5:29 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NGHE LẠI " HỒ TRƯÒNG" TRÊN ĐẤT MỸ - Phùng Annie Kim

09 Tháng Sáu 20159:16 SA(Xem: 10505)
“Hồ Trường” là bài thơ nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20 của danh sĩ Quảng Nam Nguyễn Bá Trác (1881-1945), viết trên đất Tầu trong thời ông hường ứng phong trào Đông Du. Sau khi về nước, từ 1917, Nguyễn Bá Trác là chủ bút phần Hán văn của tạp chí Nam Phong rồi trở thành quan chức nhà Nguyễn. Năm 1945, ông bị Việt Minh xử bắn tại Qui Nhơn. Thơ “Hồ Trường” của ông mới đây vừa được diễn ngâm tại Quận Cam. Câu chuyện Hồ Trường xưa và nay được ôn lại bởi Phùng Annie Kim, một tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...

Từ một cơ duyên, được nhận ra tác giả từng là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa


* * *

Cali vào cuối thu. Mưa lất phất, bầu trời âm u, xám xịt. Cali đang hạn hán. Những cơn mưa kéo dài mấy ngày vẫn chưa đủ nước tưới tẩm đất đai cho tiểu bang có khí hậu vùng biển này.Thời tiết lành lạnh, ướt át thích hợp với một ly trà hay cà phê nóng, một quyển sách hay đang đọc dở dang, một bản nhạc êm dịu như "Tiếng chuông chiều thu" và nằm quấn mình trong chăn êm nệm ấm.

Tình cờ xem chương trình quảng cáo Tình ca- Dân ca Việt Nam của cặp nghệ sĩ Nga Mi-Trần Lãng Minh trong đó có tiết mục ngâm thơ bài "Hồ Trường", bài thơ tôi rất thích hồi còn trẻ khiến tôi vùng dậy, thay quần áo ấm, khoác vội chiếc khăn quàng đến vũ trường Bleu.

Phòng trà nhỏ, đầy người. Vé đã bán hết. Tôi nhắn gặp cô em văn nghệ MX. Cô dẫn tôi vào ngồi tạm ghế "súp" ở quầy rượu. Đã lâu lắm rồi từ ngày qua Mỹ, tôi chưa có dịp nghe lại bài thơ này. Chương trình văn nghệ thật là phong phú và đặc sắc, đủ các tiết mục đơn ca, song ca các bản nhạc tiền chiến. Đặc biệt nhất là các tiết mục hát, ngâm những làn điệu truyền thống dân tộc ba miền như Hát Quan Họ, Ca Trù, Chầu Văn, Hát Chèo, Hát Xẩm, Hát Cải Lương, Hát Bài Chòi...

"Hồ Trường" là một trong mười tám tiết mục do Nga Mi và Trần Lãng Minh diễn ngâm bằng thơ.

Hồ Trường, bài thơ dịch từ chữ Hán của tác giả Nguyễn Bá Trác xuất hiện đầu tiên trên tạp chí Nam Phong số bốn mươi mốt, đầu năm một ngàn chín trăm hai mươi. Hồ Trường được tác giả mô tả là lời hát của Nam Phương ca khúc, dựa trong thiên ký sự "Hạn Mạn du ký" viết bằng Hán tự kể lại chuyến đông du kéo dài năm năm của ông.

Là người thanh niên trẻ sang Nhật du học, ông đã từng theo phong trào Đông Du và Duy Tân của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Chiến tranh giữa Nhật Trung, ông bị trục xuất sang Tàu, sống đời lưu vong của người thanh niên xa xứ ôm nhiều hoài bão, tràn đầy nhiệt huyết hướng về quê hương. Trong hoàn cảnh thất cơ lỡ vận, ông mượn bầu rượu (hồ), chung rượu (trường) để bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Bài thơ được viết bằng thể văn biền ngẫu, các câu song song đối nhau. Sau này, bản Việt ngữ do chính tác giả dịch, được nhiều người diễn ngâm.

Trên sân khấu nhỏ, tiếng trống thúc giục từng hồi, tiếng đàn tranh bật lên réo rắt, tiếng sáo vi vu trầm bổng, hai khuôn mặt sáng sân khấu, diễn viên Trần Lãng Minh và Nga Mi cất cao giọng ngâm thật trầm hùng bài thơ "Hồ Trường":

"Đại trượng phu/ không hay xẻ gan bẻ cột/ phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể/
luân lạc tha hương
Trời Nam/ nghìn dặm thẳm
Non nước/ một màu sương
Chí chưa thành/ danh chưa đạt
Trai trẻ bao lâu /mà đầu bạc
Trăm năm thân thế/
bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát/
nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang
Ai là tri kỷ
Lại đây cùng ta/ cạn một hồ trường..."

Bậc "trượng phu" là những người có chí lớn, bản lãnh và tài ba hơn người. Họ là những người dám "sẻ gan", "bẻ cột" lấy ý từ tích Chu Văn xin vua Hán Thành Đế giết Ân Xương Hầu Trương Vũ. Bị bắt lôi đi, Chu Văn bám tay vào cột. Cột gãy. Sau này Chu Văn được tha tội, vua sai sửa cung điện nhưng vẫn giữ cột bị gãy để biểu dương lời nói ngay thẳng, chí khí hào hùng không sợ chết của bầy tôi trung nghĩa, dám can gián vua chống lại bọn gian thần.

Theo quan điểm Nho giáo thời phong kiến, họ là những "kẻ sĩ" ảnh hưởng nền Nho học, lấy "tam cương, ngũ thường" làm tiêu chuẩn đạo đức. Tam cương là ba giềng mối trong đó có đạo "quân thần", bầy tôi phải trung với vua; đạo "phụ tử", cha phải có bổn phận nuôi con, con phải có hiếu với cha mẹ; đạo "phu thê", vợ chồng phải đối xử tình nghĩa với nhau. "Ngũ thường" là năm điều "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" trong quan hệ cư xử giữa con người trong xã hội.

Cách đây gần một thế kỷ, tác giả bài thơ và những thanh niên trẻ Việt Nam là những nhà nho có chí lớn, mang tư tưởng cấp tiến và bầu nhiệt huyết tham gia phong trào Đông Du và Duy Tân của hai nhà cách mạng lão thành. Họ tìm con đường xuất dương du học. Họ mang hoài bão thu thập kiến thức văn minh mới lạ ở xứ người sau này trở về phục vụ cho đất nước, dân tộc. Họ "luân lạc tha phương". Có những lúc họ hướng về cố hương phía Nam xa xôi, nào thấy đâu, chỉ là "một màu sương". Nhìn lại bản thân "chí chưa thành, danh chưa đạt", tóc xanh nay đã bạc, mong tìm người tri kỷ để chia sẻ nỗi sầu.

Tay cầm bầu rượu, tay vỗ thanh gươm, chếnh choáng trong hơi men, kẻ trượng phu giọng chất đầy hào khí:

... Hồ trường. Hồ trường
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương/ nước biển Đông chảy xiết/ sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương/ mưa phương Tây từng trận /chứa chan
Rót về Bắc phương/ ngọn Bắc phong vi vút/ đá chảy cát vương
Rót về Nam phương/ trời Nam mù mịt
Có người quá chén
như điên như cuồng.

Bậc trượng phu say mà tỉnh, tỉnh mà say. Chàng rót nỗi sầu trong men rượu. Đã có lúc chàng "quá chén như điên như cuồng". Chàng gửi hết giấc mộng lớn của mình trong hai tiếng "Hồ trường". "Hồ trường". Chàng hướng về bốn phương, nhìn rượu chảy mà ngỡ nước biển Đông chảy xiết, mưa phương Tây chứa chan, gió từ phương Bắc làm đá chảy, cát vương, trời phương Nam mù mịt.

Thời xưa, vị hoàng tử sinh ra trong cung vua hay người con trai sinh ra ngoài đời được viên quan bộ Lễ hoặc cha mẹ lấy cây cung (hồ) bằng gỗ dâu (tang), sáu mũi tên (thỉ) bằng cỏ (bồng) bắn lên sáu phương đông tây, nam, bắc, thượng, hạ, tượng trưng cho chí làm trai tung hoành ngang dọc, xây dựng sự nghiệp lớn. Họ treo cây cung bên trái, cây tên bên phải trước cửa nhà ngụ ý báo rằng gia đình sinh được con trai. Người con trai sau này sẽ thực hiện ý chí "tang bồng hồ thỉ" của đấng nam nhi.

Nào ai tỉnh/ nào ai say
Lòng ta/ ta biết
Chí ta/ ta hay
Nam nhi sự nghiệp như hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

Bài thơ khép lại bằng nỗi sầu cô đơn khi tác giả đối diện với chính mình. Chỉ có ta mới hiểu chí khí của ta "Nam nhi sự nghiệp như hồ thỉ". Chỉ có ta mới hiểu được lòng ta "Trời Nam ngàn dặm thẳm. Non nước một màu sương".

*

Bốn mươi năm, nghe lại bài thơ đầy khí phách của kẻ sĩ thời phong kiến sống cách xa tôi gần một thế kỷ, tâm trí nghĩ ngợi, lòng buồn mênh mang.

"Ôn cố tri tân". Người xưa, "sinh bất phùng thời" hoặc bất đắc chí, dùng rượu giải nỗi sầu vong quốc. Tuy có chếnh choáng, ngả nghiêng mà vẫn thấy khí phách hào sảng, khác hẳn cảnh bia rượu thường thấy mô tả trong nước Việt thời nay.

Theo thống kê được phổ biến trên báo chí, Việt Nam ngày nay là nước có số tiêu thụ bia rượu lớn nhất tại Đông Á, tính theo đầu người. Với cán bộ công nhân viên xứ xã hội chủ nghĩa này, bia rượu đã thành đầu câu chuyện để móc ngoặc ăn chia, mua quan bán tước, trộm cắp tài nguyên... Thứ "văn hóa bia rượu" này còn lan cả sang giới trẻ, làm tê liệt mọi hoài bão, lý tưởng. Đủ loại nhức nhối về xã hội như tham nhũng, cướp đất, buôn người, mãi dâm, nô lệ tình dục, xì ke, ma túy... được phủ lấp bằng hơi men.

Hơn một thế hệ đã mai một.

Tiền đồ đất nước đi về đâu?

* * *

Sau gần một thế kỷ nhiều thăng trầm, dâu bể theo vận nước nổi trôi, câu thơ trong bài Hồ Trường ngẫm lại như một lời tiên tri về thời sự:

"...Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn..."

Ngày mười chín tháng một năm một chín bảy bốn, "Biển Đông dậy sóng". Chiến hạm Nhật Tảo HQ10, sau một trận hải chiến ác liệt chống bọn xâm lược đã chìm vào biển Đông. Chiến công của họ đi vào lịch sử. Bốn mươi năm trôi qua, "nước biển Đông" vẫn "chảy xiết" bởi bọn "cuồng loạn" bắn phá tàu bè, bắt bớ, giết hại ngư dân. Ngoài biển, "những chiếc tàu lạ" đang đào hút mỏ dầu trong vùng khoanh có cái tên "lưỡi bò". Biểu tình bị cấm. Những người biểu tình bị bắt. Còn nỗi nhục nào hơn khi Hoàng Sa, Trường Sa rơi vào tay bọn bá quyền.

Lịch sử ghi lại các cuộc khởi nghĩa của "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám, phong trào Văn Thân của Phan đình Phùng, hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, anh hùng liệt sĩ Yên Bái Nguyễn Thái Học, Thủ khoa Huân... và còn biết bao nhiêu những trận "mưa phương Tây":

"...Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan..."

Đó là các cuộc khởi nghĩa của những nhà chí sĩ, ái quốc, những bậc anh hùng, anh thư Việt nam vùng lên chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Niềm tự hào của dân tộc Việt vẫn còn đây. Truyền thống chống ngoại xâm vẫn còn ghi lại trong những trang sử Việt.

"...Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chảy cát vương..."

Ngược dòng lịch sử, với những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu...vào những năm bốn mươi, từ thế kỷ thứ mười trở đi, năm chín ba chín, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. "Đại Cồ Việt", cái tên đặt cho đất nước Việt Nam do Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên mở đầu cho một thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng một chế độ quân chủ sau một ngàn năm nô lệ phương Bắc là một trang sử huy hoàng. Tiếp theo đó, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm phương Bắc vẫn tiếp tục khiến cho bao phen "đá chảy cát vương" qua nhiều triều đại. Nhà Lê với Lê Hoàn đánh Tống. Nhà Lý với Lý Thường Kiệt đánh Tống. Nhà Trần với Trần Hưng Đạo chống Nguyên, Mông. Lê Lợi với mười năm bình định giặc Minh. Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh.

"Ngọn Bắc phong" dù có cao "vi vút", biết bao phen đá chẩy, cát vương mà rồi cố hương vẫn mù mịt, khiến người tráng sĩ tha hương phải nghiêng bầu rượu mà than rằng:

"...Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt..."

Tiếng than lưu vong của người xưa còn nối dài không biết đến bao giờ.

Biến cố ba mươi tháng tư năm bảy lăm là một bước ngoặt lịch sử bi đát. Ai bỏ nước ra đi mà không nhớ, nghĩ về cố hương?

Sau bốn mươi năm định cư tại các nước trên thế giới, hàng triệu người Việt di tản, vượt biên và định cư xa xứ đâu ngờ rằng đã gần một thế kỷ mà nơi quê xưa, cơn mù mịt vẫn chưa chịu tan.

Những ngày cuối của năm con ngựa sắp trôi qua. Một năm mới sắp đến. Bốn mươi năm nghe lại bài thơ "Hồ Trường" vẫn là âm vang bi tráng, hào sảng ngày xưa nhưng sao tâm cảnh của người nghe thoáng chút ngậm ngùi.

Phùng Annie Kim
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 181098)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
11 Tháng Ba 2024(Xem: 249)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 156)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 255)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 323)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 393)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 710)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 694)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 678)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1172)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 1648)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 2188)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 1812)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 1663)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1518)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1376)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1359)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 1762)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2241)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2589)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 2932)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 2906)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 2563)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 3212)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 3603)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 3820)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 4319)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4083)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 3991)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3790)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4777)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4475)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4476)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5399)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 5566)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 5633)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5400)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4674)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4696)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4648)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 4819)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5350)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 4921)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 5965)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 5846)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 6364)
hay sương thành lệ tra vào mắt mờ khuất trong em mọi nẻo về.
17 Tháng Tư 2021(Xem: 4907)
ánh trăng năm ấy đã lấy đi biết bao nhiêu linh hồn chưa đến tuổi phải từ bỏ thế gian...! trăng tròn 26-4-1975 ánh trăng buồn muôn thuở.
14 Tháng Tư 2021(Xem: 5353)
Facebook là bạn, nhưng tôi yêu những người bạn thật của tôi hơn. Họ đang chia sẻ với tôi những tâm tư tình cảm vui buồn rất thật của họ.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6557)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”