6:15 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TIẾNG DƯƠNG CẦM - Hồ Thị Kim Trâm

22 Tháng Mười 20148:57 CH(Xem: 11127)

Tiếng Dương Cầm

 

Chuyện xảy ra năm tôi 13 tuổi. Là một câu chuyện cũ xưa, chỉ vài tháng thoáng qua cuộc đời, nhưng chẳng bao giờ xưa cũ trong hồi ức của cô học trò nhỏ. 

Đó là một buổi chiều, lớp tôi được nghỉ môn học giữa giờ vì cô giáo bịnh. Chúng tôi, ba đứa bạn thân và tôi, rủ nhau ra ngoài trường, tản bộ trên vĩa hè những con đường quen thuộc có hai hàng cây rợp mát. Đi dọc theo đường Bà Huyện Thanh Quan, ngắm những căn biệt thự nằm khuất bên trong khoảng sân rộng, bốn đứa chúng tôi hỏi nhau căn nhà nào đẹp, và thích căn nào. Đứa thích nhà trồng nhiều hoa. Đứa thích nhà có cửa sổ bốn phía, v..v... Bỗng dưng tôi nghe có tiếng dương cầm văng vẳng trong gió. Tôi đi theo tiếng đàn, và dừng chân trước một biệt thự số... Âm thanh phát ra từ trên lầu. Tôi ngắm kỹ ngôi nhà và thấy bức tường đá của nó được phủ kín bởi một loại dây leo có lá tròn, nhỏ rất lạ. Bức tường cao quá nên tôi không thấy gì bên trong, chỉ nhìn qua song cửa sân. Lúc đó tôi sợ bị người ta bắt vì tội nhìn lén nên đứng xớ rớ một lát rồi đi. 

Từ đó, mỗi lần được nghỉ học, tôi không bỏ lỡ cơ hội để đi qua và nhìn vào “ngôi nhà có tiếng dương cầm của tôi”. Giai điệu du dương thường đúng vào giờ những chiều lang thang, tôi hình dung ra một chị dáng mảnh mai với mái tóc dài xõa nghiêng bên bờ vai, những ngón tay thon đang lướt nhẹ trên phím đàn từng đoạn nhạc say đắm lòng người của Chopin, Mozart, ... Hình ảnh sao mà đẹp và thánh thiện quá! 

Trên đường đi học, lũ học trò chúng tôi hay cạo nhựa của những thân cây to trồng hai bên lề, vo lại thành hình tròn như quả banh. Nó hơi thơm và tưng lên cao như trái banh nỉ tennis để chơi đánh đũa. Không biết từ lúc nào tôi tự nhiên cũng có thói quen ngồi bên kia đường đối diện căn nhà đó, vo trái banh nhựa cây nhỏ trong tay, ngắm bức tường phủ dây leo, và nghe đàn. Có khi Lan Hương Vũ, bạn tôi, cũng chịu ngồi chơi với tôi một lát rồi cùng đạp xe về nhà. Nó rất tế nhị, chẳng bao giờ hỏi tôi chuyện gì xảy ra. 

Một ngày kia, tiếng đàn đang réo rắc bỗng nhiên dừng lại, tôi bất chợt nhìn qua đường thì thấy một “anh” đang đứng ở ban-công hướng mắt về phía tôi. Tôi chăm chú ngó hắn. Lạ quá! Có lẽ nào tiếng đàn lâu nay là của hắn? Còn cái chị tóc dài xinh đẹp của tôi đâu rồi? Hay hắn là đứa em? Nhiều câu hỏi lòng vòng trong đầu khiến tôi cứ ngồi im lặng mà mắt vẫn không rời hắn. Cuối cùng, hắn bỏ vào nhà. 

Bị bắt gặp tại trận, tôi mắc cỡ không dám đi qua đường Bà Huyện Thanh Quan nữa. Hơn một tuần sau, không dằn được sự tò mò, tôi lại đi và tự trấn an: “chắc là tình cờ thôi”.

 Từ xa, tôi đã thấy bóng hắn đứng trên ban-công. Định rẽ qua hướng khác, nhưng lại nghĩ: “tại sao phải tránh anh ta, đường mình mình đi chứ, nếu hắn còn đó thì tôi sẽ đạp xe đi thẳng, có sao!” Quả nhiên, hắn vẫn đứng đó. Thế là tôi đạp xe đi thẳng, không ngó lên nhưng tôi biết hắn đang nhìn theo. 

Lần khác cũng vậy, nhưng hơi lạ... hình như hắn đang vẫy tay chào tôi. Ngó qua ngó lại, chẳng có ai khác ngoài tôi trên đường, đúng là hắn ngoắc mình rồi. Hơi ngần ngại nhưng tôi cũng vòng xe lại, chống một chân bên lề đường trước nhà hắn, ngó lên. Hắn ra hiệu đứng đợi, rồi xuất hiện cùng một cô gái trạc tuổi tôi bên cổng sắt lớn. Hắn hỏi rất tự nhiên: 

- Em muốn vào nhà không? Đây là em anh. 

Thì ra dân “Bắc Kỳ rốn”. Tôi chưa kịp trả lời thì cô gái đã mở cổng và lên tiếng: 

- Vào đi, mình học cùng trường, bồ lớp mấy? 

Tôi nói lớp đệ lục. Cô gái học trên tôi một lớp. Nhìn cô ta dễ thương, tôi cũng bớt e dè. Mời thì vào, sợ gì. Cái nhà này tôi quá quen rồi, thuộc lòng số nhà, trong sân trồng cây gì, hoa gì, cả cây dây leo bờ tường ngoài kia nữa, tôi chẳng biết tên gì nhưng đã quên hình như nghe ai đó hay là tôi tự nghĩ ra cho nó cái tên: ”cây thằn lằn”. Sau này nhớ lại tôi thấy mình quá “gan”, dám ngang nhiên vào nhà người lạ. Ờ mà thật ra mẹ tôi cũng thường nói tôi là một đứa gan lì mà! 

Chị giúp việc bưng ra 3 chén chè, 3 ly nước mời anh em hắn và tôi. Hắn nói: “em ăn đi, tự nhiên nhé!”. Xời, cái kiểu hắn nói làm tôi mất tự nhiên thì có! Chơi với lũ bạn gái, tôi tha hồ la hét vô tư chẳng để ý để tứ, sao ngồi trong ngôi nhà này tôi lọng cọng, lúng túng đến vậy? Hắn bưng chén chè ăn trước. Tôi cũng làm bộ nhẹ nhàng cầm muỗng. Chè hột sen đường phèn thơm dịu, ăn một muỗng mát cả người. Ăn hết chè mà chẳng ai nói câu nào. Nhắp ngụm nước, đôi mắt như biết cười nhìn tôi, hắn cất tiếng: “ngon không?” “Ngon”. Tôi trả lời cụt ngủn rồi im lặng, thầm mong nước da ngăm đen của mình không tố cáo khuôn mặt đang đỏ bừng vì ngượng. 

Hắn nhìn tôi thân thiện, nói tiếp: 

- Em gái anh cũng học buổi chiều, hôm nay được nghỉ.

- Ừ, nhà gần trường đi học sướng ha. Tôi nhìn cô gái cười làm quen.

- Bây giờ mình là bạn, rảnh đến nhà chơi, anh mình nói bồ hay ngồi bên kia. 

À, có chuyện này nữa. Giọng cô gái nhỏ nhẹ mà tôi nghe như lời buộc tội của quan tòa. Thì ra hắn theo dõi tôi chứ tôi đâu mắc tội dòm lén nhà hắn. Hừ! Lại còn dám kêu tôi là em. Chẳng qua hắn có em gái học hơn tôi thôi, còn khuôn mặt trắng trẻo thư sinh kia ai mà đoán tuổi hắn được. Nhưng phải công nhận hắn nghiêm trang, chững chạc hơn tôi nhiều. Tuy vậy, thời gian lâu sau tôi vẫn không gọi hắn bằng anh mà chỉ gọi tên xưng tui, giống như nói chuyện với lũ bạn gái của tôi vậy. Hắn thì khi em, lúc tên, và luôn xưng tôi. Khoa ăn nói của tôi thật là quá tệ!

 Quen hắn rồi, tôi không cần mất thì giờ ngồi chầu rìa bên đường nghe nhạc nữa. Hắn đàng hoàng mời tôi tới nhà nghe đàn vào chiều cuối tuần. Đôi khi tôi rủ em gái đi theo, nhưng vài lần thì nó chán không thèm đi nữa. Nó nói cái nhà gì buồn quá, mặt ông này lạnh lùng quá... Nhận xét của nó làm tôi tức cười nhưng đâu cần để ý, theo tôi hắn chơi đàn tuyệt mà! Có thể tôi không biết nhận xét hay dở ra sao, nhưng vì hắn có thể đàn cho tôi nghe bất cứ bản nhạc nào tôi yêu cầu nên tôi rất thích. Có hôm hắn hỏi tôi biết hát không. Tôi mừng muốn la lên vì được hỏi trúng tim đen mà trả lời rằng không những tôi biết hát mà còn thích hát nữa, nhưng làm bộ thản nhiên: “ờ, biết hát vài bài”. 

Từ đó, ngoài việc được nghe hắn đàn, tôi còn hát cho hắn nghe. Ngồi bên cạnh, vừa hát vừa nhìn những ngón tay hắn gõ trên phím đàn, tôi quên hết thời gian. Hắn thích bài “When we were young”, và thường khen tôi hát hay. Tôi cũng khen hắn chơi đàn giỏi. Hắn hứa sẽ xin phép bố mẹ cho hắn dạy tôi đàn một ngày nào đó. Tôi nghe mừng muốn ôm hắn mà nói lời cám ơn, nhưng lại cứ ngồi trơ người như con ngốc. Đến khi đã chơi thân với hắn, tôi không còn “giữ kẽ”, kể chuyện lũ bạn quỷ sứ trong lớp cho hắn nghe để cùng cười. Hắn cũng hóm hỉnh nhưng vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm trang, khó thể hiểu được về gia đình hắn, bạn bè hắn, cả cuộc sống của hắn. Em gái hắn cuối tuần đi học múa ba-lê nên chúng tôi ít khi gặp nhau. Trong nhà này tôi chỉ quen chị giúp việc, ngoài anh em hắn. Kệ, tính tôi cũng không thích hỏi chuyện gì người ta không muốn kể... 

Một ngày cuối tuần đáng ghét, không đáng nhớ lại xảy ra. Như thường lệ, tôi đến nhà hắn chơi. Khi hắn và tôi định lên lầu nghe nhạc thì chị giúp việc xuất hiện: 

- Bà bảo cậu tiếp bạn ở phòng khách, bà đang nghỉ. 

Tôi nghe nóng cả mặt. Còn hắn thì ngạc nhiên nhìn người giúp việc rồi nhìn qua tôi. Mặt hắn dài ra, cặp mắt lộ vẻ buồn bực nhưng thái độ vẫn bình thản. Hắn xin lỗi tôi như thể sợ mất lòng một người bạn quý. Lẽ ra tôi đã đi về ngay lúc đó, nhưng nhìn vẻ đau khổ của hắn tôi không nỡ. Ngồi im lặng một lúc, tôi chào hắn đi về. Hắn dắt xe tôi ra cổng, nhẹ nhàng: 

- Em đừng giận nhé! Tuần sau đến chơi. 

Không có đâu, hắn có lỗi gì đâu mà tôi giận chứ? Còn tuần sau à, không đời nào! Tôi muốn nói một câu gì đó cho bớt căng thẳng nhưng chỉ đặt nhẹ bàn tay mình lên bàn tay hắn đang cầm ghi-đông, nhỏ giọng: “về nghen”. Hắn trả xe cho tôi. Lên xe, tôi đạp một mạch không quay đầu lại. Tôi sợ con tim nhỏ bé này sẽ yếu mềm khi nhìn hắn, tưởng tượng một con chim bị nhốt trong lồng, dù là chiếc lồng đẹp nhất, muốn bay nhảy ngoài bầu trời xanh kia cũng không thể. Vài tháng trước, tôi từng mơ ước có được căn biệt thự đầy hoa, có chiếc dương cầm, và cuộc sống đầy đủ như anh em hắn. Bây giờ trái lại, thà tôi cứ là con nhỏ mồ côi mà có một cuộc sống thong dong tự tại còn hơn. 

Đó cũng là ngày cuối cùng tôi gặp hắn. Tôi thật sự rất tiếc và buồn vì phải chia tay một người bạn mới dễ mến như hắn. Chấm dứt cái ảo tưởng được học piano rồi tôi ơi! Những ngày sắp tới chắc là phải khó khăn lắm mình mới dằn lòng không đi qua đoạn đường này, không lui tới căn nhà này. Tôi nghĩ thầm, nhưng mười ba tuổi, tôi đủ trí khôn để hiểu những câu nói lịch sự mà nghiêm khắc của người lớn. Tôi không muốn đến nhà hắn nữa, tính tôi là vậy. Chẳng cần giải thích, anh em hắn sẽ thừa thông minh để hiểu. Nhiều ngày sau, em gái hắn thường tìm đến lớp tôi lúc giờ ra chơi, nói chuyện bâng quơ. Tuổi trẻ mau quên, tôi cũng vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra. 

Chúng tôi không gặp lại nhau, có thể là xa nhau mãi mãi, nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn. 

“One day when we were young, one beautiful morning in May. You told me, you loved me, when we were young one day...”

 

Hồ Thị Kim Trâm

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10550)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10087)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10590)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18371)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12213)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11796)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10621)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10764)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12124)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10557)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10183)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10667)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12859)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10795)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9749)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9516)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 9920)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9849)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9363)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10087)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10578)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10468)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 9949)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10593)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16282)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9935)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10304)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9187)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9889)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10514)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8622)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9850)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9825)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10623)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11385)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10555)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8646)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10923)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10598)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 10935)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10805)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22244)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16539)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10221)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 8996)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10446)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10077)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10846)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10134)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11207)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt