9:14 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Hồi xưa tui đi học Chương 6 - Con gà con lang thang

10 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 20178)

Người đời thường hay nói tuổi trẻ mau quên, chuyện vui buồn nào rồi cũng theo dòng thời gian mà nhạt nhòa tan biến.

Cũng đúng cũng không. Nhất là đối với một tên nhóc 7,8 tuổi như tui ngày đó.

Bị thầy cô đánh mãi bằng roi mây mỗi ngày nên cái mông nho nhỏ dể thương của tui lúc nào cũng có những lằn bầm tím xanh đỏ dọc ngang như dấu bánh xe in trên bùn tháng hạ, rồi còn bị cô giáo lấy thước khẻ vào lòng bàn tay ngày mấy cái làm cho tui có 2 cái lòng bàn tay đỏ hỏn không thua gì bàn chân con gái còn son vậy mà tui vẫn tính nào tật nấy, tui vẫn đi học trể muôn năm.

Khổ hơn nữa là bây giờ tui đã lần mò leo lên tới lớp ba của ông giáo Bỗ. Cái ông thầy này bặm trợn bự con lại chơi cái roi dài thòn nên uýnh đau lắm chả bù với cái thước của cô Nữ hay là cái roi mây cụt ngũn của thầy Nữa. Nhà của ổng ở sau tiệm may Nam Long gần chợ.Thầy Bỗ làm thầy giáo tự hồi nào hỏng biết mà ổng cũng đã từng quất roi mây lên mông ông già tui.

Ông già tui thường hay khoanh tay cúi đầu chào ổng mỗi khi lên nhà bác Hai Thiện chủ tiệm may để nhậu. Chắc là vì muốn dợt tui cho kỹ lưỡng hơn nữa nên thầy Bỗ bảo Ba tui cho tui ở lại học lớp ba với ổng thêm một năm nữa mặc dù tui dư điểm lên lớp nhì của thầy Hưng ba của thằng Điền trong cư xá Đoàn văn Cự. Cũng nhờ vậy mà tui được làm trưởng lớp năm sau. Đó cũng là lần cuối cùng trong đời tui có được một cái chức vụ gì kêu nghe có vẻ bề thế quyền uy bà con vị nể.

Thỉnh-thoảng tui vẫn còn ráng đứng trước Ty Cảnh-Sát mà đợi nhỏ Mai, cho dù đã 2 năm trời biền biệt chiều trôi, mấy chiếc xe bò giờ cũng không còn được đi qua thành-phố nữa. Thế mà đôi khi vẫn còn một thằng bé con tay cầm khúc bánh mì đứng thẩn-thờ mong đợi bóng dáng một hình bóng thân thương.

Đôi khi tui quên bẳng đi dăm ba tháng, hớn hở vui đùa với lủ bạn trong xóm trong trường chỉ để rồi một sáng nào đó cái gương mặt tròn tròn với hai con mắt buồn dịu vợi lại hiện lên làm cho tui muốn ngồi khụy xuống bên đường với hai hàng lệ rơi .

Những lần như thế tui thường trốn học, giấu cặp trong cái bụi chuối ngoài sau rạp hát Biên Hùng rồi đi lang thang dọc theo đường quốc-lộ 1 mà hồi đó tụi tui nghe người xung quanh kêu là đường đấp mới.

 0O0

Quốc-lộ 1 là con đường chính chạy ngang thành-phố BH rồi đi xa xa lắm, đi tận mãi ra ngòai Bắc, nơi có nhà của ông bà Cố, Má tui bảo như thế cho dù tui chẳng biết Bắc với Nam là cái chi mô. Chỉ biết là ông bà Nội đã chọn Biên Hòa làm quê hương từ nơi xa xôi đó.

 Với tui ngày đó thì nó là con đường dẫn đến cây cầu Gành, sông Đồng Nai nước chảy chia hai, ai dìa Gia-định Đồng Nai thì dìa. Đi ngược lại thì ra Tam Hiệp, Hố Nai, Phúc Hải nơi có nhiều nhà thờ với mỗi sáng Chủ Nhật trong tiếng chuông ngân, đầy những người lớn lẫn trẻ con ăn mặc đàng-hoàng lịch-sự nắm tay nhau đi lể đầy đường.

Mấy bà bác, mấy chị lớn lẫn tụi con gái ưa huýt hứ đều mặc áo dài trắng trang nghiêm đi dung dăng dung dẻ chật cả quảng đường quốc lộ. Có khi họ còn mang theo những bó hoa đầy màu sắc. Thỉnh thoảng tui thấy mấy thằng bạn tui chạy lúp xúp theo sau lưng mấy đứa con gái.

Lớn lên tui vẫn thích nghe tiếng chuông ngân nga bất kể là chuông chùa hay chuông nhà thờ, đối với tui nghe như là một lời thì thầm nhắn nhủ êm đềm tự cỏi hư-vô.

Hai bên đường thuở xa xưa đó toàn là ruộng lúa dế kêu cóc nhảy, chảy dài đến tận bờ sông, trên đường chỉ thường là những chiếc xe đò liên-tỉnh chạy bằng dầu cặn phun khói mịt mù, chất đầy bao bố, cần xé hay xe đạp, xe gắn máy trên mui với anh lơ xe đeo tòn ten phía sau lúc nào cũng liên miệng la lên cái câu:

-Vô vô em ! 

Bất kể là em nào già hay trẻ. Nhiều khi chỉ là một bà già trầu hom hem chiều nhạt nắng. Bả mà quay lại nheo mắt cười tình thì coi chừng anh hết tòn ten.

Kinh nghiệm máu xương đã dạy cho tui biết là đi lơn tơn trên khúc đường này phải để ý coi chừng mấy chiếc xe đò. Không phải tui sợ bị xe đụng, có bị đụng bao giờ đâu mà sợ? Tui sợ là sợ mấy bà già trên xe phun bã trầu đỏ hỏn như máu làm lem nhem cái áo sơ mi trắng Nguyễn Du của tui. Tui lại phải coi chừng mấy cái lá chuối gói bánh tét, bánh ú hay xu xê gì đó cứ hể thấy tui là cứ bay ào xuống, lạng qua lạng lạng lại để rồi cuối cùng thì ụp dính ngay chóc vô cái mặt nham nhở trước tuổi của tui.

Mà lạ thiệt nha, nhiều lần tui đã phòng bị kỹ càng, vừa thấy mấy cái lá bay ra là tui đã cố sức quẹo cong cái cần cổ né tránh mà vẫn không thoát nạn. Mặc cho tui hết né qua phải rồi đến trái, có khi còn ngồi thụp xuống như con nhà võ lành nghề mà mấy miếng lá quỷ quái vẫn cứ lững lơ theo chiều gió tà tà nhắm ngay cái mặt đẹp của tui mà lạng theo cứ y như là...gái mê trai.

Riết rồi tui chán quá bèn xài chữ Nhẫn của con nhà Phật. Tui không thèm né nữa. Cứ cắm đầu mà đi, miệng lâm râm đọc thần chú úm ba la. Tui áp dụng cái câu thầy Chín đã dạy:

- Mặc cho lá bay trầu nhổ… khách trọc đầu cứ đi.

Vậy mà được việc lắm nha, cái tỷ lệ bị ăn đạn lại thấp hơn rất nhiều. Đúng là người tính hỏng bằng trời ha !

Khác với con đường Trịnh Hoài Đức mà tui đi học hàng ngày, cái đường đấp mới này chẳng có nhà cửa phố xá cây cối chi hết. Chỉ là một con lộ tráng nhựa đen xì thẳng băng xẻ ngang mấy cái ruộng lúa. Cũng vì thế mà rất ít khi có người đi bộ trên quảng đường này, nhiều khi chỉ có mình tui âm thầm gậm nhấm nỗi thù trên lưng ngựa hoang.

Những lúc lang thang ở đây tui thích nhất là nhìn cái xe lửa đến từ Sài Gòn hú còi phụt lên từng bụm khói trắng chạy chầm chậm vô ga trông giống y như là tranh vẻ. Còn thêm một cái mà tui ưa nhìn nữa là cái khúc đường ngắn Công Lý bên tay mặt. Ở đó có nhiều cái nhà to lớn đồ sộ với những cái sân vườn đầy cây cảnh lạ mắt cùng với cái sân tenis bên hông. Lâu quá rồi tui quên mất tên là nhà của ai nhưng tui thường đứng ngắm nghía cái cây kiểng gì có lá trông giống như cây chuối mà lại tỏe ra như cái quạt. Tui có nhiều bạn bè con nhà giàu trên con đường này nhưng không thể nói ra ngay bây giờ là vì tui đang trốn học.

Đôi khi cũng có một vài chiếc xe nhà binh hay xe jeep chạy tà tà ngang qua. Vào những năm tháng ấy chiến-tranh chưa tràn về phố thị, mấy anh lính ngồi trên xe trông rất lè phè, lúc nào cũng tay ôm súng nhưng mắt luôn dõi tìm một bóng áo trắng nữ-sinh hay một em bán nước mía. Hồi đó tui nghĩ hoài mà không sao hiểu nổi tại sao mấy ông lính đều khoái nhìn đàn bà con gái. Chị Gấm có lần bảo chắc là mấy ổng muốn bắn họ. Thiệt hong đó bà, tui thấy mấy ổng cười tươi như hoa mà. Chị xạo vừa thôi chứ !!!

Tui chỉ đi mà thường thì không biết đi đâu, vừa lang thang vừa ngó trời, ngó ruộng, ngó xe. Thấy một con gà của ai chạy băng qua đường tui lại càng buồn tủi. Tui nhớ con gà mái có bộ lông vàng khè của tui năm trước. Nó cũng đã chết rồi, nó được xếp nằm ngay ngắn trên dĩa, hai tay bị bẻ quặt ra đàng sau.. Nó đã thành gà rô-ti. Nhớ đến nó tui lại bực mình Má tui. Cái bà già này !

 0O0

Sau khi dư ra được một số tiền do việc mua rẻ bộ đồng-phục của thằng chết, vài tháng sau khi thấy tui chưa chết theo nó, má tui mua cở chục con gà con mới nở còn nhỏ xíu vàng khè kêu chíp chíp đem về nhà nuôi.

Tui xí phần một con có vẻ có nhiều lông nhất, xin Má tui một sợi chỉ đen cột vô chân làm dấu, tui đặt tên nó là con Mai như để tưởng niệm một chuyện tình đã qua.

Ngày nào đi học về ngang ruộng lúa tui cũng đều bắt vài con trùng hay mấy con cào cào châu chấu, có khi là dế đá thua bị chết trong trường mang về cho con gà Mai của tui ăn. Chắc cũng vì thế mà nó thường hay chạy ra phía trước sân mỗi khi tui về, cái đuôi màu vàng ngoe nguẩy, mỏ mổ lung tung dưới chân. Có khi còn làm một bải vàng khè. Nó có vẻ lớn lẹ hơn tui.

Chị Lan ở gần nhà mỗi khi đi học về thấy tui đang o bế con gà thường hay dừng lại mà chọc quê vài câu cho hã dạ cái chuyện gì không biết.

- Nhỏ mà nuôi gà lớn " nui gái ". hi hi...-

- Kệ tui, sao bà rảnh quá vậy? mà " nui gái " là cái gì?

- Mai mốt lớn như tao thì biết. Chỉ xách cặp đỏng đảnh bỏ đi còn eo éo ngâm thơ:

Em đi anh ở lại nhà

Chiều hôm ve vuốt con gà ngẩn ngơ

Thấy cái mông lắc lư của bả mà tui muốn lượm ngay cục đá bự hoặc là một viên bì kẽm mới đã. Kỳ thiệt nha, tui quậy phá uýnh lộn có tiếng ở cái xóm này mà sao mấy bà mấy chị lẫn tụi con gái cứ hay rề rề đến chọc. Bây giờ già rồi cũng vẫn vậy. Má tui nói tui có số đào hoa từ thuở lên ba. Bả vẫn thường hay khoe khoang với mấy bà bạn rằng là :

- Mới 5 tuổi mà đã tính chuyện dẫn gái dìa nhà.

 Lâu lâu Má tui bảo chị Gấm bắt một con làm thịt khi nhà có cúng giỗ hay bạn bè của ông già tui tới nhậu. Ba tui nhậu dữ lắm, hầu như ngày nào ổng cũng có độ, khi thì trong mấy cái quán cóc ngoài rạp hát, lúc thì trong quán bà Năm cháo lòng trong ga xe lửa, cuối tuần thì lại cáp độ ở nhà.

Có khi ổng nổi hứng rủ mấy chú mấy bác trong phi-trường lấy cái xe jeep chạy tuốt xuống Sài Gòn nhậu trong mấy cái quán thật là mắc tiền, những lần như thế tui thường thấy Má tui ngồi lặng lẽ đếm đi đếm lại cái cọc tiền bả gói trong bọc nylong nhét tận dưới gầm giường.

Tui cũng không hiểu sao ổng ăn nhậu hút sách cả một đời mà bây giờ chỉ còn một năm nữa là đủ 90 mà ổng vẩn còn hút và nhậu rồi lại nhậu với hút. Tuy có phần nào ít hơn lúc xưa vì chắc ổng phá mồi dữ quá nên mấy ông bạn nhậu của ổng hầu hết đã bỏ ổng mà đi nhậu quán xa miền miên viễn.

Giờ thì ổng thường ngồi nhậu một mình trong một góc sân, cặp mắt lừ đừ nhìn mãi tận đâu đâu, ít khi nói một tiếng nào. Mà có nói chi thì chỉ cần một tiếng mở đầu là ai cũng biết hết cả câu chuyện.

Trở lại chuyện con gà Mai, có lẽ má tui thấy tui quá thương mến con gà như một người bạn thân nên bả cho làm thịt những con khác trước mặc dù con Mai của tui mập tròn hơn cả đám. Mập hơn chị Gấm nhiều.

Cái ngày đó rồi cũng phải đến, chưa về đến nhà đã thấy đứa em gái út bỏ chơi trong cái miểu thờ Thần Hoàng bên đường chạy ra mét một câu nghe tê tái cái lòng anh:

- Má làm thịt con Mai của anh rồi.

Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.

Không hiểu sao nhưng tui đã có cái tính suy nghỉ đâu ra đó đàng hòang từ thuở nhỏ, đó chỉ là một con gà, thì đành phải chịu vậy thôi, nhưng nhỏ Mai là con người ! Nên tui cứ nhớ thương trong niềm uất hận.

 0O0

Mãi nghỉ đến con gà tui đã đi đến chân cầu lúc nào không hay.

Vào giờ này bờ sông vắng teo, trên bờ chẳng có một trận đá banh, không có một đám chơi đánh đáo ăn tiền, dưới sông cũng không thấy tên nhóc nào đang tập lội, mấy chiếc ghe nhỏ đã ra giữa dòng câu cá.

Buồn tình tui leo lên cái cây ngay bờ sông có một cái cành bự đâm ra tận mặt nước, tụi tui thường đứng trên đó mà 1,2,3 lông nhông cắm đầu nhảy xuống sông.

Ngồi trên cái cành cây cao đó cho tui một thấy cả một khoảng trời hiền lành đơn sơ mộc mạc của xứ Biên Hòa. Một cảnh trời trăng mây nước êm đềm thanh thản tựa như tranh .

 Thả mắt theo ngược dòng nước chảy, tui thầm nghỉ nếu mình cứ đi mãi qua khỏi cầu Mát, đi qua nhà tù đi luôn qua chợ lên tận trên thượng nguồn thì chắc là sẽ thấy cái chổ khởi điểm của dòng sông, nó ra sao tui muốn biết. Có lần tui nói với thằng Định như thế thì nó lại rụt rè co vòi :

 - Coi mà làm gì ? Thì chắc nó cũng xì xì ra rồi chảy ngoằn ngoèo như con gái đái vậy thôi! Có thể có ma da.

Đúng là cái thằng cù lần như trời đã định. Chuyên môn làm người giang hồ mất hứng.

Nhìn những chiếc ghe thương hồ chở đầy hàng hóa lẫn theo những cái phà chở đầy cát, đá, cây gổ từ từ trôi qua tui ước gì họ dừng lại cho tui quá giang đi theo một ngày, chắc là vui lắm, hay là một cái thuyền con với cái chị chèo bằng chân cũng được, tui muốn theo con thuyền ra tận cuối dòng sông để trông thấy biển.

Ngày đó tui thường tự hỏi sông biển nối liền với nhau sao lại khác màu. Đem hỏi chị Gấm thì bả bảo rằng :

 -Thì khác nên mới kêu là sông với biển !

Hừm, cái bà này lúc nào cũng nói chuyện đơn giản đời em như Năm xe be bự hơn Bảy xe bò. Vậy mà cũng đòi tên Gấm, chắc là cái ông thư ký ở dưới xã đánh máy lộn, có thể là Gấu hỏng chừng. Nói cho vui vậy chớ tui nhớ thương chị Gấm chẳng kém gì nhỏ Mai. Tui không có chị có anh còn chị Gấm đi ở mướn một mình chẵng có ai nên hai chị em thường hay thủ thỉ chuyện trò đũ thứ trên trời dưới đất. Tui hiểu biết hơn mấy tên nhóc cùng tuổi có lẽ là nhờ vào đó.

Chị Gấm tui đã dẫn bầy con đi từ sông ra biển ngày đó rồi đi mãi phương nào chẳng thấy về. Sao ai cũng bỏ tui mà đi đâu hết vậy. Mai này có còn gặp lại hay không?

 0O0

Ngồi thơ thẩn một mình trên cành cây, ngoài bờ sông gió sông lùa qua ống quần sort rộng thùng thình một lúc thấy chán và lạnh, tui tuột xuống quay trở về hướng cũ.

Lần này tui chọn đi theo những cái bờ đê trên mặt ruộng dọc theo đường rày xe lửa cho gần hơn, có thể bắt được vài con dế than ngang tàng trên chiến trận nếu gặp hên.

Ruộng lúa vào lúc này đã gặt xong, nước đã cạn, chỉ còn là những đống rơm màu vàng ối được chất ngay hàng thẳng lối trên mặt ruộng sình lầy đầy những lằn nứt nẻ dọc ngang.

Cứ lo cắm đầu nhìn xuống mặt ruộng tui vấp phải cái cuốc của ai bỏ quên trên bờ đê lộn nhào nguyên con xuống ruộng kêu cái oạch.

Chẳng có đau đớn gì nhiều, chỉ hơi trầy đầu gối chút xíu nhưng cái làm tui lo lắng là bộ quần áo giờ đã lem nhem bùn xình đen thui xám xịt.

Thế này thì bỏ bu rồi, làm sao đi về nhà đây ? Cở này tối thiểu cũng phải chục roi với bà già.

Sợ quá tui ngó quanh quẩn tìm nước để rửa tay chân lẫn giặt sạch quấn áo nhưng thật là khổ cái đời tui, toàn là nước sình đục ngầu đen thùi lùi.

Nghe mùi khét lạn theo gió tui mừng gần chảy nước mắt,

Cở gần vài trăm thước về hướng nhà ga, sau mấy bụi tre một làn khói đen đang bốc thẳng lên trời. Lò Rèn !

Phải rồi, lò rèn của bác Hai, cứ đến đó xin nước giặt đồ.

Như người vừa tìm ra chân-lý, tui cắm đầu chạy.

Bịch ! Lại vắp phải cái cuốc quỷ quái một lần nữa. Chụp lấy cái cán cuốc tui định quăng nó ra xa nhưng bổng đổi ý tui vác nó lên vai chân đi cà nhắc về hướng lò rèn.

Còn tiếp

Hoàng Duy Liệu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5747)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6802)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7223)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6273)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5987)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6513)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5330)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5209)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5503)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5437)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5474)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5947)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6730)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6736)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6080)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6027)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6163)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6358)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6809)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6491)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6888)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6909)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6705)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6325)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47074)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66891)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24869)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5897)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5890)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6199)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6937)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5466)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5690)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6312)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5563)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5369)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5839)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6315)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5414)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5899)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6120)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6128)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8059)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7011)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6252)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8640)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7723)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7326)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7309)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6521)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ