nhà thơ núi Bửu sông Đồng của chúng ta. BBT. " Nắng bờ sông như màu trang vở cũ tuổi học trò em đã làm khổ ai chưa ? "
06 Tháng Mười 2010(Xem: 15766)
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của Lữ đoàn 3 KB tháng 1-1971, Đại Tướng tuyên bố là ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân đội và TỔ QUỐC.
05 Tháng Mười 2010(Xem: 18377)
Một người Biên Hòa xứ Bưởi đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cỏi đời đầy nhiểu nhương này.