5:36 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Thời Kỳ Mắc Dịch - NGUYỄN THỊ THÊM

14 Tháng Sáu 20208:39 CH(Xem: 6444)

                                                                   Thời Kỳ Mắc Dịch 
Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.
Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau:' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Thời Kỳ Mắc Dịch - Nguyễn Thị Thêm

Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.

Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau :' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9499)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5307)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7199)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7303)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7209)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13694)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7090)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6760)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6827)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7345)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6423)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11402)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6623)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6285)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7302)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7085)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6802)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10936)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7184)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7742)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7038)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7715)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8164)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7297)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52375)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54615)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9285)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7335)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9753)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8997)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7582)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55167)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53906)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53089)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8376)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8661)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7686)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7748)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7364)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7856)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8536)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8298)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8148)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8050)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7827)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7969)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8252)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9065)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7783)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.