9:17 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

MỘT GÓC BẾP CHÙA - Nguyễn Thị Thêm

21 Tháng Tám 201411:57 CH(Xem: 12034)
MỘT GÓC BẾP CHÙA
http://2.bp.blogspot.com/-0V6scPbBUnY/U_aGjlHKT9I/AAAAAAAAEHg/G23ebx0Ssa4/s1600/IMG_2260.JPG
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
Ngôi chùa này mới thành lập nơi đây. Một vùng ngoại ô của thành phố Riverside. Thầy là một nhà sư trẻ. Sau khi đi tu học một thời gian ở Miến Điện và Ấn độ về, thầy đi tìm cho mình một nơi tu tập . Cuối cùng nhờ Phật duyên, thầy đã chọn nơi này . Những ngày tháng đầu mới mới mua khu đất ai đến cũng thấy ngán ngẩm. Mặc dù nhìn một cách khái quát . Đây là nơi có tiềm năng phát triễn đi lên của một ngôi chùa. Vì đất rộng, có đồi dốc thoai thoải. Có tam cấp đi lên. Có nhiều khu nhà nhỏ biệt lập. Nhưng thú thật, cái cơ đồ đó ngổn ngang ,lộn xộn, cỏ mọc um tùm. Những khu nhà biệt lập là kho chứa vật dụng, hay là chuồng nuôi gia súc. Vì vốn dĩ nơi này có thể là một trang trại nuôi bò đã không sử dụng lâu rồi.
Cứ nhìn dáng ông Thầy trụ trì đứng giữa khu đất, mới thấy cái nhỏ bé, yếu đuối của con người trước thiên nhiên. Thầy lọt tõm giữa đám cỏ , ốm nhom, đen thui. Nhìn thầy với bộ đồ vàng đã bạc màu, đứng cuốc đất trong buổi trưa hè chói chang của vùng đất sa mạc này, mới thấy cái nghị lực của người xuất gia đi tìm nơi phát dương Phật pháp. Có hôm, một Phật tử đến chuà , nhìn dáo dác xung quanh. Căn nhà nhỏ thầy ở khép cửa hờ. Tới chánh điện chỉ thấy Đức Thích Ca hiền từ mỉm cười độ lượng. Đi một vòng không thấy ai đã buộc miệng nói lớn, hồn nhiên:
- Không có ai hết. Sao mà vắng như chùa Bà Đanh. Thầy đi đâu mất tiêu rồi.
-Tui ở đây nè cô.
Thầy bước ra sau bụi cỏ cao quá đầu, cái nón to đùng che hết khuôn mặt. Tay chân lấm lem đất. Chân trần không mang giày dép. Thầy cười hiền hoà để cho nữ Phật Tử đở ngượng :
- Hồi nãy có cô Chi với Anh Dũng đến, Giờ chắc họ đi đâu đó cô à!
http://2.bp.blogspot.com/-yRV6ikg7J6A/U_aO1EzYLyI/AAAAAAAAEIY/ZHJo6eEJmas/s1600/DSC02416.JPG
Thầy là vậy. Suốt ngày chân trần. Nhìn đôi chân chai cứng và chiếc áo vàng bạc phếch của thầy, ai cũng nóng ruột. Nhất là vào mùa đông, ngôi chùa nằm trên đồi, gió tứ phương thổi vào lạnh cóng. Phật Tử hai ba lớp áo, thầy vẫn chân đất, khoác ngoài thêm một chiếc áo Jacket đơn sơ, cũ mèm. Trong nhà, thầy không dám mở sưởi sợ tốn nhiều tiền điện, Chánh điện rộng thênh thang, gió lùa vào từng cơn. Mỗi tối thầy vẫn cúng Phật và ngồi thiền định mà không có hệ thống sưởi. Lo lắng cho thầy, Phật tử hỏi thì thầy chỉ cười rồi nhỏ nhẹ nói:
- Không có sao đâu mấy cô chú. Hồi ở bên Ấn Độ lạnh gấp mấy lần ở đây. Tui vẫn khoẻ mạnh như thường.
Thầy hiền như vậy, nên ai đến chùa rồi cũng không thể không đến lần sau. Ngôi chùa từ đó nhờ bàn tay Phật tử cuối tuần đến công quả . Mỗi ngày mỗi quang đảng , ấm cúng , khang trang hơn. Xung quanh chuà đã được phát quang, trồng nhiều cây ăn trái. Đám cỏ mọc vô trật tự đã được tu chỉnh lại, sạch sẽ .
Những dãy hoa hồng được trồng đẹp ơi là đẹp. Trên khu đất gần nơi thầy tịnh tu đã được xây một hòn non bộ. Dưới hồ cá lội nhởn nhơ hạnh phúc. Bên trên bệ Đức Quan thế Âm Bồ Tát thật hiền từ, tay cầm cành dương liễu, mỉm cười bao dung. Những khu nhà hoang phế đã được tu sửa. Một gian làm chánh điện khang trang. Một gian làm nơi sinh hoạt và cũng để cho học sinh đến học Việt Ngữ. Bao nhiêu mồ hôi công sức cúng dường. Bao nhiêu tấm lòng, quyết xây dựng ngôi chùa, để hàng tuần Phật Tử có nơi sinh hoạt. Mọi thứ đang đi vào nề nếp.
Cuối tuần, ngôi chùa nghèo vang lên tiếng đánh vần dễ thương của các học sinh. Nhất là khu nhà bếp của chùa lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Tiếng chào hỏi ;
- Mô Phật! Chị Hai mới tới hả?
- A Di Đà Phật, Chào Anh Thông, Sao tuần rồi anh không đi chùa?
- Mô Phật, chào mấy chị. Em đem rau đến nè. Mấy chị ai có ăn thì lấy về.
- Bầu chị Tâm trồng hả?.Luộc chấm chao bà con ơi!
- Thầy ơi! Hôm nay tụi con cho học trò ăn cơm với canh chua và sườn heo chiên dòn.
- Cô Chi ơi! Món này tên gì mà lạ vậy?
- Cô Thanh ơi! nồi bún riêu ngon hết ý. Cho thêm một tô đi..!
-Thu Em ! Nứớc sôi rồi kìa. Bỏ bún vào đi cháu.
- Nhi ơi Nhi! Bé Donna đòi mẹ đang đi tìm ngoài sân.
Đó ! Ngần thứ âm thanh đại loại như vậy mỗi tuần. Rộn rã, vui tươi. Ai đến chùa là người nhà, mà người nhà thì không phải câu nệ. Cuối tuần đến đây.Nấu ăn cúng Phật, cúng vong. Nấu ăn cho Phật tử công quả, cho học sinh và để lại cho Thầy dùng ngày kế. Như một thói quen, như một thông lệ. Tuần nào không đi thấy nhớ nhớ.
Học sinh lớp Việt Ngữ sau giờ học lên Chánh điện niệm Phật ,tập ngồi thiền. Ở nhà bếp các chị chuẫn bị dọn cơm. Một dãy bàn dài được dọn ra với cây nhà lá vườn, rau cải ,tương đậu do Phật tử đem đến.Sau khi niệm Phật, Thầy và mọi người cầm đủa. Thức ăn đơn sơ đạm bạc mà ngon làm sao. Thầy ngồi giữa đám trẻ, vui vẻ ,hoà đồng. Có đứa không ăn hết đưa cho Thầy. Thầy cũng ăn luôn, không câu nệ.
Mấy lần nhà bếp dọn cơm riêng cho Thầy. Mời thì thầy gạt phắt. “Ăn cơm cũng là một tu tập.Thầy ăn chung với các cháu nhỏ là tập cho chúng ăn, nói và hành động như một người con Phật” Thỉnh thoảng thầy rũ mấy cháu ra sân chơi. Thầy trò chơi cút bắt, kéo co. Thầy té lăn cù quần áo đầy bụi. Học trò chiến thắng vỗ tay ầm ĩ.
Mà lai lịch cái chùa này cũng ngộ.Một bửa chú Dũng đi Home Depot ,thấy một ông thầy tu còn trẻ đang lớ ngớ tìm đồ. Chú hỏi thăm thì mới biết Thầy mới đến mua đất lập chùa. Tới chùa chú hoảng hồn nhìn cái giang san ngổn ngang cây cỏ của Thầy .Thế là chú vận động nhóm đàn ông quen biết đến đây. Mỗi tuần một chút, đem công sức sửa sang tu bổ ngôi chánh điện, vườn chùa…Chú Dũng là người đầu tiên gieo duyên với Chuà Phật Tuệ.
Một bửa nọ, cô Hoà em gái Thầy ở Los Angeles xuống thăm thầy và đi chợ 90. Một ngôi chợ VN nhỏ, duy nhất ở đây. Cô gặp cô Chi, một phụ nữ trung niên Thấy là người VN cô Hòa lân la làm quen và dẫn đến thăm chùa. Cô Chi lần đầu tiên đến Chuà và làm quen những món ăn chay. Cô tự nhiên thấy mình gắn bó với ngôi chuà mới lập. Thương thầy một mình tu tập trong cái mênh mông của khu đất. Cô vận động chồng ,con. Thế là vợ trong bếp, chồng,con ngoài trời. Và từ đó cô Chi là người gắn bó với chùa nhiều nhất. Những Phật tử rường cột của chùa đến với những duyên gặp gở dễ thương như vậy.
Cái nhà bếp nho nhỏ của Chuà gói ghém niềm vui và sự thương yêu .Mỗi khi gần đến ngày lễ lớn. Thầy mời chị em nhà bếp tới họp sau khi cúng ngọ xong. Thầy thông báo số khách hành hương và Phật tử tham dự.Thế là mọi người đề ra kế hoạch.Ngoài những món ăn do Phật Tử tự nguyện đem đến. Ban nhà bếp của Chuà phân công nấu nướng và hùn nhau lại trang trải thức ăn cúng dường. Luôn luôn món chủ đạo là do cô Thanh đứng nấu. Nếu có ai đến sẽ thấy tấm lòng của những người con Phật . Có khi đoàn hành hương đến 4 xe bus thật to cả mấy trăm người. Các chị phải thức khuya, dậy sớm ân cần lo từng món ăn thật ngon, thật vừa miệng cho mọi người đến hành hương lễ Phật.
Này nhé:
-Cô Thanh làm chả giò và nấu bún riêu ngon không chê vào đâu được.
-Món bún bò Huế, Nhi nấu cũng thiệt tới.
- Món mì xào là chủ đạo của má thầy giáo Hảo
- Món bánh cam là món độc chiêu của Út Hương và cô Đẹp.
-Các món chè, xôi, bì chay không ai hơn cô Hoa.
-Món bánh tét chay là món đặc biệt của vợ chú Chiến.
-Cô Đẹp làm món xôi vị, bánh bò nướng, bánh đậu xanh là số 1
- Cô Thủy và Hara làm món rau câu vừa dai vừa béo thật ngon.
- Món chè Thái và nước hột é là món độc chiêu của Linda và Nhi
- Cô Chi chuyên nấu những món ăn Mỹ. Về chùa cô chế biến thành những món đồ chay độc đáo, ngon, bổ, tinh khiết. Các cháu học sinh rất mê.
Ngoài ra, còn rất nhiều Phật tử hàng tuần nấu thức ăn chay đem đến chuà cúng dường. Ngôi chuà nhỏ ấm áp tình thương và sự đùm bọc.Thầy trụ trì không biết nấu ăn. Nhưng lúc nào cũng muốn mọi người được ăn ngon. Mỗi khi lễ lớn thầy hết lòng mời mọi người dùng bửa. Thầy rất hoan hỉ gói ghém” to go” cho khách hành hương. Thầy thường nói :Không biết người ta ăn gì. Nhưng đến Chuà ăn một bửa cơm chay cũng là gieo duyên với Phật”
http://4.bp.blogspot.com/-qKRCwtJiZyQ/U_aNPr5muJI/AAAAAAAAEH4/sCmtdrz-y_c/s1600/unnamed+(1).jpg
Có câu” Có thực mới vực được đạo”. Đến chùa lễ Phật mà bếp núc vắng tanh, chỉ uống nước lạnh ăn vài viên kẹo thì chắc cũng buồn. Nhưng đến chùa, ăn một bửa cơm chay mà ban ẫm thực không được mặn mà tiếp đãi, thì cũng không được vui. Trong góc bếp của chùa Phật Tuệ, người nấu hết lòng phục vụ người ăn. Phật tử ăn ngon thì mình mới hoàn thành Phật Sự. Cứ nhìn sự ần cần và vui vẻ chiêu đãi khách đến chùa, mới thấy được tấm lòng của những người con Phật.
Năm vừa qua nhà bếp vô cùng hoan hỉ là có nơi nấu ăn tương đối khang trang. Những cái lò thật to của một nhà hàng nào đó bán rẽ. Một Phật tử đã mua lại và cúng dường. Các Phật tử nam đã làm nơi rửa rau rửa bát rộng rãi hoàn chỉnh. Đẹp thì không đẹp, nhưng với một ngôi chùa nghèo mà có được như vậy cũng đã là phước báo lắm rồi. Thầy trụ trì mừng lắm, thầy đứng thật lâu nhìn cái công trình với biết bao thời gian công quả của Phật tử mà xúc động.
Riverside đất rộng, có rất nhiều farm trồng rau. Cho nên cuối tuần hay chùa có lễ, Phật tử đem đến cúng dường rau cả thùng. Nhà cô Chi ở kế bên là một đồi cam bát ngát. Người chủ Mỹ rất tốt cho cô hái đem lên chùa cúng dường. Cam hái từng thùng ngọt lịm, làm nước nguyên chất cho Phật Tử giải khát. Nhất là mấy anh làm việc nặng cho chùa.
Nhà chú Chiến có bưởi rất ngon. Cứ mỗi mùa Tết chú hái lên bao nhiêu là thùng. lớp cúng Phật, cúng vong, lớp Phật Tử đem về nhà chưng cho ba ngày Tết.
Còn cơ man nào là rau ,trái, bí bầu của chú Kiệt, chú Quảng Trí,và nhiều người có vườn khác mang đến làm chùa chia sẻ, ấm cúng, thương yêu.
Kể từ ngày có Sư Cô Minh Hòa đến tu thì cái nhà bếp của ngôi chùa này khoác một bộ áo mới. Bàn tay nhỏ nhắn thật giỏi giang của người con gái xứ Thần Kinh đã sắp xếp lại đâu ra đó. Không còn cảnh chuột con kêu chít chít trong hộc tủ hay kiến đến thăm từng đàn. Thầy không cho sát sinh nên đệ tử khổ tâm khi làm vệ sinh nhà bếp. Mỗi tuần đến dọn dẹp một lần, tuần sau thì chuột, kiến lại có mặt. Giết thầy không cho mà không giết thì làm sao sạch sẽ.
http://3.bp.blogspot.com/-Kt76RQwvLXc/U_aN_3lor4I/AAAAAAAAEII/mMTkXtEye-I/s1600/IMG_2253.JPG
Có Sư cô, thầy giao cho Sư cô lo liệu. Thầy cất một cái cốc nhỏ sau chùa để tịnh tu và thiền. Thầy tu học ở Ấn Độ nên thích ăn vận như phái Nam tông. Thầy hay tổ chức hành hương mỗi Tết đến các chùa Thái, chùa Đại Hàn, chùa Nhật Bản ngoài các chùa Phật giáo Việt Nam. Theo thầy mỗi chùa có những đặc sắc riêng. Phật tử nên biết để học hỏi và hòa đồng tôn giáo.
Sư Cô Minh Hòa thật khéo tay, cô sắp xếp nhà bếp lại gọn gàng, sạch sẽ. Phật tử cũng không ngại là thầy nấu một nồi cơm ăn cả tuần hay suốt mùa rau luộc chấm nước tương. Sư cô cũng rất giỏi nấu nướng, làm ra những món chay độc đáo ai cũng thích. Thế là Phật Tử đề nghị cô làm để họ mua về ăn khỏi nấu vào những ngày ăn chay. Tiền bán thức ăn chay để trang trải những chi phí lặt vặt ở chùa. Chùa nghèo, phật tử cũng nghèo nên mọi thứ đều dè sẻn, tiện tặn mới bảo tồn được ngôi chùa và chánh pháp.
Năm nay tôi đi chùa Phật Tuệ trong dịp lễ Vu Lan. Tôi choáng ngợp trước sự thay đổi và vô cùng tán thán công đức của các Phật tử nơi đây. Con đường vào chùa đã được tráng nhựa không còn bụi bay mịt mù. Những dãy xe nằm ở parking trật tự, ngăn nắp.
Vì phải lo cho ông xã trước khi đi nên đến nơi đã nghe tiếng thuyết pháp từ trong hội trường vẳng ra rõ ràng. Hội trường hôm nay không còn là một nơi ẩm thấp hôi mùi cứt ngựa như hồi thầy mới đến. Bàn tay các anh Jack, anh Kiệt ,chú Chiến, chú Long, chú Dũng và một số Phật tử đã mỗi tuần, mỗi tuần biến đổi thành một hội trường sáng trưng đầy đủ tiện nghi. Các cháu mỗi tuần đến đây học Việt Ngữ không nóng nực toát mồ hôi dầm dề trong mùa hè hay lạnh run lên trong mùa đông. Ôi! công đức vô lượng cho những đóng góp bằng tất cả tâm lành.
Chùa nhỏ nhưng tấm lòng của những người con Phật lúc nào cũng hướng về chùa nên rất ấm áp, thân quen. Các cháu gia đình Phật Tử trong đồng phục,múa "Dâng hoa cúng Phật" và hát mừng Vu Lan trong những tà áo dài thật đẹp. Tôi nhìn những đứa cháu ngoại xinh xắn dễ thương đó mà lòng vui biết mấy. Đến khi các thầy cô lên phát phần thưởng cho lớp Việt Ngữ trong niên khóa vừa qua tôi càng vui hơn vì các cháu ngoại đứa nào cũng được khen thưởng. Bà ngoại vui lắm các cháu có biết không? Hãy phát huy tiếng Việt và trao dồi Phật tánh trong người các cháu ngay bây giờ. Hởi những mầm sen bé nhỏ tinh khôi.
http://3.bp.blogspot.com/-qctrpz0yVfc/U_aM9csAiFI/AAAAAAAAEHw/-0gs43Bo0q0/s1600/IMG_2270.JPG
Trong phần ẩm thực, các chị trong nhà bếp đã sẳn sàng một nồi bún riêu bốc khói thơm lừng và những món ăn khác do gia đình Phật Tử nấu mang đến cúng dường. Những dãy bàn ăn ngồi chật kín, mọi người vừa ăn vừa nghe văn nghệ "Cây nhà lá vườn" rất hay. Các người trong ban ẩm thực loay hoay múc múc, bưng bưng. Họ vui vẻ nói cười và tận tình lo cho mọi người, vì thật ra khách đến đây đều là bà con Phật tử quen thân trong vùng đất Riverside nhỏ bé. Ai cũng quen biết, bà con ,ruột thịt, anh em.
Sư Cô Minh Hòa rất khéo tay và có cái nhìn rất nghệ sĩ, mỹ thuật. Cô bê từng viên đá, hí hoáy đặt vào những nơi thích hợp và viết lên đó những câu rất ý nghĩa. Tạo một không gian yên lặng tịnh tu.
http://4.bp.blogspot.com/-WakeSfCwyrU/U_aOUJPso1I/AAAAAAAAEIQ/0Q7l-41hhxg/s1600/IMG_2245.JPG
Cái bàn đá nhỏ dưới tàng cây lựu, vài nhánh Lan treo hờ hững, Phật Di Lạc thiền định miệng cười. Ngồi nơi đây ta thấy tâm mình lắng lại, bao sân si thoáng cái bay xa. Nhìn ngoài kia, một hồ nước nhỏ, những hòn đá nhô lên rất nghệ thuật Sư Cô Đặt tên là "Vườn La Hán" Dưới một gốc cây, chú thỏ ngồi nghe kinh trầm mặc. Một gốc cây có những viên sỏi "Vô Thường". Một chậu nhỏ, một cây bonsai "Thiền tâm Phật" hay "Luật Hạnh Phật" Bên một góc đá lởm chởm, hình Đức Bồ Đề Lạt la quảy gánh càn khôn tìm đường phát huy Phật Pháp. Tảnh đá không lớn, nhưng bóng dáng rất nhỏ của bức tượng tạo cho ta cảm giác Tổ rất cô đơn và khó nhọc trên lộ trình hành đạo. Ta đứng lặng yên, chấp tay nguyện cầu và tri ân vô vàn trong niềm xúc động vô biên.
http://4.bp.blogspot.com/-OzDWzRDGKP0/U_aNgLD9u5I/AAAAAAAAEIA/OynY93a1pl4/s1600/IMG_2259.JPG
Vì ông xã tôi không được khỏe nên tôi không thể dẫn ông đi hết vòng sân chùa nên rất nhiều nơi tôi đã không được đến để thấy sự thay đổi làm người Phật tử vui trong lòng và tâm lành hướng Phật.
Tôi ra về sớm vì ông xã tôi đã quá mệt. Ra xe khi tiếng hát vẫn còn văng vẳng ở hội trường.
Người ta đang lên tiếng về những ngôi chùa biến chất . Những vị sư đã quên mình có bổn phận tu hành, xa lìa những đam mê vật chất phù phiếm để hoằng dương Chánh Pháp . Các vị đó say mê theo danh vọng xây chùa to, quyên góp lớn, nợ nần chồng chất đến không còn lối quay về. Tâm lúc nào cũng chao động, ám ảnh về tiền còn hơn là người Phật Tử tại gia.
http://4.bp.blogspot.com/-tbc_khdRe2E/U_aP4CpL2ZI/AAAAAAAAEIk/tXUjNParu_Y/s1600/DSC02406.JPG
Ngôi chùa Phật Tuệ và chùa Văn Thù là hai ngôi chùa nhỏ ấm áp của bà con dân Riverside chúng tôi. Chúng tôi yêu mến, kính trọng thầy Quảng Trí và thấy Quảng Phú như hai vị thầy tâm linh dẫn dắt chúng tôi về với chánh pháp.
Nguyện ơn trên tam bảo gia hộ sức khỏe cho hai thầy và sư cô Minh Hòa.
Mùa Phật Đản người con Phật rũ nhau về bên chân Phật lắng lòng xét lại bản thân, tụng kinh hồi hướng cho cha mẹ hiện tiền cũng như hóa vãng. Những đóa hoa hồng đỏ, trắng, vàng cũng chỉ là tượng trưng nhắc nhở về sự hiện hữu của cha mẹ trong trái tim những đứa con.
Nhớ và tri ân cha mẹ không phải là cúng mâm cao cổ đầy . Mà là mình hãy tu tâm dưỡng tính thực hiện theo 5 điều luật của người Phật tử . Đó là hồi hướng tốt nhất cho cha mẹ và tạo nghiệp lành cho mình mai sau.
Nguyện cho chúng sinh an lạc, thế giới bớt chiến tranh. Nguyện cho tất cả những vong linh được siêu thóat. Nguyện Đức Quan Thế Âm cứu khổ mọi người lầm mê. Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
Nam Mô A Di Dà Phật.
Nguyễn thị Thêm
21/8/14
Mời xem video "Vu Lan Chùa Phật Tuệ"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19139)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22550)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22038)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21622)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29186)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21240)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21672)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21069)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20518)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23026)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21308)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21385)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24331)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27746)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28582)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21429)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29866)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47574)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24966)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29941)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35058)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26655)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25657)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21832)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29120)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20535)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21614)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29438)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29107)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28247)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22092)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20702)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21179)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28588)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23225)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26015)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20447)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23387)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29437)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29627)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31177)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79103)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26017)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27757)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20458)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26081)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25789)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20701)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26053)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27010)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi