1:20 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 41-45 - Nguyễn Xuân Hoàng

15 Tháng Tám 201411:12 CH(Xem: 10310)

Kỳ 41

Tôi lặng người trên ghế, bẻ gập từng ngón tay, nghe tiếng kêu của các khớp xương, buốt rợn. Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi. Ông Lý như vậy đã giăng trước mặt và sau lưng tôi những hầm chông không cách nào thoát được. 

Ông Lý, người mà mấy phút trước tôi coi như một nhân vật thẳng thắn nhất, giờ đây đã không còn như thế nữa. Tôi vẫn còn nhớ như in cảnh tượng lần đầu gặp ông. Bữa cơm thường chào đón tôi trong biệt thự ở đường Lê Quí Đôn, với tôi như một đại yến. Cuối bữa, khi uống cà phê, ông nói với tôi thẳng thắn:

-Cậu là hình ảnh hoàn toàn đối nghịch với tôi thời mới lớn. Ở vào tuổi cậu, tôi đã biết đạp chân dưới đất, còn cậu bây giờ như người đi trên mây. Tôi biết tôi mê tiền và tôi đã hiểu cái giá để có nó, còn cậu, cậu dám coi thường đồng tiền, cho nên cậu chưa hiểu cái giá của nó. Cậu cả nể, hỏa hoãn, tôi thì khác, lịch sự nhưng quyết liệt, ai chơi tới đâu, tôi chơi tới đó... Nhưng tôi chấp nhận cậu. Trong nhà này có một người như tôi đủ rồi. Nếu cậu giống tôi quá thì có lẽ dư một người.

-Thưa bác -tôi nói với ông Phan - thật tình cháu không hiểu nổi ông Lý. Giữa ông ta và cháu đã có quy ước và như vậy là ông là người phá bỏ quy ước trước.

-Đúng là cháu không hiểu ông Lý, và cháu sẽ không bao giờ hiểu được ông Lý. Bởi vì người có ảnh hưởng đến ông Lý nhất hiện nay là vợ cháu chứ không ai khác. Mọi cố gắng tìm cách bôi lọ cháu trước dư luận và mọi nỗ lực nhằm chấm dứt đời cháu là người đàn bà ấy chứ không phải ông Lý. Nhưng để làm được chuyện ấy vợ cháu không có phương tiện nào tối tân hơn là qua trung gian ông Lý...

-...

-Nhưng thôi, điều cháu cần biết tôi đã cho biết. Vấn đề còn lại là cháu phải đối phó như thế nào khi tôi không có mặt ở đây!

Ông Phan đặt tẩu thuốc xuống bàn, nhấc chiếc kính lão ra, nắm hai chân gọng chà xát lên mặt vải áo. Tôi thấy đôi mắt ông có vẻ húp lên và dại ra. Trông ông lúc này giống như một công chức già về hưu đang răn dạy đứa con ngỗ nghịch là tôi.

-Như đã nói với cháu lúc nãy, tôi sắp phải đi xa ít lâu. Sự vắng mặt của tôi có thể mang đến phiền lụy cho cháu. Mặc dù tôi đã gửi gắm cháu cho những người có trách nhiệm, tôi vẫn không an tâm.

Ngừng một phút, đeo kính vào mắt, ông Phan tiếp:

-Tôi sẽ không hỏi cháu lý do vì sao phải ly dị, nhưng tôi có thể biết được vụ tòa án của cháu tới đâu rồi chứ?

-Thưa bác, cám ơn bác, theo luật sư của cháu thì đầu tháng tới sẽ hoàn tất. Cháu sẽ nhận một Bản Đại Tự của tòa.

-Còn vấn đề con cái?

-Trong tờ Thuận Tình Ly Hôn, người mẹ đồng ý để cháu giữ bé trai và mẹ nó giữ bé gái. Nhưng theo luật sư của cháu thì vì bé trai còn quá nhỏ nên có thể tòa sẽ quyết định để mẹ nó trông coi một thời gian.

-Không. Ý tôi muốn hỏi là con cái sẽ ra sao nếu cha mẹ chúng ly dị?

-Thưa bác, cháu hiểu rằng sự chia rẽ của cha mẹ sẽ để lại trong tâm hồn con cái một vết thương khó cứu chữa. Nhưng biết làm sao! Ở giữa hai điều xấu mà con người phải chọn, cháu đành chọn điều ít xấu hơn.

-Nghĩa là làm sao?

-Thưa bác, vấn đề con cái là mối bận tâm của cháu trong suốt thời gian qua. Cháu nghĩ thà con cái chỉ sống với cha hoặc chỉ với mẹ, còn hơn là sống đầy đủ mà mỗi ngày phải chứng kiến cái thảm kịch đổ vỡ tồi tệ của cha mẹ chúng.

-Không còn cách nào khác sao?

-Thưa bác, thật tình là cháu thấy không còn cách nào khác!

Ông Phan chống tay lên trán, ngón giữa miết lấy những đường nhăn của thời gian. Mãi một lúc sau, ông ngẩng mặt lên:

-Tôi không biết làm sao! Mỗi người trong hoàn cảnh mình có nỗi khổ riêng, bởi vì không ai có thể sống thay cho cuộc sống của người khác. Nhưng tôi hy vọng là cháu sáng suốt trong quyết định của mình. Trên đời này có những việc mà khi đã làm hỏng một lần rất khó mà bắt đầu lại được... À, mà năm nay cháu bao nhiêu tuổi nhỉ?

-Thưa bác, cháu đã ba mươi ba.

Kỳ 42

Ông Phan đặt tẩu thuốc xuống bàn, uống một ngụm nước trà, rồi bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm:

-Ba mươi ba! Tuổi Thìn. Canh Thìn. Canh cô mồ quả. Bị sao La Hầu chiếu. Suốt năm còn nhiều vất vả. Tai nạn. Tù tội. Và tai tiếng. Năm đại hạn! Xấu lắm! Xấu lắm!

-Bác tin vào số mệnh?- Tôi hỏi, ngạc nhiên.

-Tôi tin tử vi. Tôi tin con người ta ai cũng có số cả. Hồi còn trẻ như cháu, tôi có coi trời đất ra gì đâu. Nhưng bây giờ trải qua bao cuộc bể dâu, tôi nghiệm ra cái lẽ biến dịch của thiên địa...

Tôi xếp hai tay, dựa cùi chỏ lên đùi, mắt ngó xuống mũi giầy lắng nghe. Bỗng nhiên tôi cảm thấy ông Phan ngừng giữa câu nói. Tôi đưa mắt nhìn ông. Ông Phan đang ngó chăm vào bức Tự Họa của Van Gogh.

-Thưa bác! Tôi rụt rè gọi ông.

-Sao? Cháu nói gì? Ông quay lại hỏi.

-Thưa bác, cháu vẫn nghĩ số mệnh của mỗi người là do chính người ấy tạo nên hơn là do một quyền lực thần bí chi phối.

-Thế tình trạng của cháu bây giờ, nếu không phải do định mệnh an bài thì là do cháu gây ra à?

-Thưa bác, cháu nghĩ mọi sự đối với cháu cũng là do cháu thôi. Chính cái quyết định lấy con gái ông Lý của cháu đã dẫn cháu đến ngày hôm nay. Có ai bắt cháu phải lấy người đàn bà này đâu?

Ông Phan cười, chậm rãi:

-Chính cái quyết định của cháu là một quyết định có tính cách định mệnh. Nhưng tôi, chúng ta sẽ trở lại câu chuyện này vào một dịp khác. Tôi muốn dặn cháu đôi điều trước khi ra đi.

-Nhưng thưa bác, chẳng lẽ bác ra đi trong tình trạng hãy còn hỗn loạn như thế này sao?

-Không có tình trạng hỗn loạn nào mà đằng sau nó không có những động cơ thúc đẩy. Nắm được những động cơ ấy thì muốn chấm dứt lúc nào mà chả được! Vả lại, đôi khi cũng cần phải biết nuôi dưỡng sự hỗn loạn ấy. Chỉ sợ, như cách nói của Paul Valery người phù thủy tạo ra âm binh có khi lại bị chính cái đám âm binh ấy quật lại thôi!

-Thế bác có sợ đám âm binh ấy không?

-Chỉ những tay không bản lĩnh mới có thứ tâm lý sợ hãi kiểu đó!

-Thưa bác, nói bác tha lỗi cho, bác lo sợ điều gì?

-Hội nghị Saint Cloud đang có những bất lợi cho ta.

-Bác tìm kiếm gì trong chuyến đi này?

-Tôi muốn xem bài toán cộng giữa Mỹ và Tàu. Tôi muốn cân lượng lại tầm mức trách nhiệm lương tâm Hoa Kỳ ở Việt Nam theo cách của tôi.

-...

-Tôi sẽ cho Hoa Thịnh Đốn biết Sài Gòn cần gì và không cần gì. Một quân lực mạnh. Một nền kinh tế không què quặt. Một guồng máy hành chánh hữu hiệu. Tôi muốn dân chúng có mức sinh hoạt cao. Hàng rào y tế và điện lực sẽ đến được những làng mạc xa xôi và hẻo lánh nhất. Tôi muốn tiếng nói của Sài gòn phải vang lên tại tòa nhà Quốc Hội ở thủ đô Hoa Kỳ. Tóm lại, tôi muốn biết Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục viện trợ cho ta đến mức nào và trong bao lâu...

-Nghĩa là...

Ông Phan không tiếp lời tôi. Ông đứng dậy đến tủ rượu lấy chai Hennessy và hai cái cốc.

-Trà nhạt rồi. Mình uống chút này cho ấm bụng, cháu!

Tôi nâng cốc. Mùi rượu bay lên mũi, tôi nhớ đến cha tôi. Tôi vẫn không hiểu tại sao cha tôi lại tự giết mình bằng thứ nước cay độc này. Ông không nói gì với con cái chuyện đời ông, ngay cả với người anh lớn tôi, người mà tôi hết lòng quí trọng và thương mến. Ở binh chủng Biệt Động Quân, anh được coi là một trong những sĩ quan ưu tú và gan lì nhất. Với bạn bè anh luôn là một người tình nghĩa. Có lần hy sinh hai ngày phép hiếm hoi, anh cùng một trung sĩ, trên chiếc Jeep, đã dám rời thành phố Nha Trang trong đêm, qua đèo Rù Rì rồi đèo Rọ Tượng, không dừng chân ở trạm Ninh Hòa, đi một mạch qua M'Rak, thẳng đến Buôn Mê Thuột, chỉ để thăm một người bạn thân vừa bị thương nặng trong một trận đụng độ với bộ đội Bắc Việt. Anh là người thừa hưởng được tính gan lì của cha tôi, nhưng rượu chè thì anh nhất định không đụng tới. 

Còn tôi, không có chút gì giống anh và cha. Chỉ uống được vài hớp rượu nhưng dư thừa sự hèn nhát. Có lẽ chúng tôi không ai hội đủ những đặc tính của cha nên cha tôi không buồn gần gũi chúng tôi.

Kỳ 43


Tôi thấy ông Phan nhấp một ngụm rượu:

“Cháu Thăng!” Ông hắng giọng: “Tôi có một đề nghị. Chuyến đi của tôi, trong trực giác mà tôi có, lẫn trong những phân tích mà tôi có thể suy được, là một chuyến đi vào xứ Thục. Tôi sẽ không yên tâm khi thấy cháu vẫn cứ loanh quanh ở cái phòng 
trọ chật chội hôi hám trong cư xá Đô Thành. Ờ đó không an ninh đâu. Nội nhật ngày mai, ngay sau khi tôi lên đường, cháu nên dọn về đây. Cháu thử tự nhốt mình một thời gian trong nhà này cho đến ngày tôi về xem sao. Tôi mong là cháu hiểu nhiều hơn những gì tôi nói!”

“...”

Ông Phan đứng dậy, đưa tay cho tôi bắt. Vẫn những ngón tròn và mập. Vẫn lòng bàn tay ướt rịn mồ hôi. Tôi cầm tay ông mà vẫn không hiểu gì cả.

Ra khỏi tiểu thư viện, tôi quay lại nhìn ông lần cuối, tôi thấy ông đang lặng yên, tay chắp sau lưng nhìn bức Tự Họa của Van Gogh.

Ngoài đường nhựa, nắng Sài gòn dữ dội, nhưng tôi có cảm tưởng như cái nắng ấy là không có thật.

Tôi sẽ dọn nhà chớ?

9

“Thế nào, lạ chỗ cháu có ngủ được không?”

Bà Phan ngồi đúng vào cái ghế bà đã ngồi hôm trước. Bên trái là Uyên đang loay hoay với cái lọc cà phê phin chưa chịu nhỏ một giọt nào.

“Cám ơn bác. Cháu ngủ không biết trời trăng gì hết!”

Uyên đẩy ly cà phê về phía tôi, cười:

“Hôm qua anh về đến nhà đã say khướt thì làm sao còn biết trời trăng gì?”

Tôi say ư? Tôi thật tình không rõ lắm. Sau khi dọn về nhà ông Phan tôi ngồi suốt buổi với Ký, Nghĩa, và Lộc ở Chợ Đũi? Tôi uống khá nhiều. Lần đầu tiên tôi làm được một lúc tám chai 33. Tuy vậy còn lâu tôi mới theo kịp Ký. Anh ấy uống thoải mái, từ tốn, thong thả. Hết chai này rót chai khác, không nhanh hơn, không chậm hơn. Đối với anh, thơ và tình yêu mới là đời sống. Rượu chẳng qua chỉ là men cay để cuộc đời còn chút ý nghĩa. Anh nói vậy nhưng không có rượu anh rất khổ sở. Tôi không nhớ mình đã nói gì trong bữa nhậu, tôi chỉ biết rượu và là tôi buồn ngủ. Tôi đã ngủ ở quán hồi nào và ai là người đưa tôi về, tôi không nhớ.

Tôi thấy bà Phan nhìn chăm vào mắt tôi.

“Cháu không nên uống nhiều. Rượu không tốt đâu!” Và bà đưa cho tôi mấy tờ báo phát hành chiều qua.

“Cháu đọc tin trang nhất này. Ông nhà tôi vừa mới đi buổi sáng, âm thầm và bí mật như vậy mà buổi chiều báo chí đã loan tin và có ảnh ngay. Khiếp thật!”

Tôi nhấc riêng từng tờ, liếc qua những bài tám cột. Quả thật là tin ông Phan đi Mỹ chiếm hàng đầu trên các trang nhất. Tờ nào cũng đưa bản tin và bình luận na ná như nhau? Tại sao ông Phan ra đi? Sự vắng mặt của ông trong tình thế này có nghĩa gì? 
Thông điệp nào ông mang theo trong chuyến đi đầy khó khăn kia? Trên tờ Sóng Thần, ngoài bản tin là bức ảnh chụp ông Phan đang nâng ly nói chuyện với viên Tổng Lãnh Sự người Pháp trong một buổi tiếp tân của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Tôi thấy đôi mắt nhỏ của ông Phan dưới lớp kính trắng nhíu lại, gò mà hóp nhô xương. Tôi nhận ra đúng cái vẻ mặt ông mà tôi đã thấy trong buổi nói chuyện sáng ngày hôm kia. Đó là một khuôn mặt ưu tư, trầm ngâm và hoài nghi.

“Thưa bác, chuyến đi của bác trai sẽ kéo dài trong bao lâu?”

“Ông nhà tôi dự trù hai tuần. Trên đường về sẽ ghé Paris đôi ngày thăm một vài bạn chiến đấu cũ của ông hiện là nghị sĩ trong Quốc Hội Pháp.”

“Bác có thể cho cháu hỏi một câu tò mò?”

“Cháu tự nhiên!”

Bà Phan ngừng khuấy ly nước cam, nhìn tôi chờ đợi.

“Cháu không hiểu bác có cảm tưởng gì khi làm vợ một chính khách như bác trai?”

“Cảm tưởng à?” Bà không nhìn tôi, mắt ngó vào khoảng không, bàn tay cầm thìa bất động. “Một người đàn ông nhiều tham vọng chính trị sẽ rất ít tình yêu cho gia đình!” Ngưng lại một giây, bà nhìn mắt tôi, tiếp “Không, ý bác muốn nói thế này, người đàn ông có tham vọng, bất luận là loại tham vọng nào, đều dành cho vợ con một chỗ rất nhỏ trong trái tim họ. Cháu thấy sao?”

Kỳ 44



Tôi hỏi bà, nhưng chính bà đặt ngược lại tôi. Tôi có phải là người đàn ông nhiều tham vọng không? Không, tôi chỉ là một người đi trên mây. Trái tim tôi bao giờ cũng có thừa chỗ cho tình yêu gia đình, nhưng gia đình thì hình như không có chỗ nào dành cho tình yêu tôi.


Thấy tôi ngần ngừ, Uyên vừa đưa kem tươi cho vào cà phê tôi vừa nói:

“Thưa me, con nghĩ anh Thăng phải là một người tham vọng”, và quay sang tôi, cô nói “anh uống xem có phải cà phê Uyên pha ngon hơn cà phê của mấy cái quán anh vẫn đến không?”

“Sao cô biết tôi là một người tham vọng? Tôi hỏi.

“Còn sao nữa! Chính anh nói mà!” Đôi mắt Uyên tinh nghịch.

“Khó hiểu! Thật là khó hiểu!” Tôi bẻ một miếng bánh có bôi bơ lạt cho vào miệng.

“Cháu đừng quan tâm cách nói năng của Uyên. Nó là chúa bốc đồng đấy!” Bà Phan cầm chiếc khăn ăn thấm thấm môi.

“Thưa me, me đừng bênh anh Thăng. Chính anh ấy nói thật mà!”

“Hồi nào, ở đâu?” Tôi đùa.

“Anh có thể quên, nhưng Uyên có trí nhớ rất tốt. Cuộc đời một thiếu nữ khởi đầu bằng tình yêu và chấm dứt bằng hôn nhân. Còn cuộc đời của một thanh niên khởi đầu bằng tình yêu nhưng chấm dứt bằng một tham vọng.” Nếu Uyên không lầm, chính anh đã nói câu này trong một lớp tối, cách đây chừng bốn tháng!”

Đúng là Uyên có một trí nhớ rất tốt. Nhưng đó không phải là câu nói của tôi. May sao bà Phan cắt ngang:

“Uống cà phê đi cháu. Cháu còn thiếu thứ gì cho bác biết nhé!”

“Cám ơn bác, cháu đã đủ”.

Bà quay sang con gái:

“Uyên nhớ lo cho anh Thăng những gì anh ấy cần! Con có để ý mấy cái cúc áo anh ấy không? Gớm dạy học gì mà áo nào cũng đứt một nút ở cổ!”

“Mẹ không phải đơm cúc áo cho anh ấy, con thấy lúc nào anh ấy cũng để áo hở cổ mà?” Bà Phan phì cười.

“Còn sách báo? Cháu đọc gì mà lắm thế?”

Quả là như vậy, đồ đạc tôi đâu có gì ngoài mấy cuốn sách. Quần áo không quá bộ thứ ba. Giầy một đôi. Dép một cặp. Hình như thời còn đi học tôi khá hơn bây giờ nhiều. Uyên kêu than vì đống báo tôi cứ phải bê xuống bê lên cầu thang không biết bao nhiêu bận. Khi đã cho tất cả vào thùng xe, Uyên nói.

“Thế mà cũng gọi là dọn nhà đấy! Nhà có gì đâu mà dọn. Chỉ là dọn sách báo thôi. Để Uyên mở một hàng sách nhé!”

Chú Tư tài xế nhắc:

“Còn bức tranh vẽ cô Uyên trên tường?”

Suýt nữa tôi quên. Bức tranh ấy Quỳnh dặn tôi nhớ mang theo. Sáng hôm sau ở nhà ông Phan ra, tôi đã đến gặp Quỳnh ở sở làm. Tôi kể lại cho cô nghe những gì ông Phan đã cho tôi biết. Quỳnh hơi mỉm cười không mấy tin một câu chuyện như thế. 

Cô nói:

“Tiểu thuyết quá! Nhưng - Quỳnh tiếp - anh cũng không nên coi thường. Ông Phan là cây dù của anh trong lúc mưa to gió lớn thế này. Đến ở hẳn trong nhà ông, theo em, không phải là một giải pháp toàn hảo, nhưng cứ nghĩ đến sự an toàn của anh, em xin anh cứ tạm thời là như thế!”

Quỳnh không hề nhắc đến Uyên, người mà cô biết chắc là tôi sẽ phải giáp mặt hằng ngày dưới một mái nhà. Quỳnh nói lần này cô sẽ không dọn nhà giúp như mấy lần trước, nhưng “đừng quên mang theo bức tranh của em, có nó anh sẽ nhớ em!”

Căn phòng bà Phan dọn cho tôi khá rộng, thoáng. Cửa kính trong suốt, màn vải dầy màu kem, máy điều hòa không khí mát lạnh. Một kệ sách bằng gỗ cẩm lai đẹp và nhã. Bàn viết lớn, ghế xoay. Giường trải ra trắng tinh, nệm, gối chăn đều mới. Một dàn máy nghe nhạc tối tân, một chồng dĩa mới nhất. Một ngọn đèn đọc sách trên bàn ngủ cạnh đầu giường. Cửa sổ chỗ đầu nằm mở ra một lối đi trải sỏi và cây mận lớn chùi nhánh lá qua mấy chấn song.

Kỳ 45

-Một con mọt sách đáng ghét! Uyên kêu lên.

-Uyên! Để im cho me nói chuyện với anh Thăng. Rồi quay sang tôi, bà tiếp:

-Có cháu ở đây tự nhiên tôi cảm thấy nhà cửa khác hẳn ra. Tôi có cảm tưởng như mình vừa có thêm một đứa con trai!

-Cám ơn bác! Bà Phan làm tôi cảm động thật sự.

-Này nghe tôi dặn, có đi chơi đâu nhớ trưa về ăn cơm nhé!

-Thưa bác, có lẽ cháu sẽ về muộn. Xin bác cho phép cháu tự nhiên!

-Cẩn thận nhé, ông nhà tôi trước khi đi có nhắc là đừng để cháu ra ngoài nhiều!

-Cám ơn bác, nhất định cháu sẽ không về khuya!

Tôi đứng dậy sau khi đã uống hớp cà phê cuối cùng.

-Xin phép bác!

-Kìa, anh Thăng! Anh đi đâu vậy? Uyên kêu lên, mắt nhìn tôi dò hỏi.

-Tôi có chút chuyện.

-Uyên đi theo được không? Cô hỏi tôi nhưng mặt quay về phía bà Phan.

-Uyên! Bà Phan nghiêm khắc. Nhưng khi thấy con gái xịu mặt, bà tiếp giọng dịu lại.

- Con gọi chú Tư đánh xe đưa anh Thăng ra phố, nhân tiện con ghé bác Phán trả hộ me chiếc vòng cẩm thạch nhé!

-Vâng, thưa me! Giọng Uyên vui hẳn lên

-Đi, anh! Cô nắm tay tôi lắc lắc thúc giục. Tôi chần chừ.

-Thưa bác, xin cám ơn bác. Nhưng cháu lung tung lắm. Để cháu đi cái Lambretta của cháu cho tiện!

-Cháu ngại à? Ừ, thì tùy cháu!

Bà Phan đẩy ly nước cam qua một bên, mở trang trong của tờ báo, cúi xuống đọc chăm chú.

Uyên theo tôi xuống sân. Khi tôi vừa cho máy nổ, cô đã ngồi sau yên, tay đặt lên vai tôi:

-Sao anh hấp tấp vậy? Sợ trễ hẹn hả?

-Hẹn ai?

-Làm sao Uyên biết được. Nhưng Uyên theo được không?

-Sao không? Nhưng cô muốn đi đâu?

-Anh đi đâu Uyên theo đó.

Tôi cho xe chạy qua Phan Đình Phùng, đường mát dưới bóng cây. Một chiếc xe nhà binh vút qua bay lên những tiếng hát trầm hùng. Tôi vòng xuống Nhà Thờ Đức Bà, dừng xe trước cửa Bưu Điện mua một gói thuốc lá. Tôi phóng nhanh, Uyên ôm chặt tôi cười khúc khích nhột ở cổ.

-Cười gì vậy?

-Đừng dọa Uyên. Uyên không sợ tốc độ đâu!

Tôi cho xe chạy nhanh hơn, bỏ đường Duy Tân, phóng như bay trên những con lộ vắng. Đường Gia Long với vòm me lá xanh mướt chạy dài đến cuối là nhà thờ Saint Paul gợi ta cái cảm giác đang đi trên một hành lang. Đường Nguyễn Du có trường Quốc Gia Âm Nhạc tắm nắng dưới những hàng cây cao ngó xéo bên phải là tòa đại sứ Nam Hàn. Đường Lê Quý Đôn với những ngôi biệt thự xinh xắn, mái ngói đỏ, vườn cây xanh, sân trải sỏi.

Ở một ngã tư, đang chạy tôi chợt giật mình, đèn đỏ bất ngờ, tôi đạp chân thắng gấp. Uyên ôm chầm lấy tôi.

-Chết khiếp! Anh chạy ẩu quá trời!

-Sợ hả?

-Không bao giờ!

Uyên ôm chầm tôi, những ngón tay cô bấu trên vai tôi.

Đèn xanh. Tôi lượn lại một vòng Nhà Thờ Đức Bà. Nắng lóa mặt đồng hồ trên cao. Đường Tự Do mát, hẹp và nắng. Đến quán Cái Chùa, tôi chậm chậm, Uyên thúc hông kêu chạy tiếp. Tới Givral tôi rề rề.

-Thôi anh, Uyên không vào đâu, bạn anh ông nào ông nấy dễ sợ thấy mồ!

-Vậy muốn đi đâu?

-Hoàng Gia!

-Cô ghiền trà Hoàng Cúc à? Không sợ lựu đạn cay sao?

-Sao? Chứ anh không thích trà Hoàng Cúc sao?

-Thôi. Hay là mình đi về đi?

-Về làm chi?

Uyên nhổm người lên nói sát vào tai tôi.

-Ông mát rồi, ông ơi!

Đến đầu đường Nguyễn Huệ, tôi tấp vào một quán bán hoa.

-Một chục bông hồng cho người tên Uyên!

-Cho Uyên? Cô ngạc nhiên.

-Chưa bao giờ nhận hoa của đàn ông tặng à?

-Chưa bao giờ!

-Thật không?

-Thật một trăm phần trăm!

-Vậy tập nhận một lần cho quen!

-Cám ơn anh. Rồi sao nữa anh?

Uyên hỏi khi tôi đã cho xe chạy.

-Về nhà!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8321)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8648)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9554)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9264)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9706)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8473)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9656)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8221)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9047)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9271)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9368)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9655)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9703)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10937)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10493)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9985)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10244)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9582)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8300)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9682)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8971)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14420)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12640)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9305)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9274)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10195)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8967)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9705)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10345)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9835)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9610)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8967)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9241)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10727)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10967)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10559)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9154)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10036)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9845)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10405)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10524)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10819)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13046)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11612)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9582)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9619)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13339)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11674)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9555)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.