3:14 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Đụng độ ngôn ngữ - Dân Việt

04 Tháng Mười 20189:53 CH(Xem: 52374)
image1.jpeg
                                                                    Đụng độ ngôn ngữ 
Ngôn ngữ là phương tiện để liên lạc, kết nối giữa người với người.

Nhưng cũng có khi, ngôn ngữ làm cho con người trở nên ngăn cách, xa nhau hơn. Câu chuyện về ngôn ngữ Việt Nam ngày nay tại hải ngoại là một ví dụ.

Từ hơn 4 thập kỷ rồi, kể từ sau cái ngày định mệnh cuối tháng Tư 1975 đã hình thành nhiều cộng đồng người Việt sống ở hải ngoại. Và cũng từ đó, đã có không biết bao nhiêu cuộc tranh luận xung quanh vấn đề ngôn ngữ sử dụng trong và ngoài nước. Một số đông người Việt ở hải ngoại không chấp nhận một số từ ngữ người trong nước hiện nay đang dùng. Thí dụ như “Hãy vô tư đi!”. Hay là “bữa tiệc hôm nay hoành tráng thật!”. Những người ở trong nước qua Mỹ sử dụng những từ đại loại như thế bị chỉnh, chế diễu vì xài “từ Việt Cộng”. Những người Việt mới sang định cư ở Mỹ bị người đã ở lâu hơn bắt bẻ về cách sử dụng từ ngữ. Bị bắt lỗi hoài, đâm cáu! Đã có người xẵng giọng: “Tại sao lại cấm tui ‘vô tư’ nói rằng ‘bữa tiệc này hoành tráng’? Xứ sở này tự do ngôn luận mà!”

Ngay cái cách gọi “từ Việt Cộng” cũng đã dễ gây chia cách và bất đồng rồi. Bởi vì nó có mang hàm nghĩa chính trị. Một vạch chia cắt đã có từ năm 1954. Cho đến tận ngày nay, dù đã hơn 60 năm, nó vẫn in hằn vết sẹo trong tâm trí người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Tương tự như vậy là cách phân loại “từ ngữ trước 1975” và “từ ngữ sau 1975”. Trong bài viết này, tôi xin được tạm dùng nhóm từ trung tính hơn: “tiếng Việt trong nước” và “tiếng Việt hải ngoại”. Bởi vì tôi muốn được chia sẻ suy nghĩ của mình với cả những người bài bác lẫn bênh vực việc dùng từ ngữ trong nước.

Tôi nghĩ rằng mình có thể chia sẻ với cả hai phía, vì lý do đã từng đứng trên cả hai vị trí “bị phê bình” và “phê bình” việc  sử dụng ngôn ngữ trong nước tại hải ngoại. Tôi là một người đã học trung học đệ nhất cấp trước 1975, ở lại trong nước hơn 30 năm, và ở Mỹ được hơn 10 năm. Xét ra, thời gian “ở với cộng sản” còn lâu hơn thời gian trước 1975 và ở Mỹ cộng lại. Hồi mới qua Mỹ, tôi cũng đã bị chỉnh một số từ ngữ. Cũng đã từng nổi “cơn tự ái”, nghĩ rằng người bên này “quá khích” khi bắt bẻ thói quen sử dụng ngôn ngữ của người khác. Nhưng rồi sau một thời gian, tôi lại đi khuyên những người thân mới qua sau như mình nên thay đổi cách sử dụng một số từ ngữ trong nước.

Thực ra, chuyện phê bình “tiếng Việt trong nước” đã xảy ra ngay trong nước từ lâu rồi. Tôi nhớ ngay sau 1975,  phải học “5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”, trong đó có “học tập tốt, lao động tốt”. Tôi tự nghĩ, thầy cô mình ở tiểu học vẫn dạy “tốt” là tĩnh từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ. Ở đây “học tập” và “lao động” là động từ, mà dùng chữ “tốt” thì nghe thấy không ổn! Nhưng mà cả xã hội vẫn dùng, cho nên từ từ cũng thành quen, không còn thắc mắc nữa.

Người đầu tiên nói với tôi về cách sử dụng từ ngữ sau 1975 ở Việt Nam là nhà báo Trần Đại Lộc, hồi anh mới đi tù cải tạo về năm 1978. Anh Lộc là một giáo sư dạy triết bậc trung học trước 1975. Là một người Nam hiền hòa, nhưng khi anh kể chuyện mấy anh cán bộ trong trại cải tạo dùng từ “đao to búa lớn” một cách bừa bãi, thì giọng anh khá châm biếm, chua chát. Một công ty tính toán lãi lỗ thì cán bộ nói là “hạch toán kinh tế độc lập”. Một người bị nhức đầu thì cán bộ y tế ghi toa là “chấn thương hệ thần kinh sọ não”, và rồi cho uống… xuyên tâm liên! Anh Lộc nói cách dùng từ kiểu này là “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Trở lại với chuyện sử dụng từ ngữ trong nước ở bên xứ Mỹ . Ngôn ngữ còn được gọi là “sinh ngữ”, bởi vì nó giống như một thực thể sống. Nó cũng có quá trình sinh-trụ-hoại- diệt giống như muôn loài. Nó thay đổi liên tục, có khi tốt hơn, có khi xấu hơn. Một giáo sư có bằng cao học về ngôn ngữ cho biết người Pháp sử dụng cả Viện Hàn Lâm Pháp để tìm cách chống lại ảnh hưởng của tiếng Anh. Họ tìm cách thuyết phục cả nhà văn Pháp nên sử dụng tiếng Pháp thuần túy. Nhưng họ đã thất bại. Tiếng Pháp, cũng như bao ngôn ngữ khác, vẫn pha trộn với những ngôn ngữ khác, vì sự tương tác giữa các nền văn hóa là không thể cưỡng lại trong thế giới phẳng ngày nay. Người Mỹ “Hợp Chủng Quốc” lại có quan niệm phóng khoáng hơn nhiều về ngôn ngữ. Hình như người Mỹ không có khái niệm về một “tiếng Mỹ tiêu chuẩn”. Khi có số đông chấp nhận, thì từ ngữ đó trở thành tiếng Mỹ chính thức.

Nếu đứng theo góc nhìn này, có vẻ như ngôn ngữ Việt Nam dùng trong nước sẽ là ngôn ngữ chính thức. Bởi vì nó có tới hơn 90 triệu người sử dụng, so với chỉ khoảng vài triệu người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Vậy thì lấy lý do gì mà người ở hải ngoại bắt bẻ những từ ngữ sử dụng trong nước?

Trở lại trường hợp cá nhân tôi. Sau khi sang Mỹ chừng gần 2 năm, tôi được mời vào làm cộng tác viên của một tờ báo tiếng Việt ở vùng Bolsa. Ngày đầu tiên vào gặp ban biên tập để phỏng vấn, vị chủ bút hỏi tôi ở Mỹ được bao lâu rồi? Anh ta cho rằng phải ở Mỹ đủ lâu để suy nghĩ, sử dụng ngôn ngữ giống với người bên này. Bởi vì nếu suy nghĩ và dùng từ theo kiểu trong nước, nhà báo sẽ dễ bị cộng đồng “ném đá”! Sau này nghiệm lại, tôi thấy lời khuyên này rất đúng, và đúng không chỉ riêng cho nghề báo. Văn hóa, xã hội ở Việt Nam khác với ở Mỹ một trời một vực. Nếu suy nghĩ, ăn nói hành xử theo thói quen ở Việt Nam, thì việc giao tiếp ở Mỹ sẽ gặp khó khăn. Thất bại sẽ dễ đến không chỉ với phóng viên, mà cả với các nhà kinh doanh, chính trị, giáo dục…

Trong vấn đề ngôn ngữ, cũng sau vài năm sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở Mỹ, tôi nhận ra rằng ngôn ngữ của nhiều người ở đây rất đẹp, rất văn hóa. Không chỉ có MC nổi tiếng và chuyên nghiệp như Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc mới ăn nói lưu loát, duyên dáng. Khi tham dự những buổi hội họp của các đoàn thể cộng đồng như hướng đạo, hội đồng hương, hội cựu học sinh… tôi nhận ra rất nhiều người điều hợp cũng sử dụng một thứ ngôn ngữ Việt chuẩn mực, nghe thích vô cùng. Thứ ngôn ngữ mà tôi đã từng quen thuộc thời còn học tiểu học trước 1975, từ ông bà, cha mẹ. Nhưng rồi sau đó, nó dần dần bị bỏ quên trong nước. Ra hải ngoại, tôi bắt đầu nhận ra nó trở lại. Và cũng từ đó, tôi mới thấy mình không đúng khi trước đây “nổi cơn tự ái” vì bị bắt bẻ về một số từ ngữ. Tôi chú tâm đi tìm hiểu nhiều hơn nguyên do dẫn đến sự khác biệt giữa “tiếng Việt trong nước” và “tiếng Việt hải ngoại”.

Phân tích về ngôn ngữ là một đề tài mênh mông và đòi hỏi chuyên môn. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa ra một vài nhận xét như một người yêu quí tiếng Việt, và đã từng sử dụng ngôn ngữ trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.

Điều đầu tiên, ngôn ngữ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống. Có những thứ trước 1975 không có, hoặc chỉ có ở Mỹ mà chưa có ở Việt Nam. Từ đó  mà đẻ ra từ ngữ mới. Một thí dụ rất hay cho trường hợp này là nhóm từ “cà thẻ”. Đây chắc chắn là một từ do người Việt sinh sống ở hải ngoại đẻ ra. Trước 1975 không có “thẻ” (tín dụng) để mà “cà”. Còn người Việt trong nước thì phải vài chục năm sau 1975 mới quen với khái niệm này. Cả người trong nước lẫn hải ngoại đều dùng từ mới “cà thẻ” một cách hết sức tự nhiên, không ai tranh cãi.

Một thí dụ khác cũng trong trường hợp này, là những từ ngữ kỹ thuật sử dụng trong ngành công nghệ thông tin, máy tính. Trước 1975 ngành công nghệ này còn phôi thai trên toàn thế giới, chỉ bùng nổ ở những thập niên cuối thế kỷ 20. Rất nhiều từ mới trong nước đã xuất hiện, dịch theo các từ ngữ chuyên môn từ Tiếng Anh. Thí dụ như “software”, người trong nước dùng từ “phần mềm”, còn ở hải ngoại dùng từ “nhu liệu”. Một tiếng Việt, còn một là từ Hán-Việt. Sự khác nhau không đáng kể, có thể xem như do qui ước ban đầu khi sử dụng. Có lẽ không nhất thiết phải bắt bẻ, thay đổi những từ ngữ loại này.

Trường hợp thứ hai, ngôn ngữ khác nhau do thói quen sử dụng.  Đây có lẽ là nguồn gốc lớn nhất của sự khác biệt giữa từ ngữ trong nước và hải ngoại. Sau 1975, Việt Nam đóng lại bức màn sắt. Những người thoát ra ngoài nhờ di tản, vượt biên, đoàn tụ… có rất ít thông tin những gì xảy ra trong nước. Đến thập niên 90 thời mở cửa, sự liên lạc giữa người trong và ngoài nước mới trở nên dễ dàng hơn. Và sự khác biệt về nhiều mặt giữa người sống trong và ngoài nước bắt đầu được nhận diện, trong đó có vấn đề ngôn ngữ.

Một thí dụ cho trường hợp này là từ “hộ chiếu” của người trong nước, và từ “giấy thông hành” có từ trước 1975 và được hải ngoại tiếp tục sử dụng. Theo tự điển Hán- Việt, Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân, nhằm mục đích bảo vệ cho người mang khi đi ra nước ngoài. Theo trang Vienam Global network, chỉ có hai nước là Việt Nam và Trung Cộng dùng từ “hộ chiếu”. Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Cộng nặng nề, cho nên sử dụng từ theo họ là điều dễ hiểu. Còn “giấy thông hành” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “passeport”, hay tiếng Anh “passport”, có nghĩa là giấy tờ cho phép người mang đi qua biên giới hoặc cảng. Xét về nghĩa phổ thông hiện đại, thì “giấy thông hành” có vẻ phù hợp hơn. Nhưng nếu do thói quen, người trong nước vẫn sử dụng từ “hộ chiếu” thì  cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu thói quen sử dụng do dùng sai nghĩa một từ, rồi cứ dùng lập đi lập lại và mặc nhiên cho là đúng, thì điều này cần xem xét lại. “Liên hệ” và “liên lạc” là thí dụ rõ nhất cho trường hợp này, và đã gây tranh cãi rất nhiều. Trước 1975 và ở hải ngoại, hai từ này phân biệt rõ ràng, và đúng theo nghĩa của cả từ Hán-Việt lẫn tiếng Anh. “Hệ” trong tự điển Hán Việt có nghĩa ràng buộc, có dính dáng, liên quan với nhau. “Liên hệ” được  dùng tương đương với từ “relation” bên tiếng Anh. Còn “liên lạc” có nghĩa là tiếp xúc, giao thiệp, tương đương với từ “contact” của tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu tra tự điển trong nước ngày nay, thí dụ như www.tratu.soha.vn  thì thấy “liên hệ” đồng nghĩa với “liên lạc”. “Liên hệ” bây giờ là sự lắp ghép hai từ “liên lạc” và “quan hệ” lại, rồi gán cho nó ý nghĩa là:  “tiếp xúc, trao đổi để đặt và giữ quan hệ với nhau”.  Đây là một cách dùng từ mà giới lãnh đạo trong nước rất hay làm, do đó đã đẻ ra những từ đặc trưng của chế độ, như  “quan ngại” (quan tâm + lo ngại), nay đã trở thành câu nói đầu môi chót lưỡi của Bộ Ngoại Giao CSVN.

Việc cố tình đánh đồng nghĩa “liên hệ” và “liên lạc” như vậy đã tạo ra thói quen của người trong nước sử dụng chúng lẫn lộn với nhau . Nhưng nếu xét về nghĩa gốc, thì không thể nào “relation” và “contact” lại đồng nghĩa với nhau được.

Và có cần thiết phải làm như vậy không? Tại sao phải đơn giản hóa, xóa đi sự khác biệt rõ ràng về nghĩa của hai từ này. Tại sao phải thay đổi từ và nghĩa của từ đã có từ lâu trong lịch sử tiếng Việt? Có nhiều lý do. Có thể là do một người, một nhóm người nào đó trong giới lãnh đạo do ngu dốt hiểu không đúng nghĩa khi bắt đầu, rồi bắt cả xã hội dùng theo. Nhưng cũng có thể là do giới lãnh đạo CSVN cố tình muốn làm khác với ngôn ngữ truyền thống. Giả thiết này rất đáng tin cậy. Những người đã từng sống ở Miền Nam sau 1975 đều nhận thấy sự bài xích, cố tình xóa bỏ đi nền văn hóa, giáo dục của chế độ Miền Nam là một chủ trương rõ rệt của chính quyền cộng sản. Làm “cách mạng triệt để” phải xóa đi tận gốc “tàn dư của nền văn hóa chế độ cũ”! Và điều này cũng xảy ra ở những quốc gia cộng sản khác như Liên Xô, Trung Cộng.  Không ai diễn tả ý đồ của các chế độ độc tài cộng sản khi đơn giản hóa ngôn ngữ chính xác hơn George Orwell, tác giả của Animal Farm, 1984. Khi nói về khái niệm Newspeak (ngôn ngữ mới), ông cho rằng các chế độ độc tài đơn giản hóa ngôn ngữ để triệt tiêu tư tưởng đối kháng. Ngôn ngữ được đơn giản hóa đến mức trần trụi, thô thiển, không cần văn hoa, cảm xúc, không có trí tưởng tượng. Con người không có tư tưởng, từ đó dễ trở thành một công cụ trong một guồng máy, dễ điều khiển, dễ sai khiến.

Để đơn giản hóa ngôn ngữ, chính quyền cách mạng sau 1975 đã đổi từ máy bay “trực thăng” thành máy bay “lên thẳng”. Áo ngực  đổi thành “nịt vú”. Những bảng hiệu như “cửa hàng thịt thanh niên tươi sống” bắt đầu xuất hiện.  Và tệ hại hơn nữa, vào năm 1978, họ đổi bảo sanh viện Từ Dũ ở Sài Gòn thành “xưởng đẻ Từ Dũ”!

Nói đến đây,vấn đề đã mở rộng hơn, không còn đơn thuần chỉ là “vấn đề ngôn ngữ”.  Dù là người trong nước hay ở hải ngoại, đại đa số người Việt Nam đã nhận ra rằng đất nước mình từ hơn 60 năm qua đã được dẫn dắt bởi nhiều người lãnh đạo dốt nát, tàn ác và không trung thực. Không bàn sâu về vấn đề chính trị, ở đây chỉ bàn đến khía cạnh họ đã hủy hoại con người, từ đó hủy hoại văn hóa, hủy hoại ngôn ngữ truyền thống trong cả xã hội Việt Nam như thế nào.

Thói quen cũng có thói quen tốt, thói quen xấu. Thói quen có khi được hình thành từ sự bắt chước theo một đám đông trong xã hội. Ngôn ngữ là con người, bộc lộ rất nhiều điều từ bản chất bên trong của một con người, một xã hội.

Đã tự bao giờ, người Việt trở thành quen thuộc, nhàm chán với sự dốt nát trong cách sử dụng ngôn ngữ của giới lãnh đạo? Đã tự bao giờ, vì đã “nghe quen”, người Việt bắt đầu dùng thường xuyên những từ ngữ thể hiện sự dốt nát của giới lãnh đạo lúc nào mà không hay? Dùng một từ sai văn phạm, lẫn lộn với nhiều nghĩa khác nhau là một biểu hiện của sự ngu dốt, lười suy nghĩ. Phải chăng có một cán bộ cao cấp nào đó bắt đầu dùng từ “xử lý” một cách tùy tiện, bừa bãi, để rồi dần dần động từ này được cả xã hội trong nước dùng cho mọi trường hợp: “xử lý” công việc, “xử lý” văn bản, “xử lý” nước thải, “xử lý” bài hát… Có mấy ai nhớ lại trong từng trường hợp, tiếng Việt ngày xưa đã từng có những động từ khác nhau để diễn đạt những ý tưởng khác nhau: chế biến nước thải, diễn cảm bài hát, giải quyết công việc…?

Hai từ “vô tư” và “hoành tráng” cũng nằm trong trường hợp này. Có rất nhiều người trong nước, ban đầu cố tình sử dụng hai từ này sai chỗ để hàm ý diễu cợt. Nhưng rồi nói mãi, trở thành thói quen lúc nào không biết! Và dùng từ sai trong câu chuyện phiếm thì vẫn còn chấp nhận được. Nhưng viết từ với nghĩa sai trên bài luận văn, báo chí, nói ở những nơi chốn cần sử dụng ngôn ngữ Việt tiêu chuẩn như trong hội nghị ngoại giao  thì đó là biểu hiện của sự xuống cấp văn hóa, ngôn ngữ của cả một xã hội.

Ngôn ngữ thể hiện sự dốt nát là vậy. Còn ngôn ngữ thể hiện cái ác của lãnh đạo? Có lẽ không gì rõ hơn bài thơ của Tố Hữu trong chiến dịch cải cách ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Ngày nay, ở trong nước từ “máu” được sử dụng tùy tiện như di chứng của một thời đại “say máu quân thù” của Tố Hữu: “thằng này rất máu!”, “sao mà máu thế!”… Chẳng lẽ cách dùng từ “sắt máu” kiểu này trở thành ngôn ngữ Việt chính thống chỉ vì có nhiều người sử dụng?

Và ngôn ngữ cũng biểu hiện sự gian dối, xảo trá, lươn lẹo của giới lãnh đạo. Những người ở lại Việt Nam cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 vẫn còn nhớ hai tên gọi trái ngược nhau dành cho những người vượt biên: nếu vượt biên bị bắt, thì đó là “kẻ phản quốc”; nhưng nếu vượt biên trót lọt, thì đó là… “Việt kiều yêu nước”! Càng về sau, ở trong nước càng có nhiều từ thể hiện sự lươn lẹo của chính quyền. “Tàu lạ” là một từ chỉ có ở Việt Nam, và được sử dụng chính thức bởi quan chức, giới truyền thông báo chí, để né tránh gọi đích danh tàu Trung Quốc khi chúng tấn công ngư dân Việt. Và mới đây nhất, quan chức Bộ Giao Thông đã “sáng tạo” ra từ “trạm thu giá” để thay cho “trạm thu phí”, chỉ vì muốn hợp pháp hóa những trạm thu tiền của dân một cách vô tội vạ! Chẳng lẽ người Việt hải ngoại cũng phải chấp nhận dùng những từ ngữ đầy lươn lẹo như vậy, chỉ vì đa số người trong nước phải chấp nhận chúng?

Khi biết tôi định viết về đề tài này, một người bạn thân ở trong nước đã khuyên tôi rằng “ Ấy chớ! Đề tài này rộng lắm, và gây tranh cãi dài dài…”. Tôi cũng biết vậy, và cũng biết mình không phải là một nhà ngôn ngữ học. Tôi cũng không muốn gây thêm bất hòa trong một thời đại mà dân Việt đã có quá nhiều điều để gây chia rẽ: chính trị, tôn giáo, Nam-Bắc…

Trong phạm vi chỉ vài trang giấy, tôi chỉ muốn nhắn nhủ đôi điều với những người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Những người đã bỏ đất nước Việt Nam ra đi qua nhiều thời kỳ như là những người tị nạn chính trị, kinh tế, giáo dục…

Chúng ta bỏ nước Việt Nam ra đi khác nhau về hình thức, mục đích, thời gian. Nhưng đa số chúng ta có cùng một nguyên nhân là do không muốn sống trong một xã hội đang xuống cấp về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị cho đến giáo dục, văn hóa, đạo đức… Sống trong một xã hội như vậy, chúng ta bị nhiễm những thói quen xấu mà không hề hay biết, trong đó có thói quen về ngôn ngữ.

Khi sang đến một xứ sở văn minh như Mỹ, hầu hết chúng ta sẵn sàng từ bỏ những thói quen xấu trong một xã hội xuống cấp để hòa nhập vào xã hội mới, thí dụ như đi xe vượt đèn đỏ, không xếp hàng trật tự… Thói quen sử dụng ngôn ngữ cũng như vậy. Hãy bình tâm nhận ra những từ ngữ xuất phát từ một xã hội mà sự gian dối, tàn ác, ngu dốt đang thắng thế. Hãy bỏ qua tự ái mà dần dần từ bỏ thói quen sử dụng chúng, giống như từ bỏ những thói quen xấu khác.

Để có thể dẹp bỏ tự ái, xin hãy quan niệm như thế này: thứ ngôn ngữ Việt Nam đẹp, chuẩn mực không phải là của riêng cộng đồng người Việt hải ngoại, hay của những người Việt sống ở Miền Nam trước 1975. Nó là di sản chung của dân tộc Việt Nam, đã có từ thuở xa xưa, qua những câu hò, tục ngữ, ca dao, qua Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, truyện Kiều của Nguyễn Du, rồi tiếp nối bởi thế hệ hiện đại như Tự Lực Văn Đoàn, Nhân Văn Giai Phẩm, Sáng Tạo… Mỗi người Việt dù ở trong nước hay ở hải ngoại đều có sẵn di sản văn hóa ngôn ngữ đó trong tâm hồn. Chỉ từ khi đất nước gặp kiếp nạn cộng sản, những di sản ngôn ngữ văn hóa đó mới bị xóa bỏ, lu mờ. Những người ra đi sớm hơn có may mắn không bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa do những người dốt nát làm hỏng. Họ chỉ là những người gìn giữ lại cái đẹp của văn hóa, ngôn ngữ do tổ tiên dân tộc Việt Nam để lại.

Vậy thì những người ra hải ngoại sau này cũng nên tự điều chỉnh, để rồi cùng tham gia vào một sứ mạng cao quí: gìn giữ tính Chân-Thiện- Mỹ của ngôn ngữ Việt Nam.

Hãy tưởng tượng hình ảnh một dòng sông đang trôi chảy. Bỗng dưng có kẻ ngăn sông, biến một khúc quành của dòng sông tạo thành một vũng ao tù. Không muốn dòng sông không chịu cảnh tù đọng, một nhóm người khác đã tự khơi một nhánh mới, để nối dòng sông tiếp tục trôi chảy, không qua khúc quành đã bị chận lại thành ao tù. Sau một thời gian, một số dòng nước từ ao bắt đầu tìm đường chảy về con sông xưa. Từ chốn ao tù ra sông, những dòng nước cảm thấy khác lạ khi hòa nhập. Nhưng vì dòng sông xưa nay vẫn cuồn cuộn chảy, cho nên những nước ao tù nhanh chóng hòa mình vào dòng nước tự do. Và cũng có thể một này nào đó, khi những con đập ngăn sông bị phá, cả khúc quành đã biến thành ao tù sẽ có dịp lại hòa mình vào dòng sông lịch sử.

Một ví dụ tượng hình cho câu chuyện của ngôn ngữ Việt Nam trong nước và hải ngoại…

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách mời mọi người hồi tưởng lại giọng hát của Thái Thanh qua một ca khúc bất hủ của Phạm Duy, nói về tình yêu đối với ngôn ngữ, con người, đất nước Việt Nam. Một tác phẩm văn hóa tuyệt đẹp, đã từng bị cấm đoán trong nước trong suốt ba thập kỷ:

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!

Mẹ hiền ru những câu xa vời , À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!…

Dân Việt / 

Nguồn: Viết Về Nước Mỹ (Việt Báo)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13773)
Tôi trầm ngâm hồi lâu trước bóng đen dày đặt mà bùi ngùi khi mường tượng chúng tôi như những con chim ướt cánh, xụi bại, ngơ ngác nhìn vào khoảng không tối mịt mà không biết làm sao bay lên, làm sao thoát ra
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16650)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm
18 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14299)
Trong suốt hành trình dài của mỗi đời người, với những bể dâu gập ghềnh trong cuộc sống, mà mình vẫn còn giữ được chai dầu gió xanh để làm bạn đồng hành thì âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc vậy.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15269)
Nhân Mùa Giáng Sinh 2012, gia đình Kiều Oanh xin kính chúc quý vị, quý đồng hương một đêm Noel, bình an, hạnh phúc, cùng một năm mới an khang thịnh vượng
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 23217)
Tôi thầm nghĩ có một dịp về thăm quê nhà sẽ ghé qua Biên Hòa, đứng trên Cầu Mát hít thở không khí trong lành của sông, của gió đồng nội Đồng Nai.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18129)
Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không? Đừng nói với em là chị còn trên biển lạnh. Có người sẽ lại khóc tiếp một mùa Xuân...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 17838)
Bây giờ Thầy trò chúng ta khó mà có cơ hội gặp gỡ, nhưng em mong rằng trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13700)
Thái Thụy Vy không chỉ khóc cho mình mà còn thương cho những thân phận cô đơn đọa đầy khác trong chuyện phim "Children of a Lesser God" và "The Last Emperor" cho cô bán hàng sách, và cho cả những người tị nạn HO
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14038)
Cái lãng mạn dễ thương chấp nhận được giữa đời thường, tâm sự có chắt lọc của một cây bút viết bằng máu hoa niên và mặc dầu sáng tạo là một điều hiển nhiên, song ở đôi chỗ, chúng ta cũng còn bắt gặp "chất tiền chiến" bàng bạc trong một số đoạn thơ.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14514)
Sao khuya lấp lánh khắp nơi Đèn hoa sáng tỏa, ánh ngời hào quang Giáng Sinh vừa xuống trần gian Thánh ca năm cũ miên man thật buồn?
02 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15440)
Đêm Tri Ân thầy cô giáo của nhóm CHS.NQBH, đã thành công ngoài sự mong đợi. Một chút thiếu sót nếu có, sẽ khiến mọi người mong mong nhớ nhớ để luyến tiếc hẹn gặp lần sau…
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19810)
Em nhớ những bối rối không kịp dấu che, khi anh bắt gặp ánh nhìn trộm của em gắn trên đốm lửa nhỏ nhoi ở đầu điếu thuốc, ngậm hờ hững trên môi anh
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15447)
Cám ơn nghề cầm phấn, Cho tôi bước vào đời Cám ơn học trò tôi, Cho tôi nhiều kỹ niệm.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14775)
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi muốn mượn những dòng chữ này để cảm ơn tất cả mọi người, đã trôi qua dòng đời mà tôi như chiếc thuyền con bập bềnh trên dòng sông uốn khúc.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 16572)
sự thay đổi của Tuấn cũng chỉ vì số phận, nhiều khi Tuấn thấy mình mang mặc cảm tội lỗi với vợ, nhưng Tuấn không đủ can đảm nói rõ hoàn cảnh của mình hiện giờ, hầu để bù đắp lại khoảng trống đó
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18434)
chị không biết được tin tức của đồng hương Biên Hòa. Và hôm nay, hội ái hữu Biên Hòa California và chị Võ Thị Tuyết đã là cầu nối giúp chị gặp lại người quen biết cũ.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 15880)
Tôi vẫn là tôi và em vẫn là em. Một người vợ mà tôi mang ơn sâu thẳm. Nếu không có em thì có lẽ đời tôi không biết đi đâu, chẳng biết lối về và không biết đường ra. Sẽ không ai biết , sẽ chẳng ai hay. Với tánh của tôi, em còn khổ mãi!
28 Tháng Mười 2012(Xem: 21513)
Ước gì tui có được phần nào cái " ngu " của ông Bill Gate , ông ta đã thấy rất xa qua " Cửa sổ
25 Tháng Mười 2012(Xem: 17774)
Trong chiến tranh chẳng còn gì ngoài những hư hao mất mát. Bao nhiêu nhân tài nằm xuống cho những chủ nghĩa ngoại lai vong bản
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16677)
không biết có phải những người đàn bà tuổi Dần đều có cùng số phận như dì Dần của tôi: cao số, cứng cỏi, khó khăn và suốt đời đơn độc?
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16222)
Tất cả những ước mơ thầm kín tận đáy tim nàng, nàng chỉ thấy lại trong những giấc mơ nàng hay mơ. Những giấc mơ nàng thấy, mình được trở về quê hương thanh bình nơi nào đó còn có mẹ cha như ngày nào cũ...
24 Tháng Mười 2012(Xem: 16476)
Huy nhìn con, lòng đau như xé. Còn không ổn gì nữa! Rõ ràng đã không ổn kể từ ngày thằng bé bắt đầu bỏ ăn. Nhưng biết làm sao đây? Đem đi đâu bây giờ?
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25442)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
20 Tháng Mười 2012(Xem: 23022)
Mái tóc ngắn mà cô chủ tiệm và vài người khách chiều nay mới khen mình trông trẻ ra, sao mình thấy nó vô duyên quá! Giả bộ cười với mình trong gương, nhưng lòng đau giống như một nhát kéo cắt ngang mái tóc.
20 Tháng Mười 2012(Xem: 16871)
Những tràng cười thoải mái, những câu chọc tiếu lâm gà nhà cho thấy sự gần gũi ấm áp. Cô chủ quán lăng xăng tiếp tân và phục vụ. Những thức ăn chay, mặn ngon lành khiến mọi người thích thú. Những câu xưng hô, con, cậu, đã cho tôi biết đây như là một gia đình.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 16802)
Hèn chi hồi xưa có một vị vua, bị ông Trạng Quỳnh chơi khăm bỏ đói cả ngày trời. Lúc bụng đói meo, Trạng Quỳnh mời ổng ăn cơm với tương chao, vậy mà ông ta thấy ngon hơn sơn hào hải vị trong Cung đình
18 Tháng Mười 2012(Xem: 21304)
Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau
17 Tháng Mười 2012(Xem: 20952)
Tôi không bao giờ quên cảnh tượng ba tôi châm lửa đốt từng trang giấy nhạc xé ra vội vàng, nét mặt ông đau đớn tận cùng, nước mắt nhòe nhạt rơi xuống từng dòng. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi khóc
12 Tháng Mười 2012(Xem: 22348)
ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe
09 Tháng Mười 2012(Xem: 17533)
Đó, tiếng nước tôi là đấy. Là tình tự, là quê hương, là nỗi niềm của những kẻ tha phương. Là “bốn nghìn năm thành tiếng lòng tôi”. Xin hãy nhớ lấy và xin hãy trân trọng giữ gìn .
07 Tháng Mười 2012(Xem: 17615)
Thế là ta đã tìm lại nhau, nhưng trong hoàn cảnh mới, không gian mới... Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 18587)
Còn ngoài đời có nhiều người quyền cao chức trọng, làm hư việc ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người khác nhưng không hề biết… từ chức là gì!!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 19361)
Tôi kể vài kỷ niệm xưa để bạn nghe cho vui. Bạn nói rất đúng, có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
05 Tháng Mười 2012(Xem: 19093)
Xin chuộc lỗi Người, với lời thề son sắc. Xin nguyện Một Đời với Đất Mẹ cưu mang Xin được làm Đất Vàng, Nước Bạc, Bón cho cây, cho trái nở Hoa Tình./.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24241)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18629)
30 tháng 4 năm 1975. Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18436)
Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 17871)
Bây giờ cậy vào đồng tiền và quyền thế đã là “mốt” thời thượng rồi cháu ạ! Mọi chuẩn mực giờ đây là dựa vào:” có bao nhiêu tiền và có ai đỡ đầu không “.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 23288)
Cho dù anh chỉ còn hơi thở cuối cùng. Anh hãy cố vươn lên mà sống! Vì xung quanh anh còn có bạn bè. Sau lưng anh còn tình đồng nghĩa đội
28 Tháng Chín 2012(Xem: 24603)
Cái thằng hàng xóm im lặng đứng chờ trước ngạch cửa chỉ để nhìn con bạn gái thôi, không hiễu là bao nhiêu ngày tháng năm của tuổi dại khờ.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 22324)
Vậy đó, nên nhỏ bạn mới rầy tôi, “có gì đâu, mà mày cứ cầm chi lâu nỗi nhớ?”, thế mà nó đâu biết, nó lại là người vừa nắm lấy bàn tay tôi, mở ra, đặt thêm vào đấy một vùng kỷ niệm ngọt ngào.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 19047)
Tôi ngượng ngùng kéo vạt áo chùi vội vàng hai dòng nước mắt! ''Đã bảo đừng khóc mà bây giờ như thế này, tệ thật đó !''. Nước mắt vừa chùi đi thì hai dòng khác lại trào ra khóe mắt rồi, biết làm sao bây giờ? Thời gian có chờ đợi ai đâu?
26 Tháng Chín 2012(Xem: 24012)
Mùa Thu luôn đầy ắp kỷ niệm vì nó là mùa tựu trường để bạn bè vui mừng gặp lại nhau sau ba tháng Hè rong chơi. Mùa Thu cũng mang đến nhiều kỷ niệm vì nó thường bắt đầu cho một chuyện tình
23 Tháng Chín 2012(Xem: 19636)
Em thẫn thờ đặt bàn tay lên ngực trái, nơi tim em đang lạc một nhịp rồi. Anh ơi ''DÙ CHO MƯA, XIN ANH ĐƯA EM, ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜi'', niệm khúc cuối cùng em gởi cho anh đó, người thơ, tình thơ của em…
21 Tháng Chín 2012(Xem: 21631)
Trong nỗi bàng hoàng sửng sốt của toàn thể người dân Hoa Kỳ, trong sự xúc động của cả nhân loại vào cái ngày đại hoa ấy, còn có những nỗi đau âm thầm riêng lẻ mà đôi khi người ta đã bỏ quên
19 Tháng Chín 2012(Xem: 21824)
Nỗi dịu dàng của mùa thu dễ làm người ta da diết. Bỗng dưng tôi thèm được nhắm mắt, thiếp đi trong những bàng hoàng nhớ nhung bủa vây không duyên cớ này.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28383)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 21110)
Mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Vì vô minh, không thấy được thực tại, không thấy được tính chất vô thường của sự vật nên chúng ta tự tạo đau khổ cho mình và người
15 Tháng Chín 2012(Xem: 21787)
Khoảnh đất tuổi thơ tôi nhỏ bé nhưng hết sức diệu kỳ. Tôi muốn được dang tay ôm lại nhiều lần, ôm thật chặt… Bởi tôi sợ mai đây, tôi sẽ tiếc ngậm ngùi! Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường …
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30749)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...