7:49 SA
Thứ Sáu
21
Tháng Ba
2025

Thời khắc cuối cùng – Nguyễn Thị Thanh Dương

14 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 1996)

Thời khắc cuối cùng – Nguyễn Thị Thanh Dương

Ngày 29 tháng tư 1975.

    Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một.

    Cha tôi cũng đang “cắm trại” tại phủ thủ tướng. Ông là cảnh sát viên an ninh ở đó. Từ sáng đến giờ những tiếng súng to súng nhỏ vẫn thỉnh thoảng vang rền khắp thành phố, hình như cộng quân sắp tràn vào Sài Gòn. Chị em tôi bàn bạc phải chia ra chạy nạn kẻo chết chùm cả đám vì pháo kích của việt cộng từ phía An Phú Đông sang phi trường Tân Sơn Nhất phải đi qua hướng xóm mình. Tôi sẽ mang con và dắt theo mấy đứa em lên ngã bảy ở nhờ nhà gia đình người anh chồng. Mấy đứa em lớn còn lại sẽ ở nhà với mẹ tôi để… giữ nhà.

Thuê được chiếc xe xích lô máy với giá cả đắt đỏ. Con nhỏ 5 tuổi, ba đứa em cũng còn nhỏ, một đứa 10 tuổi,  9 tuổi và một đứa 6 tuổi . Chúng thích thú giành nhau chỗ ngồi trên xe, dưới sàn xe và…sung sướng cứ y như đang được chở đi du ngoạn, ngắm cảnh phố phường đang rối loạn xe chạy qua lại, người hối hả chạy ngược xuôi trên đường. Đưa được “ phái đoàn” con em đến nhà anh chồng ở quận 10 . Thở phào nhẹ nhõm tôi vào nhà thấy vắng vẻ, ngạc nhiên hỏi mẹ chồng gia đình anh chị đâu thì bà thiểu não:

    – Con đến đây làm gì, gia đình anh con cũng vừa đi xuống…. nhà con tị nạn. Ở đây nghe đạn pháo rầm rầm sát bên tai sợ lắm con ơi…

    Tôi hoảng sợ:

   – Trời ơi, ở đây cũng bị pháo kích nhiều hả mẹ? Con sợ chỗ con ở nên xuống đây lánh nạn. Ai ngờ…

   – Anh con nghe người ta nói Việt Cộng tiến vào thủ đô Sài Gòn từ cửa ngõ Phú Lâm. Họ pháo kích phòng thủ mở đường nên sợ quá phải đi…

    Thế là chỉ vì sợ hãi mà người ta chạy quanh chạy quẩn. Biết nơi nào bình an khi miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối này? Tôi buồn bã nhìn mẹ chồng và hỏi sao bà còn ở đây một mình thì bà nói:

     – Mẹ ở lại trông nhà, loạn ly này đi hết thì thành nhà hoang không chủ sao.

    Mẹ chồng cũng như mẹ tôi đều yêu quý căn nhà của mình, cố bám lấy hi vọng nguy hiểm sẽ qua và các con sẽ trở về nhà. Thôi thì đã trót đến đây phải ở lại đây. Mẹ con, chị em tôi ngủ lại tại nhà với mẹ chồng tôi. Cả ngày rồi đến đêm vẫn nghe đạn pháo ầm ĩ  tôi trằn trọc không ngủ được và tự hỏi giờ này gia đình người anh chồng đang tạm trú lánh nạn ở nhà tôi có ngủ ngon giấc không?

    Sáng sớm tôi lại quyết định đưa “phái đoàn” nhà mình “hồi hương” về Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Có khi còn an toàn hơn khu ngã bảy quận 10 nếu cộng quân tấn công vào từ cửa ngõ Phú Lâm. Khó khăn lắm mới vẫy được một chiếc xe taxi, ông tài xế đòi giá bao nhiêu tôi cũng đồng ý miễn là được trở về nhà. Lũ trẻ lại được hốt lên xe, lần này xe 4 bánh “sang” hơn xe 3 bánh xích lô hôm qua, con và các em càng thích, chúng ríu rít tranh nhau lên xe. Xong chúng níu áo tôi đòi hỏi:

    – Mẹ ơi con đói bụng..

    – Chị ơi, mình ra phố ăn phở không?

    – Em muốn ăn xôi cơ.

    Tôi điên tiết gắt lên:

    – Mấy đứa có im đi không, sắp chết cả đám đây nè…

    Thấy mặt chúng nó xụ xuống tiu nghỉu, tôi không có thì giờ mà giải thích, chỉ…năn nỉ:

    – Mình về nhà rồi tính.

    Xe chạy ngang qua bến cảng Sài Gòn thì phải đi chậm lại vì cả một đám đông vẫn đang nhốn nháo ngơ ngác đứng đầy đường. Có lẽ họ đang tiếc con tàu đã rời bến. Nhiều thứ như xe cộ, đồ dùng đắt giá nằm ngổn ngang bừa bãi trên bờ, chủ nhân không thể mang theo lên tàu đành bỏ lại mà cũng chẳng thấy ai lấy đi. Giờ phút này ai cũng lo đi tìm nơi trú ẩn, lo di tản trốn chạy…

    Tội nghiệp ông tài xế taxi, thời khắc sống chết cuối cùng của tháng Tư mà ông còn chạy xe kiếm tiền hoặc là ông quá lạc quan hoặc là ông quá nghèo khổ vẫn cần tiền để sống. Giá mà ông ra lượm đại chiếc xe gắn máy vô chủ đẹp đẽ nào đó đang nằm trên bến tàu, đáng giá hơn biết bao lần cuốc xe chở gia đình tôi từ Ngã Bảy về Hạnh Thông Tây quận Gò Vấp.

    Tôi cũng ngẩn ngơ nhìn ra bến sông, nếu tôi đi ngang qua đây, ra đến bến tàu sớm hơn, tôi có dám bước xuống tàu không? Đi đâu về đâu và sẽ ra sao, sẽ xa cách người thân đến bao giờ? Đó là một quyết định khó khăn cho tất cả mọi người trong cơn hoảng loạn binh biến này. Khi về đến nhà thì gia đình ông anh chồng tị nạn đêm qua cũng… ân hận khi xuống nhà tôi vì suốt đêm nghe tiếng súng từ phía An Phú Đông vọng về. Thế là nhân tiện anh thuê xe taxi này để gia đình anh trở lại nơi tôi vừa trú ẩn. Một cuộc trao đổi ngoạn mục. Ông taxi… trúng mối.

    Đến trưa thì chồng tôi về. Anh nói quan quân ở trung tâm huấn luyện Quang Trung tan hàng rã đám rồi. Trên đường từ Quang Trung về nhà anh thấy những người lính đã cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, những đám rác gồm quân dụng quân trang hay bất cứ giấy tờ vật liệu gì liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đang bị đốt cháy cho thành tàn tro. Anh đã bơ vơ lạc lỏng với quân phục huấn luyện viên về tới nhà an toàn là may.

    Cả nhà đầy đủ, chỉ còn thiếu bố tôi. Chẳng biết giờ này ông làm công việc gì ở phủ thủ tướng  khi mà từ thủ tướng tới các thuộc cấp chức vị cao chắc chắn đều đã di tản. Hay bố bị Việt Cộng bắt vì tưởng ông là một nhân  vật cao cấp còn chậm chân ở lại? Cả nhà tôi cùng lo lắng đứng ngồi không yên, riêng tôi giàu tưởng tượng hay là Việt Cộng đã… thủ tiêu bố mất rồi? May quá đến chiều tối thì bố tôi lò dò về đến nhà, ông bình thản kể:

    – Mấy ngày ở phủ thủ tướng bố và các nhân viên còn lại ..…làm chủ nhân cả phủ thủ tướng vì các ông lớn đi hết rồi, bố tha hồ uống các loại rượu ngon đắt tiền mà thủ tướng từng dùng để tiếp khách.

    – Bố không sợ bị Việt Cộng tấn công sao?

   – Nếu sợ thì bố đã lên máy bay rời khỏi Việt Nam rồi. Máy bay trực thăng đáp xuống nóc phủ thủ tướng để đón mọi nhân viên, bố từ chối vì không thể đi một mình khi vợ con còn ở lại.

    Tôi đã hiểu tâm trạng bố, y như tâm trạng tôi sáng nay đi ngang qua bến tàu Sài Gòn. Giá có thể bước xuống tàu chắc tôi cũng không dám vì còn mẹ và các em, còn chồng kẹt trong trại chưa về.

    Thế là ngày 30 tháng tư 1975

    Ai may mắn đi thoát khỏi Việt Nam.

    Ai tan nát nhà cửa, chia lìa người thân.

    Ai còn ở lại.

    Gia đình tôi, không biết may hay rủi, không sứt mẻ gì, đầy đủ cả nhà ở lại Việt Nam để rồi sau đó …lãnh đủ, bắt đầu một cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa đầy bất công, gian nan vất vả, đắng cay tủi hờn suốt nhiều năm .

    Chồng đi tù cải tạo, bố bị bắt vì hàng xóm xấu bụng chỉ điểm ông là “mật vụ” cảnh sát viên đi làm toàn mặc thường phục. Hơn một tháng biệt tăm bố tôi được tha về có lẽ họ không điều tra được gì cả ngoài chức vụ cảnh sát viên bình thường. Mẹ tôi mất 1975 vì bệnh viện thiếu bác sĩ, thuốc men. Con tôi sau này đi học bị phân biệt lý lịch. Các em tôi đi vượt biên mấy lần thất bại và tù tội, có đứa mất công ăn việc làm, mất hộ khẩu sống vất vưởng và trốn chui trốn nhủi tiếp tục vượt biên vài lần nữa cho đến khi may mắn đến bến bờ tự do.

    Đã 49 năm qua. Đã 49 tháng Tư qua.

    Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.

– Nguyễn Thị Thanh Dương.

(April, 2024)

Nguồn: https://vietbao.com/p301414a318713/thoi-khac-cuoi-cung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 184582)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
11 Tháng Ba 2025(Xem: 211)
Tiếu ngạo giang hồ là khúc nhạc cầm-tiêu của Lưu Chính Phong và Khúc Dương, đôi bạn tri kỷ, một “chánh”, một “tà” hợp soạn.
05 Tháng Giêng 2025(Xem: 1829)
tiếng rao hàng buổi xế trưa của những mảnh đời nghèo khó. Dòng sông Đồng Nai êm đềm xuôi chảy, để nước trôi xuôi vẫn chảy về nguồn.
15 Tháng Mười 2024(Xem: 1026)
Dòng văn nghệ vàng son của miền Nam lại phải ngả mũ chào thêm một cái tên lớn của âm nhạc ra đi, để lại một di sản vẫn vang lên từng ngày ở mọi nơi.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 2325)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 2262)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 2236)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
30 Tháng Ba 2024(Xem: 2531)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 2687)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 2445)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 2607)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 2313)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 2997)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 2925)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3064)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2734)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 3008)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 3663)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 5428)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 4255)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 3829)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 3823)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 3738)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 3562)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3969)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4290)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4519)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 5174)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 4908)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 4259)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 5207)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 5587)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 5915)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 6333)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 6119)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 6012)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 5707)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 6525)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 6299)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 6547)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 7221)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 7549)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 7643)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 7114)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6965)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6514)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6847)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 6749)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 7435)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi