12:32 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

NHÀ VĂN BÌNH-NGUYÊN LỘC (1914-1987) -Đỗ Hữu Phương

27 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21011)

 bienhoabnl-large-content

 1- TIỂU SỬ:

 Nhà văn Bình-Nguyên Lộc (BNL) tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh ngày 7-3-1915 tại làng Tân Uyên (từ năm 1920 trở đi thành quận lỵ của quận Tân Uyên), tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa, thuộc đồng bằng sông Đồng Nai, Nam Việt. Thật ra BNL sanh ra ít nhứt là một năm trước ngày ghi trong giấy khai sanh, nghĩa là sanh vào năm 1914. Ông sinh ra và lớn lên trong một ngôi nhà đã có mười đời sống cạnh bờ sông Đồng Nai. Chính hình ảnh dòng sông Đồng Nai đã đi vào ngòi bút của ông và đã giúp ông chất liệu để hoàn tất nhiều tác phẩm. Thân phụ là ông Tô Phương Sâm, thân mẫu là bà Dương Thị Mẹo.

 Bình-Nguyên Lộc là bút danh của nhà thơ Tô Văn Tuấn. Có người cho rằng, nhà văn đã lấy tên của quê hương mình làm bút danh với lối giải thích: Bình- Nguyên là đồng bằng, cái bằng phẳng phì nhiêu hiền hòa của quê hương. Lộc là Nai; tên một loại thú hiền lành đẹp đẽ. Nai hiền đồng bằng chỉ muốn được sống êm đềm giửa cỏ biếc, hoa thơm nơi quê mẹ. Bình-Nguyên Lộc có nghĩa là Đồng Nai.

 Từ năm 1919-1920 ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Trường học chỉ là một lều tranh. Sau đó ông học trường Tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện Pháp văn để thi vào Trung học (Enseignement primaire supérieur) Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sàigòn, rồi từ 1929-1933 ông theo học trung học nầy và đậu bằng Thành Chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures) vào năm 1933. Rời trường Pétrus Ký ông thi vào ngạch thơ ký hành chánh nhưng hơn một năm sau mới được tuyển dụng, vì lúc đó thế giới đang ở thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Ban đầu ông phục vụ tại Kho Bạc Thủ Dầu Một, rồi sau đó thuyên chuyển xuống Kho Bạc Sàigòn, sau nầy được cải danh là Tổng Ngân Khố. Năm 1944, BNL bịnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Thời gian 1970-1975 ông làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam. . Ông lập gia đình với bà Dương Thị Thiệt. Ông bà có năm người con là: Tô Dương Hiệp (1935), Tô Hòa Dương (1937), Tô Loan Anh (1939), Tô Mỹ Hạnh (1940), và Tô Vĩnh Phúc (1947).

Tản cư về quê năm 1945, BNL hồi cư về quận Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu Một vào cuối năm 1946, ba năm sau ông xuống Sàigòn dấn thân vào bước đường cầm bút và cư ngụ hẳn ở đó tới năm 1985. Tháng 10 năm nầy ông được xuất ngoại theo chương trình đoàn tụ gia đình. Ông sang Mỹ định cư ở Rancho Cordova, một city nằm trong thủ phủ Sacramento của Tiểu bang California Hoa kỳ và từ trần ở đó ngày 7-3-1987 vì bịnh huyết áp cao. Ông được an táng ngày 14-3-1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn.

 2- SINH HOẠT VĂN NGHỆ.

 Bút danh Bình Nguyên Lộc đã trở thành một hiện tượng của giới viết văn Sàigòn. Bằng suy nghĩ và cái nhìn về cuộc sống tinh tế của mình, BNL đã sáng tác hàng loạt tác phẩm lưu dấu trên văn đàn thời bấy giờ. Tập Hương Gió Đồng Nai, khởi thảo từ năm 1935 và hoàn thành vào năm 1942, nhưng truyện ngắn đầu tay Di Dân Lập Ấp được đăng tải trên tuần báo Thanh Niên tại Sài Gòn năm 1943. Sau đó với Câu Dầm dựa theo chuyện cổ tích của làng Tân Uyên. Tập truyện Nhốt Gió do nhà xuất bản Thời Thế ở Sàigòn ấn hành năm 1950 và trong suốt nhiều thập niên, ông đã sáng tác trên tám trăm truyện ngắn, trên năm mươi truyện dài và nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị. Năm 1952, ông chủ trương tuần báo trào phúng Tin Mới. Năm 1959, ra đời tuần báo Vui Sống và năm 1960 chủ trương nhà xuất bản Bến Nghé. Ông có chân trong Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Nhà Văn Việt Nam và Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Với nghề báo, ông khởi sự vào năm 1946, nhưng đến thập niên 60, ông được mời làm chủ bút nhiều tờ báo ở Sàigòn. Bình-Nguyên Lộc đã ý thức sứ mạng văn chương của mình, ông được xem là nhà văn tiêu biểu của miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

 Theo tài liệu thứ nam của ông Bình-Nguyên Lộc, ông Tô Hòa Dương với bút hiệu Tống Diên ghi lại thì từ năm 1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn Hóa Ngày Nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui Sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng Chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhựt báo Tin Sớm.

Từ năm 1965-1975 ông chuyên viết feuilleton cho các nhựt báo. Ngay từ những năm 1951, 1952, BNL đã có viết feuilleton rồi. Phần lớn những feuilletons đó có cốt truyện thuộc loại chuyện phiêu lưu, dã sử, v.v… và được ông ký dưới bút hiệu khác như Phong Ngạn, Trình Nguyên, v.v…. Đến năm 1956 BNL mới bắt đầu viết feuilleton có cốt truyện tình cảm và ký bút hiệu BNL luôn. Những năm 1960-1975 là thời kỳ ông viết feuilleton nhiều nhứt. Trước 1975, tạp chí Văn ở Sàigòn có đăng bài phỏng vấn ông do Nguyễn Nam Anh, tức nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, thực hiện. Đáp câu hỏi « Ông có phải là nhà văn có tiểu thuyết đăng nhiều ở các nhật báo không ? », BNL cho biết là vào năm 1957 ông viết 11 feuilletons mỗi ngày, nhưng sau đó chính Lê Xuyên và An Khê mới là những tác giả dẫn đầu về số lượng feuilletons. An Khê có năm viết tới 12 feuilletons mỗi ngày, một con số mà theo BNL chưa ai vượt qua nổi. Riêng theo trí nhớ của tôi thì khoảng thời gian BNL viết feuilleton nhiều nhứt là 1962-1969.

 Bình-Nguyên Lộc không chỉ là một nhà văn, sáng tác nhiều, BNL còn được biết đến với tư cách là một nhà nghiên cứu. Ông đã có công chú giải nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam như: Văn Chiêu Hồn, Tiếc Thay Duyên Tấn, Phận Tần ( Nguyễn Du), Tự Tình Khúc ( Cao Bá Nhạ), Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm (Đinh Nhật Thận). Những công trình nghiên cứu “Lột Trần Việt Ngữ”, đặc biệt là tác phẫm “ Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt” được sự chú ý của giới khoa học. Mặc dù còn có những luận điểm trong công trình nghiên cứu của ông chờ sự thẫm định của lịch sữ, nhưng những đóng góp đó rất đáng trân trọng.

Từ năm 1975-1985 ông nằm nhà, không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bịnh kiệt sức và huyết áp cao. Ông định cư ở Mỹ từ tháng 10 năm 1985, bịnh đỡ nhiều nhưng chưa bình phục hẳn. Tuy nhiên, ông đã viết lách trở lại và đăng báo nhiều bài viết thuộc các thể loại truyện ngắn, hồi ký, tiểu thuyết, “tìm biết”, “về nguồn”, ngôn ngữ học, dân tộc học, v.v…. Một số tiểu thuyết của ông đang được viết và đăng báo dở dang thì ông qua đời ngày 7-3-1987. Những bản thảo chưa đăng báo còn được gia đình ông lưu giữ nhưng phần lớn đã thất lạc.

3- TÁC PHẨM

 Tác phẩm đã được xuất bản trong những năm :1950: Nhốt Gió, 1959: Đò Dọc, 1960: Ký Thác, 1962: Nhện Chờ Mối Ai, Đi Viếng Đời Xưa, 1963: Xô Ngã Bức Tường Rêu, Bí Mật Của Nàng, Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa, Hoa Hậu Bồ Đào, Mối Tình Cuối Cùng, Nửa Đêm Trảng Sụp, Tâm Trạng Hồng. 1965: Đừng Hỏi Tại Sao, Mưa Thu Nhớ Tằm, 1966: Tình Đất, Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình-Nguyên Lộc. 1967: Một Nàng Hai Chàng ( quay thành phim Hồng Yến năm 1972), Quán Tai Heo, Thầm Lặng, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Uống Lộn Thuốc Tiên, Nụ Cười Nước Mắt Học Trò. 1968: Đèn Cần Giờ, Diễm Phương, sau Đêm Bố Ráp. 1969 Cuống Rún Chưa Lìa, Khi Từ Thức Về Trần, Nhìn Xuân Người Khác, Món Nợ Thiêng Liêng. 1971: Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam. 1972: Lột Trần Việt Ngữ, Cõi Âm Nơi Quán Cây Dương, Lữ Đoàn Mông Đen.

 Những tác phẩm chưa in thành sách: Phù Sa, Ngụy Khôi, Đôi Giày Cũ Chữ Phạn, Thuyền Trưởng Sống Lô, Mà Vẫn Chưa Nguôi Hình Bóng Cũ, Người Săn Ảo Ảnh, Suối Đổi Lốt, Trữ La Bến Cũ, Bọn Xé Rào, Cô Sáu Nam Vang, Một Chuyến Ra Khơi, Trọng Thủy, Mị Đường, Sở Đoản Của Đàn Ông, Luật Rừng, Cuồng Ca Thế Kỷ, Bóng Ma Dĩ Vãng, Gái Mẹ, Khi Chim Lìa Tổ Lạnh, Ngõ 25, Hột Cơm Ngô Chúa, Lưỡi Dao Cùn, Con Khỉ Đột Trò Xiếc, Con Quỉ Ban Trưa, Quật Mồ Người Đẹp, Người Đẹp Bến Ninh Kiều, Bưởi Biên Hòa, Dấu Tận Đáy Lòng, Quang Trung Du Bắc, Xóm Đề Bô, Hai Kiếp Nhả Tơ, Muôn Triệu Năm Xưa, Hổ Phách Thời Gian… và còn nhiều truyện viết feuilleton trên các báo. Ông và trưởng nam là bác sĩ chuyên khoa tâm thần Tô Dương Hiệp, giám đốc bệnh viện tâm thần Biên Hòa, viết chung tác phẩm về y học Khinh Tâm Bịnh & sáng tác văn nghệ, nhưng bác sĩ Tô Dương Hiệp mất năm 1973 nên không xuất bản.

Tác phẫm viết tại hải ngoại: Sửa Sai Cổ Sử 1 ( viết về Việt Nam), Sửa Sai Cổ Sử 2 ( viết về Đông Nam á), Trường Giang Cửu Long (đăng trên Việt Nam nhật báo), Đổ Xô Vào Nam (đăng trên Việt Nam nhật báo), Hồn Việt Lạc Loài, Cà Phê Ôm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (đăng trên báo Phụ Nử Tiểu Thuyết ở Cali), Sông Vẫn Đợi Chờ, Nếu Tôi Nhớ Kỷ…

 4- TÂM HỒN TRONG VĂN CHƯƠNG

 Bình-Nguyên Lộc vừa làm văn vừa làm báo trong chủ quyền của riêng mình, hoàn toàn tự do và độc lập với mọi thế lực tiền bạc và chính trị. BNL cho biết, trong tất cả những gì đã viết, ông thích nhất ba cuốn: Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình-Nguyên Lộc, Cuống Rún Chưa Lìa, Tỳ Vết Tâm Linh. Nhốt Gió là tác phẫm rất hay của BNL, tác giả viết truyện Nhốt Gió với thái độ nồng nhiệt yêu đời của một người nhớ quê, nhớ dân tộc. Đã gắn liền với miền quê, làm bạn với dân quê. Văn chương Bình-Nguyên Lộc đều mang hơi thở của cuộc sống thời đại, mang đậm không khí đất và người miền Nam trong cái thuở tiền nhân khai hoang, mở cõi. Văn chương của ông thường thấm đẫm tình yêu quê hương, xứ sở, đề cao vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, ca ngợi những phẩm chất cao quý đã giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh bền bỉ. “Con Tám Cù Lần” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của BNL, tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của ông, chan chứa tình yêu quê hương xứ sở. Con Tám cù lần là nhân vật chính của truyện, nhân vật nầy được BNL dựng lên để diển tả cho tư tưởng của mình. Hay nói cách khác, hình tượng con Tám cù lần trong truyện chính là một phần hiện thân của BNL. Ở truyện ngắn “Con Tám Cù Lần” nổi nhớ quê hương mãnh liệt của con Tám đã trở thành một nổi ám ảnh, day dứt được BNL lựa chọn để phát ngôn cho tư tưởng mình. Hoài niệm cuả BNL là hoài niệm của một người sống ở đô thành luôn mang nổi nhớ về chốn thôn quê. Bởi theo BNL, thôn quê mới đáng để cho người ta nhớ. Nhớ từ mùi rơm rạ, mùi khói đốt đồng, nhớ từ con ốc gạo chẳng đáng giá gì…. Song, đó mới là quê xứ đích thực, là cái để người ta đáng nhớ. Thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông Đồng nai, sông Cửu long…là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Bình-Nguyên Lộc. Ông thường nói “văn tôi bắt nguồn từ những cảnh đẹp với quê hương và xuất phát từ lòng nhớ nhung tha thiết của tôi với nó”. Tình cảm và lòng nhớ nhung tha thiết mà nhà văn nhắc đến ấy còn là nguyên nhân để văn chương ông hướng đến việc lưu giử hình ảnh con người và những gía trị văn hoá vùng đồng bằng miền Nam trong vòng chảy mãi miết của thời gian.

 Trong mối quan hệ với tự nhiên bao gồm đất đai, sông nước, ruộng vườn, cây cỏ, thời tiết nắng mưa…BNL luôn luôn cho rằng đất là tình yêu sâu nặng nhất của con người. Tập quán, nếp sinh hoạt ở một nước nông nghiệp lâu đời dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Những nhân vật trong truyện ngắn của BNL dù trong cảnh ngộ nào cũng mơ ước có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Ngay cả với người ngoài gia đình, họ cũng dể dải, gần gủi theo kiểu người trong nhà hơn là giử lễ nghi, phép tắc. Sợi dây liên hệ giửa người với người trong cộng đồng ấy chính là nghiã tình bất kỳ họ ở đẳng cấp, vị trí nào. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông là biểu hiệu của cuộc sống đa dạng, phong phú và cho quan niệm đạo đức xã hội.

 Trong truyện Cuống Rún Chưa Lìa, BNL lý giải rằng con người không bao giờ quên cội nguồn, dù đã già, dù sống cách xa vạn dậm với nơi sinh ra thì cuống rún của họ vẫn không lìa đất mẹ, vẫn gắn kết tự nhiên mật thiết với quê hương. Đối với BNL, con người làm sao có thể đoạn tuyệt với gia đình, nhất là với những người thôn quê, ruột thịt có liên quan đến huyết thống của mình, làm sao có thể quay lưng với quá khứ, nhất là khi quá khứ đó còn có khả năng tiếp sức cho thực tại. Truyện dài nổi tiếng nhất của Bình-Nguyên Lộc và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của ông là cuốn Đò Dọc đã được giải nhất văn chương toàn quốc năm 1959. Đò Dọc là bức tranh xã hội miền Đông Nam vào giửa thập niên 1950. Cuốn tiểu thuyết tâm lý thành công Đò Dọc nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái: Hương, Hồng, Hoa, Quá. Gia đình nầy đang gặp phải hồi sa sút, không giải quyết nổi đời sống ở đô thành, họ đành rút lui về vườn theo quyết định của người gia trưởng. Đó là một sự hy sinh lớn của bốn cô gái từng được ăn học và quen sống thị thành nhất là cả bốn cô đều đến tuổi lấy chồng.

 Nụ cười cởi mở và thái độ xuê xoa, giản dị, cũng là cá tính của người miền Nam trong nhà văn BNL. Ông viết nhiều, viết nhanh về tất cả những gì xãy ra và gần gủi với mình, không cầu kỳ trau chuốt tỉ mỉ, cũng không quá hời hợt hay vì ảo tưởng danh vọng. Sự xuất hiện của BNL trên văn đàn trong bối cảnh văn chương đô thị miền Nam (1954-1975) đã tạo ra niềm tin và ấn tượng tích cực cho người đọc. BNL gợi lại hồn dân tộc, tìm về với bản quán quê hương, với đời thường và cuộc sống gia đình giản dị và bình yên. BNL là một nhà văn phong phú. Ông đề cập đến nhiều vấn đề, nói đến rất nhiều cảnh sống và bày tỏ rất nhiều thái độ. BNL còn khiến ta mến yêu vì cái sắc thái địa phương đậm đà ở trong tác phẩm. Với BNL, chúng ta có dịp trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua các ngỏ ngách của đô thành, tìm đến những hàng quán củ, chứng kiến những nếp sống, những thói tục và những con người không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Bình-Nguyên Lộc là một nhà văn yêu nước, ông rất đau lòng khi đất nước bị xâm lăng, và có lẽ cái đau xót nhất trong cuộc đời BNL chính là sản phẩm đồi bại của văn hóa Tây Phương đang lấn lướt vào văn hoá truyền thống của dân tộc. BNL yêu mến từ căn bản tình yêu đất nước, yêu làng quê nơi chôn nhau cắt rún. Trong tác phẩm, BNL chủ trương đề cao tình yêu quê hương, đất nước, thiết tha với lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước của BNL được thể hiện qua tình yêu quê hương, xứ sở, yêu cánh cò, yêu ruộng lúa, mùi rơm. Trong truyện “ Những Đứa Con Thương Của Đất Mẹ” và một số truyện khác của BNL chứng minh cho điều nầy. Vì vậy, ông vô cùng đau xót khi thấy những thứ quen thuộc nầy có nguy cơ bị mất, và khi có những người cố tình lãng quên nó. Theo ông, cái đáng nhớ, cái đáng sống, đáng yêu chính là những miền quê thôn dã. Đối với BNL, yêu nước đó là một tình cảm chứ không phải là một thứ lý luận suông. Lòng yêu nước cũng có thể chỉ là những xúc cảm, những rung động sâu xa từ tận đáy sâu tâm hồn. Với một tấm lòng yêu quê hương, xứ sở, với một bút pháp trử tình, với một giọng văn tâm tình, hoài niệm, ngôn ngữ bình dân đặc trưng của người miền Nam đã để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc và qua đó, cũng gợi cho người đọc thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn, cũng như càng yêu thương, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

 Theo Cụ Trần Cao Lĩnh, trước 1975, mỗi khi tới gặp là thấy Bình-Nguyên Lộc với bộ bà ba màu mỡ gà, mái tóc với đường ngôi rẽ giữa muôn thuở và nhất là cặp mắt rất hiền mà tinh nghịch sau cặp kính gọng vàng biểu tỏ một vẽ thật trí thức mà giản dị. Dung mạo và cư xử của ông cũng như cặp mắt và y phục. BNL không kiểu cách, không biểu lộ xuất chúng, mà nó có một vẽ riêng rất Nai hiền, rất Bình nguyên, thấy yên tâm mà gần gụi, dễ thương làm sao!. Và, vẫn theo thiển ý, các tác phẩm của ông mỗi mỗi đều mang nét tươi sáng, hóm hỉnh tinh nghịch. Biểu lộ chúng đã được cấu tạo do một nhận xét tinh tế của một khoé nhìn trí thức. Và… cũng như văn chương vẫn hấp dẫn, vẫn dí dõm dù chuyện quê nhà hay quê người cho đến ngày chúa nhật 7 tháng 3 năm 1987, bệnh áp huyết đã mang ông đi từ khuya rồi: “ Nai hiền đã bỏ cuộc rong chơi chữ nghiã rồi”. Một sự trùng hợp ngẩu nhiên như định mệnh là ông sinh năm 1914 và mất năm 1987 đều cùng ngày, cùng tháng, đó là ngày 7 tháng 3. Ông thọ 73 tuổi. Trong giây phút đau lòng khóc bạn, Cụ Trần Cao Lĩnh ứng khẩu bốn câu thơ:

 Bác Tô thôi đã thôi rồi,

 Nước mây đất khách bùi ngùi lòng ta…

 …Tuổi già hạt lệ như sương,

 Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan.

Thôi nhé! Vĩnh biệt! Nai hiền, bạn thiết.

 Người dân miền Nam nước Việt đã mất đi một nhà văn ưu tú. Người dân làng Tân Uyên, nơi đồng ruộng lúa bát ngát xanh tươi với những rừng cây dầy đặc bao bọc phía sau, trên những ngọn đồi ven rừng, vào những buổi sáng tinh sương, người dân làng đã không tìm thấy Nai hiền đầu đàn trong bầy nai tự do rong chơi nửa. Nai hiền đã rời bỏ bình nguyên mẹ lìa cuống rún ra đi....Cuộc đời Bình-Nguyên Lộc như chuyến “Đò Dọc” thắm đượm nghiã tình của quê hương.

 

 *** Kính mời Quý đồng hương Biên Hòa đọc lại một số truyện ngắn của nhà văn Bình-Nguyên Lộc còn lưu lại trên trang Web do nhà văn VINH LAN thực hiện.

Xin chân thành cám ơn nhà văn VINH LAN. www.binhnguyenloc.com

 

ĐỖ HỮU PHƯƠNG

 

 

 

 

 NHÀ VĂN BÌNH-NGUYÊN LỘC (1914-1987) 1- TIỂU SỬ

 Nhà văn Bình-Nguyên Lộc (BNL) tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh ngày 7-3-1915 tại làng Tân Uyên (từ năm 1920 trở đi thành quận lỵ của quận Tân Uyên), tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa, thuộc đồng bằng sông Đồng Nai, Nam Việt. Thật ra BNL sanh ra ít nhứt là một năm trước ngày ghi trong giấy khai sanh, nghĩa là sanh vào năm 1914. Ông sinh ra và lớn lên trong một ngôi nhà đã có mười đời sống cạnh bờ sông Đồng Nai. Chính hình ảnh dòng sông Đồng Nai đã đi vào ngòi bút của ông và đã giúp ông chất liệu để hoàn tất nhiều tác phẩm. Thân phụ là ông Tô Phương Sâm, thân mẫu là bà Dương Thị Mẹo.

 Bình-Nguyên Lộc là bút danh của nhà thơ Tô Văn Tuấn. Có người cho rằng, nhà văn đã lấy tên của quê hương mình làm bút danh với lối giải thích: Bình- Nguyên là đồng bằng, cái bằng phẳng phì nhiêu hiền hòa của quê hương. Lộc là Nai; tên một loại thú hiền lành đẹp đẽ. Nai hiền đồng bằng chỉ muốn được sống êm đềm giửa cỏ biếc, hoa thơm nơi quê mẹ. Bình-Nguyên Lộc có nghĩa là Đồng Nai.

 Từ năm 1919-1920 ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Trường học chỉ là một lều tranh. Sau đó ông học trường Tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện Pháp văn để thi vào Trung học (Enseignement primaire supérieur) Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sàigòn, rồi từ 1929-1933 ông theo học trung học nầy và đậu bằng Thành Chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures) vào năm 1933. Rời trường Pétrus Ký ông thi vào ngạch thơ ký hành chánh nhưng hơn một năm sau mới được tuyển dụng, vì lúc đó thế giới đang ở thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Ban đầu ông phục vụ tại Kho Bạc Thủ Dầu Một, rồi sau đó thuyên chuyển xuống Kho Bạc Sàigòn, sau nầy được cải danh là Tổng Ngân Khố. Năm 1944, BNL bịnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Thời gian 1970-1975 ông làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam. . Ông lập gia đình với bà Dương Thị Thiệt. Ông bà có năm người con là: Tô Dương Hiệp (1935), Tô Hòa Dương (1937), Tô Loan Anh (1939), Tô Mỹ Hạnh (1940), và Tô Vĩnh Phúc (1947).

Tản cư về quê năm 1945, BNL hồi cư về quận Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu Một vào cuối năm 1946, ba năm sau ông xuống Sàigòn dấn thân vào bước đường cầm bút và cư ngụ hẳn ở đó tới năm 1985. Tháng 10 năm nầy ông được xuất ngoại theo chương trình đoàn tụ gia đình. Ông sang Mỹ định cư ở Rancho Cordova, một city nằm trong thủ phủ Sacramento của Tiểu bang California Hoa kỳ và từ trần ở đó ngày 7-3-1987 vì bịnh huyết áp cao. Ông được an táng ngày 14-3-1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn.

 2- SINH HOẠT VĂN NGHỆ.

 Bút danh Bình Nguyên Lộc đã trở thành một hiện tượng của giới viết văn Sàigòn. Bằng suy nghĩ và cái nhìn về cuộc sống tinh tế của mình, BNL đã sáng tác hàng loạt tác phẩm lưu dấu trên văn đàn thời bấy giờ. Tập Hương Gió Đồng Nai, khởi thảo từ năm 1935 và hoàn thành vào năm 1942, nhưng truyện ngắn đầu tay Di Dân Lập Ấp được đăng tải trên tuần báo Thanh Niên tại Sài Gòn năm 1943. Sau đó với Câu Dầm dựa theo chuyện cổ tích của làng Tân Uyên. Tập truyện Nhốt Gió do nhà xuất bản Thời Thế ở Sàigòn ấn hành năm 1950 và trong suốt nhiều thập niên, ông đã sáng tác trên tám trăm truyện ngắn, trên năm mươi truyện dài và nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị. Năm 1952, ông chủ trương tuần báo trào phúng Tin Mới. Năm 1959, ra đời tuần báo Vui Sống và năm 1960 chủ trương nhà xuất bản Bến Nghé. Ông có chân trong Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Nhà Văn Việt Nam và Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Với nghề báo, ông khởi sự vào năm 1946, nhưng đến thập niên 60, ông được mời làm chủ bút nhiều tờ báo ở Sàigòn. Bình-Nguyên Lộc đã ý thức sứ mạng văn chương của mình, ông được xem là nhà văn tiêu biểu của miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

 Theo tài liệu thứ nam của ông Bình-Nguyên Lộc, ông Tô Hòa Dương với bút hiệu Tống Diên ghi lại thì từ năm 1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn Hóa Ngày Nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui Sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng Chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhựt báo Tin Sớm.

Từ năm 1965-1975 ông chuyên viết feuilleton cho các nhựt báo. Ngay từ những năm 1951, 1952, BNL đã có viết feuilleton rồi. Phần lớn những feuilletons đó có cốt truyện thuộc loại chuyện phiêu lưu, dã sử, v.v… và được ông ký dưới bút hiệu khác như Phong Ngạn, Trình Nguyên, v.v…. Đến năm 1956 BNL mới bắt đầu viết feuilleton có cốt truyện tình cảm và ký bút hiệu BNL luôn. Những năm 1960-1975 là thời kỳ ông viết feuilleton nhiều nhứt. Trước 1975, tạp chí Văn ở Sàigòn có đăng bài phỏng vấn ông do Nguyễn Nam Anh, tức nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, thực hiện. Đáp câu hỏi « Ông có phải là nhà văn có tiểu thuyết đăng nhiều ở các nhật báo không ? », BNL cho biết là vào năm 1957 ông viết 11 feuilletons mỗi ngày, nhưng sau đó chính Lê Xuyên và An Khê mới là những tác giả dẫn đầu về số lượng feuilletons. An Khê có năm viết tới 12 feuilletons mỗi ngày, một con số mà theo BNL chưa ai vượt qua nổi. Riêng theo trí nhớ của tôi thì khoảng thời gian BNL viết feuilleton nhiều nhứt là 1962-1969.

 Bình-Nguyên Lộc không chỉ là một nhà văn, sáng tác nhiều, BNL còn được biết đến với tư cách là một nhà nghiên cứu. Ông đã có công chú giải nhiều tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam như: Văn Chiêu Hồn, Tiếc Thay Duyên Tấn, Phận Tần ( Nguyễn Du), Tự Tình Khúc ( Cao Bá Nhạ), Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm (Đinh Nhật Thận). Những công trình nghiên cứu “Lột Trần Việt Ngữ”, đặc biệt là tác phẫm “ Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt” được sự chú ý của giới khoa học. Mặc dù còn có những luận điểm trong công trình nghiên cứu của ông chờ sự thẫm định của lịch sữ, nhưng những đóng góp đó rất đáng trân trọng.

Từ năm 1975-1985 ông nằm nhà, không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bịnh kiệt sức và huyết áp cao. Ông định cư ở Mỹ từ tháng 10 năm 1985, bịnh đỡ nhiều nhưng chưa bình phục hẳn. Tuy nhiên, ông đã viết lách trở lại và đăng báo nhiều bài viết thuộc các thể loại truyện ngắn, hồi ký, tiểu thuyết, “tìm biết”, “về nguồn”, ngôn ngữ học, dân tộc học, v.v…. Một số tiểu thuyết của ông đang được viết và đăng báo dở dang thì ông qua đời ngày 7-3-1987. Những bản thảo chưa đăng báo còn được gia đình ông lưu giữ nhưng phần lớn đã thất lạc.

3- TÁC PHẨM

 Tác phẩm đã được xuất bản trong những năm :1950: Nhốt Gió, 1959: Đò Dọc, 1960: Ký Thác, 1962: Nhện Chờ Mối Ai, Đi Viếng Đời Xưa, 1963: Xô Ngã Bức Tường Rêu, Bí Mật Của Nàng, Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa, Hoa Hậu Bồ Đào, Mối Tình Cuối Cùng, Nửa Đêm Trảng Sụp, Tâm Trạng Hồng. 1965: Đừng Hỏi Tại Sao, Mưa Thu Nhớ Tằm, 1966: Tình Đất, Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình-Nguyên Lộc. 1967: Một Nàng Hai Chàng ( quay thành phim Hồng Yến năm 1972), Quán Tai Heo, Thầm Lặng, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Uống Lộn Thuốc Tiên, Nụ Cười Nước Mắt Học Trò. 1968: Đèn Cần Giờ, Diễm Phương, sau Đêm Bố Ráp. 1969 Cuống Rún Chưa Lìa, Khi Từ Thức Về Trần, Nhìn Xuân Người Khác, Món Nợ Thiêng Liêng. 1971: Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam. 1972: Lột Trần Việt Ngữ, Cõi Âm Nơi Quán Cây Dương, Lữ Đoàn Mông Đen.

 Những tác phẩm chưa in thành sách: Phù Sa, Ngụy Khôi, Đôi Giày Cũ Chữ Phạn, Thuyền Trưởng Sống Lô, Mà Vẫn Chưa Nguôi Hình Bóng Cũ, Người Săn Ảo Ảnh, Suối Đổi Lốt, Trữ La Bến Cũ, Bọn Xé Rào, Cô Sáu Nam Vang, Một Chuyến Ra Khơi, Trọng Thủy, Mị Đường, Sở Đoản Của Đàn Ông, Luật Rừng, Cuồng Ca Thế Kỷ, Bóng Ma Dĩ Vãng, Gái Mẹ, Khi Chim Lìa Tổ Lạnh, Ngõ 25, Hột Cơm Ngô Chúa, Lưỡi Dao Cùn, Con Khỉ Đột Trò Xiếc, Con Quỉ Ban Trưa, Quật Mồ Người Đẹp, Người Đẹp Bến Ninh Kiều, Bưởi Biên Hòa, Dấu Tận Đáy Lòng, Quang Trung Du Bắc, Xóm Đề Bô, Hai Kiếp Nhả Tơ, Muôn Triệu Năm Xưa, Hổ Phách Thời Gian… và còn nhiều truyện viết feuilleton trên các báo. Ông và trưởng nam là bác sĩ chuyên khoa tâm thần Tô Dương Hiệp, giám đốc bệnh viện tâm thần Biên Hòa, viết chung tác phẩm về y học Khinh Tâm Bịnh & sáng tác văn nghệ, nhưng bác sĩ Tô Dương Hiệp mất năm 1973 nên không xuất bản.

Tác phẫm viết tại hải ngoại: Sửa Sai Cổ Sử 1 ( viết về Việt Nam), Sửa Sai Cổ Sử 2 ( viết về Đông Nam á), Trường Giang Cửu Long (đăng trên Việt Nam nhật báo), Đổ Xô Vào Nam (đăng trên Việt Nam nhật báo), Hồn Việt Lạc Loài, Cà Phê Ôm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (đăng trên báo Phụ Nử Tiểu Thuyết ở Cali), Sông Vẫn Đợi Chờ, Nếu Tôi Nhớ Kỷ…

 4- TÂM HỒN TRONG VĂN CHƯƠNG

 Bình-Nguyên Lộc vừa làm văn vừa làm báo trong chủ quyền của riêng mình, hoàn toàn tự do và độc lập với mọi thế lực tiền bạc và chính trị. BNL cho biết, trong tất cả những gì đã viết, ông thích nhất ba cuốn: Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình-Nguyên Lộc, Cuống Rún Chưa Lìa, Tỳ Vết Tâm Linh. Nhốt Gió là tác phẫm rất hay của BNL, tác giả viết truyện Nhốt Gió với thái độ nồng nhiệt yêu đời của một người nhớ quê, nhớ dân tộc. Đã gắn liền với miền quê, làm bạn với dân quê. Văn chương Bình-Nguyên Lộc đều mang hơi thở của cuộc sống thời đại, mang đậm không khí đất và người miền Nam trong cái thuở tiền nhân khai hoang, mở cõi. Văn chương của ông thường thấm đẫm tình yêu quê hương, xứ sở, đề cao vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, ca ngợi những phẩm chất cao quý đã giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh bền bỉ. “Con Tám Cù Lần” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của BNL, tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của ông, chan chứa tình yêu quê hương xứ sở. Con Tám cù lần là nhân vật chính của truyện, nhân vật nầy được BNL dựng lên để diển tả cho tư tưởng của mình. Hay nói cách khác, hình tượng con Tám cù lần trong truyện chính là một phần hiện thân của BNL. Ở truyện ngắn “Con Tám Cù Lần” nổi nhớ quê hương mãnh liệt của con Tám đã trở thành một nổi ám ảnh, day dứt được BNL lựa chọn để phát ngôn cho tư tưởng mình. Hoài niệm cuả BNL là hoài niệm của một người sống ở đô thành luôn mang nổi nhớ về chốn thôn quê. Bởi theo BNL, thôn quê mới đáng để cho người ta nhớ. Nhớ từ mùi rơm rạ, mùi khói đốt đồng, nhớ từ con ốc gạo chẳng đáng giá gì…. Song, đó mới là quê xứ đích thực, là cái để người ta đáng nhớ. Thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông Đồng nai, sông Cửu long…là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Bình-Nguyên Lộc. Ông thường nói “văn tôi bắt nguồn từ những cảnh đẹp với quê hương và xuất phát từ lòng nhớ nhung tha thiết của tôi với nó”. Tình cảm và lòng nhớ nhung tha thiết mà nhà văn nhắc đến ấy còn là nguyên nhân để văn chương ông hướng đến việc lưu giử hình ảnh con người và những gía trị văn hoá vùng đồng bằng miền Nam trong vòng chảy mãi miết của thời gian.

 Trong mối quan hệ với tự nhiên bao gồm đất đai, sông nước, ruộng vườn, cây cỏ, thời tiết nắng mưa…BNL luôn luôn cho rằng đất là tình yêu sâu nặng nhất của con người. Tập quán, nếp sinh hoạt ở một nước nông nghiệp lâu đời dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Những nhân vật trong truyện ngắn của BNL dù trong cảnh ngộ nào cũng mơ ước có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Ngay cả với người ngoài gia đình, họ cũng dể dải, gần gủi theo kiểu người trong nhà hơn là giử lễ nghi, phép tắc. Sợi dây liên hệ giửa người với người trong cộng đồng ấy chính là nghiã tình bất kỳ họ ở đẳng cấp, vị trí nào. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông là biểu hiệu của cuộc sống đa dạng, phong phú và cho quan niệm đạo đức xã hội.

 Trong truyện Cuống Rún Chưa Lìa, BNL lý giải rằng con người không bao giờ quên cội nguồn, dù đã già, dù sống cách xa vạn dậm với nơi sinh ra thì cuống rún của họ vẫn không lìa đất mẹ, vẫn gắn kết tự nhiên mật thiết với quê hương. Đối với BNL, con người làm sao có thể đoạn tuyệt với gia đình, nhất là với những người thôn quê, ruột thịt có liên quan đến huyết thống của mình, làm sao có thể quay lưng với quá khứ, nhất là khi quá khứ đó còn có khả năng tiếp sức cho thực tại. Truyện dài nổi tiếng nhất của Bình-Nguyên Lộc và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của ông là cuốn Đò Dọc đã được giải nhất văn chương toàn quốc năm 1959. Đò Dọc là bức tranh xã hội miền Đông Nam vào giửa thập niên 1950. Cuốn tiểu thuyết tâm lý thành công Đò Dọc nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái: Hương, Hồng, Hoa, Quá. Gia đình nầy đang gặp phải hồi sa sút, không giải quyết nổi đời sống ở đô thành, họ đành rút lui về vườn theo quyết định của người gia trưởng. Đó là một sự hy sinh lớn của bốn cô gái từng được ăn học và quen sống thị thành nhất là cả bốn cô đều đến tuổi lấy chồng.

 

 

 

 Nụ cười cởi mở và thái độ xuê xoa, giản dị, cũng là cá tính của người miền Nam trong nhà văn BNL. Ông viết nhiều, viết nhanh về tất cả những gì xãy ra và gần gủi với mình, không cầu kỳ trau chuốt tỉ mỉ, cũng không quá hời hợt hay vì ảo tưởng danh vọng. Sự xuất hiện của BNL trên văn đàn trong bối cảnh văn chương đô thị miền Nam (1954-1975) đã tạo ra niềm tin và ấn tượng tích cực cho người đọc. BNL gợi lại hồn dân tộc, tìm về với bản quán quê hương, với đời thường và cuộc sống gia đình giản dị và bình yên. BNL là một nhà văn phong phú. Ông đề cập đến nhiều vấn đề, nói đến rất nhiều cảnh sống và bày tỏ rất nhiều thái độ. BNL còn khiến ta mến yêu vì cái sắc thái địa phương đậm đà ở trong tác phẩm. Với BNL, chúng ta có dịp trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua các ngỏ ngách của đô thành, tìm đến những hàng quán củ, chứng kiến những nếp sống, những thói tục và những con người không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Bình-Nguyên Lộc là một nhà văn yêu nước, ông rất đau lòng khi đất nước bị xâm lăng, và có lẽ cái đau xót nhất trong cuộc đời BNL chính là sản phẩm đồi bại của văn hóa Tây Phương đang lấn lướt vào văn hoá truyền thống của dân tộc. BNL yêu mến từ căn bản tình yêu đất nước, yêu làng quê nơi chôn nhau cắt rún. Trong tác phẩm, BNL chủ trương đề cao tình yêu quê hương, đất nước, thiết tha với lịch sử dân tộc. Lòng yêu nước của BNL được thể hiện qua tình yêu quê hương, xứ sở, yêu cánh cò, yêu ruộng lúa, mùi rơm. Trong truyện “ Những Đứa Con Thương Của Đất Mẹ” và một số truyện khác của BNL chứng minh cho điều nầy. Vì vậy, ông vô cùng đau xót khi thấy những thứ quen thuộc nầy có nguy cơ bị mất, và khi có những người cố tình lãng quên nó. Theo ông, cái đáng nhớ, cái đáng sống, đáng yêu chính là những miền quê thôn dã. Đối với BNL, yêu nước đó là một tình cảm chứ không phải là một thứ lý luận suông. Lòng yêu nước cũng có thể chỉ là những xúc cảm, những rung động sâu xa từ tận đáy sâu tâm hồn. Với một tấm lòng yêu quê hương, xứ sở, với một bút pháp trử tình, với một giọng văn tâm tình, hoài niệm, ngôn ngữ bình dân đặc trưng của người miền Nam đã để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc và qua đó, cũng gợi cho người đọc thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn, cũng như càng yêu thương, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

 Theo Cụ Trần Cao Lĩnh, trước 1975, mỗi khi tới gặp là thấy Bình-Nguyên Lộc với bộ bà ba màu mỡ gà, mái tóc với đường ngôi rẽ giữa muôn thuở và nhất là cặp mắt rất hiền mà tinh nghịch sau cặp kính gọng vàng biểu tỏ một vẽ thật trí thức mà giản dị. Dung mạo và cư xử của ông cũng như cặp mắt và y phục. BNL không kiểu cách, không biểu lộ xuất chúng, mà nó có một vẽ riêng rất Nai hiền, rất Bình nguyên, thấy yên tâm mà gần gụi, dễ thương làm sao!. Và, vẫn theo thiển ý, các tác phẩm của ông mỗi mỗi đều mang nét tươi sáng, hóm hỉnh tinh nghịch. Biểu lộ chúng đã được cấu tạo do một nhận xét tinh tế của một khoé nhìn trí thức. Và… cũng như văn chương vẫn hấp dẫn, vẫn dí dõm dù chuyện quê nhà hay quê người cho đến ngày chúa nhật 7 tháng 3 năm 1987, bệnh áp huyết đã mang ông đi từ khuya rồi: “ Nai hiền đã bỏ cuộc rong chơi chữ nghiã rồi”. Một sự trùng hợp ngẩu nhiên như định mệnh là ông sinh năm 1914 và mất năm 1987 đều cùng ngày, cùng tháng, đó là ngày 7 tháng 3. Ông thọ 73 tuổi. Trong giây phút đau lòng khóc bạn, Cụ Trần Cao Lĩnh ứng khẩu bốn câu thơ:

 Bác Tô thôi đã thôi rồi,

 Nước mây đất khách bùi ngùi lòng ta…

 …Tuổi già hạt lệ như sương,

 Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan.

Thôi nhé! Vĩnh biệt! Nai hiền, bạn thiết.

 Người dân miền Nam nước Việt đã mất đi một nhà văn ưu tú. Người dân làng Tân Uyên, nơi đồng ruộng lúa bát ngát xanh tươi với những rừng cây dầy đặc bao bọc phía sau, trên những ngọn đồi ven rừng, vào những buổi sáng tinh sương, người dân làng đã không tìm thấy Nai hiền đầu đàn trong bầy nai tự do rong chơi nửa. Nai hiền đã rời bỏ bình nguyên mẹ lìa cuống rún ra đi....Cuộc đời Bình-Nguyên Lộc như chuyến “Đò Dọc” thắm đượm nghiã tình của quê hương.

 

 *** Kính mời Quý đồng hương Biên Hòa đọc lại một số truyện ngắn của nhà văn Bình-Nguyên Lộc còn lưu lại trên trang Web do nhà văn VINH LAN thực hiện.

Xin chân thành cám ơn nhà văn VINH LAN. www.binhnguyenloc.com

 

đỗhữuphương.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2023(Xem: 961)
Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích
31 Tháng Bảy 2023(Xem: 1054)
Thời gian thắm thoát gần 50 năm, mọi thứ đều thay đổi, ai cũng bận rộn với cuộc sống nên ít ai còn nhớ đến Thầy Tỵ dạy nhạc.
07 Tháng Ba 2021(Xem: 5510)
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
12 Tháng Năm 2020(Xem: 7772)
Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”
28 Tháng Tư 2019(Xem: 19187)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 7921)
Trong số những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên để lại, người con gái tên Duyên có một vị trí đặc biệt. Trong “Khúc tình buồn”,
10 Tháng Ba 2019(Xem: 17088)
Tôi xin chân thành cám ơn Bà Hội Trưởng đã còn nhớ đến Anh Nhân
09 Tháng Chín 2018(Xem: 5635)
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 6276)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 6172)
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
12 Tháng Tám 2017(Xem: 10724)
tấm lòng vì quê hương xứ sở, đó là điều quý giá nhất. Ông để lại cho đời một sự cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Lương Văn Lựu – nhân sĩ đất Đồng Nai
23 Tháng Hai 2017(Xem: 10840)
Nếu những tác phẩm của ông đã lấy nhiều nước mắt của khán thính giã hăm mộ cãi lương, thì cuộc đời đổi thay đã khiến ông cạn giòng nước mắt
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 13602)
Như vậy tính đến nay đã 26 năm rồi Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống
26 Tháng Mười 2014(Xem: 22004)
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
02 Tháng Mười 2014(Xem: 90050)
Lịch sử đã sang trang, nhưng đối với kẻ chiến thắng “Nghĩa tử không là nghĩa tận” nên người chết vẫn không yên.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 17095)
thế hệ trẻ sẽ biết ít nhiều về cố nhân sĩ Lương văn Lựu và công lao đóng góp của ông trên địa hạt văn hóa của tỉnh Biên Hòa
21 Tháng Ba 2014(Xem: 8957)
ngang hàng với các nước chậm tiến và nghèo đói nhất trên thế giới về mọi phương diện, kể cả về ĐẠO ĐỨC
05 Tháng Ba 2014(Xem: 10107)
Từ ngữ và hình ảnh, âm nhạc (trong thơ) phải suông sẻ, tự nhiên, thuận tai.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11261)
Hôm nay gió mùa Đông Bắc thổi mạnh trên biển Nam Hải. Trời không nhiều mây nhưng sẽ có mưa rào rải rắc. Biển động mạnh.”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10518)
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
16 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9352)
Những người trẻ thất tình đọc thơ ông thấy như là mình trong đó, và trào dâng những bi thương trong ruột gan mình.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 13268)
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!
06 Tháng Hai 2013(Xem: 10075)
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
04 Tháng Hai 2013(Xem: 10856)
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
30 Tháng Mười 2012(Xem: 14168)
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
01 Tháng Mười 2012(Xem: 18798)
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 10466)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33668)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15460)
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county