12:24 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

ƠN THẦY PHẠM ĐỨC BẢO - Diệp Hoàng Mai

23 Tháng Mười Một 20143:29 CH(Xem: 11899)

ƠN THẦY PHẠM ĐỨC BẢO

Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam hằng năm, thầy Trịnh Hồng Hải thường làm “thủ lĩnh” dẫn nhóm học trò lớp 12B3 ( khóa 13) chúng tôi đến thăm thầy Phạm Đức Bảo. Khác hơn mọi năm một chút, ngày 20/11 năm nay chúng tôi tổ chức bữa tiệc trà mừng Đại Thọ thầy hiệu trưởng.
DAITHO12DATHTHO1











Chín mươi lăm năm trôi qua, thầy hiệu trưởng của chúng tôi ngày càng yếu ớt sau nhiều lần nhập viện. Đôi cánh tay “ lực sĩ ” của thầy ngày nào, bây giờ thâm tím và sưng tấy những vết kim tiêm. Mặc dù chúng tôi can ngăn, nhưng thầy hiệu trưởng vẫn nhất định gắng gượng đứng lên chụp hình chung với học trò. Chân thầy hiệu trưởng run run, nhưng ánh mắt thầy lấp lánh niềm vui và hạnh phúc.  

Thay mặt cả nhóm, bạn Trần Thế Định trân trọng tặng thầy hiệu trưởng lẵng hoa tươi và chiếc bánh kem mừng thọ. Thầy hiệu trưởng vui vẻ thổi tắt ngọn nến tuổi chín mươi lăm, trong tiếng cười vang của mọi người. Buổi tiệc trà thật ấm cúng, tràn ngập tiếng cười hồn nhiên của thầy xưa và học trò già.
DAITHO2DAITHO8
















Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
CONGTRUONGanhcu











Ngưng một lúc, thầy hiệu 
trưởng  hỏi thăm từng đứa học trò cũ quanh thầy. Khi biết tôi lên chức “ bà nội” vừa được hai tháng hai tuần, thầy hiệu trưởng cười:

-  Chóng thật! Mới ngày nào …

Cả nhóm bật cười theo thầy hiệu trưởng … Bởi cũng vừa chợt nhớ, mới ngày nào bọn tôi còn là những cô cậu học trò nhỏ ngây thơ, khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa trung học Ngô Quyền. Mà giờ đây đứa nào cũng mang kính lão, da đồi mồi cùng mái tóc pha sương.

Mười hai giờ trưa, thầy trò tôi tạm biệt thầy hiệu trưởng. Từng đứa chúng tôi nắm chặt bàn tay khô ấm của thầy, hằng mong thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo có nhiều thêm tháng ngày Đại Đại Thọ.

Tháng 11/2014

Diệp Hoàng Mai

 

THẦY PHẠM ĐỨC BẢO - CUỘC ĐỜI MỘT NHÀ GIÁO

 

Thầy Phạm Đức Bảo kể: “ Cuộc đời dạy học của tôi đơn giản lắm! Tốt nghiệp khoa Sử Địa sư phạm Hà Nội năm 1952, bắt đầu sự nghiệp trên bục giảng trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu). Năm 1954 vào Nam dạy ở Phan Thiết hai năm, chuyển về trường Quốc Học (Huế) dạy tiếp sáu năm. Làm hiệu trưởng trường Ngô Quyền (Biên Hòa) mười ba năm. Hai năm cuối cùng làm thanh tra Sở học chánh và Bộ giáo dục. Chỉ có thế thôi!…”

Về thời làm trò, thưở nhỏ Thầy Bảo toàn học trường Tây. Sau năm 1975, Thầy trở thành “học trò” bất đắc dĩ bảy năm ở Bà Tô (Xuyên Mộc). Rời trường, Thầy được con trai bảo lãnh sang Đức định năm 1984. Thầy tiếp tục học tiếng Đức suốt ba năm, để không bị “câm, điếc” nơi xứ người. Và bây giờ, Thầy vẫn đọc báo Time hằng ngày bằng tiếng Anh, với chiếc kính hiển vi để nhìn rõ chữ.

Thầy Bảo cười nhớ lại: “ Hồi đó,  không trường nào đông nữ giáo sư có chồng … lái máy bay như trường Ngô Quyền. Thì chồng các cô làm việc sân bay Biên Hòa, về dạy trường Ngô Quyền là gần nhất. Phải nhận các cô về dạy thôi!...” Thầy còn trọng dụng đội ngũ giáo sư trẻ tuổi, luôn tạo thuận lợi để thu hút các giáo sư trẻ về dạy ở trường. Quan tâm tới Thầy Cô giáo,  là do Thầy Bảo quan tâm tới học trò tỉnh lỵ Biên Hòa. Có đủ giáo sư giảng dạy, sẽ có đủ lớp học cho trò học tiếp sau khi thi đậu Tú tài một. Học trò Ngô Quyền không phải vất vả, về Sài Gòn học lớp đệ nhất để thi tiếp Tú tài toàn phần.

Thầy Bảo một thời nổi tiếng cương trực, không kiêng dè một ai. Bất kể học sinh là con nhà lính hay con nhà quan, hễ vi phạm kỹ luật học đường là  bị nhận Vitamine R ( Roi) từ Thầy ngay tức khắc. Các nam sinh dù … quậy hay ngoan, ít nhiều gì cũng từng có “kỹ niệm đau thương” từ những ngọn roi của Thầy hiệu trưởng. Thời đó có lẽ do nữ sinh Ngô Quyền … quá ngoan hiền (?!..), nên ít khi chị em  bị Thầy Bảo phạt đòn như những nam sinh.

Sau mười lăm năm lưu lạc trời Âu, Thầy Phạm Đức Bảo quyết định trở về nhà. Người gần gũi Thầy Bảo nhất trong thời gian này là Thầy Trịnh Hồng Hải. Thầy Hải là bạn học cùng trang lứa với Thầy Phạm Thăng Long, em trai của Thầy Bảo. Từ lúc biết tin Thầy Phạm Đức Bảo trở về, ngày  Nhà Giáo năm nào nhóm học trò lớp 12B3 (NK 68-75) chúng tôi, cũng tháp tùng Thầy Trịnh Hồng Hải đến thăm Thầy hiệu trưởng. 

Vẫn còn khá nhiều cựu giáo sư và cựu học sinh Ngô Quyền chưa biết thông tin về Thầy Phạm Đức Bảo, cứ ngỡ Thầy còn sinh sống ở nước ngoài. Đầu năm 2011 Thầy Đào Đức Thiện từ Mỹ về thăm quê, đã cùng Thầy Hải và chúng tôi đến thăm Thầy Phạm Đức Bảo. Quí Thầy cùng nhắc lại những chuyện vui, ngày mới được Thầy Bảo nhận về trường. Những ngày buồn khi rời trường bỏ lớp, cả những gian truân đã trãi trong cơn biến động nước nhà.

Cuối năm 2011 anh Phạm Phú Hòa ( CHS.K1) đưa nhóm giáo viên Úc về Việt Nam dự hội thảo chuyên đề giảng dạy tiếng Việt cho người Úc, anh mới hay tin Thầy Bảo trở về sinh sống tại Sài Gòn. Quá bận rộn với chương trình hội thảo, sau giờ làm việc buổi chiều anh Hòa mới có thời gian trống chạy đến thăm Thầy. Thầy Bảo nheo nheo đôi mắt già nua, nhìn “cậu” học trò râu tóc bạc phơ:

-   Thầy ơi, còn nhớ con không? Con là Hòa, học sinh khóa 1 nè Thầy!...

-   A! Có phải Phạm Phú Hòa đó không?

Niềm vui vỡ òa trong mắt của “ cụ ” học trò già Phạm Phú Hòa. Tính từ lúc anh rời trường Ngô Quyền, hai thầy trò lạc mất nhau đã …  49 năm, cho đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại. Ấy vậy mà, Thầy Bảo vẫn nhớ đầy đủ họ tên của anh Phạm Phú Hòa.

Gần đây nhất là anh Đặng Vũ Vĩnh  (K4 CHS.NQ) hiện sinh sống ở Melbourne, cũng đã hỏi tôi địa chỉ và số phone của Thầy Bảo. Từ lâu lắm rồi, anh không biết tin tức về Thầy. Anh Vĩnh chưa dự định bao giờ thăm lại quê xưa, nhưng anh hy vọng được nghe giọng nói của Thầy qua điện thoại. Hoặc chí ít, cũng là lời tri ân anh gửi đến Thầy hiệu trưởng, nhân dịp Lễ Tết hay sinh nhật của Thầy.

Còn nhớ lần đầu tôi rủ nhóm bạn học cũ thăm Thầy, vẫn có bạn thoáng ngại ngần:

-   Thầy có nhớ mình là ai đâu mà tới?

-  Thì tự giới thiệu mình là cựu học sinh Ngô Quyền, Thầy sẽ biết liền! Mình nhớ Thầy, chứ Thầy làm sao nhớ hết học trò?...

Những lần sau thì chính bạn là người nhiệt tình nhất, mỗi khi chúng tôi rủ bạn thăm Thầy hiệu trưởng. Cũng như tôi, bạn nghiệm ra rằng – chỉ một giờ được chuyện trò với Thầy, chúng tôi tích lũy cho mình quá nhiều vốn sống – Không nhận học phí, nhưng Thầy Phạm Đức Bảo vẫn tiếp tục dạy cho đám học trò nhỏ ngày xưa bao nhiêu bài học sống ở đời.

Chín mươi hai tuổi, sức khỏe của Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo không còn như xưa, nhưng trí tuệ của Thầy vẫn còn minh mẫn. Chúng tôi vẫn ghé thăm Thầy mỗi khi có dịp, bởi chúng tôi hiểu Thầy bây giờ như một “cây đa, cây đề” quí hiếm của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, một ngôi trường từng trãi qua bao nhiêu biến động lịch sử, nhưng tình nghĩa Thầy trò vẫn hoài bền chặt keo sơn.

Tháng 04/2012

Diệp Hoàng Mai

 

CHÚC THƯỢNG THỌ THẦY PHẠM ĐỨC BẢO

Từ lúc biết tuổi thật của Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo, nhóm bạn lớp 12B3 ( khóa 13) chúng tôi nôn nóng chúc mừng Thượng Thọ cho Thầy. Một anh bạn cựu HĐS người Hoa của chúng tôi nói vui: “ Vượt  qua ngưỡng tuổi 91 rồi, thì bất cứ ngày nào cũng là ngày Thượng Thọ của người cao niên…”

Thế là ngày 14/04/2012, thầy Trịnh Hồng Hải lại đưa nhóm học trò 12B3 CHS.NQBH đến chúc mừng Thượng Thọ Thầy Phạm Đức Bảo. Chỉ đơn giản một khóm hoa tươi, một chiếc bánh kem nho nhỏ ngọt ngào… nhóm học trò cũ trung học NQBH chúng tôi, đã gửi đến Thầy Pham Đức Bảo lời chúc Thượng Thọ với tấm lòng tri ân trân trọng.

Anh Đặng Vũ Vĩnh – CHS.NQBH K4, hiện định cư ở Úc – gọi điện về, nhờ tôi kính biếu Thầy 100 AUD làm quà mừng thọ. Anh Vĩnh từng có những năm làm “ học trò bất đắc dĩ, ở nội trú và học cùng lớp” với quí Thầy. Cho nên giữa anh Vĩnh và quí Thầy còn có một thứ tình cảm khác thiêng liêng gắn bó với nhau hơn, ngoài tình nghĩa thầy trò trường Ngô năm cũ.

Thầy Bảo vui lắm! Thầy cười nhiều, chuyện trò nhiều với đám học trò nhỏ ngày xưa. Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…

Tháng 04/2012

Diệp Hoàng Mai

Học trò 12B3 chs.NQBH khóa 13 ( 1968 – 1975)

 

NHỮNG MẪU CHUYỆN VUI VỀ THẦY PHẠM ĐỨC BẢO

 

Thầy bao nhiêu tuổi?..

Khi biết ngày 23/12/1923 là sinh nhật của Thầy Phạm Đức Bảo, nhóm bạn 12B3 chúng tôi manh nha dự định tổ chức “thượng thọ” 90 tuổi cho Thầy vào tháng 12/2013. Nhưng tình cờ, tôi biết chính xác Thầy sinh năm Canh Thân 1920. Như  vậy thì nếu tính luôn tuổi mụ, Thầy Bảo năm nay đã … 93 tuổi.

Theo cô cho biết, hồi xưa ông bà thường không làm tờ khai sinh liền, mà để hồi lâu sau mới trình làng xã. Cũng có khi chạy loạn khắp nơi, khi khai lại thì ngày sinh không chính xác. Vì vậy mà lúc sinh thời, cô Hà Bích Loan vẫn hay đùa : “ Thầy Bảo không bao giờ nói tuổi thật của thầy đâu!...”

 

Địa chỉ nhà Thầy Bảo …

Thầy Phạm Đức Bảo bây giờ già yếu, đi lại khó khăn, nhưng thầy vần kiên trì tập thể dục mỗi ngày. Thầy rất vui, khi có học trò cũ ghé thăm.
Hiện nay Thầy đang cư ngụ tại nhà số 118/9 đường Trần Quang Diệu ( phường 14, quận 3). Anh chị em chs.NQBH có thể email thăm Thầy theo địa chỉ  quynhanhpham@hcm.vnn.vn ;  

Thầy hay nói vui: “Cóc chết ba năm, quay đầu về núi” là vậy. Tuổi già của Thầy giờ an nhiên, với sự chăm sóc chu đáo của cô. Phân nửa đàn con của Thầy, cùng đàn cháu nội ngoại sống rất chan hòa xúm xít quanh Thầy. Đến nỗi Thầy Trịnh Hồng Hải hay đùa: “ Tôi đoán nay mai con đường trước nhà anh, sẽ đổi thành tên đường Phạm Đức Bảo đấy!...”

 

Thầy Bảo “Hẹc – Quynh”…

Năm 2002 Thầy Bảo đến bệnh viện FV tại Sài Gòn khám bệnh. Con gái của Thầy đợi hơn một giờ đồng hồ, vẫn không thấy Thầy trở ra. Quá lo lắng, cô bèn gõ cửa phòng khám bước vào. Nhưng cô rất bất ngờ, bởi câu chuyện giữa bác sĩ điều trị và cha của cô đang dòn tươi như pháo. Thì ra vị bác sĩ là học trò cũ của Thầy Phạm Đức Bảo ở trường Quốc Học Huế.

Vị bác sĩ  hào hứng kể cho con gái của Thầy nghe mẫu chuyện vui về Thầy Bảo … Hẹc – Quynh: “ Em biết không, hồi đó Thầy cưỡi chiếc mô-tô thể thao 350 phân khối đi dạy học  trông thật … ngầu! Tướng Thầy to cao, beau (đẹp) trai lắm! Có năm Huế lũ lụt, cầu Tràng Tiền ngập nước, xe không chạy được. Thế là Thầy vác bổng chiếc mô – tô trên vai, cứ thế Thầy lội nước qua cầu. Học trò Quốc Học bọn anh kính nể quá, nên gọi Thầy là Hẹc-Quynh từ đó…”

 

Mô – tô đua … xe lửa?...

Ngoài biệt danh “ Hẹc Quynh”,  Thầy Phạm Đức Bảo còn được học sinh và đồng nghiệp trường Quốc Học Huế gọi là “ Thầy Bảo Mô-tô”. Một lần Thầy Bảo được điều động vào Sài Gòn chấm thi Tú Tài, phương tiện vận chuyển bằng xe lửa. Lần đó các đồng nghiệp “thách đấu” với Thầy rằng:” Nếu Bảo đi vào Sài Gòn bằng mô-tô sớm hơn xe lửa, mỗi người sẽ … chung độ cho Bảo một ngàn đồng…” Thầy Bảo nhận lời … đua.

Sau khi dùng điểm tâm tạm biệt, cả … hai phe mô-tô và xe lửa cùng xuất phát lúc 7 giờ sáng tại ga Huế. Thầy Bảo “một mình, một ngựa … sắt”, chạy suốt một ngày đêm, chỉ dừng nghỉ ngơi ăn uống dọc đường. Khoảng 8 giờ sáng ngày hôm sau Thầy Bảo đến ga Sài Gòn đợi. Mãi đến gần 10 giờ sáng hôm đó, chuyến xe lửa từ Huế chở các đồng nghiệp của Thầy mới hú còi chậm chậm tiến vào ga.

Tôi hỏi Thầy:

-  Thầy … thắng độ, tổng cộng được mấy ngàn đồng hả Thầy?...”

Thầy Bảo:

-  Không lấy tiền, chỉ uống bia thôi!...”

 

 

“Thi đậu rồi! Về đi ...”

Thi Tú Tài 2 mới được vài ngày, cô học trò Huỳnh Thị Thi – tên thật của nữ ca sĩ Hoàng Oanh – đạp xe đến nhà Thầy Phạm Đức Bảo

-  Thầy ơi! Con đậu không Thầy?...”

-   Đậu rồi! Đi về đi…

Cô học trò hí hửng ra về, không hề biết bài thi chưa chấm xong, lấy đâu ra kết quả mà Thầy bảo cô thi đậu? Kết quả thi Tú Tài toàn phần năm đó, ca sĩ Hoàng Oanh đậu hạng Bình, một thứ hạng khá cao lúc bấy giờ. Thầy Bảo cười:

-  Cũng may nó thi đậu, lại đậu hang cao nữa mới ghê chứ! Nếu không thì không biết phải nói sao với nó….

Tôi được biết thêm, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh – ca sĩ Nhật Trường – cũng từng là học trò cũ của Thầy Phạm Đức Bảo ở Phan Thiết.

 

“ Con tỉnh trưởng hả? Bốn roi …”

Năm đó bạn Lâm Quang Hưng – con trai của đại tá tỉnh trưởng Biên Hòa lúc bấy giờ  – mặc chiếc quần không đúng màu xanh đồng phục học trò. Không may cho Hưng, Thầy Bảo đi ngang qua lớp trông thấy bèn gọi lại bạn lại:

-  Này, ai cho phép em mặc quần màu này? Hai roi, lên đây!...

Thầy nhịp chiếc roi mây lên bàn. Các bạn trong lớp thấy vậy kêu lên:

-  Thầy ơi! Nó là con của ông tỉnh trường đó Thầy!

-  Thế à? Con tỉnh trưởng Lâm Quang Chính à? Thế thì… bốn roi!

Bạn Nguyễn Xuân Cường, con trai Thầy giám thị Nguyễn Quang Hưng  cũng từng bị “án oan” tương tự. Cường “can tội” … để tóc dài, mái lòa xòa phủ mắt:

-  Này, tóc dài hả? Con của ông giám thị Hưng phải không?

Thế là “con giám thị” cũng cùng số phận với “con tỉnh trưởng”, bốn roi!...

 

Có thế mà cũng méc!...

Hồi Thầy Bảo còn ở Biên Hòa, nhà của Thầy đối diện với nhà của Thầy Dương Hòa Huân. Bên cạnh nhà Thầy Bảo, là nhà ở của một vị trung tá tiểu khu Biên Hòa. Hôm đó, con trai vị trung tá rủ người bạn học đến nhà chơi. Nói đùa qua lại, cậu học trò trêu bạn:

-  Chúc ba của mầy mau lên … cố đại tá!?!...

Con trai vị trung tá ức quá khóc òa, chạy sang méc Thầy Bảo. Thầy gọi cả hai lại hỏi:

-  Ai cho phép mầy nói bố nó như thế?

Vừa hỏi, Thầy vừa “thưởng” cậu học trò một cái “ Bốp!...”

Quay sang con trai vị trung tá láng giềng, thầy “ Bộp!...” luôn cái nữa. Cậu nhỏ hết hồn, nín khóc. Thầy nói tiếp:

-  Thế bố của mầy đã lên … cố đại tá chưa? Có thế mà cũng méc!...

 

Tháng 04/2012

Diệp Hoàng Mai

( Ghi chép lại từ lời kể của cô Đàm Thị Tồn, em Phạm Thị Thanh Tú và bạn Phan Văn Chánh)

Click để xem thêm những hình ảnh của thầy Phạm Đức Bảo cùng đồng nghiệp và môn sinh


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2012(Xem: 19614)
Thành và Huệ Nhi nở nụ cười trọn vẹn khi đôi bàn tay yêu thương đã tìm đến nhau…trút cạn hơi thở cuối cùng trong...Chuyện Tình Buồn
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28768)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 19891)
Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23583)
Cho đến lúc tàn hơi, má vẫn nghĩ tới tương lai hạnh phúc của con. Vậy mà con nông nỗi, nỡ xua tan hạnh phúc riêng tư cuối đời của má. Trong cơn đau xé lòng, Mén nghe vẳng đâu đây lời ru buồn mênh mang của má:
09 Tháng Chín 2012(Xem: 18390)
Như lây từ nỗi nhớ của Trâm, Trang và Uyên cũng khóc. Lạ một điều, em không nhớ mẹ mà lại nhớ cô. Đã có hai đóa hoàng lan thơm ngọt ngào trong túi áo như một lời vỗ về nên em không khóc
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39066)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 22472)
thầy Phan Thanh Hoài ngồi bên cạnh tôi luôn tỏ sự lo lắng vì sự vắng mặt của thầy Hoàng Phùng Võ, cũng như những tin tức không tốt về sức khỏe của thầy Phan Thông Hảo ở Philiadelphia và thầy Trần Minh Đức ở Virginia, cửa xe đóng kín hình như có một chút bụi cay vương khóe mắt...
02 Tháng Chín 2012(Xem: 21795)
Tôi thấy lại mình, với mái tóc ngang bum bê ngơ ngác, buổi trưa nắng oi người cùng với nhỏ bạn, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp, lăn từng vòng bánh xe buồn đi thăm mộ má của bạn vừa mới mất. Hai đứa chở nhau đi, nhưng chẳng huyên thuyên ríu rít như mọi lần…
01 Tháng Chín 2012(Xem: 23983)
con được mẹ gọi 2 tiếng thân thương “ BÉ TƯ” ngày nào. Con muốn có đòn roi mẹ, mỗi khi con phá phách. Con muốn có Mẹ, để được mẹ trả tiền con ăn thiếu, ăn chịu mẹ ơi...
01 Tháng Chín 2012(Xem: 22439)
Con đã nhận ra:Lời dạy của ba,lời nào sao cũng đúng! Ba mãi mãi là thần tượng của con mà! Càng thương nhớ ba con càng thương nhớ mẹ vô cùng!
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19913)
Hai em qua phà Cổ Chiên, gió từ sông thổi lên làm ấm những tâm hồn già cổi trong trái tim còn rung động nhịp yêu thương.
26 Tháng Tám 2012(Xem: 19880)
tôi không dám chào Thu, đúng hơn là tôi không đủ can đảm để nhìn thật sâu vào ánh mắt người chồng đã bị vợ hơn một lần phản bội
23 Tháng Tám 2012(Xem: 21997)
tôi đồng ý với Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn ngay tại chỗ tên cộng sản nằm vùng Bảy Lốp tại Chợ Lớn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, tình huynh đệ chi binh thể hiện một cách rõ rệt và mãnh liệt giữa bạn và thù trong phút chóc.
22 Tháng Tám 2012(Xem: 21730)
Nguyện ánh sáng Từ Bi của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn an lạc cho cô Huỳnh Thị Ba được mọi phước lành. Nguyện cầu tất cả các bà mẹ hiền tiền cũng như quá vãng được sống trong niềm hạnh phúc an lạc của tỉnh thức và bình an.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 21706)
Và như vậy xin tạ tội với tổ tiên vì tôi gắn bó với Santa Clara, nơi tôi sống lâu hơn quê nhà; xin tạ tội với ông bà, tôi chưa một lần về thắp một nén hương tưởng nhớ trước bia mộ tiền nhân. Giống như loài chim thiên di, tôi luôn nhớ cội nguồn và có một quê hương thân yêu trong tâm tưởng.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27219)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 20715)
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp "Ác Cộng" đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24431)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 22098)
Là các đơn vị an ninh lãnh thổ hay diện địa, Nghĩa quân, Địa phương quân tuy không lập được chiến công hiển hách nhưng công lao bảo vệ cho làng xóm, dân tình được an cư, lạc nghiệp, tuy âm thầm nhưng đáng quý trọng và xứng đáng là thành phần của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từng phen máu đào nhuộm thấm đất quê hương!
12 Tháng Tám 2012(Xem: 24219)
Chính tấm chân tình của gã kiếm khách vốn vô tình này đã khiến “ Ánh mắt của nàng lạnh như giá tuyết băng… gặp một sức nóng đã tan ra từng giọt, từng giọt chớp ngời.”
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21542)
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu, tôi vẫn còn có thể quay lại trường của con gái, tôi sẽ trao cho con tôi quyển sách mà ông nội nó đã gởi trọn cả niềm tin yêu và hy vọng. Tôi cũng sẽ nói: “Cuốn sách nầy sẽ rất bổ ích, nếu con để NÓ giúp con”.
10 Tháng Tám 2012(Xem: 23434)
Từ đâu em có được tấm lòng cao thượng biết san sẻ cho kẻ khốn cùng. Phải chi kẻ chiến thắng họ được như vậy, đất nước Việt Nam sẽ không giống như ngày hôm nay.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31040)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 22267)
em sẽ dành cả đời này cho con như tình yêu của em đã dành trọn vẹn cho anh. Chút Kỷ Niệm Buồn,mình mãi mãi mất nhau hay là có nhau hỡi anh
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28346)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28940)
Từ một chàng trai tuổi đôi mươi tràn đầy nhựa sống , khao khát ước mơ và hy vọng – Thoắt cái người ta thấy mình trở thành một phế nhân , chôn vùi tất cả ước mơ sau những cơn đau triền miên , vật vã…
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 23030)
Xa quá rồi phải không bạn, những ngày tháng cũ . Ngày hội ngộ năm nay lại thiếu những khuôn mặt của 1A2 năm xưa. Tôi nhớ các bạn vô ngần , Thông, Sang , Liên , Kim Hoàng , Nho, Kim Ngân , Phố , Mẫn, Nuôi , Nhỏ , Lan Phương .
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 23259)
Cuộc đời đáng yêu lắm, Em không thể bỏ ngay lúc này dù căn bệnh cứ đeo theo dai dẳng, làm ngán ngẩm lòng người, lòng mình, nhưng biết làm sao đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28467)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 22686)
Quãng đời của mỗi người đều trải qua những thăng trầm và cơ hội gặp gỡ nhau là để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống vốn dĩ vô cùng bận rộn và đầy những nỗi lo toan…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29077)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 20913)
“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28593)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 21972)
Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 22366)
Tình yêu là xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc trong tâm hồn. Thuyền hoa đã chẳng tấp được vào bến yêu nào, khi những nụ hoa còn thiếu bàn tay vun bón nên nó cứ trôi, trôi mãi, và rồi Quỳnh thiếp đi trong cảm giác trôi mơ bên tiếng sáo…
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30189)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27813)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 22827)
Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già Đây là cái phim câm hay nhứt và cảm động nhứt trong đời tui. Biết bao cô gái VN đã như nhân vật trong phim. Coi đừng có khóc nha !
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 21762)
Đêm xuống dần bất chợt Phụng đến bên nàng lúc nào không hay.Phụng đã ôm vai nàng, đặt lên môi nàng một cái hôn nồng nàn. Hai người cùng vào phòng, họ ngủ một giấc ngủ an lành trong vòng tay yêu thương nhau.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 24038)
Đêm qua là đêm Hạnh Phúc nhất của tôi từ ngày tôi xa Phúc-Cũng là lần đầu tiên tôi mơ thấy anh về…Giấc mơ tuy chưa trọn vẹn vì tôi chưa được nghe những lời yêu thương từ anh, tôi chưa được ôm anh để nghe những lời an ủi.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 20875)
Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32090)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31147)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 22692)
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị.
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 22459)
Có tiếng xe ngoài cổng và tiếng cười ríu rít. Bầy cháu tôi đã tới nhà. Tôi lại phải chạy ra mở cửa và như đàn chim chúng sẽ tíu tít chào. Chúng sẽ ôm hôn tôi với mùi thơm thật tuyệt diệu. Mùi thơm của trẻ con, của vô tư và thánh thiện.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22810)
“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975,
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22259)
Xin gửi đến mọi người bài thơ “Ta đã thấy, đã nghe và đã nói” của NICK MỚI - XCAFE VN trên điện báo Dân Làm Báo. Những lời thơ vang vang như TIẾNG RÉO GỌI CỦA QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 23599)
Từ đó về sau mỗi khi đến ngày này tôi thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng mình mang hoa tưởng nhớ người đã khuất đã bao lần trong đời nhưng có bao giờ nghĩ đến việc thay mặt người lính năm xưa tặng cho người ở lại một cành hoa nhỏ, thật nhỏ đủ để vắt lên vành tai đang ửng đỏ nỗi sầu chia ly muôn thuở.
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33663)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
24 Tháng Năm 2012(Xem: 22380)
Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa