10:06 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

MÙA PHƯỢNG VĨ ĐÃ XA - Kiều Oanh Trịnh

15 Tháng Tám 201410:33 SA(Xem: 10989)

muaphuongvi
MÙA PHƯỢNG VĨ ĐÃ XA

Kiều Oanh Trịnh

Sáng nay, mở cửa ra vườn, chợt một cơn nắng gắt lùa vào thật nóng, sức nóng oi ả của mùa Hè. Nhìn quyển lịch trên tường, Ồ! đã sang tháng Sáu rồi. Đúng là đang vào Hạ? Hèn gì, mấy hôm nay tôi không nghe tiếng school bus chạy qua lại trước nhà và cũng vắng tiếng xôn xao của đám trẻ học sinh thường tụ tập trước ngõ nhà tôi để đón xe đi học. Đã xong một năm học rồi sao! Mau quá. Thủ Đô sắp sửa đón những cơn nóng gay gắt ập tới đây.... Hè đã đến rồi ...Tôi chợt thấy nao buồn.

Hè đến trong âm thầm không báo động. Hè ở đây sao trống vắng, lặng yên, không ve sầu rộn rã, không phượng đỏ nở hoa, không bài ca Hè Về, chỉ thấy đường phố vắng bóng học trò, vắng những chiếc xe school bus màu vàng, rồi những cơn nóng hừng hực hắt vào người thì mới biết là đang vào Hạ.

Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Nhớ những ngày còn thơ, những năm Tiểu Học Nguyễn Du, đi dọc theo hai bên đường từ nhà đến trường là hai hàng phượng vĩ, hoa nở đỏ cả một góc trời, bóng phượng rợp mát che đường chúng tôi đi, trên cao đàn ve xôn xao vang trổi khúc nhạc Hè. Lòng vừa lâng lâng vui mừng vì sắp sửa được nghỉ, không phải lao đao bài vở, nhưng cũng buồn vì phải vắng xa các bạn.

Lên Trung Học, Hè đến với muôn vàn kỷ niệm, sau một năm miệt mài, bài vở, thi cử, mệt nhoài, rồi thở phào nhẹ nhõm vì được nghỉ xả hơi ba tháng Hè. Không phải vật lộn với đèn sách, nhưng lại buồn vì phải chia tay thầy cô và bè bạn. Vắng nhau 3 tháng Hè, không biết có gì thay đổi không? Không biết ngày Tựu Trường đến có được gặp lại hết các bạn cũ? Và các thầy cô còn tiếp tục dạy ở trường nữa không? Bao nhiêu suy tư, lo lắng trong lòng...

Hè của tôi, cùng những năm tháng tuổi thơ dưới mái trường Ngô Quyền, chứa thật nhiều kỷ niệm của thời Áo Trắng mà tôi không thể nào quên được. Hằng năm, vào những ngày cuối tháng Năm, trời nắng lên cao oi ả, ngạt ngào mùi cỏ ướt, hàng phượng vĩ trên sân trường bắt đầu nở những cánh hoa đỏ tươi, chen trong những lá xanh mơn mởn chan hoà với âm thanh reo vang của những chú ve sầu báo hiệu mùa Hè đến. Các kỳ thi Lục Cá Nguyệt đã xong. Chúng tôi tha hồ thoải mái, thong thả vui chơi 3 tháng Hè.

Gặp gỡ nhau vào tuần lễ chót của năm học, để rồi bạn bè cùng nhau chia tay, mỗi người mang một tâm trạng bồi hồi, bâng khuâng, không biết trong thời gian 3 tháng vắng bóng nhau sẽ có bao nhiêu thay đổi? Sân trường khác hẳn những ngày qua. Chúng tôi chia nhau từng nhóm bạn quây quần chuyện trò thân mật, không còn những chọc phá, nghịch ngợm. Tiếng cười giòn giã dường như đã tắt trên môi, lớp học không còn kỷ luật, học sinh không xắp hàng trước cửa lớp như mọi khi. Họ quây quần bên nhau, người ngồi dưới ghế, kẻ ngồi trên bàn, đứa đứng góc nầy, kẻ ngồi góc nọ cố kể cho nhau nghe kỷ niệm buồn vui.

Bạn bè tâm sự với nhau, hứa hẹn tương lai sáng rỡ, nhưng cũng có người nhắn nhủ lời cuối để về miền xa. Có người hẹn hò mộng mơ về tương lai rực sáng, nhưng cũng có người tư lự im lặng theo đuổi niềm suy tư riêng. Thế là sắp sửa chia tay….Nhóm chúng tôi rủ nhau ra trước cửa lớp chụp chung tấm hình kỷ niệm. Rồi trao đổi những quyển lưu bút, viết cho nhau những dòng tâm sự ngậm ngùi, ngắn ngủi, chứa đựng cả một trời thương nhớ. Cùng tặng nhau những món quà nho nhỏ, vui vui.

Tôi và Mỹ Quế rủ nhau ra ngồi dưới cột cờ tâm sự. Hai đứa bùi ngùi không muốn chia tay, hẹn hò gặp gỡ. Nhà Quế ở Bến Đò Trạm Tân Ba, Quế hứa khi nào rảnh sẽ đạp xe đến nhà tôi rồi hai đứa sẽ cùng nhau đi chơi. Mải rù rì như thế mà không để ý đến một anh chàng đã chụp được tấm hình hai đứa chúng tôi đang ngồi dưới cột cờ. Mấy ngày sau, vào lớp thì thấy trong học tủ có cái bao thơ mở ra thấy tấm hình tôi và Mỹ Quế. Hết hồn chẳng biết ai đã chụp được.... Tôi bắt Quế phải điều tra, vì chỉ có Quế mới quen nhiều bạn và lúc đó cũng đang có vài anh học trò theo xin hình của Quế lắm. Còn tôi thì có quen ai đâu!

Hôm sau, vừa vào lớp Quế kéo tôi ra sân thì thầm:

- Oanh ơi! Mình tìm ra người chụp hình tụi mình rồi.

- Ai vậy?

- Thì ông Th., fiancé của nhỏ H. chứ ai? (H. là cô bạn học chung lớp với chúng tôi đã đính hôn với anh chàng Th. bên lớp Đệ Nhất B2).

- Vậy sao, anh ta chụp lén hình tụi mình để làm gì? Mà sao bồ biết vậy?

- Thì sáng nay nhỏ H. đón mình ở cửa trường, nó nói fiancé của nó bên Nhất B2 có tấm hình của hai đứa mình chụp ở dưới cột cờ? Thì mình đoán là anh ta rồi chứ còn ai nữa?

- Mình nói với Hiệp là tụi mình đang tìm xem ai là người chụp hình 2 đứa mình đấy?

- Ừ, lạ nhỉ, Ông ấy chụp hình 2 đứa mình lúc nào vậy Quế?

- Mình cũng không biết nữa. Để mình tìm cách năn nỉ xin lại.

- Cách gì bây giờ? A đúng rồi Quế ơi! Ông này có cậu em tên Thuận, anh chàng này đang mết Thanh Tân lắm, để mình nhờ Thanh Tân xúi anh chàng lấy tấm hình trong bóp của ông anh lại cho tụi mình.

Hôm sau, nhờ cô bạn gái Thanh Tân dùng mỹ nhân kế, năn nỉ anh chàng Thuận nên chúng tôi đòi được tấm hình. Rồi chuyện tấm hình đi vào quên lãng. Cho mãi đến năm kia, khi tôi bắt liên lạc được với Mỹ Quế, Mỹ Quế email gửi cho tôi bức hình hai đứa ngồi dưới cột cờ mùa Hè năm đó, tôi nhớ lại chuyện tấm hình mà cười mãi...

Oanh&QueSân trường giờ đây vắng hoe, nắng đã lên cao, bước chậm về cổng trường, một số bạn vẫn còn quanh đây, họ cố níu lấy vài phút sau cùng của buổi học cuối năm. Không bảo nhau nhưng tất cả đều mang một niềm ưu tư chung. Chúng tôi dừng chân dưới tàng phượng trước cửa trường, nhìn xác phượng rơi lác đác trên sân tô hồng một khoảnh đất. Rồi từ giã nhau. Có cuộc chia tay nào vui bao giờ?

Vào mùa Hè nhà trường cũng thường tổ chức những cuộc cắm trại để chúng tôi giải trí và có dịp gặp lại nhau trong những tháng Hè. Tôi nhớ nhiều nhất là năm đi cắm trại ở Dĩ An. Chúng tôi đạp xe từ Biên Hòa đến Dĩ An, cắm lều rồi đốt lửa trại. Chúng tôi chia từng Tổ: dựng lều, nấu ăn, sinh hoạt chung…. Tổ chúng tôi 12 người: Tôi, Châu Mỹ Quế, Võ Trí Nhẫn, Lê Thị Dung, Phan Kim Hoa, Trần Thị Lan, Vũ Thị Dung, v.v. và vài cô bạn nữa mà tôi không nhớ hết. Lương thực của chúng tôi toàn thức ăn nấu sẵn: bánh mì chả lụa, bánh bao, bánh tét cho tiện, khỏi phải nấu nướng vất vả, thật ra thì tài nấu bếp của chúng tôi quá khéo, chắc chỉ có cơm khê, thịt khét… Sau buổi cơm chiều, chúng tôi rủ nhau nấu chè đậu xanh ăn tối. Khổ một nỗi là chẳng ai biết nấu chè như thế nào cả, chúng tôi nghĩ cũng đơn giản, nếu có đậu và đường là có nồi chè rồi. Thế là gom tiền rủ nhau ra quán gần đó mua đường, đậu xanh, nhóm lửa nấu chè. Để công bình, chúng tôi bắt thăm xem ai sẽ trổ tài đầu bếp. Võ Trí Nhẫn bắt trúng thăm nên phải nhận trách nhiệm nấu món chè đậu xanh hôm đó. Tôi nhìn Nhẫn ái ngại. Thầm nghĩ, cô nàng Nhẫn "cành vàng lá ngọc" này, con nhà giàu, ăn thì may ra chứ chắc gì mà nấu với nướng, rủi cháy hết thì tội nghiệp cho mớ đường đậu của chúng tôi góp tiền mua, rồi còn tội nghiệp cho mấy cái bụng thèm chè của đám nữ sinh ăn quà như mỏ khoét này. Thôi thì tất cả họp lại phụ mỗi đứa một tay cùng nấu chè vậy. Thế là bếp hồng được đốt lên, đứa thì rửa đậu, đứa kiếm nồi đổ nước bắc lên bếp, chúng tôi lăng xăng xúm xít bên nồi chè, khoảng nửa tiếng, Võ Trí Nhẫn kêu lên:

- Ê, chè chín rồi, các bồ lấy chén ra múc nè.

Chén bát được lôi ra lủng củng. Lê Thị Dung múc chè, vừa đủ cho mỗi đứa một chén. Bắt đầu thưởng thức.... Vừa húp một muỗng chè tôi vội dội ngược. Ôi chao! Ngọt sao mà ngọt gắt, nuốt đến khét cả cổ luôn, có bao nhiêu đường nàng Nhẫn bỏ hết vào nồi chè, đậu xanh thì hãy còn sừng sực, chưa mềm, thế mà chỉ một thoáng là bay nồi chè nửa sống, nửa chín. Ăn xong đứa nào cũng xuýt xoa khen ngon. Nói thật chứ, bây giờ mà cho tôi ăn lại món “chè cắm trại” đó chắc chắn là tôi vẫn mê như thường. Ôi! món chè đậm đà tình bè bạn, đầm ấm và dễ thương làm sao!

Và rồi, đến giờ sinh hoạt văn nghệ, tất cả chúng tôi quây quần bên phòng Thầy, Cô tham dự buổi sinh hoạt trại sinh. Các anh chị lớn ngâm thơ, kể chuyện, và hay nhất là anh Lâm Kim Sơn lên hát bài "Kiếp Tha Hương"

Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi! Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.

Mình dìu nhau khắp nơi chân trời, tìm vần thơ ngát hương đời

để dệt thành câu hát quê hương...

Anh vừa dứt tiếng hát, hàng tràng pháo tay hoan hô rộn rã và tiếng “bis..bis…”, ầm ỹ vui nhộn. Theo lời yêu cầu, anh Sơn còn hát thêm cho chúng tôi nghe thêm vài bài hát thật hay. Đến giờ tắt lửa trại, tất cả chia tay trở về lều, giữ im lặng để chìm vào giấc ngủ sau một ngày sinh hoạt, đùa vui, và chắc là mọi người sẽ mang thật nhiều mộng đẹp vào trong giấc mơ của mình. Riêng chúng tôi thì nhất định sẽ mang món chè ngọt ngắt và sống sống của lớp Tứ Hai phá phách nầy vào giấc ngủ thư sinh...

Ngày vui qua mau, chưa tàn cuộc vui thì đã đến ngày về rồi, chẳng ai muốn chia tay. Lúc đi hăng hái bao nhiêu, khi về ủ dột, buồn tênh.... Hôm đạp xe về trời mưa rả rích, có lẽ trời đất cùng chung niềm nuối tiếc cuộc vui mau tàn của chúng tôi, nên mưa rơi tí tách suốt cả đường về...

Thế đấy, mỗi năm gần vào Hè thì lại buồn, nhớ đến những cuộc chia tay, tuy chỉ có 3 tháng mà sao thấy dài lê thê. Khẽ nép mình vào cây phượng quen thuộc, tôi dõi mắt theo những cánh phượng chao đảo trong gió.

Chúng tôi vô tư nhận hoa phượng là của riêng học sinh. Phượng đem mùa Hè về, Phượng là mùa thi, là mùa chia tay, và nhất là khi nghe ca sĩ Hoàng Oanh trong ca khúc "Màu Hoa Học Trò", thì tôi lại chắc chắn hoa Phượng là của chúng tôi …

Bây giờ còn nhớ hay không?

Ngày xưa Hè đến phượng hồng nở hoa. Ngây thơ anh rủ em ra.

Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung

Bây giờ còn nhớ hay không? Bây giờ còn nhớ hay không?

Bây giờ thì mãi xa nhau...

Cứ thế, mỗi lần phượng nở, tôi mê man đi dưới bóng mát của hàng phượng vĩ trong sân trường, nhặt từng cánh phượng rụng đầy sân đỏ rực như những trái tim, như xác pháo.... Tuy nhiên, dù có nghỉ Hè, nhưng chúng tôi vẫn cố tìm cách gặp nhau cùng nhau đi chơi khắp nơi. Chỉ khác một điều là không mặc áo dài, đeo cặp sau xe đạp với vành nón nghiêng nghiêng và tà áo tung bay trong gió nữa, mà chúng tôi gọn gàng trong bộ đồ tây, rủ nhau qua Cù Lao Phố ăn xôi vò, cơm rượu của nhà chị bạn học thời Đệ Lục (Chị Cá), rồi ra mé sông nhà chị ngồi hóng mát và ngắm cảnh bến sông tấp nập ở Cù Lao Phố, những chiếc ghe thuyền nhỏ nhỏ, ông lái gác mái chèo nằm ngân nga vài câu hò vọng cổ vui tai.

Ngồi nhìn con nước ròng lên xuống, gió mát thổi nhẹ đưa hàng dừa nặng trĩu rung rinh, đẹp làm sao!.... Chị Cá còn đem tiếp tế cho chúng tôi một khay bưởi hồng đào chua chua, dôn dốt, và 1 chén muối ớt đỏ au, thế là chúng tôi xúm xít quây quần bên rổ bưởi và chén muối ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa, ngon sao là ngon! Tôi mê nhất là đi thăm Cù Lao Phố, một phố thị xầm uất, đường xá được mở rộng, phố xá xây dựng, chợ búa thành lập, hàng hoá dồi dào, tấp nập người mua bán, Cù Lao Phố phát triển nhiều ngành nghề như: dệt chiếu, nghề gốm, đúc đồng, làm mộc, làm pháo, nấu mía lấy đường.

Cù Lao Phố có rất nhiều chùa chiền, đình miếu, tịnh xá. Tóm lại, Cù Lao Phố là một khu phố rất phồn thịnh và vui vẻ. Phải nói là những gia đình sống ở Cù Lao Phố, đa số đều khá giả. Cù Lao Phố còn nổi tiếng về các món ăn ngon, nhất là bánh ít, bánh tét gia truyền của một gia đình chuyên về nghề gói bánh nổi tiếng ở Cù Lao. Rồi có hôm, chúng tôi rủ nhau sang Chợ Đồn ăn đầu cá bánh canh hay ghé Tân Hiệp Quán hoặc Tuyết Hồng ăn món "xôi chiên phồng".

Mặc dù đang nghỉ Hè, nhưng chúng tôi vẫn phải lo học thêm. Nhờ vậy, sau giờ học chúng tôi mới có thì giờ đi rong chơi như thế. Có khi đạp xe xuống Tân Mai, Hố Nai thăm các cô bạn (Bạch Nhật, Điểu, Chiêu, Châu) rồi theo bạn vào Nhà Thờ Tân Mai xem Lễ, xong ra thăm hàng bún măng vịt, bún ốc, bún thang ..vv.. Bây giờ ngồi nhớ lại những ngày xưa thân ái, chỉ thấy ngậm ngùi, tiếc nuối. Ước gì thời gian quay ngược lại để tôi trở về với những dấu yêu thuở trước, “thời áo trắng ngây thơ”. Cho tôi tìm lại những phút giây ấm cúng trong tình thầy trò, bè bạn ngày cũ...

Bao nhiêu mùa Hè đã đi qua trên đất nước xa xôi này. Hơn 35 năm rồi đó, 35 năm xa cố hương. Hôm nay, ngồi ôn lại những năm tháng vui buồn nơi quê nhà, nhớ về những mùa hoa phượng đỏ, nhớ những ngày tháng đong đưa của tuổi học trò. Nơi đây, Virginia với bốn mùa thay đổi Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời tiết chạy theo từng mùa, muôn ngàn sắc thái, muôn vạn màu hoa. Hoa cỏ ở đây cũng rất nhiều và đẹp lắm, nhưng lại thiếu vắng màu hoa phượng của mùa Hè và thiếu cả tiếng ve sầu rả rích trên cây phượng vĩ dưới sức nắng hừng hực của bầu trời nóng bức oi ả.

Tôi thèm một cánh phượng, thèm một màu đỏ tươi chen trong những cánh lá xanh non đậm đà, che rợp đường đi. Thèm tiếng ve kêu rả rích vào mỗi buổi trưa Hè nóng bức để gợi nhớ cho tôi những kỷ niệm ngày đó. Nhớ con đường phượng bay, rợp bóng, còn đâu vành nón nghiêng nghiêng che mát bờ vai thon và làn tóc xoã mong manh, lòng lâng lâng vang bên tai tiếng hát “Hè Về”.

Trời hồng hồng sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song……

……Đàn nhịp nhàng hát vang vang. Nhạc hoà thơ đón Hè sang……

Hè đang đến bên này, phượng nở rộ bên kia. Đôi bờ đại dương cách trở, nắng vàng hai phương trời cách biệt. Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả...

Ôi dấu yêu! Tất cả đều là kỷ niệm xa xôi, là dĩ vãng nhạt nhoà. Lòng tôi nặng trĩu nhớ nhung, mong ngóng. Hy vọng một ngày mai nắng ấm, thanh bình thật sự trên quê hương xa xôi của chúng tôi và mong một ngày về tươi vui, hạnh phúc dưới hàng phượng đỏ.

Kiều Oanh Trịnh

(Alexandria, Virginia. USA - Viết xong Ngày Vào Hạ - June 2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10552)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10099)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10606)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18388)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12230)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11802)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10630)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10781)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12139)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10563)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10190)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10675)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12865)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10814)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9758)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9521)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 9924)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9869)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9370)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10096)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10583)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10473)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 9950)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10596)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16288)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9938)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10307)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9194)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9901)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10519)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8640)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9854)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9830)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10628)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11390)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10557)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8648)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10925)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10600)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 10938)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10810)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22252)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16544)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10222)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 8998)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10450)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10082)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10848)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10138)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11212)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt