8:48 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Má Tui Hà Tiện - Hoàng Duy Liệu

26 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20194)

Phần I: Má Tui hà tiện

Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu?
Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ. Nghe tui nói tiền vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam tốn hết gần 7, 8 ngàn đô cho 2 vợ chồng cùng 2 đứa con tui, bả liền nói:
- Sao mày không mua 3 vé thôi ? Con bé này nhỏ con ngồi trên lòng má nó cũng đâu sao.
Má ơi, nếu được thế thì con sẽ xin đổi chỗ với nhỏ con gái. Êm phải biết.
Căn phòng ngủ của má tui là một cái "All in One" hay là "One Stop". Nếu nói theo kiểu của người về từ Việt Bắc hôm nay là "Một Cửa". Nó vừa là cái phòng ngủ, vừa là thư viện, vừa là "shopping mall" lại cũng có thể gọi là bảo tàng viện hay là nhà kho. Ôi thôi bả chứa đủ thứ trong đó. Đủ thứ, đủ kiểu, đủ tháng năm. Tụi nhỏ trong nhà kêu đó là "Siêu thị 4 C" nghĩa là "Cái chi cũng có".
Mấy người chuyên mua bán đồ cổ trên eBay sẽ nhảy nhỏm lên nếu lạc vào cái phòng của bả, bằng chứng là con vợ Mỹ của tui lần nào dìa cũng đi lanh quanh trong đó hàng giờ, nó còn vô mạng giúp bả điều tra giá cả làm cho bả khoái chí mà gom góp thêm chất đầy phòng chờ ngày nàng thẩm định viên trở lại.
Vì hà tiện và ưa lo xa nên có cái gì bả cũng không xài, không dùng hay kẹt lắm thì chỉ....phân nửa hay 1/4, số còn lại cất đâu đó để dành. Ngay cả một miếng "band aid" cũng cắt làm đôi. Chai thuốc đỏ của bả cứ có màu hồng hồng vì 50% là nước lọc.
- Thời buổi bây giờ vi trùng cũng đã già yếu quá rồi. Chắc là bả nghĩ như thế.
Phải công nhận má tui có một trí nhớ tốt. Bất cứ cầm món gì lên bả đều có thể nói ngay ra là của ai cho, từ đâu tới , nhân dịp nào. Ngay cả một lọ dầu cù là con cọp. Bả còn có cái tật uống thuốc quá hạn vì không muốn bỏ uổng. Con cháu cằn nhằn thì bả nói tỉnh bơ:
- Thì biết là thuốc cũ kém hiệu lực nên tao đã uống gấp đôi.
-????????????????????
- Chớ thuốc con mới mua cho Má đâu? Con em dâu tui hỏi.
- Thì tao để dành từ từ rồi uống tới.
À thì ra bả cũng biết dùng cái định luật FIFO (First in first out) đàng hoàng chứ bộ. Bả đang bị bịnh tiểu đừơng nên phải dùng "test" mỗi ngày, cả năm nay rồi lúc nào ai hỏi bả cũng bảo là "Good good lắm" cho đến khi thằng cháu ngoại làm nghề thầy thuốc khám phá ra cái chuyện bà ngoại cứ hay tắt máy nửa chừng vì sợ "tốn pin". A ha, hèn chi mà bả có chỉ số cholesterol thấp hơn con em dâu trong nhà làm cho nó thường hay ganh tị.
Tụi con gái trong nhà lúc nào cũng ráng tránh bàn chuyện mua sắm quần áo mới trước mặt má tui vì sợ phải mặc đồ bà ngoại cho.
- Còn mới tinh mà mậy! Bả h
ãnh diện.
Tiền hả?
Bả chỉ thích cất tiền đô trong tủ thôi, lý do là... Đi đổi mất công quá thôi...hỏng xài! Hình như giờ thì bả giàu hơn tui nhiều hỏng chừng, tui có bao giờ có hơn 100 đô trong túi đâu? Lần trước vợ tui có bắt tui mang về cho bả một cái gối bằng chất nệm Tempur gì đó, vừa rồi tui vô phòng bả thấy cái gối sao mà nhỏ xíu, cầm lên thì ra bả đã xẻo nó ra làm hai. Cái đầu tao đâu có bự bao nhiêu?
Nhiều khi lấy làm lạ là hà tiện vậy đó chứ mà chồng con cần cái chi thì bả xài xả láng, nhứt là lo cho ba tui. Quần áo thì phải may ở tiệm chiến, vải thì phải thuộc hàng Anh Quốc, giày Ý Đại Lợi láng coóng mũi nhọn đá chuột chết ngắc. Đi đâu về đến nhà là đã có trà sâm rượu thuốc mắc tiền dọn sẳn lên bàn. Chỉ có điều là hớt tóc thì phải kêu ông hớt dạo chứ không được đi tiệm Thanh Nữ. Thấy mấy con nhỏ "cạ cạ" mà bắt ghét! Bả kết luận.
Còn hơn là bả hớt! Ông già tui tự an ủi. Mấy thằng tui thường hay cười hô hố mà chọc ông già là Má mà hớt thì bả chỉ hớt một bên thôi cho tông đơ khỏi mau cùn.
Đôi khi nhìn 2 ông bà ngồi bên nhau, cái đầu quái đản của tui ưa nghĩ quẩn lung tung, có lẽ cũng là nhờ cái tính hà tiện xài kỹ đó mà bả có một ông chồng gần một trăm "miles" rồi mà máy móc trông còn "Good good" lắm ! Hỏng lẽ bả cũng cắt làm hai? Ha Ha...

 Phần II: Cái hòm sang tay

Không biết " Người Mỹ nhiều chuyện " nhà tui với mấy đứa con cháu bên Việt Nam " OK Salem " ra sao mà bây giờ cả cái xóm nghèo của tui ở bên kia bờ đại dương từ già đến trẻ ai ai cũng biết là tui có bài đăng trên mạng và lẽ dỉ nhiên tất cả đều đã biết đến “ Net ”. Họ đang mong muốn tên tuổi của mình sẽ được đi vào văn học sử Việt Nam như Nhỏ Mai, chị Gấm, chị Lài, anh Tám, bà chủ Hoa ù, chị Lan, thằng Định etc... Người thì hối ...Viết lẹ lẹ lên, tao sắp đi rồi, người thì nói... Hồi đó tui đẹp, tui thương anh...Ha! Yamaham! Có người còn đánh cá với nhau coi ai sẽ là người kế được tui đưa lên bảng phong thần kỳ tới.Cái này thì kẹt cho tui quá! Hy vọng không có chuyện hối lộ lẫn bán độ hay gởi gấm chi với Tù binh Mỹ của tui " Tui viết hồi ký cái cõi đời hỏng giống ai của tui, nhớ sao viết vậy cho dù phen này dzìa quê chắc là bị chơi hội đồng te tua từ đầu xóm. Mà bây giờ thì không còn anh Ba Khả dân chơi để mà dựa hơi, thôi thì đành núp sau cái mông của đế quốc Mỹ vậy. Già rồi ai chê bai gì cũng được. “Đi với mông mập thì sợ chi mưa gầy! “ Nói nhỏ thôi nha! Tui cũng có chút gì văn thơ phải không? Đang tính cự nự cái bà Mỹ ăn nói tầm bậy tầm bạ thì bà già tui gọi phone qua. Những tưởng bả sẻ chửi tui một trận tàn canh gió lốc vì dám đem cái tính hà tiện của bả ra mà bêu rếu cho cả làng nước biết thì ai dè bả lại hồ hởi góp ý chuyện làm ăn lớn.

 -Ê, Ê, Má nhắc tuồng cho mày viết, khi nào lảnh tiền nhuận bút nhớ chia chút đỉnh nha.

 -Hả? …

 - Thôi lo viết tiếp đi, nói chuyện với mày tốn tiền quá! Ở cái chỗ gì mà xe đò chạy hoài hỏng tới.

 - Hả? đâu có tiền bạc gì đâu mà... Bả đã cúp máy.

Ok, thì đây, ngồi cho vững nha bà con.

 0O0

Một ngày hai năm về trước, thuở đất trời nổi cơn đốt nóng quê tôi, trong cái nắng gay gắt của một buổi trưa mà ba nào cũng như bữa nào, cả xóm ai không chảy mồ hôi nách thì cũng ướt đẩm lưng quần, mọi người trong nhà đang ngủ gà ngủ gật thì một tiếng thắng " kétttttt " vang lên, con Vân, nhỏ em dâu tui đang nằm dang chân dang tay phè cánh nhạn ngủ trưa trên nền nhà gạch bông ngay phòng khách giựt mình thức dậy ngó ra cửa, tay chân bắt đầu co quíu lại, mặt xanh lè hoảng hồn bò lòng vòng miệng ú ớ không thành tiếng.

Từ ngoài cổng vườn trước, một cái hòm to đùng vàng đỏ lòe loẹt nằm ngất ngưởng trên chiếc xe ba gác không người lái đang lừ đừ trôi vô nhà.

- É! Chơi gì kỳ vậy cha nội! Con Vân vừa hét vừa tính chạy ra đóng cửa lại thì từ trong cái hòm có tiếng bà già tui vang lên the thé:

- Vân hả? Mày trả tiền xe giùm cho Má coi.

- Á hu hu...con lạy má, má sống... khôn chết thiêng xin má tha cho con…hu hu...a a a a...

Nghe tiếng khóc lóc cả nhà giờ đã tề tựu đông đủ, sắp một hàng ngang sau lưng chị Vân lùn đưa mắt kênh ông ba gác đang hì hục ráng đẩy cái xe lên khỏi mấy cái bực thềm. Nàng Vân thì cứ xì xụp lạy, mủi dải lòng thòng ú a ú ớ tiếng còn tiếng mất, kể lể lung tung nào là con đã biết tội làm dâu ăn hiếp mẹ chồng, con lạy má đừng bắt con đi theo, hu hu...con là gái một con mới có 38 cái xuân nồng này nọ.Bỗng dưng từ một khoảng hở nhỏ bên trên cái hòm bà già tui ló đầu lên nhe răng cười toe toét :

- Cái con quỷ! Tao đã chết đâu nà!

Ôi thôi cả nhà xô nhau chạy tán loạn, bàn ghế ngã đổ tứ tung, kể cả con mèo mun cũng nhảy phóc lên bàn thờ, núp sau lưng bà cố giương mắt ngó, còn chị Vân thì rú lên một tiếng thảm thương rồi dang tay nằm im một đống giữa trời tháng Hạ, khoe cả thịt lẫn mở nhão nhoẹt, vậy mà nó dám nổ với tui trong điện thoại năm ngoái là còn ngon cơm, lắm kẻ thèm này nọ.Bỏ mặt cho má tui đang ngồi trong hòm chỉ ló lên có cái đầu, mồ hôi nhể nhại tóc tai bù xù trông ma quái không chịu được, ông già đạp xe ba gát chạy đến bên con Vân phân trần :

- Tui đã nói rồi mà chị Tư cứ hà tiện không chịu kêu thêm chiếc xích lô.

 Ha ha...lại cũng bà già tui, chơi trò tính kỹ.

 o0o

Mà sao bả chở hòm về nhà? Ai chết vậy. Cả đám lỏ mắt ngó lẩn nhau, tự véo véo bắp vế rồi rờ rẩm lung tung lẩn nhau xem coi ai còn sống. Thình lình thằng em út la lên:

- Chết cha! Ông già! Trời ơi, Ba ơi...

Cả đám lại chạy cái ào vô trong đụng phải ông già đang lò dò đi ra, té dồn cục lại ngay cái hành lang hẹp cứ như là mấy con cờ domino.

Đến nước này thì Ba tui đành phải hùng dũng đứng lên nhận lãnh trách nhiệm của một đại gia chủ. Dù sao thì ngày xưa ta:

Cũng đã một thời vương áo trận,

Bước chinh nhân há sợ một chị …già?

Bước đến bên bà già giờ đã leo ra khỏi cái hòm đang ngồi giựt giựt tóc mai của đứa con dâu út, Ba tui lớn tiếng nạt:

- Bà mua hòm cho ai vậy?

Má tui có lẽ đã nhận ra hậu quả tai hại của sự việc, tay bới tóc miệng c nín cười mà phân trần:

- Thì tui mua cho ông chứ cho ai. Gỗ cẩm lai đó.

Đến phiên ông già tui sắp xỉu :

- Gì? Tui đã chết đâu? Lẩm cẩm vừa thôi mụ!

Chắc là bực mình vì bị ông già kêu là mụ này mụ nọ, má tui đứng bật dậy te te bỏ đi vô phòng, miệng móm mém lầu bầu:

- Thấy rẻ thì mua để dành, trước sau gì thì cũng phải mua...Hứ!

Với cái vẻ mặt chán ngán ngàn năm ông già tui với ông già ba gát đưa mắt nhìn nhau lắc đầu, kéo nhau đến bên tủ rượu. Dưới đất chị Vân lùn thều thào :

- Con lạy má... con.., con chưa kịp ngoại tình lần nào...

- Hả? Nói lại coi!

Thằng em út tui đưa chân đá vô mông con vợ... Khổ thiệt! Cái bà già trầu hà tiện này.

 o0o

Cái hòm nằm chểm chệ trong một góc nhà đã trên hai năm rồi mà ông già tui vẫn còn sống phây phây.Ngày nào cũng tì tì:

Hết rượu thì trà, thả khói bay

Chuyện đời nửa mắt , kệ chúng mày

Vườn sau sân trước cây cùng kiểng

Nửa tất cành cong lũng lẳng hoài.

He he...

Vui cái là bây giờ ổng lại thích cái hòm. Ngày ngày o bế sửa sang, lúc thì đánh bóng, khi thì cho dầu vô bản lề, có khi thì ngồi im phì phà ngắm nghía cả giờ. Có khi ổng leo vô ngủ trong đó.

Bà già thì ai đến nhà cũng đưa đi coi cái hòm, khoe cái tài mua đồ rẻ của mình. Mà không rẻ sao được khi mà bả có tốn đô la nào đâu. Đúng ra thì bả có tốn tí tiền âm phủ. Chuyện như vầy.

Ngày đó đang trên đường về từ ngoài chợ ngang qua trại hòm thì chú Sáu chủ trại rón rén chạy ra kéo bà già tui vô dụ dỗ bán rẻ...một cái hòm. Lý do là ổng thua số đề sợ vợ biết nên muốn có chút tiền gỡ gạt lại. Má tui hứa là sẽ mang tiền đến trả sau khi lấy tiền đô đi đổi. Ổng còn dặn là chỉ trả từ từ thôi, đưa hết một lần ổng không có chỗ dấu, thiếm Sáu chôm hết, uổng một đời trai.

Trời xui đất khiến như thế nào hỏng biết mà tuần sau khi Má tui mang tiền đến thì chú Sáu đã nằm trong …hòm. Nghe kể là thay vì trúng đề ổng lại trúng gió tối hôm qua, còn bà già tui thì trúng mánh.

Thế là bà Má tui dọt liền ra chợ cũ đổi liền một bị tiền vàng mả toàn là giấy 100 đô đem nộp ngay cho chú Sáu. Ông già tui biết chuyện cằn nhằn sao bà không trả cho người ta bằng tiền thiệt thì bả cong cớn lên:

- Tiền thiệt thì làm sao mà nó xài ở dưới đó? Nó dặn tui là trả từ từ mà !

À ha, có lý quá !

Tới đây xin phép cho tui lạc đề một chút, vì hồi xưa hay trốn học nên bây giờ chữ nghĩa chẳng có bao nhiêu, tui thường hay tự hỏi " Sao lại kêu là cong cớn? " Cong thì tui đã biết quá nhiều rồi, khổ sở trăm bận nữa là khác. Nhưng mà " cớn "?

Rồi sao khi hết cong rồi thì người ta có còn " cớn " hay không? Xin nữ sĩ nào danh trấn giang hồ trong làng văn học làm ơn cong cớn chỉ dạy dùm, tui sẽ cong lưng mà cảm tạ. Hỏng có cỏng à nha.

Cũng có thể là nhờ mang theo số tiền lớn của bà già tui trả để làm thủ tục nhập trại với Diêm Vương mà chú Sáu hình như đã có được một đời sống phè phởn dưới đó. Bà già tui với thiếm Sáu đã đi hỏi cô Năm Đồng (bóng ) dưới xóm chùa. Hình như bây giờ ổng đang làm trong « tổ mộc » lo tháo giở nắp hòm cho người ta đi đầu thai, ăn chia gỗ mục với quỷ sứ sa tăng. Có nghề chuyên môn đi đâu cũng sướng! Chẳng như tui, cả đời nửa thầy nửa thợ nửa long đong.

 o0o

Thật tình mà nói thì ông già tui khỏe mạnh và yêu đời hơn nhiều từ khi có cái hòm trong nhà. Chết đâu hỏng thấy, trẻ ra là khác.

Ngày ngày ổng leo ra leo vô thử coi nó còn có vừa hay không. Hết phủi bụi tới đánh verni. Ổng còn đo đạc tính toán nghĩ suy rồi gói ghém lại những thứ mà ổng muốn mang theo, đem chất ngay ngắn vô trong hòm. Tất cả đều đã qua sự kiểm duyệt chặc chẽ kỹ lưỡng của bà già, còn hơn là " hãi quá " phi trường. Làm gì mà có mấy lá tình thư thời tuổi dại hay là tấm ảnh của ai người tóc sõa phủ vai chiều trên phố. Mấy thứ đó thì ổng đã đem đi bọc nhựa đưa cho thằng Út cất kỹ và sẽ " bổ túc hồ sơ " vào lúc cuối cùng trước giờ bay, nhớ đừng cho má mày thấy.

Tui có thấy mấy tấm hình đó rồi, Trời, đẹp khỏi chê với một người tóc mây theo gió ngàn bay và một người cứ như là Sylvie Vartan qua mái tóc vàng a la garcon nhí nhảnh. Mà sao ổng lại cưới một bà tóc búi củ hành ha?

Cái hòm giờ đã khác quá xa so với lúc ban đầu và con Vân thì cũng đã hơn chục lần leo vô nằm coi phim " Người tình trong mộng " trong đó. Nếu không để ý cho kỹ thì cũng không biết đó là cái hòm. Nó trông giống như một cái "Day bed" nhiều hơn.

Với sự góp sức cùng ý kiến của cả trăm con cháu hai họ cùng bà con lối xóm, ông già tui đã từ từ mà biến cái hòm thành một cái gì " biết chết liền ".

Đầu tiên với 2 thùng sơn của vợ tui mang về đã làm biến mất đi hai màu đỏ vàng rẻ tiền ma quái, thay vào đó là một màu kem nhạt có tí viền nâu trông thật là cao sang mát mắt. Cái nắp hòm thì được thằng Tèo thợ mộc cưa ra làm hai phần , gắn bản lề ở hai đầu, có thêm cây chống, bào mỏng rồi thêm vô phần trên mấy cái đèn recess light, phần dưới chân thì là một cái màng hình ti vi 21 inch mỏng lét.

Hai tấm vách hai bên đã được gắn bản lề, có thể mở ra , hạ xuống bằng ngang với tấm đáy, hai đứa cháu nội ngoại trổ tài điêu khắc đục đẽo nên bây giờ thì ở mặt trong một bên là biển cả chiều hôm, còn một bên là cái quày rượu hạng sang như trong mấy cái khách sạn 5 sao, có đủ thứ từ Ông già chống gậy đến Đế miền tây, La de Ken lẩn Tiger, Sài Gòn đỏ.

Thằng Út hành nghề sửa chửa máy lạnh một hôm méo mó nghề nghiệp đã khoét thêm mấy cái lỗ dọc theo hai bên cho ông già bỏ vô cái remote controll, cặp mắt kiếng cùng bao thuốc lá ba số hay là mấy thứ lặt vặt khác như cell phone, đồng hồ, viết Bic, đồ khui nắp chai bia có in chữ nổi « Tiger » của em Thu tiếp thị mang đến. v..v... Quên, có thêm 2 cái ngách chứa danh thiếp nữa. Một của ổng, cái kia của người quen. Tui đã nhét cái của thằng Tám xe ôm vô đó phòng khi nào buồn ổng kêu nó chở về nhà chơi với con cháu vài ba ba. Ừ thì cũng có tấm cạc của anh Ba Taxi Mai Linh nhưng bà già tui đã lấy ra.

Bả phân bua:

- Mấy thằng taxi chém dữ lắm! đồng hồ gì mà cứ nhảy lụp cụp làm tao muốn đứng tim.

 Thấy vậy vợ tui gởi tiếp về một cái mâm bằng inox để khi kéo ra thì ông già có chổ để đồ ăn nhậu y như trên máy bay. Phần của Hoa ù là tấm thẻ mua đồ miển phí 100% cho đến khi... chết của siêu thị. Nhà may Định yểm trợ toàn bộ vải bọc bên trong luôn bộ đồ vía bốn túi may theo kiểu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thường hay mặc hồi xưa. Bà già tui không quên thêm vô nửa cái gối Tempur.

Bà con lối xóm biết chuyện cũng thích thú hồ hởi tham gia, người tặng món này, kẻ đi món khác, lúc nào cũng phúng điếu ì xèo mà ổng đã chết đâu? Cứ làm như thiệt. Còn thêm một chuyện nửa là mấy em gái 1, 2 con gì đó chiều chiều cứ tay ẳm tay cầm chén cơm đứng trước ngỏ mà hù:

- Hả miệng ra! Ông bác bắt bỏ vô hòm bi giờ!

Cái Lệ, cháu ngoại của bà bắc bán xi rô đá nhận hồi xưa vừa đút cơm cho con vừa kể lể:

- Nói của đáng tội, có người mang cho ổng hôm trước rồi hôm sau lại đến mượn về xài hay cho người khác.

Không biết họ có hứa như vầy không ha?

- Tui hứa là sẻ trả lại trước khi ông đi.

Ngồi nhìn con Hương bán giày dép ngoài chợ, bạn bè nước mía gỏi bò khô một thời của tui mang đến cho ông già một đôi dép da mới toanh trông thiệt là ngầu, cất giọng thành khẩn:

- Con gởi bác cái này để bác đem theo mà mang cho mát chân. Dưới đó chắc họ không có bán đâu.

Tui không biết nên cười hay là mếu. Mà sao mày biết là ổng sẽ đi xuống dưới? Ổng còn trinh mấy chục năm nay rồi chắc cũng được Trời cao cứu xét cho theo lên thiên đàng chớ bộ! Có lẻ bà già tui sợ ổng "lạnh cẳng" nên bả bán rẻ lại cho tui đôi dép đó. Hy vọng là ổng sẻ không trở về đòi lại.

Hai năm trời gom góp, sửa soạn chừng như ông già tui đã có quá dư hành lý cho một chuyến " đổi đời ". Nhỏ Thảo làm ở hãng máy bay e Kim Chi thốt ra một câu làm bà già tui lo ngay ngáy:

 - Điệu này chắc ông Ngoại phải trả thêm phí phụ thu rồi ! Cứ thí cô hồn vài chục ngàn cho cái thằng cân hành lý thì nó cho Ngoại đi lẹ hơn.

 -Đồ bất nhơn! Ăn của cả người chết sao? Bà già lầm bầm.

Lẽ dĩ nhiên tất cả mọi thứ hầu hết đều được bà già tạm thời "quản lý" cất kỷ trong siêu thị 4C của bả. Ba tui chưa có " Quyền sử dụng ".

Ông già thích nhất là tấm giấy của con gái tui tô màu rồi dán ở phía dưới chân với hàng chữ Mỹ Việt:

 - R.I.P. Ngàn Thu Ông Nội.

Có thêm hình nấm mồ và cái sọ người trên hai khúc xương chéo đàng hoàng. Hà hà, cái này thì chết ông cụ rồi! Rõ ràng là có liên hệ ninh tinh với Mỹ con nhá! Thằng Sáu công an phường hăm he.

Tự dưng có chuyện để làm, để nói, bàn ra tán vô mi khi có ai ghé thăm, có chỗ leo ra leo vô lại thêm bao điều mơ mộng, nhớ lại bao nhiêu là người xưa năm cũ làm ông già tui vui vẻ, rắn chắc hơn lên, ăn no ngủ kỷ trong... hòm, không còn đau lưng nhức gối, bớt đi cái ánh mắt đỏ lừ sầu vạn cỗ. Má tui thường hay ngó cái hòm mà cười ngỏn nghẻn. Bả cũng không còn bắt ổng phải uống ba cái rượu thuốc có con cắc kè nằm banh cẳng tênh hênh kênh con rắn mà thay vào đó chai Remy VSOP.

Noel năm ngoái, sẵn dịp có mặt tui về cả nhà bày ra yến tiệc linh đình, chẳng kể con cháu bà con mà còn luôn cả lối xóm. Rượu vào lời ra câu chuyện tự nhiên xoay quanh cái hòm có ông già tui đang nằm coi đá banh World Cup trong đó.

Thằng Hiệp con rể khen cái bar đẹp hết xẩy nhưng thiếu tiếp viên cẳng dài, tên Long cháu ngoại lang băm ở bịnh viện Từ Dũ thì lại bảo khoét thêm cái lổ bên hông để ổng thò tay ra cho nó bắt mạch. Mợ Nga chủ quán nhậu vừa mới xin thêm cái quạt hút gió để cho ổng già khỏi bị chết ngộp vì khói thuốc thì bị bà già gạt ngang liền cái rụp :

- Thôi khỏi đi! Chỉ tổ tốn thêm tiền điện. Chui ra ngoài mà hút!

Mợ Nga cố gắng "bảo vệ":

- Nghĩa địa tối thui chui ra ngoài gặp ma vú dài nó đè ổng liền đó!

Cả đám hăm hở bàn ra tán vô, ôm nhau mà cười hỉ hả. Ai ai cũng đồng nhìn về một hướng là lo cho ông già có một cuộc sống thảnh thơi đầy đủ tiện nghi ở một nơi nào đó. Cái sự đồng tâm nhất trí góp phần xây dựng cho một cái thành quả chung là cả một sức mạnh vô hình và là một niềm vui tăng thêm nhựa sống. Tui ngồi mà ngẩm nghỉ. Phải chi... hồi đó... rồi ứa nước mắt.

 o0o

 Mãi lo đấu hót nhậu nhẹt chẳng một ai thấy ông già đã leo ra khỏi cái hòm đang lang thang ra cổng trước, Bà già tui tức tốc chụp lấy cái nón, lạch bạch chạy vội theo sút cả guốc:

- Nắng ông ơi!

Cầm lấy cái nón rơm rộng vành, ông già lê chân ra đường tà tà vừa đi vừa hút gió

♪..♪...Ngày mai anh đi... ♪..♪...Biển nhớ... ♫ ♫

Quên nói là ông già tui có tài hút gió hay lắm, nhất là từ khi bay mất hai hàm răng trước nghe còn du dương hơn nhiều. Nghe ổng nằm trong hòm hút gió cái bài Hạ Trắng thì chắc là Diêm Vương hay Tử thần cũng phải quên mất đường về hay là năn nỉ ổng chơi thêm một bài...Tàu đêm dần tàn... gì đó. Ngày xưa ổng học trường Tây chơi ban nhạc đàng hoàng. Không biết Ba tui có bị bà vợ lây cái bịnh gì đó hay không mà ổng chỉ truyền lại cho tui có độc một món hút, là ...hút thuốc lá.

Đã lâu lắm rồi tự biết mình chẳng có một tí nghệ thuật lẫn văn nghệ văn gừng gì trong trong máu nhưng tui không khỏi bồi hồi khi nhìn bà già đang kiểng chân lên sửa lại cái cổ áo cho ông già rồi còn dùng tay cố vuốt tan những nếp áo nhăn trên lưng. Thật là đáng tiếc tui đã không có cái máy hình ở trong tay để thu lại cái cảnh tình nghĩa phu thê ngày hôm đó mà để lại cho con cháu sau này. Vài mươi năm nữa nếu mà tui có hên hay xui mà còn được lây lất nơi cõi trần này thì không biết có ai chạy theo đưa nón hay sửa lại cổ áo cho tui như thế hay không? Thôi thì, nếu chỉ là ước mơ:

Mai về thấy mộ trên đồi

Xin em tiếng “Hứ " cho tôi lìa trần

Cũng chẳng biết có được hay không chứ nói chi tới chuyện ve với vuốt. Tui biết là đang có vài tiếng "Hứ "vang lên khi tới cái đoạn này.

Đứng giữa trời nắng chói chan cố chờ cho ông già khập khiểng đi khuất qua đầu ngỏ sau bức tường với những hàng chữ "Đái bậy, Khoan cắt bê ton" gì đó, má tui mới chịu lê chân từng bước chẩm rải trở vô nhà rồi bỗng nhiên ngồi phệt xuống sàn, mếu máo qua làn nước mắt:

- Thôi mấy người đừng nói nữa! Chồng tui còn lâu mới chết !...Cái hòm ...Cái hòm tao để rẻ lại cho thằng Liệu đó. Chỉ tính tiền gỗ thôi.

- Trời ! Mà bà muốn tiền gì?

Bà chủ siêu thị Hoa ù nhanh nhẹn chạy bay tới chỗ cái hòm chộp mau tấm thẻ "Min Phí 100%" đút ngay vô túi áo, mắt láo liên.

Ôi!

Xa quê ta nhớ bà già

Hom hem móm mém hoa cà bà ba

Phải chi trời lấp biển xa

Cuối tuần dn vợ về nhà…" Má đâu"?

Hoàng Duy Liệu

(Má tui hà tiện )





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6709)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5877)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6944)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7349)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6370)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6073)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6643)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5431)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5294)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5603)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5527)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5576)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6037)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6822)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6838)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6185)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6107)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6277)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6454)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6918)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6578)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6962)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7033)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6822)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6435)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47151)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66995)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24965)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6000)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5984)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6299)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7029)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5527)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5776)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6392)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5658)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5472)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5938)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6418)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5482)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6020)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6204)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6219)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8186)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7111)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6364)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8762)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7801)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7438)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7371)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu