11:11 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NGÀY 8 THÁNG 3 NGUYỄN THỊ THÊM

11 Tháng Ba 201710:51 CH(Xem: 7661)

NGÀY TÁM  THÁNG BA

 

 

Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi.

 

Con bé ra đời, khóc oe oe và nhỏ tí xíu.

 

Má nói " Con gái giống cha giàu ba họ" Bà ôm vào lòng với tất cả yêu thương.

Ba tôi đi làm xa nhà, nhắn mấy tin ông mới về. Ông vén cái màn tối thui phòng của đàn bà đẻ. Bên trong nóng hầm hập bởi lò than dưới giường lúc nào cũng đỏ rực. Mùi dầu tràm và đủ thứ mùi bốc lên khó chịu. Ông nhìn tôi nằm nhỏ xíu trong cái khăn quấn kín mít. Ông nói:"Ngủ đi con gái, Ba về nè" Tôi không nhớ khi đó ông có bồng tôi không? Nhưng tôi biết đó là ba nên tôi nín khóc và ngủ ngon lành.

Ông bước ra ngoài, hỏi thăm má tôi vài câu rồi lại ra đi.

Ờ! Má tôi sinh tôi ra ngay ngày "Quốc Tế Phụ Nữ đó nghen." Không biết ba tôi có biết là ngày này quan trọng thế nào không? Nhưng ông chẳng cần. Đàn bà vẫn là đàn bà. Vẫn "đái không qua đầu ngọn cỏ". Sinh đẻ là chuyện thường tình của đàn bà. Nhà có nhiều con trai, ông cũng cần có một đứa con gái cho căn nhà có tí màu sắc.Vì vậy ông cũng hoan nghinh tôi ra đời hôm nay. Điều đó làm má tôi vui mừng nhiều lắm. Vì đối với má, ba tôi là số một trong cuộc đời bà. 

Nghe nói đâu tôi sinh ra trong nhà thương có cô mụ đở đàng hoàng. Không như anh tôi má sinh ra một mình. Cô mụ vườn chưa kịp tới. Má phải tự cắt rún và tắm rửa cho con. Đó là lý do má đặt tên hai anh em tôi cái tên không đẹp. Cái tên diễn tả suy nghĩ của bà về con cái. Những cái tên nhà quê thật thà gắn liền với vận mệnh anh em tôi. 

Má tôi là dân miệt vườn nam bộ. Những phong tục  tập quán ông cha để lại ảnh hưởng lớn đến nếp sống của bà. Đơn cử là vấn đề sinh đẻ. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về thời kỳ ở cử của má tôi.  Một thời kỳ mà bây giờ nếu tôi kể lại với cháu tôi, nó tưởng đâu tôi kể chuyện cổ tích. Chuyện ngày xưa nào đó xa mút tí tè. 

Bắt đầu là cái phòng sản phụ nghen. Cái phòng của má tôi nằm sau khi sinh con, không phải ở trong nhà ấm áp, mà là một cái chái cất tạm bên hông hay sau nhà. Cái chái được che chắn tạm thời để sau thời kỳ ở cử thì dẹp. Nói vậy đủ biết nó tạm bợ như thế nào. Cái giường ...đương nhiên không phải là cái giường nệm êm ái, trắng nuốt của con gái hay con dâu tôi nằm bây giờ đâu. Đó là một cái chỏng tre hay một cái giường thô sơ với mấy thanh gổ đóng song song. Ở trên trải một tấm chiếu cũ. Chiếu cũ vì sau một tháng ở cử chiếu này dơ lắm phải vất đi. Cho nên để tiết kiệm, chiếc chiếu gần đến ngày phế thải để dành cho hai mẹ con tôi. Những sợi lát bị bung ra hay bị gảy thỉnh thoảng đâm vào da thịt sản phụ cũng đau. Má tôi bằng lòng với sự tính toán như vậy và coi đó là một sự tự nhiên.

Gần ngày sinh, má tôi đã mua sẳn mấy bao than chuẩn bị. Vì vậy, trong cái chái nhỏ ấy, lúc nào dưới giường người sản phụ cũng có một mẻ than hồng, Tiếng bình dân gọi là nằm than. Và tôi được quấn kín nằm kế bên má. Chắc là nóng lắm, hừng hực than hồng bất chấp là tháng ba miền Nam. Bởi được rèn luyện hấp than từ ngày mới sinh nên tôi chịu nóng ngon lành hơn chịu lạnh.

Còn nữa, nói ra đôi điều của ngày xưa để thấy sau mấy mươi năm người phụ nữ được ưu đãi rất nhiều. Sinh đẻ là nghĩa vụ lớn nhất của đàn bà để duy trì nòi giống. Đáng lý được quan tâm và ưu đãi, thì người sản phụ lại bị nhiều thiệt thòi do quan niệm lỗi thời và những suy nghĩ về sức khỏe rất phản khoa học.

Má tôi kể lại khi sinh tôi ra. Bà ngoại đã thủ sẳn cho má tôi một hủ bột nghệ.( Nghệ này đã được bà ngoại ngâm nước tiểu cả tháng rồi vớt ra phơi khô, sau đó xay thành bột ). Mỗi bửa cơm má phải uống một nuỗng canh để máu huyết được thanh lọc (Bà ngoại nói như vậy).  Nhiều khi bà ngoại xách cái tô đi tới trường học. Bà lân la hỏi mấy đứa bé trai  xin nước tiểu. Về nhà má tôi phải uống ngay loại nước vàng vàng đó. Uống xong ăn một lát gừng. Bà ngoại tôi nói "Nó bổ hơn một thang thuốc Bắc ".  Chưa xong đâu, ngoại dùng rượu nếp tự mình cất, ngâm với tiêu sọ (không biết tự lúc nào), sau bửa ăn má tôi phải uống một ly nhỏ.

Ăn thì ngoài cơm, ngoại cấm tiệt thức ăn có nước. Chỉ là cá kho quéo, thịt kho khô, nước mắm kho quẹt  ăn kèm với vài đọt rau lang (cho có sữa) hay một dĩa nhỏ hành lá luộc chung với hẹ (cho thơm sữa). Tới bửa, ngoại tôi đặt thức ăn vào một cái trẹt nhỏ bưng vào phòng sanh cho má. Má tôi ngồi ăn ngay trên giường lờ mờ ánh sáng đó. Ăn xong phải nằm sấp xuống để hơ bụng. Nhiều khi còn phải nằm sấp để ăn.  Má thèm đồ ngọt lắm. Năn nỉ ngoại cho ăn một trái chuối hay một múi cam. Ngoại lắc đầu dứt khoát: "Đàn bà sinh đẻ không được ăn đồ ngọt, đồ chua và rau sống." Phải kiêng cử như vậy đến 3 tháng mới có thể ăn uống bình thường.

Khi nằm trong một cái chái nóng như vậy thì má tôi phải khát nước lắm. Có rồi. Một nồi nước lá chát chát, đắng đắng, nóng hổi cứ vừa thổi vừa húp. Húp tới đâu nghe nó chạy tới đó. Mồ hôi mẹ, mồ hôi con lại vãi ra như tắm. Không lo chuyện đó đâu, vì mồ hôi ra tới đâu, than hồng hong khô tới đó.

Mỗi sáng và chiều tối má tôi đều có màn xông hơ. Lúc ấy tôi được bế ra ngoài để giường cho má tôi làm việc. Bà ngoại nấu một nồi nước xông với đủ thứ lá và thuốc Bắc mua tại tiệm ông Ba ở Phước Thiền. Nồi nước lá sôi sùng sục, bà ngoại bưng lên giường, mở nắp, đổ vào nồi một vài giọt dầu tràm. Ngoại trùm má tôi và nồi nước xông bằng cái mềm cũ kín mít. Ở dưới giường là mẻ than, ở trên giường là nồi nước sôi. Má tôi ngồi trong cái mền, thỉnh thoảng dùng đủa khuấy lá lên để hơi nóng có chỗ hở bốc ra. Má hít thật sâu cho mùi dầu chạy vào phổi, cái nóng thấm vào da thịt để mồ hôi tươm ra như tắm.

Khi nồi nước hơi nguội, má tốc mền ra. Bà ngoại nhắc xuống, đun lửa cho sôi lại tiếp tục lần hai. Thời gian chờ cho nước lá sôi lại, má tôi phải nằm sấp trên giường hơ bụng. Xông được hai lần bà ngoại cất nồi nước xông để dành cho tua buổi chiều rồi mới đổ bỏ.

Ngoại để má tôi lau mồ hôi cho khô bớt rồi bà bưng lên một mẻ than nhỏ và một chén nghệ tươi đã được mài sẳn. Má tôi dùng tay trét lớp nghệ đó lên mặt và dùng mẻ than nhỏ đó hơ mặt và hơ mắt. Bà ngoại nói:" Hơ nghệ cho nước da săn lại, không bị chảy xệ. Hơ mắt cho không bị chảy nước mắt sống hay đổ ghèn" Cứ cầm mẻ than hơ đều trên mặt và con mắt liếc tới liếc lui. Má tôi làm việc đó với sự tin tưởng, cần mẫn và cảm kích mẹ mình.

Sau đó là tới phần hơ bộ phận của phụ nữ sau khi sinh. Cái ghế một có bốn chân, ông ngoại cưa cho ngắn bớt. Trên mặt ghế khoét một cái lỗ hơi rộng để sản phụ ngồi lên. Ở dưới bà ngoại đặt một mẻ than.Má tôi ngồi lên ghế, thỉnh thoảng thả vào một vài cọng nhau tiêu (Trái tiêu lặt hết hột còn lại cái cọng. Phơi khô gọi là nhau tiêu) Tiêu khô bốc mùi lên nồng nặc, tỏa khói mù mịt. Má rửa chỗ ấy bằng nước phèn chua và hơ khô bằng cách như vậy. Ngày xưa không hề có vụ may hay kẹp lại âm hộ sau khi sinh. Người sản phụ phải làm sao cho vết thương mau khô, mau lành. Nghĩ mà tội nghiệp cho má của tôi và cho biết bao người mẹ ngày ấy. Sinh con trong điều kiện y học chưa phát triển, ánh sáng văn minh chưa đến tận nơi, chốn thôn quê vấn đề vệ sinh không được biết nhiều nên rất thiệt thòi. Vì vậy, nhiều phụ nữ đã tử vong khi sinh nở. Nếu người phụ nữ phải sớm bôn ba gánh gồng buôn bán thì dễ bị sa tử cung hay bị bệnh phụ khoa

Chưa hết, người sản phụ phải dùng bông gòn nhét kín hai lỗ tai, không để gió lọt vào. Họ tin rằng nếu không, sau này sẽ bị nhức đầu sỗ mũi thường xuyên. Trong tháng đầu nằm sinh, không được gội đầu hay tắm rửa. Xông hơ ngày mấy dạo, mồ hôi tươm ra như tắm thì thân thể hôi là cái chắc. Tóc phụ nữ đa phần để dài và búi . Tóc sẽ quyện mồ hôi khó chịu vô cùng. Đó là chưa kể người đó có chí chắc là ngứa ngáy vô cùng.

Trước một ngày đủ tháng, má tôi mới được tắm rửa. Bà ngoại nấu một nồi nước lá thật to. Bà pha nước cho âm ấm để má tôi tắm và gội đầu. Tắm xong phải hơ thật kỹ. Má nằm đưa đầu ra khỏi thành giường. Bà ngoại tôi chải tóc cho má và hơ khô trên bếp than hồng để ở dưới. Thật thương cho những người mẹ lo cho con gái từng chút một. Từng lọn tóc cho má tôi được ngoại chăm chút hơ khô, đã nói lên tình thương vô cùng của mẹ dành cho con gái.

Ngày đầy tháng của con là ngày người sản phụ được ra tháng. Nghĩa là được rời khỏi cái chái tạm, để lên nhà cúng mụ. Nghi lễ cúng mụ cũng thật rườm rà. Đầy đủ bông hoa, trái cây và rất nhiều chén dĩa chè xôi. Người ta tin rằng có 12 mụ bà và 13 đức thầy theo phù hộ cho đứa bé.

Có nơi, nếu đứa bé sinh ra là con trai sẽ được nấu chè trôi nước để cúng. Có ý nghĩa là con trai cần phải ra ngoài để tạo dựng sự nghiệp (trôi). nếu là con gái thì thường là nấu chè đậu trắng. Có ý ngầm là phụ nữ phải ở nhà lo việc bếp núc, chăm sóc gia đình (đậu).

 Có nơi, niềm tin ngược lại. Khi cúng đầy tháng cho trẻ, họ lại cúng chè đậu cho con trai. Ý nghĩa là con trai lớn lên thi đâu đậu đó, đường công danh sự nghiệp mới hạnh thông.(đậu)  Còn con gái họ cúng chè trôi nước với ngầm ý con gái thì phải mềm mại duyên dáng và ngọt ngào như viên trôi nước

Điều này cho ta thấy niềm tin này không có cơ sở khoa học. Không ai chứng thực là hoàn toàn đúng. Chẳng qua là do con  người nghĩ ra  để diễn đạt sự hoài vọng và chúc lành cho đứa bé.

Viết tới đây tôi lại nghĩ đến con gái và các con dâu tôi. Nhớ lần con gái thứ nhì tôi sinh con đầu lòng.Tôi vào bệnh viện thăm. Cháu vừa chuyển vào phòng nằm độ vài tiếng. Cháu muốn đi tiểu. Tôi lại gần tính dìu con vào phòng vệ sinh. Cô y tá cản lại và nói với tôi " Con bà sinh chứ không phải bị thương. Hãy để cô ấy tự làm một mình". Và cô ta quay sang  nói với con tôi: "Nếu cô muốn tắm hãy tự nhiên,  khi nào cần thì gọi tôi"

À thì ra vậy. Ngày xưa người ta quan niệm khi người phụ nữ sinh con giống như một con cua mới lột. Mọi thứ đều yếu đuối phải kiêng cử, chăm sóc. Còn ngày nay phụ nữ sau khi sinh con sinh hoạt như một người bình thường. Vẫn ăn uống, tắm rửa, đi lại tự nhiên. Người sản phụ được ăn mọi món ưa thích miễn là đầy đủ chất bổ. Nhất là rau xanh và trái cây rất tốt cho sức khỏe lại rất nhuận trường. 

Ngày xưa dùng than, nước nóng để phụ nữ lấy lại vóc dáng của mình. Ngày nay họ tập thể dục để thân thể gọn lại. Người phụ nữ mới sinh con xong vẫn ăn mặc nhẹ nhàng, nằm giường nệm trắng tinh, vẫn trang điểm xinh đẹp, vẫn tự tin bản thân mình. Họ chỉ cần an dưỡng nghỉ ngơi và không làm việc nặng nhọc. Nếu công việc làm tại nhà, trong máy vi tính, họ vẫn có thể làm ra tiền như thường trong những ngày sinh con.

Với thời đại khoa học tiên tiến, thai phụ được khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ lẫn con. Tháng thứ năm đã có thể biết con trai hay con gái.Sau đó dùng siêu âm ba chiều để theo dõi từng bộ phận của thai nhi. Nhìn trong máy em bé nằm cọ quậy trong bụng mẹ là niềm vui vô bờ của cặp vợ chồng. Người ta phát hiện rất sớm mọi sự khác thường trên cơ thể thai nhi để chửa trị. Người mẹ được thử máu và theo dõi sức khỏe thật kỹ để điều trị kịp thời hầu không ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Thường khi mang thai phụ nữ hay thèm ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu người mẹ có thể lên cao. Khi kết quả thử máu cho kết quả không tốt, bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ và yêu cầu thực đơn hợp lý. Đồng thời lịch khám sức khỏe sẽ dày hơn để Bác Sĩ theo dõi và điều trị cho đến ngày sinh.

Ngày sinh được dự đoán trước để cha mẹ sắp xếp cũng như chọn lựa phương pháp   sinh con. Có người muốn sinh theo cách tự nhiên. Nghĩa là chịu đau để sinh em bé. Có người chọn cách chích thuốc để không có cảm giác đau đớn khi chuyển dạ. Mọi thứ đều được chuẩn bị cặn kẻ và an toàn. Đội ngũ bác sĩ và y tá theo dõi nhịp tim  thai nhi và những cơn chuyển dạ trên máy.  Khi một hài nhi ra đời, người cha có mặt ở phòng sanh để hổ trợ tinh thần cho vợ và vui vẻ đón nhận món quà vô giá ơn trên ban cho mình . Những bức hình, những video quay tỉ mỉ là những hình ảnh để đời cho đứa bé sau này.

Đứa bé sinh ra được chăm sóc kỷ lưỡng, được chích ngừa định kỳ . Một bác sĩ nhi đồng được chọn để theo dõi sức khỏe cháu bé. Đó là sự ưu việt của chế độ chăm sóc cho sản phụ và thai nhi ở Hoa kỳ này.  Chăm sóc cho sản phụ và trẻ con là gián tiếp xây dựng một đất nước khỏe mạnh và hùng cường. Bởi vì phải có sức khỏe  con người mới có thể góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Có nhiều người chỉ vài ngày sau khi sinh là họ đã đem con đi siêu thị, đi shopping. Người mẹ ăn mặc bình thường, đôi khi còn rất ít vải. Đứa bé nhỏ xíu, đỏ hỏn nằm trong xe đẩy thật là dễ thương. Tôi thấy có người Mỹ còn để bé ở trần chỉ quấn sơ sài đẩy bé đi trong siêu thị. Dường như họ muốn tập cho bé thích ứng với khí hậu, thời tiết từ những ngày đầu tiếp xúc với cuộc đời.

Người phụ nữ ngày xưa từ khi mang con vào lòng cho đến ngày sinh không được chăm sóc gì cả. Thai phụ không  được một sự giúp đở hay hướng dẫn gì hợp lý. Đến ngày chuyển dạ, người mẹ mới được đem đến bệnh viện hay rước một cô mụ vườn đến đở đẻ (nếu ở nhà quê).  Bằng những dụng cụ thô sơ và không được khử trùng, bà mụ đã dùng kinh nghiệm bản thân từ nhân gian mà rước sanh em bé. May mắn sinh dễ thì mẹ tròn con vuông. Không may những ca sinh khó thì tính mạng cả mẹ lẫn con như chỉ mành treo chuông. Bởi vậy nhân gian mới ví von người phụ nữ khi sinh con là "Vượt cạn" hay " Đi biển mồ côi một mình".

 Con chào đời cất tiếng khóc oe oe, người mẹ mới biết là con gái hay trai. Mẹ ôm con mân mê từng ngón tay, ngón chân để xem con mình có lành lặn không? Nếu có bệnh gì bên trong thì hoàn toàn không biết. Sinh con tháng đầu tiên nằm cử không hề thấy ánh sáng mặt trời. Khi được ra ngoài thì phải cột khăn che kín hai tai. Phải mặc quần dài, áo dài tay, khoác thêm áo ấm. Đứa bé cần ra khỏi nhà phải quấn mấy lượt khăn. Phải bồng vào bếp xin phép ông táo trước khi đi. Dùng lọ nồi quẹt trên trán một bệt đen. Đó là dấu hiệu để không bị người khuất mày, khuất mặt khuấy nhiễu. Khi bé có triệu chứng không được khỏe thì lại đổ thừa cho có ai đó chọc ghẹo. Lại rước thầy đồng bóng hay trừ tà đến trấn yếm trị bệnh. Một sự tin tưởng hoang đường khiến nhiều cháu bé phải mất mạng oan uổng.

Nhiều người con cái hiếm muộn, sinh được đứa con thì đặt tên con thật xấu hay giả vờ cho một người khác nuôi để qua mặt quỷ thần. Họ không cho ai khen con mình đẹp, sợ rằng quở như vậy đứa bé sẽ yểu mệnh.

Còn nhiều lắm những phong tục, tập quán xưa đã in đậm trong nhân gian. Đó là  mực thước để phụ nữ phải tuân thủ kể từ lúc có mang  đến lúc đứa bé biết đi biết chạy. Những bài học căn bản về sinh đẻ và nuôi con  truyền từ  đời này qua đời khác như là cách bảo vệ sức khỏe thai phụ và ấu nhi. Người đàn bà không làm đúng, bản thân sẽ bị bên chồng, bên mình, hàng xóm  chê bai, dè bỉu rất khó sống. Để bảo vệ lấy mình, người phụ nữ ngoan ngoản thực hành và làm tốt hơn để duy trì nòi giống và bảo vệ huyết thống gia đình. 

Hãy nhắm mắt lại tưởng tượng về một sản phụ ngày xưa. Mặt vàng khè vì thoa nghệ, Ăn mặc nhàu nát vì nằm than xông hơ. Người hôi rình vì mùi dầu khuynh diệp, mùi khói, mùi tanh của máu sau khi sinh. Hai lỗ tai nhét hai cục bông gòn tổ chảng. Khăn bịt kín không thấy mặt mày. Trong cái phòng  tối lù mù  không ánh sáng lọt vô đó, người phụ nữ như một tù nhân phải làm theo sự điều khiển bởi mẹ chồng hay  mẹ ruột. Họ tin tưởng càng thương yêu càng chăm sóc tận tình để giúp cho người phụ nữ khỏe mạnh sau này.

Người đàn ông ngày xưa không bước vào phòng khi vợ sinh và phòng vợ nằm cử. Muốn thăm con thì đứa bé được đưa ra ngoài. Cho nên người chồng không hề thấy sự vất vả của vợ mình trước và sau khi sinh con. Đã vậy chuyện gối chăn phải được kiêng cử ít nhất 3 tháng sau khi sinh. Đó là một trong những lý do để ông chồng tìm đến một người đàn bà khác. Điều đó, oái oăm thay lại được xã hội bấy giờ chấp thuận. Họ coi chuyện  đa thê là việc bình thường.

Ngày 8 tháng ba, là ngày kỷ niệm phong trào "Phụ Nữ Quốc tế" Là ngày mà phụ nữ được cái nhìn cởi mở hơn khi trước. Phụ Nữ được đi học, được đi làm, được bước ra xã hội thực hiện những điều mình mơ ước. Được cầm lá phiếu chọn người mình  tin tưởng đại diện cho mình.

Chuyện tôi kể nghe dường như chuyện không có thật  đối với thế hệ cháu của tôi. Nhưng đối với tôi nó là kỷ niệm, là những gì mà một người con gái bước vào giai đoạn làm mẹ đều phải trải qua. Có gia đình thuộc thành phần ăn học, văn minh sẽ không làm  như thế. Nhưng được bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình may mắn như vậy.

Cái gì không tốt đều bị đào thải . Xã hội bây giờ tiến bộ nhiều mặt. Người phụ nữ đã được sống xứng đáng với vai trò của mình. Nhưng còn biết bao người phụ nữ trên thế giới vẫn chịu thiệt thòi, đau khổ vì những hủ tục trên quê hương, xứ sở của mình. Những hủ tục tảo hôn, ấu dâm, đa thê, cắt âm vật, hiếp dâm, hành hạ và khinh thường phụ nữ xảy ra hàng ngày trên thế giới.

Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng  nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh, không có bất công  không có sự đàn áp. Thế giới sẽ thật an vui và tràn ngập hoa hồng.

Hoa hồng mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3.

 

Nguyễn thị Thêm

08/ 3 2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13729)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14502)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13574)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13834)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 14917)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13148)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 12906)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14597)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13270)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 13911)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14533)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11770)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17544)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13766)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12895)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12693)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12476)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14388)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13999)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13535)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19267)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13702)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18106)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 13999)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13376)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14497)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16015)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14829)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13379)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36202)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15702)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 14873)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 13860)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15267)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 17987)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13241)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19735)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15558)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23660)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17293)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14061)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14016)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 14899)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18835)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18479)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17438)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12698)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14017)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13361)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật. Chúng ta mặc dù xa quê hương nhưng chưa lúc nào quên đất nước.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13686)
Tôi trầm ngâm hồi lâu trước bóng đen dày đặt mà bùi ngùi khi mường tượng chúng tôi như những con chim ướt cánh, xụi bại, ngơ ngác nhìn vào khoảng không tối mịt mà không biết làm sao bay lên, làm sao thoát ra