7:59 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

NGƯỜI LÍNH - Nguyễn Thị Thêm

01 Tháng Mười 20174:51 CH(Xem: 7825)
ngườilính

Ngày, tháng.....

Tôi ngồi mân mê tấm thiệp.

Tấm thiệp thăm bệnh của cháu ngoại tôi.

Cháu vào thăm ông với một chậu hoa nhỏ và một tấm thiệp.

Chậu hoa nhỏ có hình một quả dưa hấu bị cắt ra một miếng. Những đóa hoa vàng, hoa trắng, lá xanh nhã nhặn. Cài trên đó là một tấm thiệp. Tôi mở ra xem và ngồi một lúc suy nghĩ về những gì cháu viết.

Cũng là lời chúc sức khỏe và mau lành bệnh, cháu còn gợi lên ý chí của một người lính.

- "Be strong, soldier ông ngoại."

Như vậy dưới con mắt của cháu tôi. Hình ảnh người lính của ông là niềm hảnh diện của cháu. Cháu tin tưởng ông ngoại sẽ mạnh mẽ hơn, mau bình phục hơn vì... ông là một người lính.

 

"Người lính." Phải rồi đó là một người lính VNCH của một thời trên chiến trường ác liệt. Bây giờ người lính đang nằm đây, nằm để nghe những biến đổi trên cơ thể. Để nghe sự đau đớn và mệt mỏi của bản thân.

Người lính nằm đó với oxygen gắn ở mũi, máy chạy ù ù. Thân thể gắn dây nhợ của  máy đo tim, vô nước biển, vô thức ăn và máy hút đờm để sẵn kế bên. Người lính bây giờ không còn ăn bằng miệng. Thức ăn, thuốc men đưa thẳng vào bao tử,  ghi rõ lượng ml chất lõng đưa vào mỗi tiếng đồng hồ. Miệng chỉ để nói, để ho và để thở những hơi yếu đuối. 

Sao mà số phận nghiệt ngã vậy không biết. Ngày xưa tù tội không có gì ăn, đói khát triền miên. Bây giờ thì có thức ăn cũng không ăn được. Không ăn, không uống và cũng không nói ra lời. 

Tôi nghe cay xè nơi mắt, tôi cảm thấy mình thật sự thất bại khi không thể đảm đương nhiệm vụ của mình.  Một người vợ săn sóc cho chồng đến nơi đến chốn. Tôi bó tay buông xuôi theo thực tế. Oan nghiệt như ngày xưa người lính nằm đây đã buông súng đầu hàng. Tôi đau đớn nhìn chồng nằm đó tội nghiệp. Miệng nói không thành lời. Tất cả như một nhát dao chém vào trái tim tôi đau nhói.

Tôi đã thua cuộc. Mọi thứ như một vòng tròn định mệnh mà bàn tay nhỏ bé của con người không thể bẻ thẳng lại được.

.....


Ngày, tháng....

Hôm nay cuối tuần, hai đứa cháu ngoại theo mẹ và bà vào thăm ông ngoại.

Tội nghiệp con gái tôi. Mấy tháng nay vất vả, mất ăn mất ngủ vì căn bệnh của ba. Đứa con gái đầu lòng tôi sinh ra không đúng thời điểm. Tôi có mang cháu vào thời gian nghỉ Tết lúc lên tiền đồn thăm chồng. Đồn lính hiu hắt nằm trên một ngọn đồi cao thuộc xã Quế Sơn- Đà Nẵng- Nhìn quanh chập chùng bốn bề rừng núi. Những vọng gát về đêm lẻ loi đáng sợ. Phòng chỉ huy là một hầm đào dưới lòng đất. Nắp hầm là những tấm tấm tôn Mỹ hình vòng cung chắc chắn (Tôi không nhớ thời đó gọi là gì) Bên trên là những bao cát được xếp chất chồng lên nhau.  Căn hầm ngổn ngang súng ống, đạn dược và máy truyền tinh. Muốn xuống làng phải đi bộ vòng vo dốc đồi nguy hiểm.

 

15 ngày trên núi, tôi về lại nhiệm sở và biết mình mang thai. Đó là thời điểm nóng bỏng nhất của chiến tranh. Theo lịnh mẹ chồng tôi phải thuyên chuyển ra Đà Nẳng để gia đình được sống gần nhau. Đêm từng đêm tôi mang bụng bầu chun hầm tránh pháo kích vào căn cứ không quân tại Phước Tường. Con tôi sinh ra trong thời điểm mọi người tìm cách vào tản cư vào Sài Gon lánh nạn. Con tôi chưa được 3 tháng tuổi Đà Nẵng mất. Theo lệnh mẹ chồng, cả gia đình đùm túm nhau về quê nhà Quảng Trị. 5 tháng tuổi chồng tôi đi tù Cộng Sản. Tôi vào hợp tác xã Nông Nghiệp. Mỗi ngày con tôi phải uống nước cháo thế sữa. Mỗi lần mẹ đi cấy đi cắt được ăn bữa lỡ hợp tác. Chén cháo trắng mẹ ăn, cục đường chén bằng ngón tay, mẹ đem về cho con làm quà.

 

Con tôi lớn lên èo uột ăn độn bo bo để sống,  lý lịch "Con Ngụy Quân, Ngụy Quyền" làm hành trang vào đời... Người lính già trở về bó tay nhìn xã hội thay đổi. Nhìn để uất ức vì mình đã kiệt quệ hoàn toàn về thân xác sau bao nhiêu năm sống  đói khát nhục nhằn. Tâm hồn đầy những ám ảnh tù tội và những quá khứ thương đau.

 

Bây giờ khi các em trai đã tung cánh bay vào vùng trời mơ ước. Chúng đi lính xa nhà, cha mẹ già cần được săn sóc. Con gái tôi đã đem chúng tôi về phụng dưỡng. Người lính ngày nào không che chở được gì cho con khi còn bé, bây giờ lại là một gánh nặng cho con khi sức khỏe đã cạn kiệt. Con tôi đã hết sức mình làm tròn chữ hiếu. Tội nghiệp con gái của tôi

......

 

Tôi đẩy con trên chiếc xe lăn vì chân cháu bị bó bột do một tai nạn. Đi qua hành lang dài và rộng để bước vào phòng bệnh. Gài xe vào một góc phòng. Con gái tôi lò cò nhảy từng bước lại bên giường của ba.

-Hi ba!. Hôm nay ba thấy thế nào?

Chồng tôi mở miệng nói gì đó mà tôi nghe không rõ. Tôi lấy khăn giặt sạch để lau mặt, lau tay và massage chân cho anh.

Hai cháu đến thăm ông ngoại. Chúng bước lại gần và tìm bàn tay ông để nắm:

-Ông ngoại có nhớ con không? Con nhớ ông ngoại nhiều.


Chồng tôi cười ánh mắt thật vui. Hai đứa cháu ngoại ở chung nhà luôn quấn quít bên ông. Ngày xưa chúng còn bé, ông ẳm bồng tưng tiu. Bây giờ chúng đã lớn chúng săn sóc lại cho ông. Mỗi khi ông cần đứng lên, hai đứa hai bên nâng ông đứng dậy. Khi ông cần lấy một vật gì đó là chúng vội vàng làm liền cho ông. Khi nước miếng ông nhiễu ròng ròng. Chúng lấy khăn lau cho ông rồi gọi bà ngoại. Chúng thường dùng bong bóng để chơi với ông. Thật nhẹ, thật gần cho ông chụp. Chúng muốn tập cho tay ông hoạt động. Chúng muốn ông vui.

 

Nhà chỉ có hai đứa cháu ngoại, vậy mà tên chúng là gì ông cũng không nhớ được. Ông lại nhớ tên của những đứa cháu ở tận ngoài quê mà cả chục năm hơn ông không một lần gặp mặt.

- Chị em con hát cho ông ngoại nghe nhen.

Đứng bên giường ông ngoại, hai chị em đứng song song cùng cất tiếng hát. Tiếng hát của cháu dịu dàng đưa ông vào giấc ngủ. Mắt ông lim dim. Không biết ông có vui không, có hiểu không nhưng ít nhất ông đã ngủ. Giấc ngủ dịu dàng có tiếng hát của những đứa cháu thương yêu.

Mấy mẹ con, bà cháu rón rén khép cửa phòng ra về.

.............

 

Ngày tháng....

Hôm nay con gái lớn dẫn con vào thăm ba. Xe chỉ chở được 3 đứa cháu và bà ngoại. Con đường dường như dài ra vì sự nôn nóng của mọi người. Con tôi vừa lái xe vừa nói với tất cả ngậm ngùi:

-Tội nghiệp ba. Đi thăm mà không mang gì cho ba ăn được hết.

Chồng tôi nằm đó, mắt mở to nhìn lên trần nhà. Đôi mắt không biểu lộ điều gì đang nghĩ trong đầu.  Nhưng khi nghe tiếng con gái và cháu vào thăm, đôi mắt sinh động hẳn ra. Ông đảo tròng mắt và tìm hình bóng chúng.

Con gái cúi xuống, nắm lấy tay ba:

- Hi!  Ông ngoại. Biết ai tới thăm không?

Môi ông mấp máy, nói không rõ lời. Nhưng đôi mắt vui mừng chứng tỏ ông đã biết người nào đang ở trước mặt.

 

Đây là đứa con gái do chồng tôi đem về và đưa lên đồn trú đóng những ngày binh lửa của mùa hè 72.  Năm đó con tôi còn nhỏ xíu. Đứa con gái bụ bẩm, trắng trẻo xinh như con búp bê. Hai cha con ăn toàn đồ hộp của lính, đến nỗi khi tôi mang về nhà, cháu không hề biết ăn thức ăn VN. Khi nào cha đi hành quân. Máy bay bốc đi thì cháu ở lại tiền đồn với những người lính còn lại. Ba về cháu ôm lấy chân ông mừng rỡ. Chiều chiều hai cha con đi xuống chân núi. Những cô nàng bán quán mặc sức lả lơi nói cười. Cháu được may đồ mới, được nhiều quà bánh. Nhất là được ba cõng trên lưng mỗi khi lên xuống dốc đi về..

 

Chồng tôi chụp hình con gái đứng trên chiếc xe Jeep và gửi về cho tôi:

-"Con gái mình nè em" Hè này em ra thăm và mang con về nha. Hai mẹ con sẽ đi dạy chung. Đố thằng nào dám léng phéng chọc ghẹo vợ của anh.

Tôi đem con về và làm khai sinh cho nó. Ngày sinh được lấy cho con là ngày cưới của vợ chồng tôi. Đứa con gái thật dễ thương cho tôi được làm mẹ và quên đi nỗi nhớ nhung người lính xa nhà.

Tôi giới thiệu với đồng nghiệp: "Đây là con gái của tôi" Họ cười lớn hiểu ý và ôm lấy cháu "Hèn chi hai má con giống nhau ghê" Con tôi cười sung sướng nói giọng Đà Nẵng "Reng mà không giống, hưa mẹ con ruột mà".

 

Bây giờ con gái là một phụ nữ trung niên, đã gần bước qua 50. Ông nhìn con để thấy thời gian qua nhanh. Mình đã đi gần cuối đoạn đường đời. Tôi ngắm  hai cha con nói chuyện, những hình ảnh xưa hiện về như một khúc phim. Tạ ơn Trời đất đã cho tôi một gia đình hạnh phúc. Nhưng suy cho cùng có gì trong cuộc đời này là vĩnh cữu đâu.

 

Ba đứa cháu vào chào ông. Nắm lấy tay ông mân mê. Những giọt nước mắt long lanh trong mắt cháu. Bàn tay ông xương xẩu, xanh xao, gầy nhom được bàn tay ấm áp của cháu vuốt ve.  Tôi hỏi:

-"Ông có biết đứa này tên gì không?"

Ông không trả lời, cũng không lắc đầu. Ông đã quên rồi, hay ông đang lục trong ký ức mình tên của những đứa cháu mà ông rất mực yêu thương. Các cháu cười và nói tên từng đứa với ông. Nụ cười của cháu làm gian phòng như ấm ra và có thêm sinh khí.

Con gái ngồi hỏi thăm, nói chuyện và chọc ông cười. Chỉ có nó mới dám nói những câu chọc phá để ông mắng mỏ hay cười phì. Nhưng nụ cười của ông bây giờ không tươi tắn  như xưa. Ông không còn hơi sức đâu để chửi hay tranh cãi. Ông chỉ cười, nụ cười yêu thương và chấp nhận.

 

Mấy tiếng đồng hồ thăm viếng, ông cũng mệt và đôi mắt dường như muốn nhắm lại nghỉ ngơi. Tôi đắp chăn cho chồng kín hơn. Bấm cho đầu nâng lên một chút và nháy mắt nói các cháu thưa ông ngoại rồi về.

Ra tới cửa phòng cháu tôi hỏi mẹ:

- Mom! Tại sao ông ngoại bệnh vậy mà mẹ không khóc. Sao mẹ lại chọc ông ngoại? Con tôi trả lời, giọng như dìm trong nước mắt:

- Mẹ không khóc tại vì mẹ sợ ông ngoại sẽ buồn thêm. Mẹ thương ông ngoại nhiều nhưng mẹ không thể làm gì khác hơn được, ngoài việc chọc cho ông vui.


Tôi ra xe. Mang theo hình ảnh người chồng đang nằm trên giường cô độc. Dây nhợ xung quanh và giấc ngủ chập chờn. Cây cầu bệnh đau nguy hiểm này ai cũng phải một hoặc nhiều lần bước qua. Tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện trong lâm râm.

....

 

Ngày, tháng....

Hôm nay cuối tuần con trai được nghĩ. Cả gia đình về thăm ba.

À! Đây cũng là người lính. Người lính của quân đội Hoa Kỳ. Người lính trẻ đi thăm người lính già.

Tàu của cháu vẫn còn trong thời gian trùng tu nên cháu được làm việc trên bờ. Thằng Út nhà tôi mê làm lính thủy. Nó thích lênh đênh sông nước, biển khơi. Tôi đã từng mòn mõi đợi chồng, nên rất thương con dâu hiu quạnh khi tàu chiến ra khơi.  Nhưng tình yêu đã vượt qua tất cả và cháu nội tôi đã hơn một tuổi.

- Hi Ba! Ba hôm nay có khỏe không?

Chồng tôi mở mắt ra và bắt gặp nụ cười của cháu nội

- Ông Nội, Ông Nội. Grandpa

Ông đưa bàn tay ra. Cháu tôi nắm lấy lắc mạnh và kéo ông đi.

- Down! Go Ông nội.

Tôi vội gở tay cháu ra và thay ông nội dẫn cháu đi chơi cho con tôi nói chuyện với ba. Tôi không biết hai cha con sẽ nói gì. Nhưng tôi biết ông vui lắm. Thằng Út là món quà ơn trên đã tặng cho chúng tôi khi tôi đã không còn trẻ. Sinh cháu dễ dàng, nuôi cháu dễ dàng. Cháu lớn lên bụ bẩm dễ thương dù kham khổ, đói nghèo. Đi đâu chồng tôi cũng mang cháu theo. Cháu lúc nào cũng vui vẻ và làm mọi người vui lây. Cháu di truyền sự hào phóng của cha. Mỗi tháng cháu đều đi hiến máu

- "Con máu O. Tặng cho người ta làm phước. Ăn hai ngày là máu con đầy lại. Má đừng lo".

Tôi cười. Lo gì đâu. Máu là của nó. Biết nghĩ những điều tốt như vậy thì tôi mừng chứ sao lại phải lo. Nhưng khi nó quyết định đăng vào lính thì tôi lo thật. Nhưng biết làm sao vì nó đã trưởng thành.

 

Khi hai bà cháu bước vào phòng bệnh thì chồng tôi cũng đã lim dim ngủ. Cháu chồm người tìm bàn tay ông. Bàn tay nhỏ xíu nắm lấy bàn tay xanh xao ông nội. Ông mở mắt ra mỉm cười và gọi tên cháu. Lần này ông đã nhớ và gọi rõ ràng. Chắc là ông vui lắm. Con trai bế cháu lại gần cho ông nhìn và để cháu líu lo với ông. Hai mắt ông bắt đầu ríu lại. Tôi nói:

- Chắc ba buồn ngủ rồi. Thôi chào ba rồi về đi. Đường còn xa lắm. Cháu sẽ mệt.

 

Tiễn con ra xe, tôi quay lại nhìn chồng đang lơ mơ trong giấc ngủ. Hôm nay thêm một ngày ông vui. Trong giấc ngủ ông thấy gì? Chắc sẽ có hình ảnh thằng Út đang chân sáo chạy theo ông. Hay hình ảnh nó ra trường áo mũ chỉnh tề, nụ cười rạng rỡ. Mà chắc là không? Ông sẽ thấy lại mình trong bộ đồ sĩ quan VNCH bên cạnh hai thằng con trai:  Một thằng không quân, một thằng hải quân của quân đội Hoa Kỳ. Ông sẽ cười thật tươi, thật vui, thật hạnh phúc.

......

 

Ngày, tháng.....

Tôi ôm cháu ngoại vào lòng. Tiếng khóc của nó vang lên trong phòng. Nó khóc tức tưởi, nước mắt ràn rụa. Rồi con chị nó cũng khóc. Mẹ nó bảo:

- Nín đi! Nín đi. Gì mà khóc dữ vậy. Ông ngoại không sao mà!


Đây là lần đầu tiên hai đứa cháu này vào thăm ông. Nhìn thấy dáng ông nằm và dây gắn Oxy ở mũi. Máy vô nước biển trên tay, cháu sợ ông không qua khỏi. Cháu khóc sợ mất ông.

Ông nhắm nghiền hai mắt và thở mệt nhọc. Ông không cười vì hôm nay ông mệt nhiều. Hôm qua ông mới bị chuyển đi cấp cứu một lần nữa. BS bảo rất kịp thời nếu không ông cũng khó qua. Tôi đã trực bên ông trong bệnh viện đến gần 2 giờ sáng. Giờ đây đầu tôi cũng còn bềnh bồng vì quá mệt.

Người bệnh là vậy. Chiều qua hai mẹ con tôi tới thăm ông còn khỏe. Y tá đang chuyền thức ăn cho ông. Ngồi mấy tiếng đồng hồ. Hai mẹ con ra về để còn đón cháu thi đấu Valleyball ở trường. Tới nhà, ăn cơm xong vừa bước vào phòng tắm thì y tá gọi bảo đã đưa ông đi cấp cứu.

Trên đường đi tới bệnh viện, hai mẹ con quá lo không biết ông bây giờ thế nào. May quá cấp cứu kịp thời nên bây giờ ông vẫn còn nằm đây.


Hai đứa cháu theo mẹ ra về mà nước mắt vẫn còn ràn rụa. Tội nghiệp cháu tôi. Hình ảnh của ông ngoại chắc sẽ theo cháu tôi vào giấc ngủ. Và cũng có thể là những kỷ niệm sau này.

Mong mọi việc bình an. Mong chồng tôi chóng hồi phục sức khỏe.

 

Ngày, tháng....

Có tiếng phone reo. Thì ra hôm nay cuối tuần thằng con gọi để được thăm ba. Tôi đưa phone trước mặt chồng, để hình anh hiện lên màn ảnh.

Cả gia đình con trai đang ngồi trước iphone và nói chuyện. Tôi hỏi:

- Ông nhìn ra ai không?

Thật lâu ông mới nói được tên thằng con. Còn dâu và cháu nội thì ông chịu thua không nhớ chúng tên gì. Ông cố nói và cố nhướng mắt để nhìn, mà dường như hình ảnh ông nhận không rõ ràng nên ông lại hướng tầm nhìn qua chỗ khác.

Tội nghiệp con tôi nhìn ba muốn khóc. Trong lần về phép cách đây hơn tháng, chính cháu đã quyết định, phải đem ba đi giải phẫu gắn ống đưa trực tiếp thức ăn vào bao tử. Biết rằng làm như vậy thì ông sẽ buồn vì nghĩ rằng mình vô dụng. Nhưng nếu càng nấn ná, thì sức khỏe càng cạn kiệt.

 
Mấy đứa cháu nội nhìn ông nội hỏi những câu thật ngây thơ. Thật sự chúng chúng sinh ra và lớn lên theo những nơi con tôi công tác. Đời lính xa nhà, lại công tác nước ngoài, mỗi lần về phép một tuần sự gần gũi không là bao. Chúng chỉ biết mặt ông, bà. Còn sự thân mật quyến luyến thì rất giới hạn. Chúng nhìn ông nội nhưng thương yêu và cảm xúc thì giới hạn vì chúng còn quá nhỏ. Cảm giác mất mát chưa thành hình trong đầu óc chúng.

Cứ mội tuần vào chiều thứ sáu là tôi lại Face Time để con được nói chuyện và thăm viếng ba qua màn ảnh. Múi giờ khác biệt nên chỉ khoảng thời gian này cháu mới có ở nhà để trực tiếp gặp ba.

 

Mỗi ngày tôi vào thăm chồng một hoặc hai lần, để được nói chuyện với anh, để nhìn anh và thấy mình bất lực.  Anh như một thân cây đã hết nhựa sống và thả trôi số mạng của mình cho định mệnh. Mắt anh mở to nhìn vào khoảng không. Ở nơi trần nhà, trên vách có gì cho anh nhìn. Hay anh đang nhìn vào tâm thức của mình. Nhìn vào những hình ảnh mông lung mà không có sự hiện đện của tôi.


Tôi nói nhỏ vào tai anh. Vừa đủ nghe và cũng thử xem anh có nhận ra tôi không?

- Ông mệt lắm phải không? Hãy nhắm mắt một chút đi cho đở mỏi.

Vẫn không có chút gì chuyển biến. Tôi lấy tay vuốt nhẹ đôi mắt chồng và nói thầm thì.:

- Ngủ một chút đi ông!


Dưới bàn tay tôi, đôi mắt ông khép nhẹ rồi lại mở to như cũ. Miệng há hốc, lại ho, lại sặc nước miếng. Tôi bấm máy và đưa cái ống vào miệng để hút đờm ra. Những chất dơ theo ống trôi vào cái bình to đặt ở một góc bàn đặt cạnh giường.

Người lính ngày nào đã bị đồng Minh bỏ rơi trong cuộc chiến. Khi hốt hoảng nhận lệnh buông súng. Anh đã lặn lội dẫn toán lính cuối cùng chạy về nhà. Trong đôi mắt anh sự trốn chạy nhục nhã còn đau đớn hơn là liều chết chiến đấu. Bao nhiêu năm sống tù đày, trở về gia đình anh mang theo mình sự cô đơn và bị phản bội

 

Bây giờ anh nằm đây, thêm một lần chiến đấu quyết liệt cho sự sống,còn. Anh chắc cũng hoang mang và lo sợ nhiều lắm. Trận chiến sinh tử này chúng tôi không thể để anh chiến đấu một mình. Chúng tôi: Cả gia đình Mẹ con, bà cháu, anh em cùng anh song hành. Chúng tôi không thể gánh vác sự đau đớn của anh. Nhưng chúng tôi sẽ ở bên cạnh anh để làm động lực giúp anh vượt qua.

 

Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục. Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã. Yêu thương, quan tâm và săn sóc.

Gắng lên. cả gia đình yêu ông nhiều lắm.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19333)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20295)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21315)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20278)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20174)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20840)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20007)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20093)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20503)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20083)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21576)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21056)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21835)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20859)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21827)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21040)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20354)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20953)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20004)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19136)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20227)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19529)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20404)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21594)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20349)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19766)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19736)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20514)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19681)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19972)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21023)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20996)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21683)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20563)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21010)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20755)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19482)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20739)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20464)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18933)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19323)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18691)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19629)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21290)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20461)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18969)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20551)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19288)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18471)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18951)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?