3:42 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CHỮ TÂM CÒN MỘT CHÚT NẦY - NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

28 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19240)


Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương vừa từ San Jose gửi bài viết này với lời ghi chú “viết để gửi lòng về với quê hương”. Bài viết sau đây của cô có thể làm người đọc nhớ một bài viết đã phổ biến mới đây có tựa đề “Nói Với Việt Kiều”, được viết bởi tác giả Chung Mốc hiện sống trong nước và được chuyển đăng lại trên trang web Biên Hòa.
*

(Xin phép bắt chước cụ Nguyễn Du trong cách đặt tựa, để người đọc hiểu là bài này được viết với tâm trạng “chữ tâm còn một chút này” và với nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”).

*

Bà cô tôi ở Paris, vốn là một nhà giáo rất để ý chữ dùng và cách hành văn, mỗi lần nói chuyện với tôi qua điện thoại đều nhắc nhở:

- Mỗi lần viết lách thì nhớ đừng chêm tiếng Mỹ vào bài viết tiếng Việt, nghe “nửa nạc nửa mỡ” đôi khi làm người đọc khó chịu.
Tôi im lặng nhận khuyết điểm của mình và cố nhủ lòng không chêm tiếng Anh vào tiếng Việt, nhưng rồi “đâu lại vào đấy”, vẫn có bóng dáng tiếng Mỹ trong những bài viết chỉ dành cho độc giả người Việt Nam. Viết thuần tiếng Việt cũng khó, viết thuần tiếng Mỹ cũng khó. Thành thật mà nói, viết bằng tiếng Việt chêm tiếng Mỹ là dễ nhất. Như lời chị Anh Thư, một người bạn vẫn than thở:
- Chết rồi, tụi mình ngày càng hỏng, sau gần hai mươi năm sống ở Mỹ, tiếng Mỹ đến độ bảo hòa, không giỏi thêm được chút nào, mà tiếng Việt ngày càng dở.
Về chuyện nói, nhiều khi ngồi tự phân tích, thời gian chúng tôi xử dụng tiếng Mỹ mỗi ngày nhiều hơn thời gian xử dụng tiếng Việt ít nhất là hai lần. Rồi những show tivi Mỹ prime time đầy hấp dẫn cuốn hút chúng tôi, và cách dùng chữ từ academic trong những chương trình bình luận đến những “slang word” trong những show giải trí, tất cả đóng thành từng lớp cao dần, bất di bất dịch trong vốn ngôn ngữ của những người Việt lưu vong, mà thời gian sống ở quê người dài hơn thời gian sống ở quê nhà.Về chuyện viết, tôi không phải là một người viết chuyên nghiệp nên những bài viết bằng tiếng Việt thường được viết tản mạn đâu đó trong giờ chờ một cuộc họp ở sở với toàn Anh ngữ chung quanh, thời gian quá ngắn không đủ để làm xong một công việc nào hết, tôi lôi bài viết dở dang ra viết, vừa để bớt đầu óc, vừa rút ngắn thời gian hoàn thành một project tinh thần, một thú giải trí rất là “tao nhân mặc khách” của riêng mình. Thời gian cũng không có nhiều, phải ngồi để nhớ ra những từ tiếng Việt chính xác thì chắc là cả năm mới xong được bài viết. Và cảm hứng cũng đã “rong chơi cuối trời phiêu lãng” , bài viết không hề có được bóng dáng của chữ “tâm”.
Cho nên những bài viết tiếng Việt không còn thuần chủng về ngôn ngữ như cái đất nước tạp chủng đã nuôi dạy chúng tôi thành người hữu dụng cho cả hai Tổ quốc.
Trong đối thoại hàng ngày với đồng hương ở Mỹ, tỷ lệ giữa tiếng Mỹ và tiếng Việt cao hay thấp còn tùy người đối diện. Nói chuyện với bạn bè cùng lứa thì như cá bơi lội trong sông, hồ, tha hồ bơi lội đủ kiểu. Thời gian gặp nhau không nhiều, thời gian hàn huyên càng ít hơn, mà không chêm tiếng Mỹ vào thì cả hai bên đều không cảm thấy thoải mái, và tự dưng bị “cà lăm” một cách không cần thiết, vô tội vạ. Nhưng khi nói chuyện với những người cao tuổi, chúng tôi đều phải “uốn lưỡi bảy lần” để giữ được tiếng Việt hoàn toàn vừa để tỏ lòng kính trọng, vừa để khỏi bị quở trách.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng mỗi khi về thăm quê nhà (Thật sự chỉ còn là quê nhà trong ký ức và trong nếp nghĩ) chúng tôi tự dưng ít nói và nói chậm hơn để cố giữ được tiếng Việt hoàn toàn và không có một khoảng cách giữa Việt kiều và đồng bào trong nước. Khoảng cách đó, buồn thay ngày càng lớn dần vì nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi tội “Việt kiều hay chêm ngoại ngữ vào tiếng Việt”.
Chẳng hạn khi bạn bè ở quê nhà hỏi:

- Công việc bên đó bây giờ ra sao"

 Bèn trả lời rất vô thưởng, vô phạt, mục đích là để khoảng cách giữa mình và bạn càng nhỏ càng tốt:

- Vẫn thường, vẫn đi làm thuê cho người Mỹ để trả nợ cơm áo. Có điều may mắn là người đi làm thuê ở Mỹ được tôn trọng và có đầy đủ tự do.

 Bạn lại hỏi:
- Học hành tới đâu rồi, đã có đủ cử nhân, tiến sĩ chưa"

 Lại đáp rất khiêm nhường:
- Chỉ học đủ để khỏi bị ai ăn hiếp, để người bản xứ kính trọng mình và đủ để giải thích tại sao mình phải sống lưu vong. Ước gì được học mãi không ngừng, nhưng còn “nợ áo cơm” phải trả. Đến một tuổi nào, buồn thay “nợ áo cơm” nặng hơn “nợ sách đèn” nhiều!

Khi bạn đưa đi thăm những trại cùi, hay những viện mồ côi theo yêu cầu, chúng tôi vẫn cố giữ mình chìm vào dòng sông của quê nhà. Từ cái áo trắng đã cũ để chống lại cái nóng của miền nhiệt đới ngày càng tăng cao với môi trường đầy ô nhiễm, đến cái nón lá rộng vành vừa để bảo vệ làn da đã quen với trời lạnh từ lâu, vừa để nhớ lại thời trung học có nón lá lủng lẳng trên tay cầm của xe đạp, lại vừa để che dấu những giọt nước mắt rơi ra khi so sánh quê nhà với quê hương thứ hai của mình. Hoàn toàn không có chuyện phô trương áo quần, bởi vì bài học của anh chàng khoe đồng hồ với người bạn mù của mình từ “tâm hồn cao thượng” với bản dịch của nhà văn Hà Mai Anh vẫn còn trong tâm tưởng. Vả chăng, ngày xưa còn ở trong nước, chúng tôi cũng đã từng nhận quà của Việt Kiều nên hiểu mặc cảm của những người phải nhận ân huệ. Hạnh phúc của người cho luôn luôn lớn hơn hạnh phúc của người nhận.
Đi ngoài đường, vẫn giữ thói quen ở Mỹ, lúc nào cũng có chai nước uống nửa lít cận kề từ trên xe, trong văn phòng làm việc, trong một cuộc họp, ở thư viện, trong lúc đi mua sắm, hay ngay cả trong phòng ngủ, chai nước rất quen thuộc được mang theo khi di chuyển ở Việt Nam. Không ngờ, đó là một cách để người trong nước nhận ra là Việt Kiều. Để hòa vào đám đông, chắc là lần tới nếu có về thăm quê nhà không dám mang chai nước theo mình khi đi đường.
Nếu ai đó đã trách Việt kiều nói chung bằng hình ảnh của những anh chàng “áo gấm về làng” hưởng thụ và “trả thù dân tộc” (chic) trên thân xác của những cô gái Việt Nam mà xã hội đã đẩy họ vào cảnh “lầu xanh” (may quá những nhân vật “áo gấm về làng” không đại diện và là một tỷ lệ nhỏ trong gần hai triệu Việt kiều ở Mỹ) thì cũng xin đừng quên cả tỉ đôla Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới nhất là Việt kiều từ Mỹ đã gởi về để giúp đỡ quê hương, nhất là mỗi khi quê nhà chìm trong thiên tai, khốn khổ.
Mong đồng bào ở trong nước biết rằng ở Mỹ, những người có lòng, có tâm vẫn tằn tiện từng một phần tư dollar trên coupon mỗi lần đi chợ, phải tự hảm bớt lòng ham muốn của mình trước những shopping đầy ngập hàng hóa, trước những kiểu xe đời mới đầy tiện nghi hay những chuyến Âu du đầy hấp dẫn để dành tiền gởi về “bên nhà” giúp người không may. Hay có những kỹ sư Việt Nam mỗi tuần đều để ra một thời gian nhất định để tạo ra và updated những website thiện nguyện, kêu gọi lòng hảo tâm của đồng hương và của cả người bản xứ gởi tiền và gởi cả lòng về với quê hương.
Ở đâu quen đó, ông bà ngày xưa có câu “Quen việc nhà mạ, lạ việc nhà chồng” để chỉ những cô dâu mới về nhà chồng còn lóng cóng chuyện bếp núc, nội trợ. Năm tháng trôi qua, lâu lâu về thăm nhà cha mẹ ruột, người con gái ngày xưa lại bở ngở với nếp nhà thời son trẻ của mình vì bà chị dâu đã sắp đặt theo một trình tự khác. Việt kiều như cô gái của câu tục ngữ kể trên, ở càng lâu ở quê hương thứ hai càng bám rễ, nhiều cử chỉ, lời nói mặc dù cố giữ ý tứ vẫn làm đồng bào bên nhà không hài lòng. Nhưng không ai trách ai, bởi vì ai cũng hiểu là cùng là cá, nhưng cá biển và cá sông khác nhau rất nhiều.
Người Mỹ gốc Việt như người Mỹ bản xứ không có thói quen hôn lên má khi gặp nhau như người Pháp gốc Việt. Có lần một người bạn phái nam cùng trường tiểu học ngày xưa từ Pháp đến thăm, hiểu tập quán của người Pháp khi thấy xe bạn đậu ở drive way tôi chạy ra chào bạn, một tay đưa ra bắt tay bạn, tay kia đưa ra như là một lá chắn bảo vệ mình và cười nửa đùa nửa thật:
- Welcome to America. Còn nhớ “tui đây” không" “tui đây” chứ không phải “tây đui”.
Thấy bạn xưa ngẩn mặt chưa hiểu ra, sợ bạn phật lòng bèn tiếp luôn:
- “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, chàng là nam tử, ta là nữ nhi” (xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho kẻ hậu sinh) còn nhớ “Lục Vân Tiên” mình học hồi nhỏ không"

Vậy đó, không phải chỉ có đồng bào trong nước không thoải mái về phong cách của người Pháp ngay cả người Mỹ cũng thấy hình như mình đang bị “sexual harrassement” khi được chào hỏi theo cách của người Pháp. “Nhà mạ” và “nhà chồng” hồi xưa, nhiều khi chỉ cách nhau một lũy tre làng mà đã khác xa, thì phong tục của Mỹ Châu, Âu Châu và Á Châu ngăn trở bằng cả một đại dương, lại càng “nghìn trùng xa cách”. Xin hiểu điều đó và xin hiểu nhau để không ai trách ai, không ai làm ai buồn lòng.


Đời sống vốn ngắn ngủi, đời sống ở những nước kỹ nghệ như Mỹ lại càng ngắn ngủi hơn. Vậy mà người Mỹ gốc Việt vẫn dành thì giờ eo hẹp của mình để dạy thế hệ thứ hai hay như đồng bào trong nước vẫn gọi là “Việt kiều con” hiểu là đất nước cội nguồn của mình vẫn còn lạc hậu, đồng bào mình vẫn còn vất vả, khốn khó lắm các em phải biết cần kiệm. Cho nên, có những em học sinh Mỹ gốc Việt trong giờ ăn trưa ở trường em vét sạch thức ăn, cái đĩa giấy nhẵn bóng đứa bạn Mỹ bên cạnh tỏ lòng quan tâm:

- Mày còn đói hả" Có muốn ăn thêm không" Tao còn potato chip trong cặp.

Em cười ngây thơ, trả lời rất đúng bài bản ba mẹ dạy ở nhà:

- Không tao no rồi, nhưng ba mẹ tao dặn là trên thế giới ở đâu đó, ngoài nước Mỹ nhiều người còn đói lắm mình phải biết tiết kiệm thức ăn và cũng để tỏ lòng thông cảm với những người trồng làm ra thực phẩm.
Nếu may mắn người bạn bản xứ cũng tôn trọng và quý em nhỏ Việt Nam, bắt chước làm theo em, từ đó em học sinh Mỹ không hiểu có biết được nỗi vất vả “một nắng hai sương” của nhà nông không, nhưng cũng vét sạch đĩa thức ăn mỗi lần dùng bữa.
Còn hơn thế nữa, có những em bé Việt Nam sinh ra ở Mỹ, chỉ được nhìn thoáng quê hương trong hai tuần vacation ngắn ngủi của bố mẹ, vậy mà khi sang Mỹ trong một bài luận ở trường với đề tài lớn nên em sẽ chọn nghề gì" Em đã bày tỏ lòng mình với quê cha đất tổ rất dễ thương, rất mộc mạc. “Em muốn học để trở thành một kiến trúc sư để vẽ và xây nhà cho dân quê ở Việt Nam, họ không có nhà tắm có toilet đàng hoàng tiện nghi như ở Mỹ. Em thương họ và muốn giúp họ khi em lớn lên”.
Còn nhớ năm 1975 những người Hà Nội vào thăm miền Nam, tiếng Hà Nội của họ đã khác xa với tiếng Hà Nội của những người dân thủ đô ngàn năm văn vật di cư vào Nam năm 1954. và mãi cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn còn phân biệt được tiếng Hà Nội của năm 1975, và tiếng Hà Nội của năm 1954. Chỉ hai mươi mốt năm sau, tiếng nói của những người dân sinh ra và lớn lên ở cùng một thành phố vẫn ở trong cùng một đất nước, có những âm hưởng khác nhau, thì không ai có thể mong đợi tiếng nói của những người Mỹ gốc Việt đã xa quê hương gần ba mươi năm còn nguyên âm hưởng Việt Nam không pha trộn ngoại ngữ. Xin đừng đánh giá ngôn ngữ Việt Nam lưu vong với cái nhìn của một bà mẹ chồng nghiệt ngã.
Điều quan trọng nhất là mỗi tấm lòng Mỹ gốc Việt vẫn quặn thắt, mỗi trái tim Việt Nam lưu vong vẫn nhói lên với từng bất hạnh đến từ mọi phía của quê nhà.
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng”

để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ, những ai vẫn còn buồn lòng vì “nó sống ở ngoại quốc một thời gian bây giờ thay đổi nhiều quá”.
Và xin ai đó vẫn lưu tâm đến một ngày mai tươi sáng hơn của đất nước, chất xám Việt Nam gặp đúng môi trường đã đang và sẽ cho rất nhiều hoa thơm quá ngọt, mặc dù chưa thể quay về phục vụ cố quốc, vẫn đã gởi nhiều hương hoa về cho quê cha đất tổ.

Nguyễn Trần Diệu Hương
để “gởi lòng về với quê hương”.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11156)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10787)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12965)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10892)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13183)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12352)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12501)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11856)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14878)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11635)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10565)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10824)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11042)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9844)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11282)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11018)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13755)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10644)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11342)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10121)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12674)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 11925)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 17909)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12835)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11632)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11868)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12121)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12949)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12395)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12288)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 18933)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12620)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11647)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11486)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12050)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12072)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12094)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 11997)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12206)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11689)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13117)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11163)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12191)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11285)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13194)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 10947)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12852)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11713)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12847)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17641)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...