12:10 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Sống đến cuối đời như một nhà văn - Nguyễn Văn Sâm

17 Tháng Chín 20149:16 SA(Xem: 9827)
Sống đến cuối đời như một nhà văn
 Nguyễn Văn Sâm
“ Khí thiêng nay đã về thần.”Nguyễn Du
 
Chưa từng thấy ai quảng giao như Nguyễn Xuân Hoàng. Sự quảng giao không chỉ nằm ở điểm có nhiều người quen biết Hoàng, và Hoàng biết họ tường tận từ công ăn chuyện làm đến tánh tình cũng như những hành xử với người chung quanh mà còn ở điểm họ yêu quí dầu Hoàng chẳng giúp cho họ gì nhiều trong khi sự thân thiết rất là giới hạn, sự bộc lộ, kể cả sự vồn vã như không bao giờ có.
Có thể là nụ cười hiền của Hoàng. Có thể là cái chào nửa thân thiện nửa xa cách nghiêm trang, khiến người nhận cảm thấy mình gần gũi với Hoàng. Khó tánh trong sự giao thiệp, ít nói với người lần đầu mới gặp, không đưa ra ý kiến về những điều có thể tranh cãi không đi đến đâu, vậy mà ai gặp Hoàng cũng cảm nhận sự  thân thiện, cảm thấy Hoàng là bạn của mình. Bạn thân nữa là khác!
Khuôn mặt đẹp trai với dáng nho nhã cao ráo chăng?
Cử chỉ với bộ điệu toát ra vẽ Tây của mấy tên ban Triết chăng?
Sự chừng mực vừa phải khi tiếp chuyện, tánh hiền lành, không xốc nỗi của người trí thức chững chạc chăng?
Cái hay là người ngoài thấy tất cả những điều đó ở Hoàng.
Về trường Petrus Ký đầu năm 1968, sau khi ở trường Nguyễn Đình Chiểu một thời gian rồi một cơ quan khác, rồi Bộ Giáo Dục, tôi là lính mới của GS môn Triết học, Hoàng đã ở đây nhiều năm rồi, tôi lại là người không được đào tạo chánh qui, tốt nghiệp cử nhân Triết Tây, là con đường mở ra cho nghiên cứu là chánh dạy học là phụ, không phải được đào tạo chuyên để đi dạy như những Giáo Sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Triết, tôi như có mặc cảm nên miễn cưỡng nhận hai lớp 12, một A và một B, chỉ là nửa số giờ cần thiết cho cả tuần. Sợ tôi buồn, Hoàng an ủi và nói rằng ở đây thầy giáo môn học cao kỳ nầy coi vậy mà dư, số giờ còn lại trong tuần phụ trách môn Việt Văn càng dễ ăn. Có cảm tình với Hoàng từ đó và cùng một lứa tuổi, bên trời lận đận, chúng tôi thân nhau ngay.
Khóa Quân Sự 6/68 của tất cả giáo chức Miền Nam cùng học chung quân trường Quang Trung 9 tuần, Hoàng nổi bật lên trong số đông và ngay cả trong nhóm làm tờ báo của khóa ... Tôi bắt đầu đi chơi với Hoàng và các bạn văn của anh nhiều hơn sau đó. Thân nhau như là bạn đồng nghiệp, bạn du hí chớ không phải là bạn văn vì tôi chưa thích sáng tác, và cũng chẳng bao giờ bàn chuyện văn nghệ đương thời với Hoàng và các bạn viết văn của Hoàng như Đ P Quân,  HPAnh,  HN Biên,  Sơ Dạ Hương, Nguyễn Đình Toàn….
Thời gian sau đó cũng vậy, ngồi đồng ở LaPagode cà phê, tán gẩu xen lẫn việc đọc/viết lăng nhăng, tụ tập ở nhà Hoàng trên con hẻm ở đường Yên Đổ lắm lần kéo xì còm… cũng là bạn cùng nghề bán cháo phổi mà thôi. Tôi hiện diện với bạn nhưng là cái bóng mờ ít ăn ít nói trong đám.
Hoàng nói Sâm nó là Đồ Nho không phải Đồ Tây, nó thích ngồi nghe.. .
Sau câu nói là tiếng cười dòn như để chữa lửa.
Người nghe không giận, không bực mình, biết rằng người nói chỉ cốt nói cho vui bạn, vui nhóm. Và chúng tôi vẫn thân thiện. Sau nầy ít gặp nhau hơn sau khi tôi chuyển đi khỏi trường về dạy ở trường khác, nhưng khi gặp nhau vẫn thân thiết mầy tao như thường.
Chuyện mầy tao của hai đứa, hôm qua chị Vy có nói Hoàng như không mầy tao với ai hết ngoài với anh Sâm. Nhớ lại có lần, cách đây hơn 10 năm nhà báo Lê Huỳnh Mai của Canada tỏ sự ngạc nhiên với tôi: Biết hai người thân nhau, nhưng không ngờ hai anh mầy tao với nhau nghe ngộ ngộ nhưng mà thấy thân thiết, ít có của người lớn tuổi..
Quốc nạn 75 trùm lên đất nước. Ai nấy cuống cuồng ra đi.
Hoàng đi nhiều lần và bị bắt bị tù cũng lắm. Nhiều lần Hoàng kể về một câu chuyện ‘lạnh toát mồ hôi nhưng kết thúc nhẹ ngàng’ kèm theo tiếng cười cuối cùng chấm dứt bằng cái chép miệng: Đời thiệt ngộ!
Năm đó tao bị bắt ở Rạch Giá, mình liệng hết giấy tờ tùy thân. Họ thẩm vấn cả ba bốn tuần lễ. Thẩm vấn thôi không đánh đập gì, nhưng mà căng thẳng lắm, khiến mình lo sợ bị quy thêm tội khác ngoài tội vượt biên. Họ thay đổi thẩm vấn viên nhiều lần, mỗi lần thường là hai người. Có lần kia thẩm vấn là hai công an một nam và một nữ, người nữ còn trẻ, đẹp nhưng thiệt nghiêm trang, ghi ghi chép chép liên tục. Hỏi những chi tiết về gia thế (giả) của mình. Mình cũng trả lời xạo nhưng cố gắng nhớ những điều đã nói trước đó.
Hai ngày sau lại bị thấm vấn nữa. Lần nầy chỉ có nữ công an kia mà thôi.
Công việc vẫn bình thường.
Nửa chừng cô ta nghiêm mặt nhưng nói thiệt nhỏ:
Chào thầy Hoàng!
Mình lạnh tóc gáy. Vậy là họ biết hết rồi.
Mình ngồi im. Một lúc lấy lại bình tình, mình hỏi thiệt thân mật:
Cô hồi trước học Triết với tôi?
Vâng! Thầy dạy rất sinh động, lâu rồi em vẫn còn nhớ nhiều điều thầy dạy.
Mình thấy nhẹ nhàng với câu nói của cô ta. Chắc là cô ta được đào tạo ở Sàigòn, sau nầy thoát ly hay là con cháu gì đó của họ.
Thầy có thể cho biết tại sao vượt biên trong khi nước nhà đã thống nhất?
Tôi dạy Triết như cô biết. Và tôi viết văn. Không được dạy Triết. Không được viết văn. Thấy những điều xảy ra trước mắt như có chất nổ trong mình khiến tôi như muốn bị nổ bung. Vượt biên sống cảnh đời khác may ra bụng tôi không bị bể.
Mình cố cười nhè nhẹ cho không khí không khó thở.
Cô ta xếp lại hồ sơ:
Thầy đừng nói với ai chuyện hôm nay.
Từ đó mình không bị kêu lên hỏi cung nữa, được đối xử tử tế hơn và được thả về sớm.
Tôi hỏi:
Có gặp lại người đẹp không?
Vẫn là cái câu trả lời trách móc kiểu bạn bè thân thiết mà tôi thường gặp ở Hoàng khi không muốn trả lời:
Mầy…. Tiếng mầy kéo dài đùa cợt ngay cả thời gian bịnh tình hành hạ mấy tháng gần đây
Tôi nghĩ số may của Hoàng do anh ngững cao đầu xác nhận mình là nhà giáo, mình là nhà văn. Không được làm thầy giáo, không được làm nhà văn anh chỉ còn cách bỏ đi. Điều đó cộng với cái may gặp được học trò do mình dạy ở Sàigòn. Trong hoàn cảnh cũng tương tợ, nhà giáo, nhà thơ Tạ Ký, cũng là thầy của trường Petrus Ký đã chết trong tù vì nhà thơ Tạ Ký không có cái may  như nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Hoàng đến Mỹ 1985, định cư ở Virginia, than lạnh, buồn, ít bạn bè, tìm người đồng sở thích hợp tánh càng khó kiếm.
Tôi khuyên bạn nên về CA vì ở đó hơn đâu hết thích hợp với người văn chương trong khi khí hậu cũng dễ chịu cho người  VN vốn ưa nắng ấm. Hoàng chần chờ 1, 2 năm rồi cũng khăn gói quả mướp xuôi về Viễn Tây. Sự nghiệp làm báo và viết lách ở hải ngoại của Hoàng bắt đầu phát triển từ đây, lên cao nhứt trong những năm làm cho tờ Việt Mercury.
Số làm báo đeo đẳng Hoàng tới những ngày chót của đời. Tờ báo Viet Tribune của vợ chồng Hoàng-Vy không khó khăn tài chánh lắm nhưng chỉ đủ cho gia đình sinh sống nếu sử dụng thiệt ít nhân viên . Và Hoàng là người làm nhiều nhiệm vụ, dịch tin, viết tin chọn bài layout, ngoại giao… Tôi từng thấy Hoàng nhiều lần dầu khi bịnh trở nặng, đi phải chống gậy cũng ngồi trước máy tính đọc và sửa bài cho số báo tới, bận bịu nhứt là ngày thứ Năm, ngày ra báo.
Đó là nhiệm vụ đã đành nhưng cũng là niềm đam mê tuyệt cùng của một nhà văn, nhà báo yêu nghề. Tôi nói Hoàng nên nghỉ dưỡng sức, để công việc cho em nào đó trong tòa soạn lo thì đươc trả lời là không yên tâm, vả lại mình thích làm chuyện gì đó liên quan tới tờ báo để tự an ủi là cơn bịnh chưa vật ngã mình, chưa tấn công được cái đầu văn chương của mình. Nụ cười nửa miệng cố hữu không thành tiếng ở những trường hợp nầy mới thấy sự vui làm việc là niềm an ủi tinh thần, những lúc đó Hoàng trông phấn chấn hẳn ra, anh uống thuốc không miễn cưỡng như những lúc khác và chịu ăn món gì đó mà ai đem đến hay mời mọc.
Ở Nam Cali lên thăm bạn khi nào rỗi rãnh hay khi nghe bạn ra vô nhà thương, tôi đến nhà Hoàng, gặp ngày sắp đem báo đi in lần nào cũng vậy, tôi và anh bạn trẻ Nguyễn Tuấn Khanh cũng đều có thể dễ dàng chở Hoàng đi ăn gì ở đâu đó, không nhiều nhưng có ăn và Hoàng vui vẻ chuyện trò hay lắng nghe. Lần đi với Hoàng Ngọc Biên gần đây Hoàng nói thiệt nhiều và nhắc lại một số kỷ niệm về đời sống văn nghệ của mình ngày xưa với tờ báo Văn hay những tác phẩm đã xuất bản. Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh, Hoàng vui hẵn, mặt thêm chút sinh khí, đi đứng cũng như ngồi ăn lâu không mấy gì khó khăn.
Sau những lần như vậy Nguyễn Tuấn Khanh thường nói: Anh Hoàng say mê làm báo, sự say mê đó khiến anh quên mình đang bịnh. Anh chỉ nhớ mình là một nhà văn đương hành nghề nhà báo.
Sau nầy, khoảng hai tháng gần đây, ngồi lâu không được nữa, không được  lo cho tờ báo nữa, Hoàng nằm nhiều hơn, bạn bè họa hoằn lắm mới kéo được bạn ra phòng ngoài, ngồi ăn chút đỉnh, uống chừng hai ba ngụm cà phê, bánh Croissant là thứ Hoàng thích nhứt từ thời trẻ trên Đà Lạt tới giờ, vậy mà anh cũng chỉ ăn ơ hờ .. . Hoàng  thường ngồi thẳng, nghe nhiều, chỉ nói một hai tiếng, cười nhẹ góp vui khi bạn bè nhắc chuyện tầm phào thời trai trẻ xa xưa
Vài lần cả bọn ngồi uống cà phê  Peet’s coffee hay Starbucks, dầu rằng lúc nầy bịnh Hoàng đã nặng và thường đau nhức nhiều, đôi khi  ra ngoài với bạn than đôi lời cho hả hơi, không dám than ở nhà sợ bà Vy buồn lo tội nghiệp.
Ôi tình cảm đáng yêu của người chồng đầy tràn như biển đông, tới phút cuối vẫn dành cho người vợ 40 năm của mình một sự cảm thương vô hạn.
Khi đọc bài của Sơn, cựu học sinh Petrus Ký về tình trạng bịnh của Hoàng, sáng thứ sáu tôi bắt xe đò lên SJ, lật đật tới Nursing home nơi Hoàng nằm, trước mắt tôi là hình ảnh của một người đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Hoàng nhắm nghiền mắt, thỉnh thoảng mở ra ngó vào khoảng không vô hồn, mặt không biểu lộ tình cảm, chỉ là phản ứng của sự co cơ do thuốc hành làm cho Hoàng giật mình từng cơn …
Chị Vy nói lớn: Anh Sâm lên thăm anh, anh biết thì bóp tay anh ấy cho anh ấy vui. Vy lập lại  lần  thứ hai thì tay tôi bị bóp không phải một mà hai ba cái. Tôi vui vì biết bạn mình còn dính dáng đến cuộc đời dầu chân đã đặt lên bên kia bờ của tử vong. Tôi nói vài câu thương bạn, đến thăm là mong bạn buông xả, thanh thản, ‘tao thương mầy, mầy hiểu thì bóp tay  tao’.
Và Hoàng đã bóp tay tôi hai cái nữa. Mạnh và ấm. Nắm tay bạn thiệt lâu. Nhìn những chỗ bầm đen trên mu bàn tay và khủyu tay trái, tôi đau lòng quá, không có chuyền nước biển, không có ống trợ thở Oxy, không có gắn sẵn dụng cụ để tim chích khỏi tìm mạch máu… hình như bạn tôi đã có một quyết định quan trọng về sự ra đi gần kề của mình.
Vy giải thích: Anh Hoàng ký giấy đồng ý  không cần tiêm thuốc nữa, chỉ chích morphine giảm đau.
Tôi quay mặt ra ngoài cố nén tiếng thở dài và lén nuốt hơi thở. Bạn mình chỉ còn lại từng giờ. Tôi nói” tao về, mai lại vô thăm mầy trước khi về lại Orange County.”
Cặp mắt Hoàng vẫn mở nhưng vô hồn thiệt tình, hai hố mắt sâu hoắm, mắt bên mặt đen bầm quầng thâm do bị té mấy ngày trước. Đôi môi Hoàng mấp máy, cục cổ hình như di động, miệng mở ra như cố nói một câu dài, tôi cúi xuống thiệt gần nhưng không nghe được âm thanh nào phát ra. Bạn tôi muốn nói gì đó với tôi, linh hồn bạn vẫn còn hiện hữu, ý thức bạn chắc chắn là còn và đang tranh đấu với sự lấn chiếm của u minh nhưng thân xác bạn lại đương trên đường bỏ cuộc. Tôi nhìn bạn, bi thiết, não nùng, con người ở cuối cùng cuộc đời thiệt là thiễu nảo, nhỏ đi, ốm o, hốc hác, nét tinh anh tháng trước  vẫn còn ít nhiều phãng phất, nay đã hoàn toàn biến mất. Thân xác đời tạo cho một con người đã thua cuộc căn bịnh, chút linh hồn còn hiện diện trong những cố gắng bóp tay người đối thoại hay mấp máy đôi môi là chút ánh sáng le lói của hoàng hôn đời trước khi tắt ĩm.
Tôi có cảm giác Hoàng nói lời từ giã đời, từ giã bạn, dầu thâm tâm tôi muốn Hoàng sống thêm ngày nào hay ngày nấy…. Tôi nói lời từ giã bạn, bóp tay bạn và nói mầy bóp tay tao đi, nói hai ba lần nhưng tay Hoàng không động đậy gì nữa trong tay tôi. Chắc Hoàng đã mệt và cảm thấy đủ.
Tôi từ giả Hoàng-Vy hẹn hôm sau sẽ đến thăm lần nữa.Vậy mà chưa hết một vòng quay thời gian hò hẹn thì Hoàng đã vội vả ra đi.
 Biết sinh ly tử biệt cũng là chuyện thường tình, nhưng tim tôi như nhói lên đau nghẹn
“Hoàng, sao mầy không cho tao và Khanh gặp mầy thêm hôm nay? Cõi phù sinh tuy tạm bợ nhưng sao mầy không ở lại thêm mấy giờ nữa cho tao khỏi lỡ hẹn với bạn và xuôi Nam trong tiếc nuối.?”
Khanh nói: Anh Hoàng hai tuần trước còn đọc mấy trang đầu quyển sách Bước Đường Cải Lương của em. Lần cuối đến thăm anh ấy ở nhà, trên đầu giường vẫn còn quyển sách.
Tôi nghĩ đọc không phải vì sách hay dỡ gì, đọc là hành động thường xuyên đã trở thành quán tính của nhà văn. Sa Mạc với nhân vật Kha là phiên bản của con người tác giả, trong khi đó cuộc sống của Hoàng là phiên bản của một nhà văn đích thực yêu tha thiết đời sống văn nghệ của mình.
Nhà văn tới lúc ra đi thì ra đi thôi. Dứt khoát. Tuy nhiên trong cái gạch nối khoảng giữa hai dòng sinh-tử , nhà văn cũng có cái kiêu hảnh để ngững mặt bay vào cõi vĩnh hằng mà không đắn đo bịn rịn, bởi vì đi hay ở cũng là một thoáng mây trời rong chơi…. Nguyễn Xuân Hoàng ở trong trường hợp đó..
 
Nguyễn Văn Sâm
San Jose, Sept 13, 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22428)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21930)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21543)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29095)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21141)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21588)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 20985)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20416)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 22939)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21198)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21275)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24191)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27639)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28426)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21297)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29713)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47383)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24892)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29805)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 34895)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26552)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25582)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21766)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 28991)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20478)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21525)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29336)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 28935)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28109)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21999)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20630)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21112)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28466)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23171)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 25876)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20328)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23297)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29298)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29514)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31067)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 78743)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 25883)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27654)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20349)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 25959)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25633)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20617)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 25934)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 26925)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi
20 Tháng Hai 2012(Xem: 21822)
Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này… mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao?