2:15 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

SINH NHỰT CỦA TÔI - Nguyễn Thị Thêm

12 Tháng Ba 201610:36 CH(Xem: 7843)

SINH NHẬT CỦA TÔI

sinhnhut

 

Giờ này 68 năm về trước, má tôi chắc đang râm ran đau bụng. Bà đi tới đi lui vì tôi nằm ở trỏng mà không yên. Cứ thúc cùi chỏ bên hông má. Má chưa kịp làm gì hai chân tôi lại tống cho bà một cái thật mạnh. Cái đầu tôi chúi xuống, thúc vào má liên tục không thôi. Bà nhăn nhó than đau. Còn tôi thì muốn ra ngoài để hít thở bầu không khí tự do.

 

Chín tháng hơn rồi má ơi! Con nằm trong này tối thui, con sống bằng những dưỡng chất từ cơ thể má. Mà má là người thích ăn khô, ăn mắm, lại làm việc suốt ngày nên con cũng không có một chút thoải mái. Con muốn má nằm xuống nghỉ ngơi nhiều hơn. Con muốn má ăn thêm thức ăn bỗ dưỡng  cho con mau lớn. Con muốn má cười nhiều hơn cho con được hưởng lây niềm vui và sự lạc quan từ má. 

 

Má ơi! Con nằm trong bụng má mà con thương má biết bao. Má của con cực khổ biết chừng nào. Một mình tảo tần vất vả. Một đời vì chồng,vì con. Những lần má xoa vào bụng thì thầm với con, than thở với con và dùng con làm nguồn an ủi. Con không thể nói, không thể nhớ hết, nhưng con nguyện sẽ ra đời để đem lại cho má nhiều niềm vui và an ủi.

 

Má ơi! Con là con gái nè má. Từ lúc có mang con tới giờ má chưa hề đi bác sĩ để khám xem con khỏe mạnh thế nào. Má cũng không hề biết con là gái hay trai. Má nhiều con trai quá rồi, má thèm một đứa con gái để sớm hôm bầu bạn, để gia đình có  sinh khí mới, để có một cái gì dịu dàng dễ thương hơn là nghịch phá của mấy nhóc con trai. Cũng có thể má muốn có con gái để sớm hôm bầu bạn, để phụ má gánh vác việc nhà, cái việc nhà không tên làm hoài không hết.

 

 Con không biết, con cũng không thể suy nghĩ, con cũng không biết cuộc đời mình sẽ như thế nào. Con chỉ muốn ra đời, con đủ ngày đủ tháng, con muốn được sinh ra để má bớt nặng nề. Để má nhìn con mãn nguyện. Để má có thêm một nguồn vui mới. Con chòi, con đạp và con thôi thúc làm má đứng ngồi không yên.

 

Buổi sáng hôm ấy, ngày 8 tháng 3 con đã cất tiếng khóc chào đời. Khi con vừa lọt lòng, má đã hỏi cô mụ:

-Con trai hay gái vậy cô?

-Con gái. Một con bé gái trắng trẻo, dễ thương lắm.

Má ngoái đầu nhìn con đang được cắt rốn, lau sạch và nở nụ cười. Má vui quá vì má đã có một đứa con gái như ý muốn. Má đâu biết ngày má sinh con là một ngày đặc biệt " Ngày Quốc Tế Phụ Nữ" Ngày 8 tháng 3. Má bồng lấy con, mân mê từng ngón tay, ngón chân xem thử có đầy đủ không. Má xoay người con xem có dấu vết gì đặc biệt không. Má ôm con vào lòng sung sướng. Con khóc to lên để nói với má là con khỏe mạnh, là phổi con tốt là con yêu má vô cùng.

 

 

Và tôi đã được sinh ra như vậy. Tôi cũng không biết gì khi  mở mắt nhìn ánh sáng cuộc đời. Con người không ai biết mình sẽ được sinh ra ở gia đình nào. Cha mẹ như thế nào, anh em ra sao? Chỉ biết mình cất tiếng khóc đầu tiên để thương cho mẹ vượt cạn đau đớn. Để báo tin một cuộc sống mới bắt đầu. Thượng đế luôn cho con người phải khóc khi sinh ra. Phải chăng cuộc đời này sẽ không luôn luôn là niềm vui và hạnh phúc. Tiếng khóc đầu đời của tôi đã làm má tôi vui biết bao nhiêu và cũng thương con biết bao nhiêu.

 

Người con gái trong xã hội phong kiến luôn bị coi thường. Sẽ chịu một cuộc sống khá vất vả và nhiều thiệt thòi. Vì ngưới ta đánh giá một đứa con trai sẽ có giá trị hơn 10 người con gái.

 

Nhất nam viết hữu

Thập nữ viết vô

 

Đứa con gái sinh ra có thể cuộc đời sẽ như má. Sẽ gắn bó trong cái bếp chật hẹp, sẽ làm mọi công việc nhà mà ai cũng thấy tầm thường chẳng có tên có tuổi. Nấu ăn sáng rồi nấu ăn trưa, nấu ăn chiều. Chén dĩa rữa sạch rồi ăn xong lại đầy phải rữa tiếp. Ôi! quang gánh buôn bán kẻo kẹt để kiếm cơm mà việc nhà vẫn gánh nặng hai  vai. Vừa chăm con, chăn nuôi,nấu nướng và hoàn tất bổn phận dâu con.. Khi con khóc má vừa dỗ con vừa nấu ăn, chồng vẫn ngồi bình thản đọc báo hay dửng dưng coi chuyện con cái, cơm nước là bổn phận của đàn bà.

Cơm dưng, nước rót cho chồng là bổn phận người vợ. Chịu thiệt thòi trong cảnh chồng có vợ hai, vợ ba cũng là số phận phụ nữ. Phụng dưỡng, lo cho mẹ chồng là

bổn phận dâu con. Nuôi con khôn lớn, chăm sóc gia đình là nhiệm vụ của người mẹ . Ôi! cái ông Khổng tử bên Tàu đã cho người đàn bà một chỗ đứng nhỏ nhoi mà trách nhiệm nặng nề biết bao nhiêu.

Tôi không biết gì hết để lớn lên từng ngày cùng các anh. Tôi tham gia hầu hết trò chơi của các anh và là một đứa con gái đầy nam tính. Ngày còn bé, ba tôi cắt tóc và cho mặc đồ giống như các anh.  Năm tôi học lớp ba, đầu tôi không biết vì sao mà đầy cả chí. Ba tôi quyết định cạo trọc để diệt tận gốc cái loài ăn bám hút máu đàn bà con gái.

Ba hứa sau đợt này ba sẽ cho tôi dưỡng tóc và cắt bumbê cho tôi, không hớt giống các anh nữa. Tôi mừng rơn, ngồi yên chịu đựng.

Thế là buổi sáng, trên sân chào cờ của ngôi trường tiểu học trường làng. Mọi học sinh tề tựu trước cột cờ nghiêm chỉnh. Thầy hiệu trưởng và các cô giáo đứng trước lớp của mình. Hai trò lớp nhì lên kéo cờ. cạnh đó một tên học trò nam. Không phải!  Thực sự đó là một đứa học trò gái lớp ba, mặc quần sọt, áo sơ mi trắng bỏ quần, đầu cạo trọc lóc ra đứng điều khiển chào cờ. Nó hô dõng dạc, rõ ràng:

-Nghỉ!  Nghiêm! Chào cờ ! Chào! Này công dân ơi....

Mọi đôi mắt hướng về nó và tất cả đều không nhịn được cười. Thầy Hiệu trưởng gằn giọng. Bản quốc ca vang lên không đều và rõ như mọi khi. Con nhỏ đó là tôi của những năm trẻ thơ dễ thương thời tiểu học trường làng.

Những hình ảnh đó đi theo tôi suốt cuộc đời ba chìm bảy nổi

Cũng may nhờ gắng học và ngoan, tôi đã từng bước tạo cho ba má tôi niềm tin. Mỗi năm vào mùa tan trường, tôi đều ôm về nhà những phần thưởng danh dự và ưu hạng . Má tôi thương con gái quá, dù không thể quyết định được gì, cũng đã hết sức năn nỉ ba tôi cho tôi được học tiếp. Và như vậy, dù điều kiện đi học không đầy đủ, tôi cũng đã học hết bậc trung học như các anh để thoát khỏi cái số phận suốt đời trong xó bếp như má.

 

 

Năm nay lại thêm một sinh nhật. Sinh nhật của một bà già 68 tuổi.

68 năm thoắt cái quá nhanh. Tôi cứ thấy hình ảnh mình tung tăng nhảy lò cò, chơi ô quan cùng con Tám, con Thơ, Con Thành, con Tuyết. Tôi cứ thấy lại cái xóm nhà thờ thân quen. Ngôi trường Tiểu học, ông thầy giáo già và cả một quảng đời trẻ thơ vô tư. Tôi thấy con suối nước chảy xiết. Những dể rong lá hẹ xanh dờn nghiêng mình xuôi theo dòng nước chảy. Tôi và má bì bỏm lội để nhổ đem về cho vịt, cho heo. Tôi thấy những nụ măng tre lú lên xanh xanh . Và má tôi đã xắn đổ đống cho tôi ngồi lột. Tôi thấy con chó ky vừa lết vừa đái miệng rên không ngớt. Má tôi vội vả kéo tôi len lỏi qua những đường mòn tre gai thoát ra khỏi rừng vì cọp đang tìm đến, mùi khét của nó chó đã đánh hơi thật gần.

Tôi đã thấy nhiều thứ, nhiều hình ảnh xen kẻ vào nhau mỗi khi tới ngày sinh nhật.

Tôi đã thấy anh ấy dìu tôi lên con dốc cao ngọn đồi trên rừng núi Quế Sơn. Đêm trên đồn đóng quân âm u tôi nép vào người chồng trốn lạnh. Thân thể đàn bà bừng lên trong vòng tay quấn quít của chồng. Sự đam mê xem lẫn thẹn thùng đã tạo thành hình đứa con đầu tiên trong những ngày thăm chồng trên tuyến đầu hành quân. Tôi cũng thấy mình ôm con đứng nép bên cạnh cây đa đầu làng, khóc tiển chồng đi vào trại tù CS trong tuyệt vọng khôn cùng.

Rồi tôi, trên cánh đồng lúa tập thể học cầm vằn cắt lúa. Một đầu nghéo lúa gom lại cầm nơi tay, rồi trở đầu chặt một cái ngọt xớt như có thể chém vào tay. Hai  bó lúa trĩu nặng với cái đòn xóc  trên vai chạy chân không bén đất. Để về sân đội trước khi sức kiệt ngã quỵ giữa đường.  Con trâu Bầu nhìn tôi, đôi mắt tròn ve dễ thương hết sức trong cái sân Ủy Ban đầy con người xã hội mới. Những vòng quay của máy đạp nước vào tán vào chân đau điếng . Những lần bình điểm tập thể muộn màng , té lên té xuống bờ ruộng  khi mò mẫm đường về.

Tôi cũng thấy mình trên những hàng cao su cỏ lên khỏi  đầu đang hì hục phạt chồi . Rồi tôi thấy nụ cười của thằng Lực. Nó nói với tôi:

- Chị ngồi nghỉ một chút đi. để em phụ chị.

Cái thằng cà thọt chân thấp chân cao vậy mà nó thiệt ma lém tài tình. Nó cầm lấy cái phạt chồi quăng lên đám cỏ tranh rồi như con khỉ con, nó nhảy lên đứng trên cán phạt chồi nhún nhún. Đám cỏ tranh nằm rạp xuống khuất phục. Nụ cười của nó lại hóm hỉnh một cách đáng yêu:

-Chị thấy chưa? Kỳ sau trở lại, em cam đoan lối hai chị em mình cỏ tranh sẽ thúi . Chị nhớ ghi dấu lối này nghe chị.

Tôi thấy tôi lên máy bay đi Mỹ. Một gia đình 7 người lôi thôi lếch thếch rời khỏi trại Bataan Phi luật Tân. Mấy thùng nhôm hành lý  nghèo nàn của một nhóm người tị nạn. Máy bay lên cao đứa con gái mệt ngất xỉu. Còn tôi tay ôm con mắt nhắm nghiền vì sợ và chóng mặt.

 

Tôi lại thấy mình bên đống đồ may chưa hoàn thành mà sáng mai giao sớm. Những cơn mõi mệt làm người tôi như muốn gục xuống rã rời. Lên nhà uống tí nước, cái sink đầy ắp chén đũa chưa rửa, căn nhà im ắng vì đã quá nửa đêm. Những giọt nước mắt lăn dài và nụ cười như méo mó

Khúc phim đời tôi xoay chầm chậm như thôi miên tôi. Vậy mà tôi đã đến nơi này hơn 20 năm. Bao nhiêu vui buồn qua đi qua đi . Sau cơn mưa trời lại sáng.

Không có cái khổ nào giống cái khổ nào và cũng không có gì vĩnh cữu trong cuộc đời này. Bây giờ tôi yên lành đón nhận sự bình an của tuổi già. Không còn gì để mà bon chen, lo lắng.

68 năm một đời người tôi đã thấy, đã nghe và đã sống bằng tất cả tấm lòng. Thật  ra tại VN tôi chỉ được tổ chức một lần sinh nhật . Đó là ngày thôi nôi lúc tròn 12 tháng. Ngày đó má tôi cúng tạ ơn mụ bà đã giúp đở cho tôi bú no mau lớn. Tôi được bồng ra lạy mụ và cho bốc vài thứ được bày trên cái mâm. Tôi không biết mình bốc trúng cái gì mà cuộc đời tôi gian nan, vất vả.

Thế rồi qua Mỹ chả ai nhớ tới sinh nhật của mình. Cho đến khi con trai tôi bắt đầu hiểu biết. Chúng thấy không hợp lý khi cha mẹ tổ chức sinh nhật cho chúng mà quên đi ngày sinh nhật của mình.

Lần đầu tiên được mừng sinh nhật, tôi thật bất ngờ khi các con tôi mua cái bánh kem và hoa để tổ chức sinh nhật mẹ.  Tôi cảm động muốn khóc khi biết được tình thương con cái dành cho mình. Tôi đón nhận với tất cả lòng tri ân gia đình và đất nước tạm dung. Đã cho con cái tôi được hấp thụ một sự giáo dục tốt đẹp và đầy nhân bản. Tôi cũng không ngờ ngày sinh nhật mình nhiều quốc gia cũng long trọng tổ chức và vui vẻ đón chào ngày Phụ Nữ Quốc tế.

Tôi đang sống tại nước Mỹ, một xứ sở tiên tiến và văn minh . Những cái đổi mới văn minh đã thổi đi khắp năm châu để người phụ nữ được giải phóng ra khỏi cái bếp ám khói tối tăm. Người đàn bà không còn chịu kiếp sống lẽ mọn, hầu thiếp cho người. Người phụ nữ được bình đẳng với phái nam, được đi bầu và được nói lên tất cả những gì mình nghĩ. Được học hỏi và làm việc bằng thực lực của mình.

Đã hết rồi cái thời của má tôi cơm dâng nước rót hầu chồng. Mọi quyền hành chồng nắm trong tay. Phụ nữ không được quyền tham gia chuyện gia đình đại sự.

Khi mang thai chỉ mong sinh con trai để nối dõi tông đường. Làm đàn bà không sinh được con trai coi như là có tội với tổ tiên bên chồng, sẽ bị chồng viết giấy từ hay phải đau khổ kiếm vợ lẽ cho chồng.

Bây giờ con dâu tôi, con gái tôi lại thích sinh con gái. Con gái thông cảm và gần gủi với cha mẹ nhiều hơn. Bằng chứng là tôi cũng đang ở với con gái. Con gái như một nụ hoa tươi thắm khiến gia đình ấm áp. Con gái thời đại mới như chấp thêm đôi cánh để đạt mới ước mơ. 

Tôi ngồi trước máy niềm vui đầy tràn.  Tôi đã có rất nhiều bạn bè trên khắp thế giới. Những người bạn tôi không biết mặt nhưng đã dành cho tôi nhiều mến thương. Một đại gia đình Biên Hòa, Ngô Quyền thân thiết. Một ngôi trường Trung học Long Thành tôi từng học, từng dạy biết bao yêu thương. Một cái quán ảo CFCM vui nhộn, tiếu lâm để chúng tôi vui đùa. Một group Dễ Thương  với các anh chị, bạn bè coi nhau như ruột thịt. Một gia đình Tam C thân tình và nhiều lắm những người bạn già thân thiết không quên cô bạn học thời xưa.

Những lời chúc đầy thương yêu làm tôi ấm lòng biết mấy, những video đầy hình ảnh vui của tôi được bạn bè thực hiện để cười bằng thích. Để các con tôi cùng chia sẻ với mẹ một ngày trọng đại. Ngày mẹ chúng được sinh ra đời.

Cám ơn thật nhiều gia đình và những bạn bè khắp nơi trong ngày sinh nhật 68 tuổi của tôi. Tôi sẽ giữ gìn sức khỏe của mình thật tốt. Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.

Tôi hạnh phúc lắm và tôi xin gửi đến mọi người lời cám ơn chân thành nhất.

 

Nguyễn thị Thêm.

8/3/2016

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6625)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9526)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5320)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7213)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7321)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7232)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13747)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7114)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6771)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6842)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7375)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6445)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11420)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6643)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6300)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7324)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7096)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6811)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10952)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7205)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7757)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7057)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7738)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8194)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7327)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52396)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54653)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9311)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7354)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9779)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 9031)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7613)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55191)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53926)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53120)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8395)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8681)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7704)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7767)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7386)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7884)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8548)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8311)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8165)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8061)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7847)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7990)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8281)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9080)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,