4:02 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

MỘT NGƯỜI BẠN - LÊ TÂN HÀ

26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 20447)

Một Người Bạn

*Thành kính đốt nén hương cho anh Tô hòa Dương

 anhduong-large-content

Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy. Nó không những để lại những kỷ niệm mà còn đánh dấu từng bước đi trong cuộc đời mình dẫu thời gian sẽ hủy diệt đi tất cả nhưng chính tâm hồn mình từng được nuôi dưỡng qua bao kỷ niệm ấy.

Tôi làm bạn với anh rất trể. Trể trong ý nghĩ, trong ước muốn chứ tình bạn nào có sớm hay muộn và có một lúc nào đó nhớ về anh tôi luôn nghĩ “Giá mình được làm bạn với anh sớm hơn !” Làm bạn với anh lúc tôi hai mươi lăm tuổi và anh ba mươi bảy tuổi. Quen nhau trong trại cải tạo và nếu tôi có nói trể, muộn của một tình bạn là bởi chính hoàn cảnh đất nước, thân phận chính trị của những người tù miền Nam nói chung làm tôi tiếc nuối quãng đời tuổi trẻ, số phận oan trái đã không cho phép tôi hay anh có thể quen nhau sớm hơn để thỏa chút tình văn học hay chia xẻ lý tưởng chính trị trong một môi trường sống tự do thoải mái hơn là nhà tù cộng sản.

Quãng thời gian quen biết anh dù ngắn ngủi, chật hẹp vì những hạn chế của hoàn cảnh vẫn cho tôi một kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời mình. Năm ấy tôi và anh gặp nhau tại một điểm hẹn lịch sử. Tôi gọi điểm hẹn lịch sử vì hầu hết những người làm việc chế độ cũ cùng đến nơi hẹn ấy để chia xẻ một định mệnh có tính lịch sử cho từng cá nhân một thời từng là chiếc đinh ốc trong bộ máy chính quyền miền Nam Việt nam. Từ trường Chu văn An chúng tôi đến trại cải tạo Long Thành. Tại đây, anh và tôi cùng chung một tổ để rồi bắt đầu từ những thông cảm hoàn cảnh ban đầu của những kẻ cùng cảnh ngộ cho đến chia xẽ chung những buồn vui thân phận vì tính tình có nhiều điểm giống nhau.

Anh Dương, ngày ấy tôi quen vốn là giảng viên môn cộng sản quôc tế của ban huấn luyện thuộc Phủ TUTB. Anh người nhỏ bé, mãnh mai, trắng trẻo như một cô gái và là con thứ của nhà văn Bình-nguyên Lộc. Xuất thân trong gia đình văn học, thế nên anh đã cầm bút từ thuở bé và nghiệp dĩ văn học cũng đã theo đuổi suốt cuộc đời anh. Tuy không viết tiểu thuyết như cha nhưng anh là một tay bỉnh bút chính trị, văn hóa có hạng.

Là một người cá tính mạnh mẽ và nhậy cảm, con người anh là sự tổng hòa thú vị của ba yếu tố: văn học, điên và châm biếm để từ đó hình thành một nhân cách đặc biệt mà ngày hôm nay nhớ về anh tôi như còn cảm nhận hình ảnh, tiếng cười, giọng nói ngày nào của anh trong gần hai năm đầu tiên cam go chịu đựng tại trại cải tạo Long Thành.

Mỗi buổi sáng trong tư thế ngồi kiết già, anh cẩn thận lấy chiếc kéo xếp ra tỉ mỉ tỉa bộ ria mép thế nên bộ ria của anh bao giờ cũng dày đẹp và gọn ghẽ. Dù trời lạnh buổi sáng, nóng ban trưa hay mát vào buổi chiều, anh bao giờ cũng tươm tất trong bộ quần áo trây di nhuộm đen. Chiều hôm ấy thấy anh áo bỏ trong quần trong khi trời nhá nhem tối. Tôi hỏi anh chuẩn bị đi đâu mà quần áo cẩn thận như thế. Anh trả lời “đi cầu”. Hành động của anh thường làm cho bạn bè mĩm cười suy nghĩ.

Anh Dương dạy bộ môn cộng sản quốc tế hẳn nhiên anh quá hiểu sự thật cộng sản là gì? Và câu trả lời về một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân đối với anh không gì bằng qua thái độ sống của anh trong trại. Sau những buổi cơm chiều anh và tôi thường đi bộ trên con đường quanh trại và anh kể cho tôi nghe những đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa xã hội qua những trận đói tàn khốc, những trại tù và những cuộc thanh trừng đẫm máu của đám đồng chí cộng sản anh em Liên xô, Đông Âu hay Trung quốc. Anh thuộc nằm lòng bộ chính trị của từng đảng cộng sản, cá tính của những tổng bí thư cũng như những nghị quyết quan trọng của các đảng cộng sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Nhậy cảm với những xung động quá khứ, anh thường có những biểu hiện kỳ lạ. Điều này nhiều người gần gũi anh biết nhưng ai cũng cho rằng anh có cái điên dễ thương. Những đêm khuya tôi nghe từ trong mùng tiếng nghiến răng và lẩm bẩm của anh hoặc những buổi trưa, anh ở trần đi đi lại lại ngoài nắng, thỉnh thoảng cất tiếng lẩm bẩm gay gắt như giận dữ với ai đó. Dù không nghe rõ anh nói gì tôi cũng hiểu anh đang biểu lộ sự tức giận với một người, hay một tập thể vô hình nào đó. Việc ấy xãy ra rất nhanh sau đó anh trở lại trạng thái bình thường.

Anh có trí nhớ phi thường và thường là bộ nhớ nếu không nói là quyển tự điển sống cho bạn bè chung quanh khi cần tìm hiểu một sự kiện hay kiểm chứng một biến cố quá khứ. Với bạn bè, anh luôn ân cần và vui vẻ với người chung quanh. Khi tôi và anh cùng trong tổ văn hóa trong một cuộc thảo luận về văn hóa miền Nam một người đã nêu tên nhà văn Bình-nguyên Lộc và phê phán quyển sách “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt nam” là phản động, anh đã từ tốn và điềm đạm giải thích bằng phương pháp khoa học rất thỏa đáng.

Với trí nhớ tốt như thế nên anh cũng là người đánh cờ tướng rất giỏi. Trong năm đầu tiên của trại cải tạo Long thành, anh đã đụng độ với rất nhiều cao thủ cờ tướng và thường thắng lợi. Có người nói anh là thư ký của hội cờ tướng miền nam trước năm 1975. Sau này sang Mỹ anh kể tôi nghe vì không tìm được người đánh cờ, anh tham gia hội viên cờ tướng trên internet và trong vòng ba năm anh đã hạ hầu hết các nhu liệu cờ tướng của HongKong và Đài loan. Một bộ óc như thế thật đáng kính phục .

Sống gần anh mới biết bên trong con người nhỏ nhắn mãnh mai ấy là một ý chí cường liệt. Anh nhìn nhận những thất bại và phê phán không khoan nhượng những lý do dẫn đến sự cáo chung của một chế độ. Anh đánh giá cao vai trò “giai cấp tiểu tư sản miền nam” và cho rằng sự thất bại của miền nam do chính giai cấp này quyết định. Anh viết quyển “giai cấp tiểu tư sản đi về đâu?” với bút hiệu Hồ dã Tương đăng nhiều phần trên Bách Khoa là quan điểm của anh đối với thành phần giai cấp này. Anh nhắc nhiều về tính địa phương của người Việt nam và cho rằng nó gây khó khăn cho việc đoàn kết toàn dân. 

Đánh giá cao quyền lực tôn giáo trong chính trị. Anh châm biếm, lật đổ hay xây dựng một chế độ bao giờ cũng thấp thoáng bóng dáng các nhà sư và các linh mục. Không biết ai lợi dụng ai hay đôi bên cùng có lợi? Tiếp theo anh châm biếm: tôi như còn nghe bên tai tiếng khóc của các bà phật tử bắc kỳ biểu tình phản đối chính quyền bắt bớ các nhà sư: “…từ bắc vào nam không cha không mẹ giờ lại không thầy…” của những ngày tháng sôi động năm 1965.

Năm 1985 khi biết tin tôi ra tù anh đến thăm. Anh Dương không biết đi xe đạp từ nhỏ. Anh chỉ đi bộ nếu gần và đi xa phương tiện của anh là xe buýt, xe lam hay xích lô. Anh đi xe lam từ nhà ở Gia định để đến quận 10 thăm tôi. Rất tiếc hôm ấy tôi không có nhà và hôm sau tôi và nhà tôi lên gia định thăm lại anh. Cũng xui xẻo anh đi vắng và sau khi nói chuyện với chị Dương chúng tôi trở về. Lúc đạp xe lên cầu Bông, tôi thấy anh đang đi bộ xuống dốc cầu. Sau gần bảy năm không gặp anh vẫn như xưa: áo bỏ trong quần tươm tất và lần này là bộ trây di bộ đội màu xanh lá cây. Hỏi anh đi đâu về, anh trả lời “Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự.” Tôi cười hỏi, “Tuổi anh ai mà nhận?” Anh tỉnh bơ nói, “Moa tình nguyện mà”. Sau đó anh giải thích rằng anh phải đi bộ qua tận Nhà Bè để đăng ký vì nơi này đang tuyển quân đi Campuchia. Anh nghiêm chỉnh nói, “Moa thất vọng vì tụi nó chê moa lớn tuổi.” Tôi và nhà tôi nghe buồn cười quá. Nhìn trên túi áo của anh lại có một huy chương của Mỹ. Đó là một kiểu điên của anh. Tôi và nhà tôi đứng trên lề đường nói chuyện rất lâu. Anh cho biết đã đi bộ đến thăm nhiều người bạn trong thành phố, tôi thắc mắc sao anh biết địa chỉ của tôi mà đi thăm, anh nói tôi có cho anh biết lúc còn ở trại Long Thành. Anh nhớ dai như thế và sau này sang Mỹ tôi nhắc lại việc này thì anh vẫn đọc vanh vách số nhà của một số bạn cũ và cả nhà ông cụ của tôi mà có lần tôi kể cho anh nghe.

Anh Dương sang Hoa Kỳ trước tôi một năm và đầu tiên ở tại thành phố Rancho Cordova thuộc Sacramento. Khi tôi sang Mỹ cư ngụ ở miền Nam California, anh có viết cho tôi hai lá thư. Đọc hết lá thư của anh tôi cứ tưởng như anh đang ngồi trước mặt nói chuyện. Anh viết tỉ mỉ từng sự kiện xãy ra với anh và gia đình từ lúc đặt chân lên đất Mỹ. Trong thư anh cũng không quên lên án một số người chế độ cũ viết xuyên tạc sự thật về mặt lịch sử và anh cho rằng họ có thể bị cộng sản mua chuộc. Anh viết bài phản đối, thậm chí gọi phone để nói cho biết cái sai của họ. Cung cách của anh vẫn như những ngày trong trại là ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình nhưng phải tôn trọng sự thật.

Sau khi liên lạc được với anh, tôi đã thường qua điện thoại nói chuyện với anh mỗi cuối tuần. Anh nói về những bài viết chính trị hoặc lịch sử của mình nhằm đính chánh những chỗ sai lầm nghiêm trọng của một số người cầm bút hải ngoại nhân danh mình là sử gia hay bình luận gia nhưng viết vô tội vạ những sự kiện lịch sử không có thật hay những người nhân danh tôn giáo này viết mục đính đánh phá tôn giáo kia gây những bất bình, và chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Năm 2009 có dịp lên San Jose tôi ghé thăm anh. Tuy lớn tuổi nhưng anh không thay đổi nhiều, đôi mắt vẫn ngời sáng và cương nghị. Ngoài bộ râu mép dày ngày trước có thêm nhiều sợi bạc, anh còn một chòm râu cằm trắng xóa , tuy nhiên tóc anh vẫn đen. Tôi hỏi lý do, anh trả lời “nhờ bấm huyệt”. Lúc này anh yếu và thường ho. Hỏi thăm sức khỏe anh nói “Không biết bao giờ đi gặp Thái thượng lão quân đây?” nhưng cũng thừa nhận chỉ là những căn bệnh thời tiết lặt vặt. Khi tôi mở một trang web anh có gửi một bài viết giới thiệu sách với bút hiệu Tống Diên. Lúc này vợ chồng anh về San Jose sống với vợ chồng đứa con trai và cháu nội. Đêm gặp lại nói chuyện tâm tình đến khuya tại nhà một người bạn. Nhìn anh tôi nhớ cả một quãng đường dài cũa một thế hệ dang dỡ vì hoàn cảnh lịch sử. Chúng tôi ai cũng ngậm ngùi bởi một khoảng trống trong cuộc đời mình. Chính khoảng trống này mà ai cũng không định hướng được vận mệnh của mình để rồi như lục bình trôi trong cuộc sống lưu vong xứ người.

Chúng tôi vẫn tiếp tục nói chuyện với nhau hằng cuối tuần như để an ủi và xác định mình là người của những ngày cũ. Tuy có bàn cãi nhiều về thời cuộc nhưng sao trong chúng tôi ai cũng tưởng mình chỉ là kẻ đứng bên lề, những con rối hay những con người mộng du thời cuộc. Dẫu có ước mơ cũng chỉ là mơ ước lạc loài của loài chùm gởi, xôn xao giây lát về một quê nhà mơ hồ xa xăm. Rồi một ngày nhận được tin anh bị bệnh ung thư tụy tạng thời kỳ cuối. Tôi chỉ biết nói với anh rằng chúng ta ai cũng sẽ trở về quê nhà chỉ có sớm hay muộn mà thôi.

Chín giờ tối thứ năm tôi được điện thoại của anh Dương lúc ăn cơm tối với anh Bửu bên Texas qua. Mừng vì nghe được tiếng của anh từ nursing home. Giọng anh rền rĩ, “tôi rất yếu và mệt thế nên phải vào nursing home để được chăm sóc… “ anh run giọng và tôi nghe không được rõ ràng nhưng tôi hiểu sức khỏe anh tồi tệ lắm. Anh nói với anh Bửu vài câu và tôi nghĩ đó là những lời chia tay. Anh vẫn cẩn thận như trước kia không quên giã từ bạn bè dù lần này là vĩnh biệt.

Năm ngày sau được tin anh mất từ email của Liêm, tôi vẫn thường bảo mình không chờ tin ấy tuy sẽ có ngày tin ấy đến. Tôi lặng lẽ cầu nguyện cho anh nhưng thật sự ứa nước mắt khi nhìn hình anh ngồi với cháu nội. Anh vẫn uy nghi, bình thản và cương nghị. Một chút hờ hững trên khuôn mặt và tôi còn như nghe bên tai lời khuyên của anh tại trại Long thành trong ngày kêu án ba năm tập trung cải tạo “toa phải cứng rắn lên vì đoạn đường còn dài…”

Chúng tôi an ủi lẫn nhau. Dù ngày ấy đường còn xa, tôi cứ luôn nghĩ đến thân phận bi đát của những người chế độ cũ bị lưu đày trên chính quê hương mình. Cho đến ngày hôm nay dù đã được đến sống nơi đất nước tự do nhưng dường như tâm hồn tôi chưa thoát khỏi tâm trạng lưu đày ngày trước. Tôi thiển nghĩ có lẽ ra đi như anh may ra cũng là thứ giải thoát khỏi một thế giới quá nhiều phiền trược và thành tâm cầu nguyện cho anh được an bình nơi thế giới bên kia.

Lê tấn Hà

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11656)
Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10969)
Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17617)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9956)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 12098)
Bao lần khó ngủ trong đêm.Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
05 Tháng Năm 2016(Xem: 10436)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8779)
Băng Tâm xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến các SV Đại Hoc Kinh Thương Minh Đức đã phải giã từ giảng đường
30 Tháng Tư 2016(Xem: 8104)
Sẽ mãi mãi theo chân của tất cả cô chú bác, sẽ sống cho thật xứng đáng là đứa con Việt Nam
30 Tháng Tư 2016(Xem: 10050)
Cầu Gành ơi, Biên Hoà ơi. Bối rối… khi tôi về thăm lại quê nhà.
25 Tháng Tư 2016(Xem: 9643)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì Quốc nạn 30/04/1975
23 Tháng Tư 2016(Xem: 7984)
Du lịch là một thú vui mà nhiều người thực hiện để thỏa mãn mơ ước đi khắp thế giới trước khi không thể nào còn sức để đi xa.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9035)
anh không có tiền tài không mang danh vọng. Nhưng anh đã để lại cho đời một tấm lòng nhân hậu, với bạn bè và cho cả tha nhân. Anh đã có một cuộc đời đáng sống.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 12632)
Cảm xúc tình cảm giao động của mọi người có mặt hôm đó vượt chỉ số! Một số đã không cầm được nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo!
03 Tháng Tư 2016(Xem: 8658)
Anh Viện đã sống một cuộc đời như thế. Một đời sống có nghĩa có nhân, sẽ mỉm cười mãn nguyện khi lúc ta về…
26 Tháng Ba 2016(Xem: 9516)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do!
23 Tháng Ba 2016(Xem: 9452)
tương lai đất nước đang chờ các em. Hãy ngẩng cao đầu hướng về hồn thiêng sống núi, như chúng tôi trong đêm “ Tưởng Niệm Đồng Đội”
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8759)
Như vậy cầu Gành đã có tuổi thọ 113 năm. Chúng ta đã gìn giữ như báu vật, vì đó là biểu tượng của vùng đất Biên Hòa, xứ Đồng Nai
12 Tháng Ba 2016(Xem: 7844)
Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10761)
“Khiết Tâm gọi ta về” ôm lấy những kỷ niệm đẹp, chan hòa tình cảm bạn bè trong đêm Khiết Tâm Không Nước Mắt.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9020)
Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7667)
Có điều trong số những người khách đến bệnh viện và đến nhà thăm nườm nợp, chỉ có một người bị cấm cửa: đó chính là ông chủ của... "thần tài kiêu binh" !
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7688)
Có điều quái lạ là theo thời gian, con khỉ càng tốt tươi kiêu binh bao nhiêu thì ông ta lại càng... "may mắn" bấy nhiêu.
07 Tháng Hai 2016(Xem: 7637)
Kính gửi đến quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn, quý đồng hương và thân hữu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 8364)
Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 9383)
Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9443)
Gì thì gì, được che lọng cho chồng cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính . Một con chuột nhắt nhỏ nhắn dễ thương.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 12780)
Cố Giáo Sư Dương Hồng Duyệt một nhạcsỉ cựu giáo sư trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 9137)
Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7777)
Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 8761)
Cây Cầy giờ đây không còn nữa, xóm Bửu An cũng không còn, tất cả đã đi vào quên lãng, chỉ còn lại trong tôi một thời trẻ dại
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7871)
gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7628)
nhưng tôi tin rằng nếu bỏ quên chiếc xe đạp giống như vậy nửa ngày nơi chốn đông người thì không thể nào tìm lại được
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8417)
Xin cám ơn máu xương, cám ơn công lao những tấm lòng dũng cảm, những người đã chết trong quên lãng
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7507)
Và khi mình có được hạnh phúc, cũng còn bao người đang chịu đựng và cố vượt qua bao nỗi đớn đau…
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7985)
Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy lòng vui hơn, ấm áp hơn khi mỗi chiều tan, có bóng trăng tròn treo lững lơ, trôi cùng tôi trên đường về.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7735)
Chúc mọi người, mọi nhà, các bạn gần xa đều có những ngày lễ Giáng Sinh thật tốt đẹp. Một năm mới vạn sự như ý.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9304)
Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi. Nhớ gì mà mắt nghe ầng ậng. Chảy dần…
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9959)
và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9951)
cây “đại thụ” duy nhất hiện còn tồn tại, trong ban giảng huấn đầu tiên trung học Ngô Quyền Biên Hòa: Thầy giáo Trần Văn Lộc…
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8987)
Con nói láo để má dùng khi đau yếu. Của một thuở nhà mình túng thiếu.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8141)
Cám ơn, cám ơn nhiều lắm những tình cảm yêu thương mà đất nước, gia đình, bạn bè và mọi người đã dành cho bà Chín.
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8625)
chúng ta cùng giữ vững màu cờ như người cựu chiến binh Hoa Kỳ ấp ủ và khôi phục lại vinh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8373)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8085)
Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8834)
Vĩnh biệt Ba Má dấu yêu của chúng con, cầu mong Ba Má sớm lên Thiên Đàng và phù trợ cho tất cả các ace và các cháu chắt được bình an, mạnh khỏe.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8374)
vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8833)
Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8742)
Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ và những cuộc phân ly tử biệt đau lòng.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 13493)
em ước mơ mỗi ngày được gặp anh, nói với anh những lời nồng nàn yêu thương nhất.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 9059)
chiến tranh bùng nổ tâm thâm độc.lịch sử ngàn năm lưu dấu thơ