6:24 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

CÁCH XƯNG HÔ - VĨNH PHÚC

23 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10306)

CÁCH XƯNG HÔ

Cách xưng hô của người Việt Nam rắc rối hơn nhiều so với các thứ ngôn ngữ khác trên thế giới. Vì tiếng Việt có nhiều nhân- xưng đại tự hơn các ngôn ngữ khác. Ví dụ: với ngôi thứ nhất, số ít tiếng Việt có ta, tôi, tao, tớ, mình, qua… Tùy vai vế, địa vị của người nói đối với người nghe, mà có những chữ: cha, con, anh, chị, em, ông, bà, bác, chú, cậu, dì, mợ, thím, thầy, cô v.v… Rồi lại còn tùy theo sự chọn lựa nhân xưng đại tự mà người nói biểu lộ tình cảm vui, giận, thương, ghét…Chẳng hạn, một người cha khi nói bình thường, xưng cha, bố, thầy, ba, tía và ngọt ngào gọi con là con. Nhưng nếu nổi giận, ông có thể đổi giọng xưng hô tao và đổi con thành mày. Hoặc một chị bán thịt ở chợ Đồng Xuân, khi cần nịnh người khác để vay tiền chẳng hạn, thì: “Bác cho em vay nóng vài ngàn, một hai hôm sẽ chạy đủ trả Bác cả vốn lẫn lời.” Nhưng nếu bạn tỏ ra khó khăn không cho vay thì: “ Ối dào! Bà kẹt thì Bà mới phải năn nỉ chúng bay. Bà mà sẵn tiền thì chả thèm phí nước bọt!”

Ngày nay ở hải ngoại, có những người Việt khi rời khỏi nước còn trẻ quá, chưa nói sõi tiếng Việt, cho nên bây giờ khi phải sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ gặp khó khan và thường nói sai, hệt như một người ngoại quốc nói tiếng Việt vậy. Nhất là những người định cư ở những vùng không có, hay có rất ít người Việt, mà trong gia đình cha mẹ lại không bắt buộc con cái sử dụng tiếng mẹ đẻ. Ví dụ có một thanh niên lớn lên ở Luân Đôn, khi nhận điện thoại của một ông bạn của cha mẹ cậu, được hỏi cha mẹ đi đâu, cậu trả lời: “ Chúng nó đi mua sắm!” ( Chắc là cậu dịch nguyên câu “ They go shopping”)

Hiện nay trong nước cũng như ở hải ngoại, trong văn nói ít người còn dùng những cách xưng hô nhún nhường như ‘ kẻ hèn nầy’, hoặc ‘bỉ nhân’ ( tạm hiểu là quê mùa xấu xí), nhưng trong văn viết chúng vẫn được xử dụng. Đây là cách xưng hô lịch sự, người nói tự hạ mình xuống, nhận mình là “ tầm thường quê kệch”

Trong lãnh vực tôn giáo, cũng có những cách dùng chữ rất lịch sự, rất đẹp. Ngày trước, một nhà tu hành theo Phật giáo, bao giờ cũng tự nhận mình là “ bần tăng” ( người sãi nghèo), hay “ tiểu tăng” ( người đi tu nhỏ nhoi tầm thường). Còn một người tu theo đạo Lão, bao giờ cũng tự nhận mình là “ bần đạo”.

Xưa kia, ở miền Bắc, có những từ rất nôm na bình dân để nói lên từng cấp bậc của các tu sĩ Phật giáo. Để chỉ chung những người đi tu ở chùa, người ta gọi là ông sư. Mới vào ở chùa đi tu, chưa được gọi là sư mà là chú tiểu. Sau một thời gian tu học nào đó, được sự chứng giám của các bậc chức sắc trong chùa, hay của chính sư phụ mình là có đủ công tu dưỡng và đạo hạnh, chú tiểu được phong lên làm sư thầy, rồi dần dần lên sư bác, sư ông, sư cụ. Sau này, người ta thích dùng chữ Hán Việt cho nó văn vẻ nên mới thấy có những từ như sa di, đại đức, thượng tọa, hòa thượng, rồi tăng thống. Bây giờ ở hải ngoại, có nhiều tăng thống lắm cơ!

Còn ở miền Nam, người ta rất nôm na, gọi những tu sĩ Phật giáo là thầy chùa. Tại sao lại là thầy? Trong xã hội Việt Nam, để tỏ ra tôn trọng một người nào đó, có thể vì nghề nghiệp, chức vị, có thể vì kiến thức, đạo đức, người ta tôn là thầy. Ví dụ: thầy ký, thầy đội, thầy lang, thầy pháp, thầy cúng, thầy chùa. Nhưng mà: bác phó cạo, bác nông phu, thằng mõ, thằng cu li…Thế thì thầy chùa chỉ giản dị có nghĩ một “ người ở chùa, đi tu, đáng kính trọng”, chứ không phải người này là thầy của thiên hạ, có công dạy dỗ thiên hạ. Thế nhưng ta vẫn cứ thấy nhiều tu sĩ Phật giáo ngang nhiên xưng thầy vớ người đối thoại, dù người này tuổi tác đáng cha chú, còn kiến thức thì đáng “ làm sư phụ của ông thầy”. Nghe nói những bậc chân tu đầy đạo hạnh như quí hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Thanh Từ…cũng chỉ xưng tôi chứ không thấy các Ngài xưng thầy với ai cả.

Bên Thiên chúa giáo, thỉnh thoảng cũng thấy một số ông linh mục xưng cha với người khác. Tại sao một tu sĩ Thiên chúa giáo được gọi là cha? Vì khi thu phong linh mục, người tu sĩ được coi như người làm nhiệm vụ hướng dẫn, dìu dắt con chiên, người chủ chiên, “ như người cha tinh thần”. Cho nên, một linh mục hiểu rỏ chức năng của mình và nhũn nhặn, sẽ không khơi khơi “ làm cha” thiên hạ được.

Trong thời quân chủ phong kiến xưa kia, những người ngồi trên ngai vàng vốn được coi là “ con trời” (Thiên tử), đầy quyền sinh sát đối với “ thần dân” và được từ quan đến dân tôn xưng là “ Thánh Thượng”. Thế mà các vị đó cũng chỉ xưng “ Trẫm”( ta, tôi). Có những vị nhũn nhặn hơn, còn xưng “ Cô” hoặc “ Quả nhân” ( người ít đức).

Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy

VĨNH PHÚC

(Phiếm 06)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10484)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12111)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10268)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11456)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10716)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11954)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12495)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11712)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11776)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10464)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10750)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9520)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10554)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11729)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10014)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10855)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11278)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9940)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9806)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12663)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10761)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10456)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11871)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10762)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10314)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9891)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9533)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9747)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9932)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10454)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15150)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11519)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10239)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12017)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10491)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12733)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10432)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12904)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12036)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10653)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15156)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 18010)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10227)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10319)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9629)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9909)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11537)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11097)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14140)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16616)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về