4:33 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TRẠCH GẦM VỚI "BÊN LỀ CUỘC CHIẾN" Vương Trùng Dương

21 Tháng Tám 20156:31 SA(Xem: 10415)
benlecchien
Trạch Gầm với "Bên Lề Cuộc Chiến"

Vương Trùng Dương

Trong 3 tập thơ Vụn Vặt (2007), Ráng Chịu (2009) & Dấu Giày Chinh Chíến (2013) của nhà thơ Trạch Gầm, hình ảnh người lính VNCH trong tháng ngày chinh chiến, chốn lao tù, tháng ngày lưu vong nơi đất khách... được trang trải qua những dòng thơ được độc giả và thân hữu cảm nhận, yêu thích.
Là sĩ quan trong ngành Quân Báo, nay đây mai đó cùng các đơn vị bạn xông pha nơi chiến trường, Trạch Gầm có trí nhớ rất tốt vì vậy trong những lần gặp gỡ bạn bè, anh kể lại từng mẩu chuyện mà anh chứng kiến trên từng địa danh, thời điểm xảy ra... vừa bi thương, vừa hào hùng trong tâm thức của người lính. Bạn bè gợi ý anh ghi lại để chia sẻ với độc giả xa gần.
Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến của Trạch Gầm do Việt Tide ấn hành vào cuối Hè 2015.
Mở đầu tác với Đôi Điều, tác giả bày tỏ: "Cái ước mơ của những người lính VNCH, những người lính thật sự cầm súng bảo vệ Quê Hương mà xuôi tay đánh mất Quê Hương hình như là... trên mỗi sợi tóc bạc vẫn còn mang nặng một niềm đau. Ước mơ vẫn là ước mơ. Được đứng dưới cờ, giữa trời lửa đạn để lấy lại một quê hương thanh bình.
... Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt, từ Đỗ Bảy, ngồi cùng anh Danh Thư Viện nhớ Củ Chi. Gặp Lê Phương Cảnh, Hồ Văn Mẩm nhớ Biên Hòa... Vì thế chữ nghĩa nhảy nhót cùng nỗi nhớ không liên tục cùng thời gian...".
Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến dày 234 trang, ngoài ba mươi mẩu chuyện được xen kẻ với mười chín bài thơ mà "Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết... Mỗi một địa danh... ấp lẫm ngậm ngùi".
Qua mỗi mẩu chuyện với lối hành văn bình dị, chân chất gói ghém sự chân thật, khi đọc hình dung được nhân vật và sự kiện xảy ra như lời chuyện trò của người trong cuộc.
Khởi đầu với mẩu chuyện Chết Điếng, tác giả cho biết: "Mười năm lính, phục vụ dưới quyền điều động của Phòng 2, Quân Đoàn 3, tôi có mặt gần như hết khi thì âm thầm, khi thì rực lửa trong các địa danh nằm trong lãnh thổ Quân Đoàn... Gần hai năm trời, tôi mang tâm trạng của một người lính viễn chinh có mặt trên các địa danh không mang tên của quê hương, Chiphu, Prasot, Svayrieng, Krek, St'ưng, Chup, Tonlebet, Dambe".
Xông pha trong lửa đạn, người lính không "chết điếng" mà thời điểm cuối cùng "chết điếng" vì "Cái khốn nạn của thế hệ tôi, quê hương tôi, vận mệnh lại không nằm trong chính đôi tay của mình. Bọn ngoại bang đặt cả dân tộc tôi lên bàn... buôn bán. Vào tù..."!. Than ôi! "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương" (Cung Oán Ngâm Khúc) mà thế hệ chúng tôi sinh ra trong bối cảnh đất nước như tâm trạng trong dòng thơ của Vũ Hoàng Chương:
"Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
... Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ..."
Thế hệ chúng tôi mà nhà thơ Trần Hoài Thư - người lính Trinh Sát của Sư Đoàn 22 BB - gọi là thế hệ của bất hạnh. Với Trạch Gầm "Người lính trẻ như bọn tôi, những người mà tuổi đời, tính đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, tròm trèm trên dưới 30, sau khi lâm vào tình trạng phải liệng cây súng thì hồn đã hóa đá, đóng băng" (Gánh Gồng Gian Nan). Còn gì bất hạnh hơn hình ảnh "Thằng sống thì te tua thân xác. Thằng chết thì lạc lõng khói nhang, mất cà Trung Nghĩa Đài nương tựa" (Một Vòng Nhớ Thương).
Các mẩu chuyện tác giả đề cập qua các tựa dề: Chuyện Của Nhơn Trạch, Khó Mà Lường, Không Hiểu Nổi, Tròng Qua Tréo Lại, Sương Gió Lạnh Lùng, Dây Mơ Rễ Má, Gỗ Mục, Chuyện Đau Đầu, Vòng Xoắn Y Pha Nho, Vòng Tròn Khói Thuốc, Chung Quanh Thanh Tuyền, Gánh Gồng Gian Nan, Đời Có Thiệt, Như Đùa Như Thật, Thằng Em, Thượng Sách, Nỗi Nhớ Trật Chìa, Trớt Quớt, Suối 12 Ống Cống, Nốc Cạn Gió Sương, Nợ, Trở Lại Cò Mi, Một Vòng Nhớ Thương, Gà Tử Mị, Năm Thạch, Ngô Vững, Chuyện Đáng Buồn, Nếu, Xin Lỗi. 
Điểm son trong từng mẩu chuyện của Trạch Gầm với Bên Lề Cuộc Chiến để con cháu chúng ta cảm nhận được tình chiến hữu cao quý của thế hệ cha, ông khi vào sinh ra tử. Trong cơn nguy khốn, bất chấp nguy hiểm, tình đồng đội như sức mạnh thiêng liêng để cùng sát cánh bên nhau lúc thập tử nhất sinh.
Tính nhân bản, điển hình trong người lính VNCH thể hiện trong Chuyện Của Nhơn Trạch. Đặc công Hai Quyết (Hồ Văn Ngãi) bị thương và bị bắt. Tuy là kẻ địch nhưng khi Hai Quyết bị thương vẫn được đưa vào bệnh viện cứu chữa. "Tôi vào bệnh viện đón Ngãi, tay Ngãi vẫn còn băng bột. Ngồi trên xe tôi nói cho Ngãi biết cơ sở nội tuyến trong kho đạn Thành Tuy Hạ đã bị phá vỡ...". Và, trong tình nhân bản đó "Trận đầu tiên Ngãi cầm súng đi với bọn tôi là trận phục kính đánh đường dây giao liên của địch ngay sau lưng quân Nhơn Trạch". "Ngãi trở thành một người bạn đắc lực của tôi. Mọi công tác giao cho Ngãi tôi rất yên tâm".
Sau 40 năm, những địa danh mà tác giả Dấu Giày Chinh Chíến đã đặt chân vẫn nhớ từng con đường, con lộ, bóng dáng vùng quê, núi đồi mà mười năm cầm súng của người lính "lang bạt kỳ hồ".
Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến với những mẩu chuyện ghi lại trong hai thập niên trong thời chinh chiến và chốn lao tù. Mỗi mẩu chuyện, tác giả ghi ngắn gọn trong năm, bảy trang sách.
Blaise Pascal và Albert Camus cho rằng "Cái tôi đáng ghét" (Le moi est haisable). Có vài hồi ký, đáng ghét ở cái tôi khi tự đánh bóng bản thân, vẽ vời những hình ảnh thiếu thực tế, lợi dụng ngòi bút để đả kích những người trong cuộc. Cái tôi của Trạch Gầm trong Bên Lề Cuộc Chiến, ngược lại, "cái tôi đáng thương" vì nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương.
Vương Trùng Dương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5746)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6801)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7221)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6272)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5981)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6513)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5330)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5209)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5503)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5436)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5472)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5946)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6730)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6734)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6079)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6026)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6163)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6358)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6809)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6490)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6888)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6909)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6704)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6325)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47073)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66891)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24868)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5895)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5889)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6199)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6937)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5464)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5688)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6311)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5560)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5368)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5838)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6313)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5414)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5898)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6120)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6128)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8059)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7011)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6250)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8639)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7721)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7326)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7309)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6520)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ