4:31 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

THÁNG SÁU VÀ BA TÔI - NGUYỄN THỊ THÊM

15 Tháng Sáu 20141:07 SA(Xem: 9967)
THÁNG SÁU VÀ BA TÔI
blank
Rất nhiều lần tôi muốn viết về ba của tôi, Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành. Tôi muốn ông đọc những dòng tôi viết về ông rồi cười thật tươi, thật sảng khoái như mọi lo âu, phiền muộn về đời sống theo gió bay đi.
Không gian chỉ có hai cha con, thời gian như quay lui lại. Tôi chỉ là đứa con gái nhỏ xíu ông hí hoáy cắt tóc húi cua như mấy người anh.
Ngày Tết, tôi ngồi trên bình xăng chiếc xe mô tô đen ông lái. Cái áo đầm ông mua cho tôi còn mới tinh. Sợi dây chuyền vàng mặt hai con chim tranh nhau trái đào , cây kiềng vàng cứng ngắt làm cổ tôi vướng víu. Mấy cái này đích thân ba tôi đeo vào cho tôi. Kể cả đôi khoen vàng đeo tai ông cũng tự tay mang vào cho con gái. Tôi ra dáng một cô con gái nhà giàu mỗi khi Tết theo ba về ngoại đốt nhang ông bà. Tôi nhớ mấy đứa con dì Bảy tôi, đứng lấp ló sau tấm vách tre len lén nhìn, ra vẽ rất thèm thuồng.
Ba tôi cưng tôi như vậy đó vì ông chỉ có tôi là con gái một. Mỗi ngày, sau khi ăn cơm xong, ông cần ngủ một giấc buổi trưa để chiều còn đi rước dân cạo mũ. Ông hay bắt tôi nhổ tóc trắng. Cứ đếm sợi để nhận thưởng. Tôi ngồi nhổ tóc sâu cho ba mà gục xuống ngủ lúc nào cũng không hay. Khi thức dậy ba tôi đã đi làm và đầu tôi nằm trên chiếc gối của ông. Thì ra đó là cách ông dỗ tôi ngủ trưa.
Ba tôi không uống rượu và không đánh bài, ngoại trừ ngày Tết. Và ông chỉ chơi đúng 3 ngày Tết rồi thôi, không ham mê cờ bạc như những người khác. Tuy nhiên chỉ chơi ba ngày thôi mà má tôi cũng đã đứng tim vì ông.
Ngày Tết dân phu thường được nghỉ nhiều ngày để chờ cao su thay lá mới. Do đó nhiều việc ăn chơi giải trí được mở ra. Trong đó có sòng tổ tôm và đánh chắn. Vì đa số dân phu, cai, đội ở đây đều là người Bắc, được Tây tuyển phu vô Nam khai phá cao su để lập đồn điền. Ba tôi chơi khá lớn. Ông đặt một lần, nếu thua thì bỏ tiền ra đặt lại. Nếu thắng, ông không lấy tiền vào. Ông để vậy đặt tiếp. Thắng đặt tiếp nữa. Nếu hên tới lần thứ tư chủ cái phải kêu ông lấy vào, đặt nhỏ lại. Cho nên khi ông thắng bài thì tiền nhiều lắm. Còn thua chỉ vài ván là ông sạch túi bỏ đi về. Má tôi rất tội nghiệp, bà bán thức ăn, khô mực nướng và các đồ nhậu. Bà không dám nhìn ba tôi đánh bài, cũng không dám lại gần vì sợ ba tôi la. Thỉnh thoảng bà kêu tôi :
-Chín! Qua coi ba con ăn hay thua. Có còn tiền không?
Mấy anh tôi thì theo dụ dỗ.:
- Chín ! Đi qua xin tiền ba ,anh dẫn đi mua kẹo kéo ăn.
Và tôi ,chỉ có tôi là dám đứng sau lưng ba để khều khều xin tiền hay đem nước cho ba uống.
Má kể khi sanh tôi ra ba tôi không có ở nhà. Nơi má nằm sinh là vùng Việt Minh hay đi về. Tôi sinh ra cứ khóc, khóc hoài không nín. Má nhắn ba tôi về thăm. Nhắn mấy tin mãi mấy ngày sau ba mới về. Ông vén cái màn che giường cữ của má tôi, thò đầu vào và nói:
-Ba về rồi nè. Ngủ đi con gái. Má bồng tôi ra. Ông vuốt hai má tôi rồi nói:
-Ngủ ngon đi con. Ba đi nghen.
Thế là ông đi. Còn tôi từ đó ngủ một giấc say sưa và nín khóc. Má tôi lấy cái áo cũ của ba đắp lên người tôi để lấy hơi.
Tôi lớn lên trong bàn tay chăm sóc của mẹ và sự dạy dỗ dặn dò của ba. Ba tôi rất ít nói. Nhưng khi ông nói thì đâu ra đó. Từ từ chậm chạp như để chúng tôi nuốt từng câu, hiểu từng ý trong lời nói của ông.
Tôi nhớ khi học lớp ba trường làng. Ông thầy giáo Lượm ra đề tài vẽ một trái bí đỏ. Tôi nắn nót vẽ rồi tô màu đàng hoàng. Khi chấm điểm và trả lại bài cho học trò. Thầy kêu tên tôi:
-Trò Chín vẽ trái bí rất đẹp và to. Trái bí này trồng lâu, lâu, lâu… lắm mới lớn như vầy.
Cả lớp cười rần rần. Tôi mắc cở muốn khóc vì tôi biết thầy đem ba tôi ra để chọc chơi. Ba tôi ở Bình Sơn được bà con xóm giếng gọi là Bác Sáu Lâu. Sáu là thứ của má tôi. Còn Lâu hình như tên thường gọi trong nhà ngoài quê. Mà tánh tình ba tôi cũng giống cái tên lắm. Ông làm gì cũng kỹ lưỡng, chậm chạp, từ từ không có gì là vội vàng. Kể cả đi ..cầu.( Ở Bình Sơn. Đường mương thoát nước từ nhà máy chảy ra suối được xây những nhà cầu công cộng. Nước cứ chảy liên tục như vậy để tống khứ phân và rác ra hạ nguồn con suối.) Mỗi sáng ba tôi đi cầu. Nếu người nào muốn đi mà biết là ba tôi ngồi ở trong là họ phải đi tìm nhà cầu khác:
- Ai ở trỏng vậy?
-Bác Sáu Lâu
-Thôi! Tui đi tìm chỗ khác. Chờ ổng có nước ị ra quần.
Thế đó ba tôi nổi tiếng như vậy đó có mắc cười không.
Ba tôi khá đẹp trai dù ông không cao mấy. Nhìn ông người ta có thể tin tưởng: Đây là một người đàn ông chính trực, ngay thẳng và đáng tin cậy. Ông không đùa dai, không trớt nhả nhưng dường như ông có duyên ngầm nên rất nhiều phụ nữ đã ngã vào vòng tay ông. Bà dì ghẻ của tôi một lần chân tình thố lộ:
-Ba mày không dụ dỗ dì đâu. Dì bỏ nhà đi theo ổng đó. Ba của dì đánh biết bao nhiêu nhưng dì không thể không nhớ ổng. Dì lén gói quần áo, trốn ông ngoại và theo ổng tới bây giờ.
Hồi còn nhỏ tôi rất ghét dì. Nhưng khi lớn lên thấy dì thương ba tôi bằng cả tấm chân tình nên tôi không còn giận hờn. Tôi coi dì như một người mẹ và yêu thương các em con dì như ruột thịt.
Ba tôi một thời lăn lộn để mưu sinh nên ông biết nhiều thứ, nhiều nghề. Ông rất mê thể thao và là đoàn trưởng của đoàn Thanh Niên Cộng Hòa thời đó. Nhìn thân hình ông, những bắp thịt săn chắc cuồn cuộn trông rất khỏe mạnh. Ông là huấn luyện viên túc cầu cho sở Bình Sơn. Những cầu thủ Bình Sơn lúc đó đa số là người Chà. Họ đá rất khá và thường đi ra ngoài các quận và sở cao su khác đá tranh giải. Tôi luôn được ba tôi cho đi theo để lo vụ nước chanh và quần áo, khăn cho cầu thủ. Thật ra má tôi cũng vất vã vì phải bỏ tiền và công sức ra cho ba tôi làm tròn nhiệm vụ. Anh em tụi tôi sau mỗi lần đội banh giao đấu phải hì hục gở cỏ may ghim vào vớ, áo quần cầu thủ. Còn má tôi giặt đồ bở hơi tai chả được ba tôi trả công gì hết.
Tôi nhớ có một lần, vào dịp gì đó có buổi họp khá quan trọng. Ban Tổ Chức mời ba tôi lên phát biểu ý kiến. Ba tôi bước lên khán đài. Tôi khều khều con Tuyết mặt mày hí hửng. Mấy anh tôi vỗ tay rào rào. Hội trường dứt tràng pháo tay, ba tôi lên tiếng:
-Kính thưa qu‎‎ý vị quan khách. Kính thưa….Hôm nay tui….Thế rồi ba tui đứng như tri trồng, tay mân mê cái cằm đã cạo râu sạch coóng. Cả hội trường im như nín thở chờ đợi. Thế rồi ba tui lí nhí.
-Xin cám ơn quý vị. Rồi ba tôi bước xuống. Cả hội trường òa ra cười, vỗ tay vang trời. Tôi ngớ ra tẻn tò ra mặt.
Ba tôi là vậy, làm chứ không nói. Trước đám đông ông rất khớp. Nhưng trước mặt ông, các em, con, cháu cũng rất khớp vì cái uy nghiêm của ông. Ông chưa hề đánh con một roi nào. Ông kêu vào, chỉ cái ghế bảo ngồi xuống đó rồi ông nói. Từng lời nghiêm huấn khiến chúng tôi nín thở để nghe. Ông là cội tùng rất to che chắn cả 3 dòng con và 3 mái gia đình.
Ba tôi là người con rất có hiếu với bà nội tôi. Một mình xa quê vào Nam lập nghiệp. Tiện tặn lo cho mẹ cho em. Gửi tiền và vật liệu về quê để Nội tôi cất nhà đàng hoàng. Ông cho má tôi về quê rước nội tôi vào Nam phụng dưỡng, mỗi ngày ông đều đến hỏi thăm, trò chuyện và dặn dò má tôi chăm sóc tận tình. Ông và chú Năm tôi mua gỗ tốt rồi mướn thợ làm áo quan cho nội tôi. Ngày đem về, trông thấy cái hòm nội tôi phát khiếp bà la om sòm:
-Úy chu choa quơi! Đem đi, đem đi quăng cho xa, mẹ sợ lắm.
Thế là ba tôi phải làm một gian nhà nhỏ để cái quan vào và phủ kín mít không cho nội biết. Bà nội tôi sống tới 95 tuổi mới ra đi. Ngày nội tôi hấp hối, cơ thể yếu dần, chân tay không còn cử động.Trong khi ba tôi đi rước chư tăng về, tôi pha nước nóng với rượu lau cho nội và thay bộ đồ trắng cho bà. Vì chỉ có các sư thuộc phái Nam tông nên họ tụng cho nội tôi kinh bằng tiếng Phạn. Tụng xong,Ba tôi nói :
-Mẹ tui là người Việt Nam, mấy thầy tụng tiếng Phạn mẹ tui không có hiểu. Mấy thầy làm phước tụng cho mẹ tui một hồi kinh tiếng Việt Nam.
Tôi đứng ở đầu giường lau mồ hôi nội tươm ra ở trán, thấy các thầy vừa dứt hồi kinh, nội tôi thở hắt ra một cái rồi ra đi.Ông thầy cả nghe tôi nói cũng còn nghi ngờ nên lấy bông gòn để ở mũi nội tôi và cuối cùng tuyên bố nội tôi đã ra đi sau khi nghe xong lời kinh siêu độ.
Từ đó ba tôi bắt đầu hướng Phật. Ông ăn chay và tích cực phát tâm cúng dường cũng như bố thí. Ông phát động các bác trong xóm tái thiết lại ngôi chùa bị bỏ hoang từ lâu. Ông thành lập Hội tương tế và cùng các bác trong hội thỉnh Phật và thỉnh tăng về trụ trì. Ngôi chùa thành hình và phát triển cho tới ngày nay.
Thật lòng mà nói, đối với tôi ông ngoài là nghiêm phụ còn là một người bạn. Có điều gì khó khăn tôi thường tâm sự với ông. Ông lắng nghe và cho tôi những câu khuyên bảo chí tình. Còn ông, tuổi càng cao ông càng gần gũi tôi hơn. Những chuyện không thể nói với ai ông đều cùng tôi san sẻ. Hai cha con có nhiều khi ngồi tâm sự thâu đêm. Cái lằn ranh cha con nghiêm khắc những lúc đó không còn, mà còn lại như hai người bạn vong niên.
Tôi thương ba tôi lắm. Có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống mỗi khi nhắc tới ba tôi. Nhất là mỗi dịp Tết chuẩn bị bàn thờ để rước ông bà. Nhớ tới ông tôi lại khóc.
Nhà tôi đa số là con trai chỉ có mình tôi là gái. Thế nhưng vào những ngày giáp Tết, các anh tôi có bổn phận lau chùi lư hương, chưn đèn. Nhưng quét dọn bàn thờ và trang trí chưng trái cây, bông hoa ông không cho ai làm. Chỉ chờ tôi về mà thôi. Có năm vì việc làm, việc nhà, chiều 30 Tết tôi mới về nhà cha mẹ. Mấy anh tôi chỉ bàn thờ chưa trang trí mà quát tôi một trận. Mấy ảnh giận luôn cả ba tôi. Ông ngồi đó chậm rãi:
-Bây lo chuẩn bị dọn cúng đi. Con Chín quét dọn chưng trái cây xong thì bưng lên. Làm gì mà ồn vậy.
Tôi xuất ngoại được hai năm thì ba tôi vào chùa xuất gia. Ông vui trong kinh kệ và hướng tâm vào Phật pháp. Tôi về chùa nhìn ông trong lớp áo tăng già mà thương ông nhiều lắm. Tôi cũng rất mừng là ông đã chọn con đường chánh pháp để sống cuối đời. Con anh Sáu tôi theo nội vào chùa để săn sóc và làm thị giả. Sau ngày ba tôi mất, cháu xin thầy trụ trì xuống tóc xuất gia làm chú tiểu. Bây giờ chú cũng đã là một đại đức.
Ba ơi! Tháng Sáu bên này là lễ của cha. Con ngồi viết những dòng này mà nước mắt rơi ướt cả bàn tính. Ba hiển hiện trước mắt con với nụ cười bao dung và hiền hòa. Ba đã vào cửa Phật từ khi con rời quê hương xa xứ. Con đã bất hiếu bỏ ba ở lại để làm tròn trách nhiệm một người dâu, người vợ, người mẹ. Bây giờ đôi khi chăm sóc chồng quá vất vả hay bị nhiều phiền muộn, căng thẳng. Không hiểu tại sao con cứ nhủ mình “ Hãy coi anh ấy như là ba để toàn tâm toàn ý yêu thương và săn sóc”
Ba ơi! Trên cao hay ở một nơi nào đó trên trái đất này. Con nguyện ba luôn được an lành, hạnh phúc và được mọi phước lành.
Nguyện 10 phương Chư Phật hộ trì cho Ba.
Con gái của ba.
Nguyễn thị Thêm.
12/06/14.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19362)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20324)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21336)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20298)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20193)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20853)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20024)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20111)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20521)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20106)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21590)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21072)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21856)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20882)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21848)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21077)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20365)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20969)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20015)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19144)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20247)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19560)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20443)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21619)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20376)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19794)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19772)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20549)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19718)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19995)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21050)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21026)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21709)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20594)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21050)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20794)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19521)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20769)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20491)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18953)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19337)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18708)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19655)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21313)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20481)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18996)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20568)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19328)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18495)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18968)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?