3:17 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

NHỮNG CON ĐƯỜNG - Nguyễn Hữu Hạnh

01 Tháng Mười 20178:57 CH(Xem: 8161)

 

NHỮNG CON ĐƯỜNG

Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ …và thèm  tô canh chua cá lóc cay mùi ớt, đậm mùi hương tần  một chút tình yêu thương, Những hương vị dân dả làng quê  đậm đà sao nhớ quá, nhớ từng món ăn  nuôi tôi khôn lớn, cũng như nhớ từng  con người đã đỡ đần tôi trong những cơn vất vả, và nhớ nhất  biết bao kỷ niệm của một thời đã qua với những con đường…

Tôi lớn lên từ ấp Đồng Nai của Xã Hóa An thuộc tỉnh Biên Hòa ngày xưa, nằm sát đường liên tỉnh 16 nối liền Tân Vạn, chợ Đồn lên tới Tân Uyên. Một xóm nhỏ êm đềm có tên là xóm Lò Lu vì nơi đây lúc bấy giờ  có lò lu của ông bang Trần Lâm, đã mang đến chén cơm manh áo cho bao người trong xóm, trong xã.  Bên kia sông là chợ Biên Hòa, đứng trên cánh đồng ruộng có thể nhìn thấy cả hai ngọn núi Bửu Long và Châu Thới. Ông Nội tôi mất sớm nên không biết gì về ông, chỉ được nghe bà nội nhắc đến trong những ngày cúng giỗ. Bà Nội từng kể lại cả ông và bà Nội đều có ông bà ông cố ông sơ giàu có ba đời, ruộng vườn cò bay thẳng cánh của ăn của để, đến nổi khi còn nhỏ bà nội với lòng từ tâm, đã từng lén lấy gạo thóc trong nhà cho thêm những người tá điền giúp việc. Tổ tiên ông bà giàu có, đến đời ông bà nội tôi lại nghèo khó ba đời, ông bà Nội,  ba tôi rồi đến đời tôi. Ông Nội tôi họ Nguyễn người gốc Tân Vạn, bà Nội tôi họ Đỗ lớn lên từ ấp Tân Bản Chợ Đồn, nhưng đặt tên các con lại không giống ai, như hai Lùng, ba Bỉ, sáu Xường, chín Suổi, riêng cô Tám lại mang tên đẹp hơn của loài hoa Huệ. Thời tuổi thơ của các cô và ba tôi nghèo lắm, các cô và ba tôi đều phải đi ở đợ người giàu có khác để có tiền về phụ ông bà Nội nuôi các cô Tám và chú Chín của tôi. Những ngày cận Tết cả nhà đều mừng rỡ khi ba tôi trở về với gói thịt ba rọi trên tay, từ đồng tiền làm công vất vả của ba tôi

Sau nầy hằng năm đến những ngày cận tết, tôi đều đi theo cô ba hoặc chú chin, ba tôi thì đi lính miền xa, xuống Tân Vạn giẫy mã ông bà. Con  đường đất đỏ vòng sau sân vạn động quán thịt rừng Mười Dương. Nghĩa trang của gia đình Nội còn lại ở đây, cho đến bây giờ đã được giành lấn và bán dần, có mã ông bà cố, các chú chết trẻ, sau nầy bà nội cô ba và chú chín cũng nằm yên nghỉ nơi nầy. Thuở nhỏ các ông chú vẫn còn, tôi luôn đến chào ông chú 7 ông chú 8, được ông chú kể cho nghe ông nội còn nhiều anh em giàu lắm đang ở Cát Lái, chỉ có ông Nội tôi chết nghèo nhưng vẫn gìn giữ đất với mỗ mã tổ tiên. Con đường này đã là nơi phải đi và đến mỗi năm ngay cả khi ba tôi mất, ba tôi không được nằm chung với ông bà nội tôi, đến để thăm mộ để được nghe  lại những kỷ niệm  của ba tôi trong những lần về thăm, cũng dưới tàn cây bưởi ba tôi đã cùng 2 ông chú và các bậc trưởng thượng ở đây, cùng nhấp men cay trao đổi việc nhân nghĩa ở đời và đờn ca xướng hát. Tôi không hình dung được nơi nào (theo lời bà nội kể lại), ba tôi thời trai trẻ làm sao có thể tránh được sự ruồng bố của Tây ban ngày, cũng như sự khủng bố hù dọa của Việt Minh vào ban đêm.

Tôi đã đi trên con đường  đá sỏi, con đường từ bến đò ngựa của chùa Long Thiền chạy tới Cầu Hang, đến mã thằng Tây quẹo vào Tân Bản. Quê của bà Nội nơi đó có những bà dì 7, bà dì 8 là em của bà Nội tôi, có những người con chú Hai Hư, Sáu Dê, chú tám Tiền và cô tám Khỏe. Chú Tám tên Tiền nhưng lại nghèo nhứt xóm. Tôi luôn nhớ và quý trọng thiếm 8 Tiền, khi chú 8 Tiền bị đi quân dịch và tử trận ngoài Bình Tuy trước năm 70,  để lại thiếm 8 tuổi còn trẻ và hai người con gái còn nhỏ. Thiếm đã ở vậy, hằng ngày đạp xe đạp từ Tân Bản lúc tờ mờ sang, qua Biên Hòa  hốt rác chợ cho công ty vệ sinh để nuôi con. Năm 1972 tôi đi lính đổi về miền Tây, chỉ   đến thăm thiếm tám Tiền ngay sau khi tôi ra tù năm1981, thiếm tám Tiền lúc đó cũng còn nghèo và khó khăn, nhưng chén cơm và bửa ăn thiếm dành cho tôi là cả sự ấm lòng, ấm lòng như tên gọi thân thương thiếm đã từng gọi tôi như những ngày còn nhỏ “thằng cu Hạnh”. Bây giờ 2 người con gái của thiếm đã có gia đình, rất có hiếu nhờ trời thương cũng ăn nên làm ra. Một lần từ Mỹ trở về tôi đã tìm thăm và trao thiếm một số tiền, nhưng thiếm vẫn khăng khăng không nhận. Con đường vào Tân Bản đã dạy tôi làm người như thế đó…

Tôi đã thường xuyên đi bộ qua cầu Gành và cầu Rạch Cát để đến Hảng Dầu(ấp Phước Lư). Con đường Hàm Nghi từ thời còn trại cưa Lê Văn Tính, bên kia đường rầy là nhà bà ngoại tôi , đổ dốc phải về phía bờ sát bên trại lính gìn giữ chân cầu, những tiếng còi tiếng động cơ của những chuyến xe lửa qua lại hằng ngày từ Sài Gòn ra miền Trung.Tôi nhớ con đường theo bà Ngoại đến nhà ông Cò Hương, bà ba Chẵn, anh hai lớn, anh hai nhỏ,thằng Độ và anh Tràng Quân Cảnh. Nhà ông thầy Ký Bình có  người con gái học Ngô Quyền. Ngoài lộ chính là tiệm sửa xe đạp của bác Năm Chẵn, chợ chồm hổm nhóm vào buổi sáng và những tiếng trống báo giờ ra chơi của trường Đồ Chiễu. Ông Ngoại bà ngoại của tôi có gốc gác từ Bình Đa An Hảo, nhưng cũng có nhiều bà con họ hàng ở  Cù Lao. Ba má tôi đã chọn quê ngoại để nương thân sau ngày cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 cho đến bây giờ, tôi vẫn ở Hóa An với bà nội cho đến khi bà nội mất và đi lính. Những con đường qua bến đò kho, bến đò An Hảo, qua nhà ông Kinh Lý Nhơn như đã quen từng bước chân của đứa học trò nghèo.Những năm đất nước đổi thay lại càng gắn bó với miền đất với những con hiền hòa nầy hơn. Những đêm buồn tìm qua người bạn tù trong căn chòi nhỏ bên bờ sông gần bến đò kho, cũng món ăn tự nấu, với chai rượu đế được mua từ lò của người hàng xóm, sóng nước Đồng Nai vẫn âm thầm lặng lờ trôi trong đêm đen, đen như những mãnh đời của chúng tôi  đã bị chế độ gạt bỏ. Nhớ hai khu chợ nhỏ từ cầu cống vào chợ Cù Lao, ngôi chùa Đại Giác, phía sau là nghĩa địa nơi tôi đã nhiều lần cùng đến để chia sẻ những mất mát của gia đình những người bạn, cũng như đã tôi từng hiên ngang (vì không ai dám)  ôm hai sừng trâu nhảy xuống đặt trên quan tài  của ông Tống Đình Kinh  đã hạ huyệt( theo lời yêu cầu của người bạn tù qua lời khuyên của  một thầy yếm trước cái chết bất thường của người sinh ra mình).

Biên Hòa cũng có những mùa nước lớn với bão lụt năm Thìn còn trong trí nhớ của người cao tuổi, riêng tôi chỉ còn nhớ những năm sau những ngày sống với gia đình Cô Tám tại xóm Lò Heo, gần Đình Tân Lân và trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu. Trong mùa nước lũ, muốn ra đường từ trong xóm ra đường phải xử dụng những con đò. Ở đây tôi có bà mợ Năm Giỏi người đã chăm sóc cho má tôi những ngày sinh ra tôi, tôi có ông Thầy Năm dạy tôi học toán tập đánh vần, tôi có những người bạn cu Bưởi, cu Dần, cu Giao v. v , tôi có những người chị, chị Hương, chị Sương của xe đò Liên Hiệp. Và hơn hết là gia đình cô dượng Tám tôi với những đứa em, có thằng em Huỳnh Kế Hiếu đã mất tin hơn 34 năm rồi… chắc là đã chết…

Chợ Biên Hòa có những con đường, nhưng với tôi đường Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn mang nhiều kỷ niệm, Lê Thánh Tôn là những ngày đi học còn Phan Chu Trinh là những ngày vất và trước sự đồi thay. Đường Lê Thánh Tôn nối dài từ đầu chợ tiệm hớt tóc Công Tạo, tiệm bán phụ tùng xe đạp Đông Hưng xuống bến đò Hóa An, những lần đi học tôi phải qua đò Hóa An đón xe lam lên trường Ngô Quyển. Trước đây tôi có những người bạn thân tình xóm chợ  như Giang Hưng( cháo Tiều), Nguyễn Tấn Lực, thời gian này tôi có thằng em nhưng là bạn Đúc Ga cùng anh Đảm, anh Tư Sơn, anh Lê Ngọc Sâm và bạn tù Hồng Sang, phải nói là rất sang vì luôn trả tiền tiệc ăn nhậu cho tôi dủ không ngổi chung bàn. Tôi có gia đình thân quen như ruột thịt, thầy tư Giàu dạy Pháp văn hàng keo cũ,  trước mặt là nhà thầy Ba Miên, cô giáo Hường, nhà may Mỹ Dung, bên cạnh là gia đình cô ba cô sáu với các anh các chị Hảo Hớn Hùng Hào Điền Viên, gia đình thầy Tư Giàu với Việt, Nam, Dân, Hoàng Nguyệt,  những người anh người bạn lề đường một thời quần rách áo vá, một thời ngả nghiêng, Hẻm 109  đường Phan Chu Trinh gần khu Thành Kèn để vào xóm Hoa Lư, con đường đó đã theo tôi đến bây giờ và trọn đời. Quê vợ tôi là ở đây, với ông Tề, ông Căn, ông Bội, chú thím Phách, anh chị Phướng. Nơi đây ròng rả hơn 10 năm liền vào mỗi sáng sớm trong lúc mọi người đang an giấc trong chăn ấm, tôi phải đạp xe đạp sau này là xe ba gác vào hầm  nước  đá  sau tiểu khu cũ, hoặc đến  trại Bạch Đằng trên đường đắp mới, quần áo ướt đẫm và lạnh cóng nhưng mổ hôi vẫn nhuể nhại, chở  nước đá  về bỏ lẻ cho các quán cà phê như một nghề để sống, bằng sự giúp đở và thương mến của bà con xóm chợ Biên Hòa, những quán cà phê lề đường, những xe nước mía, atisô v. v  Trong đó có vợ chồng anh chị Cao, anh Cao đã từng cứu tôi thoát chết với bệnh kiết lỵ trong tù cộng sản tại Hốc Môn. Thời gian còn lại là bạn tù bạn lính đốt đời qua những cơn say. Bây giờ mỗi người một phương, lớp người lớn không còn nữa, riêng tôi luôn vẫn nhớ những ân tình của bao người dành cho kẻ tha phương…

Tôi có cơ duyên được sống nhiều nơi của miền đất Biên Hòa, Hóa An vẫn mãi là quê tôi hai tiếng ngọt ngào.  Dòng sông cứ trôi, nước trôi ra biển lại mưa về nguồn, tôi vẫn thương con đường làng dẫn vào trường học ngày xưa, cũng con đường đó xuống bến đò sang sông với bao kỷ niệm với những người bạn lúc thiếu thời, tình cảm xóm riềng làng xã sao mãi thân thương và còn gắn bó. Những kỷ niệm êm đềm và vụng dại của tuổi thơ tôi sẽ giữ mãi, để biết mình từ đâu biết chốn để quay về dù trong tâm tưởng. Xin được đốt lên nén hương lòng kính dâng lên ông bà nội ngoại, cô dượng, cậu mợ, ba tôi và chú chín Suổi, một người chú đã thương tôi hơn cả những đứa con. kính nhớ đến những bậc trưởng thượng, các cô chú bác của Hóa An xưa, nghèo tiền nhưng giàu nhân nghĩa đã từng được thể hiện qua những bút tích được  lưu giữ của cố nhân sĩ Lương Văn Lựu tác giả bộ sách “ Biên Hòa Sử Lược”

Hóa An sông núi hai vùng

Núi Châu, chùa Hiển, sông Đồng nước trong

Người hiền vẹn chữ hiếu trung

Vui trồng hành cải, sống cùng thủ công

Nhớ thương xưa cách đôi lòng

Nay cầu bắt nối lắp dòng mộng mơ

Những cơn mưa bắt đầu dứt hột, những giọt nước mưa vẫn còn đọng trên những cánh tần xanh lá mỏng manh. Tôi chợt nhận ra không thể quên được những phút giây êm đềm, hạnh phúc, tình yêu thương, cũng như những ân tình ân nghĩa từ những tình cảm tôi có được từ tha nhân.Giờ đây được sống nơi  xứ  người, với những xa lộ thằng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ. Hai giọt nước chợt lăn dài trên má, không biết là những hạt mưa hay những giọt sương…

NGUYỄN HỮU HẠNH

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Tư 201810:56 SA
Khách
Hay quá bác ạ!
Năm 1977 cháu lên trọ học ở nhà ông cậu (Hai Huề) ở nhà số 109 Phan Chu Trinh, rồi thành dân Biên Hòa đến nay!
Biên hòa đã thành quê hương của cháu. Gởi chú xem trang Biên Hòa Dấu Yêu để nhớ về những tháng ngày nơi quê mẹ. Kính Chúc chú khỏe!
Lê Ngọc Quốc
https://www.facebook.com/pg/congtyxaydunghungle/photos/?tab=album&album_id=271775356299780
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6709)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5878)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6946)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7352)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6370)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6077)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6645)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5431)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5294)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5604)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5527)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5578)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6037)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6822)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6840)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6185)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6107)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6278)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6464)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6918)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6579)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6962)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7033)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6823)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6435)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47152)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66997)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24965)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6001)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5984)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6299)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7030)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5527)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5776)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6392)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5658)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5472)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5938)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6420)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5482)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6020)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6205)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6219)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8188)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7111)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6364)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8762)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7802)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7438)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7371)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu