9:20 CH
Thứ Tư
17
Tháng Tư
2024

CHUYỆN NẮM MỘ ÔNG THẦY QUẢNG - Trần Nguơn Phiêu

13 Tháng Giêng 20198:11 CH(Xem: 8150)

Chuyện Nấm Mộ ông Thầy Quảng

Quốc Gia và Cộng sản đối xử với Người Đã Chết, khác nhau như thế nào?

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài..".Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm." Trên hai trang 95 - 96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang "đàng hoàng tươm tất" một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.

Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.

Cao Lãnh thường được người miền Nam biết là một quận thuộc tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp vốn chỉ là một tỉnh nhỏ, nằm bên sông Tiền Giang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vốn một quan chức miền Trung, là người đầu tiên đã có nhiều quyết định phân chia lại vị trí các tỉnh miền Nam theo các kinh nghiệm hành chánh của ông, khiến những người cố cựu vùng sông Cửu đã lắm khi bàng hoàng kinh ngạc. Cao Lãnh, một địa danh có tiếng hào hùng cách mạng chống Pháp, nhờ vị trí ven biên Đồng Tháp Mười rộng lớn bát ngát. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, quận được tách ra thành tỉnh Kiến Phong. Tỉnh Sa Đéc nhỏ bé lại bị chia năm xẻ bảy, các quận khi được sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long, khi được hoàn trở lại, lận đận một thời!

Vào thời khoảng các thập niên 1920 - 1940, thực dân Pháp đã lưu đày, đưa một số các nhà cách mạng từ Bắc hoặc Trung vào các tỉnh miền Nam. Cụ Dương Bá Trạc bị an trí ở An Giang, Phan Châu Trinh ở Định Tường... Cụ cử Vũ Hoành làm Thủ quỹ cho Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nên bị Pháp bắt và lưu đày ở tỉnh lỵ Sa Đéc. Dân Sa Đéc đều biết tiếng ông và thường gọi tắt là ông Cử Hoành. Ông sống thanh bạch, làm nghề hốt thuốc Bắc và cư ngụ tại đường Rue des Pêcheurs, bây giờ là đường Nguyễn Trãi. Nhà ông thường có nhiều khách ra vào, phần lớn là những người đến xem mạch xin toa nhưng cũng là nơi nhiều nhà hoạt động cách mạng đến liên lạc. Gần cổng nhà ông, thực dân Pháp thành lập một quán nước nhỏ, cốt để nhân viên mật thám hằng ngày có nơi theo dõi các hoạt động của ông.

Ông bác của người viết bài này là Trần Hàm Trung vốn người Hà Tỉnh vì tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cũng bị Pháp lưu đày ở Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội tôi, thuộc hạ của Phan Đình Phùng, sau khi phong trào bị tan rã, trở về nhà thì thôn làng đã bị đốt phá. Ông quyết chí rời bỏ quê, đi bộ vào Nam tìm gặp lại người anh. Ông đã gầy dựng cơ nghiệp, vừa dạy học vừa làm ruộng vườn ở xã Mỹ Long, trong quận Cao Lãnh. Vào thập niên 1920 - 1930, ở Mỹ Long, cấp Tiểu học chỉ có trường dạy đến lớp Ba. Muốn tiếp tục học, phải qua Sa Đéc. Các chú của tôi vì vậy đều được ông nội tôi gởi tá túc ở nhà ông Cử Hoành để đi học. Các cụ cách mạng bị lưu đày ở miền Nam đều rất khắng khít với nhau, coi nhau như ruột thịt.

Có một năm, gần ngày Tết, ông nội tôi sai hai chú tôi đem trái cây, cam quít của vườn nhà và gạo, nếp, qua Sa Đéc để tặng ông Cử Hoành là nơi hai chú đã có thời được lưu trú và dạy dỗ. Được cho tháp tùng ra tỉnh lỵ, thằng bé nhà quê là tôi lúc ấy mới có được dịp, lần đầu tiên, biết bánh chưng, thịt đông, chả cá... là những món chưa từng được nếm qua. Vì thích khẩu nên tôi ăn một mạch đến gần ba chén cơm. Chú thứ Sáu của tôi thúc cùi tay nhắc: "Ba chén thôi nghe không?." Hai chú tôi đã từng sống trong gia đình ông Cử nên biết thông lệ ở gia đình này. Vì nhà luôn luôn tiếp nhiều khách mà khả năng tài chánh lại hạn hẹp nên nhà bếp thường hay hỏi trước mỗi thực khách: trong các buổi ăn, thường dùng bao nhiêu chén cơm để lo liệu nấu cho vừa đủ! Ông Cử là một nhà nho, có nếp sống rất chững chạc. Ngồi vào bàn ăn của ông, lúc nào cũng phải ăn mặc tươm tất. Riêng ông có cái thế ngồi đặc biệt: lúc nào cũng giữ lưng thẳng đứng, ngay ngắn. Ông thường nói: "Tôi không luồn cúi ai nên lưng lúc nào cũng thẳng."

Sau buổi ăn ngày hôm đó, ông ra lịnh cho hai chú tôi: "Chúng mày trước khi về nhà, phải nhớ ghé giẫy mả Cụ Phó bảng như mọi năm. Tập thêm cho thằng cháu nhỏ này phụ việc. Mà phải làm cho tươm tất. Nếu làm cho lấy có, không đàng hoàng, tao sẽ "róc xương" chúng mày."

Đó là lần đầu tiên tôi dược biết về nấm mộ đơn sơ gần Miễu Trời Sanh, cạnh nhiều ngôi mộ hoang khác, ở xã Hòa An, Cao Lãnh. Hai chú tôi cho tôi biết đó là mộ ông thân phụ của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Trên đường lưu lạc vào Nam sau khi mất chức ở triều đình Huế, ông đã được ông Cử Hoành rước về Sa Đéc, tìm cho nơi tá túc để hành nghề thuốc. Năm 1929, ông qua đời và được chôn cất tại đây. Hằng năm, nếu ông Cử Hoành không đánh tiếng, ông nội tôi vẫn bắt các chú tôi làm công việc chỉnh trang lại mả này mà dân chúng địa phương gọi là mả ông Thầy Quảng. Các chú tôi cũng lo phát cỏ luôn cho các mả hoang khác, thắp hương cho mỗi mả trước khi về lại nhà.

Năm 1945, khi khởi đầu cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, Tướng Nguyễn Hòa Hiệp đã rút quân Đệ Tam Sư Đoàn về trú đóng Cao Lãnh. Được ông Cử Hoành chỉ dẫn, Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã đưa các nhân viên bộ tham mưu đến chào kính, viếng mộ thân phụ Hồ Chí Minh. Ông Cử Hoành đã cùng gia đình rời thị xã Sa Đéc, tản cư trên một chiếc ghe và đã qua đời năm 1946 ở Rạch Tân Trường thuộc Xã Mỹ Hội, Cao Lãnh.

Sau này, do sự tình cờ và cũng do liên hệ gia đình bên vợ của tôi nên tôi được biết thêm về những ngày thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc khi ông đến trú ngụ ở Sa Đéc. Như nhiều người đã viết trên báo chí, sách vở, tên ông là Nguyễn Sinh Sắc, quê Nghệ-Tĩnh, đỗ Phó bảng và được Triều đình Huế cử làm quan phụ trách một địa phương ở Bình Định. Trong một cơn say rượu, ông đã lỡ tay đánh chết một can phạm nên bị Triều đình cách chức. Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đang trên đường bôn ba ở hải ngoại, đã có viết đơn bằng Pháp văn gởi cho Khâm sứ Pháp ở Huế xin can thiệp để cha được trở lại quan trường nhưng việc đó không có kết quả.

Ông Nguyễn Sinh Sắc đã lưu lạc vào Nam và đã có nhiều lần có những cơn say rượu trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Diệp Văn Kỳ đã nhiều phen giúp đỡ khi ông bị khó khăn vì say rượu nơi công cộng. Khi biết được tin ấy, cụ Cử Hoành đã cho người tìm đưa ông về Sa Đéc. Nơi đây, ơng Nguyễn Sinh Sắc đã được giới thiệu đến tá túc ở gia đình một người có hằng sản ở thị xã là ông Võ Tấn Lập. Ông Cử Hoành có người vợ kế. Bà này là cháu của bà Hồ Thị Xuyến, vợ lẽ của ông Võ Tấn Lập. Ông Nguyễn Sinh Sắc được cho nương náu ở phần sau của căn nhà, ngày nay mang số 17/7 đường Lê Lợi, Thị xã Sa Đéc. Sau 30- 4- 1975, có thể vì gia chủ căn nhà này là một sĩ quan quân đội VNCH đang bị đi "cải tạo," chánh quyền địa phương thời đó lại ghi nơi ông Nguyễn Sinh Sắc từng trú ngụ là nhà Bà Chín Đường, nằm ở góc đưởng Rue des Pêcheurs và Quai Tân Quy Đông(?). Về sau, phối kiểm lại, chánh quyền có ý định lấy nhà 17/7 đường Lê Lợi làm nhà "Truyền thống" và định gắn Bảng Tri Ân. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã từng hành nghề coi mạch, hốt thuốc Bắc và cũng luôn thể, dạy chữ Nho cho con cháu gia chủ. Trong gia đình này, con cháu có lệ gọi cha mình là Thầy. Vì thế nên ông Sắc được mọi người gọi là Thầy Quảng vì ông từ xứ Quảng vào Nam. Người vợ chánh của gia chủ có tên là Trương Thị Sắc nên ông Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên thành Nguyễn Sanh Huy. Tên này ông dùng để tiện cho các tiệm thuốc Bắc ghi trong sổ để hưởng tiền hoa hồng khi các bịnh nhân đem toa thuốc của ông đến các tiệm này để hốt thuốc. Đó là một thông lệ thương mãi của các tiệm thuốc người Tàu. Tiệm thuốc Quản Hòa Sanh ở chợ Sa Đéc có giữ một sổ ghi chú nhiều lần tên ông Nguyễn Sanh Huy. Ông Nguyễn Sanh Huy có chấm một số tử vi cho cháu gia chủ khi người cháu này ra đời trong thời gian ông Huy đang trú ngụ. Người cháu này tên Võ Ngọc Lang, khi lớn lên là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1953. Tuy đã được giải ngũ vào tháng 11 năm 1974, sau 30- 4-1975, ông Lang vẫn bị bắt phải đi "học tập" cho đến tháng Tư năm 1982 mới được thả! Qua Mỹ theo diện HO, ông đang cư ngụ ở Torrance, California và hình như vẫn còn giữ được lá số tử vi viết tay của ông Thầy Quảng.

Tuy được trú ngụ trong gia đình ông nội của ông Võ Ngọc Lang, nhưng ông Nguyễn Sanh Huy lại thân thích, tâm đầu ý hợp với ông ngoại của ông Võ Ngọc Lang tên Hà Văn Ngọ. Nhà ông Ngọ ở miệt Chợ Cồn, tỉnh lỵ Sa Đéc. Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lãnh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đình nghèo ở đó. Các gia đình khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lãnh thường được thực hiện bằng loại đò đạp. Đây là một loại đò khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đò di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đò ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đò quan trọng. Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đò ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lãnh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông tìm hái được ở Cao Lãnh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo.

Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đò đạp đem về từ Cao Lãnh. Ngươi đem thơ đã lơ đãng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đã đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lãnh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. Vì không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đã đi bộ đến Cao Lãnh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi thì ông Thầy Quảng đã chết rồi, thân mình còn ấm! Ông cùng chủ nhà tri hô lên, trình cho Hương Quản. Lục giấy tờ trong mình, thấy tên là Nguyễn Sinh Sắc, với số tiền hơn một đồng bạc Đông Dương Ngân Hàng, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nhưng chưa đủ để tống táng. Bà con lối xóm đã quyên góp thêm để đủ tiền mua một hòm rẻ để liệm. Ông ngoại ông Lang đã vào Miễu Trời Sanh, xin ông Chủ Chùa cấp cho một mảnh đất nhỏ, mượn luôn đòn và dây luộc để khiêng đi chôn cất. Theo tục lệ cổ truyền, đầu hòm đã được chôn hướng về phía mặt trời lặn để hồn sớm được siêu thăng.
Nấm mộ được chôn gần với nhiều mộ vô danh khác nhưng mộ Thầy Quảng đã được nhiều gia đình trong giới cách mạng Sa Đéc chăm lo. Có một giai thoại lý thú ít người biết là vào khoảng 1946, sau khi Thỏa Hiệp Án (Modus Vivendi) được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Marius Moutet sau Hội nghị Fontainebleau ở Paris, viên Quận trưởng quận Cao Lãnh là Trung úy người Pháp tên Menut đã cho người đắp đất, làm cỏ cho ngôi mộ!. Trước đó, một nông dân tên Tư Quyết, có việc đi từ Sa Đéc về Cao Lãnh bằng xe ngựa. Cùng đi trên có một lính Lê Dương. Anh lính này có trang bị một súng máy. Khi gần đến vùng Cao Lãnh là nơi tương đối an toàn, anh lính lơ đĩnh bỏ súng xuống trên sàn xe. Tư Quyết nhân cơ hội, giựt súng lủi nhanh vào xóm và đem nạp cho ủy ban kháng chiến địa phương. Để chứng tỏ tinh thần tôn trọng thỏa ước vừa được ký, ủy ban cho người đánh tiếng với viên Quận trưởng và cho người đem trả lại súng. Việc Trung úy Menut cho người sửa sang ngôi mộ đã chứng tỏ ông ta cũng biết ngôi mộ là mộ của thân phụ Hồ Chí Minh.

Sau ngày 30-4-1975, vào khoảng 1976, tất cả các nấm mồ phía sau Miễu Trời Sanh, nơi an nghỉ cuối cùng của những người tứ cố vô thân được chôn cất nơi đây đã được chánh quyền mới bốc lên đem cải táng nơi khác. Riêng mộ ông Thầy Quảng giờ đây được xây cất huy hoàng bằng đá hoa theo mô hình một lăng tẩm rộng lớn. Cây kiểng quý được chăm sóc từ nhiều đời của dân chúng đã được đem cống hiến để trang trí trong lăng. Băng ghế công viên do các Công ty ghi tặng là để khách tứ phương có nơi dừng lại nghỉ chân. Cơ quan địa phương trong xứ đều đem sản phẩm quý báu về đây chưng làm kỷ niệm. Cây cối, thư viện, nhà cửa, đường đi... đã được bố trí rất mỹ thuật để nơi đây được xứng đáng với danh xưng mới: Lăng Cụ Phó Bảng.

Từ một nấm mộ đất nhỏ đơn sơ, không bia, không tường vôi, đá chắn, giữa những nắm mồ vô chủ, mộ ông Thầy Quảng giờ đây đã trở thành một lăng tẩm uy nghi, rộng lớn, một công trình kiến trúc mỹ thuật. Các nấm mộ vô danh đã được dời đi cải táng nơi xa nào đấy để lấy đất xây lăng Cụ Phó Bảng. Tuy vậy, cầu mong sao cho hương linh của những nấm mộ hoang trước kia, nếu chưa được siêu thoát và hiện đang còn vất vưởng quanh Lăng, đã được Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ.

TRẦN NGUƠN PHIÊU

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13104)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 11993)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14155)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14247)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13807)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12060)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 11970)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13134)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13451)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10265)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13048)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12305)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11815)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12638)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 10951)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12346)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11369)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18217)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12328)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13000)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11672)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12529)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14443)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 12989)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13513)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20124)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12061)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14479)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14920)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13804)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13373)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13204)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12364)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14021)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13173)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13749)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14528)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18399)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15094)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13591)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12396)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17934)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12496)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13175)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13499)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13866)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18111)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18750)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14252)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14488)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu