4:42 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

CON MA ĐẠI HỌC XÁ MINH MẠNG - HUY DUY

23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19513)

Đại học xá Minh Mạng, nay là Ký túc xá Ngô Gia Tự, toạ lạc trong khu tam giác giới hạn bởi các đường Minh Mạng, Triệu Đà và Trần Hoàng Quân. Đối với tôi, đường Minh Mạng đoạn từ Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương tới đường Triệu Đà là con đường đẹp nhất Sàigòn vào những năm đầu thâp niên sáu mươi của thế kỷ trước. Bạn hãy tưởng tượng về đoạn đường nầy nhé. Đại lộ Minh Mạng qua khỏi Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương có ba lằn đường, lằn giữa dành cho xe hơi và xe gắn máy, hai lằn hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ. Phân cách giữa các lằn đường là hai hàng cây sao trăm tuổi,cao vút. Tới mùa hè, những quả sao với hai cánh quay tròn trong không trung, trông thật đẹp mắt. Chính vì vậy chúng tôi gọi đoạn đường nầy là “con đường có cánh sao bay”.

“ Con đường có cánh sao bay” dài chừng ba trăm mét. Đi từ Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương hướng vể đường Triệu Đà, phía bên phải bạn gặp một công viên nhỏ rồi tới khu nhà dành cho gia đình các giáo sư dạy đại học, kế tiếp là Đại Học Xá Minh Mạng và cuối cùng là Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Chu văn An. Đối diện với trường Chu văn An là Nhà Thờ, với những thảm cỏ xanh mướt, trên đó đặt nhiểu ghế đá. Chiều chiều các bạn sinh viên thường cùng với người yêu tản bộ dưới những hàng sao, cùng nhau tâm sự trên những ghế đá đặt quanh thảm cỏ của nhà thờ.

Đoạn đường Triệu Đà của khu tam giác nầy dài khoảng gần một trăm mét, một bên đường trồng toàn cây hoa ngọc lan. Chắc những cây ngọc lan nầy cũng cùng tuổi với những cây sao trên đoạn đường Minh Mạng, nên cây rất cao. Nhiều khi đi ngang qua vùng nầy bạn không thể nhìn thấy bông, nhưng bạn cảm nhận được mùi hương của những bông ngọc lan ẩn mình trong lá. Nhớ thuở học ở trường Chu văn An tôi thường nhặt những cánh ngọc lan trắng thơm dìu dịu, do những cơn gió mang từ trên cao thả xuống săn trường.

Bây giờ mời các bạn cùng tôi vào đại học xá. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, Đại Học Xá Minh Mạng khác nhiểu so với ký túc xá bây giờ. Qua khỏi cổng là tám dãy nhà, mỗi bên bốn dãy, mỗi đầu dãy đều có một cây tràm bông vàng lớn, tạo bóng mát trên đường từ ngoài vào. Qua khỏi các dãy nhà là sân rộng, ở giữa là cột cờ với lá cờ lúc nào cũng tung bay theo gió. Vào tới sân, nhìn qua bên phải là trạm y tế sinh viên.Hầu hết sinh viên thời đó đều khám sức khỏe tại đây. Trước trạm y tế là cây phượng rất lớn. Ít khi nào bạn có thể thấy được một cây phượng lớn như vậy dù cho bạn là sinh viên đến từ thành phố hoa phượng đỏ. Chính nhờ cây phượng lớn như vậy nên trạm y tế lúc nào cũng rợp bóng mát. Phía đối diện với trạm y tế là dãy 9 gồm hai phòng 9/1 và 9/2 tiếp nối với phòng 9/2 là phòng học, đây là phòng tương đối lớn, có bàn dài và ghế dài đề sinh viên mang sách tới học. Sau dãy nhà nầy là phòng ping pong, phòng tập thể dục, phòng ăn và cuối cùng là câu lạc bộ do tư nhân thầu để bán đồ ăn, café, thuốc lá… cho sinh viên. Qua khỏi câu lạc bộ là một sân cỏ, ở cuối sân có một cửa nhỏ thông sang khu bên cạnh.

Khu bên cạnh mà tôi vừa nêu, mới là không gian chính trong câu chuyện nầy, đó là CƠ THỂ HỌC VIỆN nơi dự trữ vài tử thi dành cho sinh viên y khoa thực tập giải phẫu. Đôi khi bên cảnh sát hình sự cũng nhờ Đại Học Y Khoa giải phẩu tử thi ở đây, để phục vụ cho công tác điều tra. Nghe nói các tử thi vô thừa nhận được đưa tới đây phục vụ cho việc học tập của sinh viên y khoa, trước khi đem hỏa táng. Cơ thể học viện có cửa thông qua một nhà xác. Nhà xác nầy của bệnh viện Hồng Bàng và nằm trên đường Triệu Đà, nhà xác nầy cũng đã cung cấp không ít tử thi cho cơ thể học viện.

Đại Học Xá thuở đó có rất nhiểu chuyện xoay quanh cơ thể học viện và cái nhà xác nầy. Nhiều người nói họ thấy những bóng trắng bay từ cơ thể học viện sang cây phượng, nhảy múa và ca hát trên đó. Có người nói họ đang ngồi học trong phòng học tự nhiên cảm thấy ớn lạnh và thấy như một bàn tay lạnh buốt rờ vào gáy họ. Chuyện được kể nhiều nhất là những người làm trong câu lạc bộ, họ nghe được những tiếng trai gái rù rì ngoài sân cỏ hoặc tiếng khóc lóc nỉ non của một cô gái nào đó trong phòng ăn. Cũng có người bạo gan bật đèn đề kiềm tra, nhưng chẳng bao giờ phát hiện được gì. Tôi chẳng bao giờ tin vào các điều bịa đặt đó. Nhưng rồi một chuyện xảy ra sau đây đã làm tôi hoang mang không ít.

Cuối năm 1965, phòng tôi có tất cả bốn người. Dịp nầy có hai bạn về quê nên trong phòng chỉ còn tôi và Tuấn. Tuấn là sinh viên năm thứ ba trường Y khoa. Tháng trước Tuấn bị bệnh phải nằm nhà thương mất mấy ngày, nên tâm thần nhiểu lúc không ổn định. Tuy nhiên Tuấn cũng đã đi học lại bình thường.

Hôm đó trời mưa, có lúc mưa lớn. Tôi đi dạy kèm buổi tối về, trời đã khuya, mặc dù mặc áo mưa, nhưng tôi vẫn bị ướt và lạnh run. Về đến phòng thì Tuấn đã đi ngủ, tôi uống vội viên thuốc cảm rổi cũng tính đi ngủ, vì hôm sau có giờ học sớm trên giảng đường.

Đang thiu thiu ngủ thì tôi nghe giường bên cạnh Tuấn đang mớ :

 - Đầu Bự, Đầu Bự …đừng…đừng.

Ở Đại Học Xá ai cũng biết thằng Đầu Bự. Thằng Đầu Bự khoảng chừng hai mươi tuổi. Hắn là người miền Trung, có cái đầu rất lớn, hình trái dưa gang. Tôi nghĩ đây là một bịnh từ khi mới được sinh ra, vì thỉnh thoảng tôi có gặp những người có đầy giống như vậy. Đầu Bự tính rất hiền, ít nói, gặp ai cũng cười. Hình dáng quen thuộc của thằng Đầu Bự đối với sinh viên Đại HọcXá là một anh chàng bán các đồ lặt vặt. Anh ta phía trước đeo một cái mẹt, bày đủ thứ như kem đánh răng, bàn chải, xà bông, móc chìa khóa, bóp, mắt kiếng…, phía sau lưng đeo một túi xách lớn để hàng dự trử. Ban ngày Đầu Bự thường bán hàng ở các quán quanh Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương. Đôi khi Đầu Bự bày hàng ở đầu dãy phóng Đại Học Xá để vừa nghỉ trưa, vừa có thể bán thêm chút đỉnh. Hổi đó ở Đại Học Xá chúng tôi xin được gạo của Bộ Xã Hội nên cơm nhiều. Do đó Đầu Bự có thể mang chút đồ ăn gì đó để ăn với cơm dư của sinh viên. Hơn nữa vé cơm dành cho sinh viên giá rất rẻ, nhưng phài mua cả tháng, nên thỉnh thoảng người bạn nào không ăn cơm có thể đưa vé cho người khác. Đôi khi có vé dư, tôi đưa vé cho Đầu Bự dùng cơm chung với tôi. Chính vì vậy tôi biết Đầu Bự có tên là Văn. Vì cuộc sống ở quê khó khăn, nên Văn vào Sàigòn kiếm sống và tằn tiện gởi tiền về cho gia đình.

Trở lại câu chuyện của Tuấn, đêm đó thỉnh thoảng Tuấn vẫn ngủ mớ, rồi tôi cũng ngủ lúc nào không biết. Đột nhiên một tiếng thét lớn của Tuấn làm tôi thức dậy và chạy qua giường của Tuấn, khi đó Tuấn đang quơ tay tứ tung, miệng đang lảm nhảm… Đầu Bự… Đầu Bự… đừng , đừng… tôi phải lay mãi Tuấn mới thức dậy, và trời cũng vừa sáng.

Khi Tuấn tỉnh hẵn, tôi nói cho Tuấn vế chuyện đêm trước và Tuấn kể lại như sau:

“ Tối qua tôi được phân côngchuẩn bị cho một cuộc giải phẩu tử thi để sinh viên thực tập. Khi tôi chuẩn bị mọi thứ xong thì còn sớm, chưa có sinh viên nào đến. Phòng mổ đã lên đèn, căn phòng vắng lạnh, tử thi đặt trên bàn phủ mền trắng. Trời mưa nặng hạt, những hạt mưa đập vào cửa kính càng làm cho căn phòng trở nên ghê rợn. Thời gian trôi sao chậm quá, chưa có sinh viên nào đến cả. Xem đồng hồ thì cũng còn hơn nửa giờ nữa, thực tập mới bắt đầu. Thỉnh thoảng nhìn tử thi tôi cũng thấy sờ sợ.

Đột nhiện tôi có cảm giác như có ai đang đập tay vào cửa kính. Tôi ngước nhìn lên, nhìn qua tử thi và nhờ vào ánh sáng mờ mờ bên câu lạc bộ, tôi thấy có người đang đập tay vào cửa kính. Tôi định thần nhìn kỹ thêm thì đó là thằng Đầu Bự. Có lẽ chỉ nhờ vào cài đầu khác người của hắn, chứ thật sự tôi làm sao thấy đươc mặt hắn, qua ánh sáng mờ mờ của câu lạc bộ. Đầu Bự nhìn tôi và chỉ chỉ vào tử thi. Tôi hất tay như bảo hắn đi chỗ khác Hắn lắc đầu và lại lấy tay đập cửa và chỉ chỉ vào tử thi. Tức mình, tôi đi ra khỏi phòng, đi vòng ra phía sau tính đuổi hắn đi. Nhưng kìa phía sau sao chằng thấy hắn đâu cả, Tôi đi vòng qua hết phía sau căn nhà và tính trở vào phòng, thì tôi nhìn thấy thằng Đầu Bự từ trong phòng chạy ra. Tôi vào trong phòng thì trời ơi, chiếc mền đắp tử thi đã bị rớt xuống và tử thi trên bàn chính là thằng Đầu Bự. Rồi hình như tôi bị ngất đi một lúc thì phải. Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy, xuống bàn và từ từ đi về phía tôi. Tôi sợ hãi đến tột độ không kêu lên được tiếng nào. Càng lúc hắn càng tiến gần tôi, rồi hắn tới sát tôi, tim tôi như ngừng đập. Rồi hắn như nhập vào người tôi và tiếp tục đi ra cửa như tôi chẳng phải là vật cãn của hắn. Tôi hét lên một tiếng thất lớn, thì may quá anh đã kêu tôi dậy. Và tới giờ tôi cũng không biết bằng cách nào tôi lại nằm trong phòng”.

Rồi Tuấn nhờ tôi qua gọi Dũng, bạn cùng lớp của Tuấn, qua để Tuấn hỏi chuyện. Dũng qua và cho biết hôm qua Dũng và các bạn sinh viên vào phòng mổ thì thấy Tuấn bị ngất và chiếc mền đắp tử thi bị rớt xuống đất, Chính Dũng và một người bạn đã đem Tuấn về phòng. Dũng còn cho biết thêm, tử thi đó chính là thằng Đầu Bự. Riêng tôi, tôi nghĩ chắc tinh thần Tuấn không được ổn sau cơn bạo bệnh, nên thấy xác thằng Đầu Bự đã tưởng tượng ra câu chuyện như vậy, nên cũng không hỏi thêm.

Hai tuần sau, từ giảng đường về tôi chợt thấy thằng Đầu Bự đang ngồi bán hàng. Tôi dừng xe ghé vào gặp Đầu Bự.

Tôi hỏi: Nầy Văn, hai tuần nay sao không thấy em bán hàng ?

Hắn trả lời: Dạ em là Võ, anh Văn chết được hai tuần rồi…

Huy Duy

(ĐS TH LONG THÀNH 2010)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8327)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8658)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9562)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9720)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8493)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9673)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8246)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9072)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9297)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9391)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9679)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9726)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10963)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10522)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 10010)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10268)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9607)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8326)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9709)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9005)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14450)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12673)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9333)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9299)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10221)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8995)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9736)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10370)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9861)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9642)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 9005)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9266)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10760)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 11001)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10586)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9181)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10064)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9871)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10422)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10538)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10839)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13062)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11626)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9597)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9635)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13349)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11683)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9562)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.