1:16 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG - NGUYỄN THỊ THÊM

17 Tháng Giêng 202111:12 SA(Xem: 5419)
đến trường

 
Xe từ từ đi vào phố quận Long Thành.

Em tôi nói với con gái và thằng rể Mỹ

- Xe gần tới trường ngày xưa ba đi học rồi đó.

- Trường high school phải không ba?

- Đúng rồi. Nó nằm bên tay phải của con. Chị ơi! Gần tới chưa?

Tôi nhướng người nhìn qua cửa xe. Long Thành bây giờ thay đổi nhiều quá, tôi không thể đoán được là tới đâu rồi. Nhà nối tiếp nhà, xa lạ như nhiều nơi tôi đã đi qua ở VN  hơn nửa tháng nay. Nó lạ đến phũ phàng và tàn nhẫn cho những người yêu phố quận như chị em tôi.

Tôi nhớ ngôi trường có cái cổng ngay trước quốc lộ 15 mà bây giờ đã đổi thành 51. Nhưng qua một số hình ảnh các bạn đăng ở Facebook, cổng trường đã thay tên và dời sâu vào bên trong, như nhường sự quan trọng của ngành giáo dục cho sự đi lên của kinh tế thị trường.

-Em chú ý bên tay phải, chỗ nào có cái bồn nước cao cao, nhìn vào con hẻm. Trường mình và cái cống nằm sâu trong đó.

Đứa cháu chạy chầm chậm để chị em tôi tìm về kỷ niệm của thuở học trò.

-Kìa! Kìa bồn nước kìa! Nó đó, trường của ba ngày xưa học đó con.
Em tôi hí hửng đưa tay chỉ vào con đường có cái cổng trường và thấp thoáng dãy lầu chưa kịp nhìn kỹ đã chạy khuất lần sau dãy phố. Trong xe bao nhiêu cái đầu đều quay về hướng đó, cả chục đôi mắt mở to để nhìn.

Xe chạy lướt qua, em tôi còn cố gắng quay đầu lại nhìn, như nhìn tuổi thơ mình vụt mất. Đường vào trường vắng ngắt vì là nghỉ Tết, nhưng dường như ở đó có tiếng cười giòn giã của các em tôi và tôi. Có những tà áo trắng, áo xanh hay áo trắng quần xanh một thuở học trò.  Có những niềm vui nỗi nhớ không thể nào quên. Có những ... tội nghiệp em tôi và tôi mãi mãi không quên ngôi trường Long Thành trong kỷ niệm.

Không gian và thời gian dường như dừng lại để quay về quá khứ. Không ai nói với ai câu nào. Cả xe dành một phút im lặng cho hai chị em tôi truy điệu tuổi thơ. Một thời tuổi thơ đã mất và một khoảng thời gian rất dài vì cuộc sống không cho phép chúng tôi trở lại nơi này.

Ngôi trường Trung Học Long Thành của những người con phố quận. Chúng tôi có 4 năm học tập nơi đây. Bốn năm rất ngắn nhưng ở cái tuổi mới lớn nó là kỷ niệm vàng son. Là những bậc thang học hỏi để vào đời,  là cung bậc của ước mơ và hoài vọng.

Tôi như thấy lại em tôi thật dễ thương, thật đẹp trai trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng, phù hiệu trên túi áo và nụ cười thật tươi của  cậu con trai vừa mới lớn. Bộ ba Trí-Thanh-Thông trên ba chiếc xe Honda của một thuở nào. Ngoài ra còn có Nguyễn văn Sẽ, Hồ văn Rốt, Thanh Hải, Ngọc Anh, Thanh Thủy, Đoàn Lê Dung... Những đứa em thật ngoan, xinh đẹp và học giỏi. Có tiếng hát của Trần thị Ngọc cao vút bài "Hòn Vọng Phu". Có Phạm Thị Thuận và các bạn múa nhịp nhàng trong bài hát "Chiều Lên Bản Thượng". Những cô sơn nữ vai mang gùi thật xinh xắn dễ thương.

-Chị ơi! Mình đã tới rạp hát Thuận Thiên chưa chị?

Câu hỏi của em lôi tôi về thực tế. Phố xá bây giờ khác quá nên tôi không biết mình đã đến chỗ nào, đã tới Cầu Quản Thủ hay chưa? Đây là con đường đưa chúng tôi về Ngã Ba Phước Thiền để chúng tôi ghé đốt hương cho người chú ruột. Hai bên đường những ruộng lúa thật đẹp, gió đồng đội trong lành đã mất dấu. Tất cả đều đô thị hóa. "Nước ta là một nước nông nghiệp" đã không còn trên khắp lãnh thổ VN. 

Xe ngừng trước một tiệm là đại lý của hãng điện thoại và đồ điện tử. Đứa cháu nói: " Cô Chú xuống đây trước, con tìm chỗ đậu xe." Tôi ngỡ ngàng nhìn quanh. Đúng là chỗ này. "Ngã ba Phước Thiền" quán nước và cũng là nhà của chú tôi nằm ngay tâm điểm. Nhưng nhà đâu mất rồi tôi không thấy.  Một hành lang nhỏ dẫn sâu vào bên trong, con trai chú tôi đã cho người ta thuê phía trước mặt tiền nhà làm cửa tiệm. Tiền thuê hàng tháng là lợi tức để sinh sống.

Tôi nghĩ đến những căn nhà lầu, những biệt thự bị đánh tư sản sau 30/4/1975. Nhà đang ở bị chiếm đoạt tức tưởi. Gia đình chủ nhà phải năn nỉ để được sống chui rúc trong chái bếp sau hè để khỏi phải đi kinh tế mới. Bây giờ thì khác rồi, em tôi tình nguyện ký hợp đồng cho thuê. Thôi thì đành lùi ra sau ở để sống còn. Đồng tiền có giá trị vạn năng thay đổi tất cả. Đành thôi: "Gặp thời thế thế thời phải thế."

....

Xe quẹo vào con đường đi vào Bình Sơn. Tôi mơ hồ nhớ lại .Đây là con đường quen thuộc đến trường của chị em tôi. Ngay góc này cái lầu cao cao là nhà của gia đình Dáo Nga mà người Long Thành gọi thân mật là "Ông Tồn". Giao điểm của ngã ba là cây xăng ông Tồn. Đi tới một chút có một căn phòng nhỏ là nơi học tập của Châu Dáo Nga và Châu Đỉnh Sanh lớp tôi. Chúng tôi thường tập trung nơi này để ôn bài, tán gẫu và chờ nhau về Bình Sơn một lượt. Kế đó là tiệm sách Châu Hải và nhà của anh Châu Hải ba của Châu Chương Thành. Con đường dẫn về sẽ ngang qua nhà cô Hai Nhơn má của Ngọc Nhẫn. Ngôi nhà mà ngày xưa các cô giáo dạy Long Thành ở trọ. Là nơi cô nữ sinh nào cũng muốn ghé mà không dám bước vô. Các cô giáo là biểu tượng cho sự xinh đẹp, văn minh, tài giỏi và sang trọng. Là hình ảnh mơ ước của chính tôi và nhóm  bạn. 

 Long Thành của tôi, phố chợ của tôi và con đường về nhà tôi đó. Bây giờ 72 tuổi tôi đi qua nơi này để tìm dấu vết của riêng tôi- Ngôi nhà màu tím của thuở tôi tròn 20 tuổi- Căn nhà với các rèm cửa màu tim tím do chính tôi may. Cái máy may ba tôi đặt mua từ nước Nhật bằng chính tiền học bổng của tôi. Ngày tôi khoe ba tôi chứng chỉ đậu Tú Tài của mình cũng là ngày tôi mở tung kiện hàng đựng cái máy may hiệu Singer này. Trong đời chưa bao giờ tôi có niềm vui lớn như lúc đó. Trong căn nhà này, tôi đã tự may cho mình những bộ đồ mặc ở nhà, tự cắt may áo dài bằng cách rập khuôn từng phần một. Nơi này tôi đã bước qua thời con gái để thành đàn bà bằng một đám cưới. Có học trò đến trang trí phòng cô dâu, có hướng đạo đến dựng rạp và cổng vu quy. Có biết bao là kỷ niệm.

Xe đã chạy qua khỏi cầu rồi mà tôi vô phương tìm thấy cái ngõ nhỏ quen thuộc vào nhà mình. Không cách chỉ nhìn ra nhà của Khưu Thị Xuân, Khưu thị Hoa hay nhà của Trương Phượng. Tôi tự nhủ với mình:" Soi vào gương, mình còn không nhìn ra mình bảo sao phố xá còn nguyên hình dạng cũ. "

Ngày xưa trên con đường này ngày hai buổi đi về, tôi đã cùng các bạn đạp xe từ Bình Sơn ra Long Thành để học. Chúng tôi là con em của những công nhân cao su thuộc sở Bình Sơn. Dân phu đồn điền đa số là miền Bắc di cư được Tây tuyển mộ. Trường sở chỉ tới lớp nhì là hết. Lên tới lớp nhất là chúng tôi được ra trường quận để học năm cuối thi lấy bằng Tiểu học. Kỳ thi tuyển vào đệ thất Trung Học Long Thành năm xưa ấy, tôi được đậu thủ khoa và được học bổng suốt bốn năm liền. Bạn bè tôi rất ít được cha mẹ cho học lên cao. Lên tới Trung học chúng tôi chỉ còn đâu sáu đứa. Tôi, Quỳ, Nhạ, Tú, Lê thị Ngọc, Phất (nếu tôi nhớ không lầm).

Trời chưa sáng tiếng kẻng vang vang, dân phu dậy nấu cơm ăn để ra lô đi làm là chúng tôi dậy học bài. Kẻng hồi hai phu xách thùng cạo mủ ra điểm dân là chúng tôi cũng chuẩn bị đi học. Con đường đến trường mấy đứa đi xe đạp lỉnh kỉnh tập vở và gà mên cơm. Con đường lô Bàu Ngỗng chạy dài những hàng cao su thẳng tắp. Trên con lộ dài, người ta cất những chòi canh để gát lửa. Chúng tôi thả xe đạp dưới chân chòi và leo lên chòi ngồi ăn cơm sáng. Xong lại tiếp tục đạp xe tới trường. 
Mùa lá cao su rụng, chúng tôi dừng xe, chạy rượt những lá cao su bay bay, hoặc hốt từng bụm lá vàng tung lên không gian. Mùa hè rủ nhau đi lượm hột cao su kiếm tiền mua vở học.

Đường đến trường phải đi qua Bình Lâm. Nhà của Huỳnh Thạch Sa, Phạm Thị Của, Nguyễn tấn Hưng, Ngô Văn Bông hình như ở nơi này. Tôi nhớ khi học sinh Bình Sơn ra trường quận Long Thành học khá đông, chủ tây cho xe đưa rước mỗi ngày. Xe ở trên trống trơn, thùng xe có hai dãy ghế ngồi. Chúng tôi thủ sẵn một cây cù móc dài. Chôm chôm Bình Lâm trái thật sai, xòe ra cả ngoài đường lộ. Thế là cứ đứng ở trên xe giựt chôm chôm thật mạnh. Trái rớt xuống sàn xe, chia nhau ăn thật vui. Có một lần má Huỳnh Thạch Sa ra đón xe mắng vốn. Chúng tôi bị la một trận. Nhưng học trò mà, ăn không phải là chính, phá mới là niềm vui của lũ quỷ phá nhà chay.

Tuổi thơ của chúng tôi cũng bị nhiều vết hằn thương đau không thể xóa do chiến tranh. Có khi xe đang chạy trên đường để đến trường. Bỗng nhiên dừng lại. Trước mặt hai hoặc ba cây sao su bị cưa ngã xuống chắn ngang đường. Hồi đó chúng tôi gọi là "Đường bị đắp mô" chỉ chờ lính ngoài quận vào dẹp và mở đường cho dân đi lại. Vì ở đó có gài lựu đạn hay mìn cho nên ai cũng sợ. 

Lần nào cũng vậy, tài xế phải tìm cách chạy luồn lách vào trong lô cao su để tìm lối ra cho chúng tôi đến trường kịp giờ. Vì phải chạy trên khoảng trống giữa hàng cây cao su và leo lên những ụ đất nên giằng, xốc rất nguy hiểm. Thường thì mỗi lần như vậy chúng tôi đều bị trễ giờ. Điều ám ảnh tuổi thơ của tôi là những người bị giết chết treo lên nhánh cây, hay bị bắn ngồi dựa gốc cao su với bản án trước mặt. Thật ghê rợn và tàn nhẫn. 

Điều không thể ngờ được là sau 1975 tôi lại nằm trong đội ngũ công nhân trồng lại lô cao su Bàu Ngỗng. Người làm tổ trưởng của tôi lúc bấy giờ lại chính là học trò cũ của tôi. Có nhiều khi trên con đường này, với chiếc xe đạp cà tàng trở về nhà, tôi đã gặp các bạn cùng lớp Trung học ngày nào, ì ạch thồ những bao bắp, khoai mì từ Cẩm Đường về Long Thành. Mệt, vất vả và chua xót quá nên chúng tôi như kẻ xa lạ đường ai nấy đạp. Con dốc đời còn gập ghềnh và cao hơn con dốc Bàu Ngỗng hay Cầu Ông Trữ mà chúng tôi phải vượt qua. 

Năm nay tôi về quê ăn Tết. Con đường từ Bình Sơn về Long Thành cũng dài ngần đó, nhưng đã thay đổi nhiều vì gần 60 năm đã trôi qua. Con đường Bàu Ngỗng rợp bóng cao su thuở xưa giờ đã cưa sạch sẽ. Một khoảng đất trống chạy dài mút tầm mắt chói chang. Nông Trường Bình Sơn sẽ là một phần của kế hoạch “ Sân Bay Quốc tế Long Thành”. Nghe nói năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Xã Suối Trầu đã bị xóa sổ. Đội Hai Cầu Ông Trữ nằm trong diện bồi thường và di đời. Nông Trường An Viễn, Xã Cẩm Đường cũng nằm trong kế hoạch. Người dân chỉ chờ đợi chính phủ có chính sách thỏa đáng. Quận Long Thành  rồi sẽ có một bộ mặt khác khi tôi về thăm lại lần thứ nhì không biết lúc nào.

Bảy mươi hai tuổi đời, tóc tôi đã bạc, cuộc đời truân chuyên như gương mặt đầy những vết chân chim. Bạn bè tôi kẻ còn người mất và tản mạn trên khắp thế giới. Chúng tôi thường liên lạc với nhau qua phone và internet. Sợi dây liên kết để giữ tình bạn của chúng tôi mãi mãi bền chặt chính là ngôi trường Trung học Long Thành.

Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn... 

Nguyễn Thị Thêm

 

 

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Giêng 20227:34 CH
Khách
Chi lam em nho nhieu hon ve Long Thanh than you qua.
Cam on chi Them
Kim Loan N Tran
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9498)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5304)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7192)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7297)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7209)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13693)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7089)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6758)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6823)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7342)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6420)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11399)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6622)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6282)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7302)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7084)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6799)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10935)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7180)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7740)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7034)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7715)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8161)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7288)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52374)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54610)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9284)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7331)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9751)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8996)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7580)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55165)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53902)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53084)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8374)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8657)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7684)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7746)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7355)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7852)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8533)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8292)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8143)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8048)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7826)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7969)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8251)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9065)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7779)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.