1:02 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

VĂN CHƯƠNG, TRIẾT HỌC VÀ NGUYỄN XUÂN HOÀNG - VIỆT HẢI

21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 49809)

 hoang1

 Tôi chọn đề tài này vì anh bạn đồng môn Petrus Ký thu bài viết cho Đặc San trường Petrus Ký, năm 2014 để chào mừng ông sớm khỏi bệnh. Tôi nộp bài "Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Văn Chương và Quê Hương" xong, bạn Đại yêu cầu viết thêm bài nữa, tôi joke với Đại viết cho thầy Hoàng mau hết bịnh vậy. Tôi sẽ lan man ngòi bút qua 3 tiêu đề trên, các bạn Petrus Ký nhé.

hoang2

 Tôi theo học lớp 12B4, thầy Hoàng dạy lớp 12B1, cách lớp tôi không bao xa. Tôi không học lớp thầy, nghe nói thầy dạy lớp của tôi không còn nữa. Chính thầy Liêm đã trao truyền ý niệm về nhóm existentialisme ngày xưa. Xin cám ơn Thầy Liêm dạy triết (không phải Thầy Liêm hiệu trưởng, chỉ trùng tên mà thôi). Dù đi ban toán nhưng chẳng hiểu sao tôi lại mê sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.

 Trong sự hiểu biết của tôi, số giáo sư dạy triết còn có đam mê văn chương, tôi bấm đốt tay thì có GS. Nguyên Sa Trần Bích Lan, Phạm Phú Minh, Phạm Công Thiện, Cao Văn Luận, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Thích Trí Hải,... và hihi... và GS. Nguyễn Xuân Hoàng, những vị viết văn hay có tác phẩm văn chương mà lại dạy môn triết học, dù cấp đại học hay trung học. Mặt khác có một số dịch giả có đam mê môn triết, dịch sách triết như Huỳnh Phan Anh (Huỳnh Thành Tâm), Phùng Thăng (tức Công Tằng Tôn Nữ Phùng Thăng, hiền muội của Sư Cô Trí Hải), Trần Phong Giao (Trần Đình Tĩnh),... Xin xem link chi tiết về bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Lục:

Đôi dòng tưởng niệm cố Giáo sư Trần Thái Đỉnh:

http://ttntt.free.fr/archive/tranthaidinh.html

hoang3

LM. Trần Thái Đỉnh

Đọc thêm link của tác giả Thụy Khuê viết về Cha Đỉnh:

Triết học Hiện Sinh của Trần Thái Đỉnh:

http://phuctriethoc.blogspot.com/2012/05/triet-hoc-hien-sinh-cua-tran-thai-inh.html

 Nếu như liệt kê đầy đủ tên các nhà văn dạy triết hay dịch sách triết dĩ nhiên danh sách sẽ còn nhiều lắm, tôi muốn xoay sang nói thêm về Linh Mục kiêm Giáo Sư Trần Thái Đỉnh, một trong những người có đóng góp cho ngành nghiên cứu triết học.

Theo tác giả Nguyễn Văn Lục viết về Linh Mục Trần Thái Đỉnh trong sự tri ân:

 "Tôi muốn cùng với họ nhân dịp này chia xẻ với nhau về một người thầy, về một thế hệ thanh niên trí thức được đào tạo ở miền Nam. Nhìn lại trong buổi về chiều, tôi không khỏi hãnh diện vì đã được đào tạo trong cái môi trường mảnh đất miền Nam đó. Đi ra bốn phương, nhìn lại mình, nhìn lại bạn bè mình, tôi mới thấy rằng từ nơi đó, cả một thế hệ thanh niên trí thức đã cảm thức được một điều vô giá: Tinh thần tự do trong Đại Học. Tự do giảng dạy, tự do suy nghĩ, tự do chấp nhận hay không chấp nhận, tự do nói đồng ý hay không đồng ý. Miền Nam có mất gì thì mất, có thể đã mất tất cả. Nhưng cái còn lại là tinh thần tự do trong giảng dạy. Trần Thái Đỉnh đã thể hiện đúng cái tinh thần ấy. Các chiều hướng tư tưởng triết học hiện sinh hữu thần cũng như vô thần, tư tưởng của Mác xít-Lênin, Phật Giáo, Lão giáo, Khổng giáo. Có hết, có đủ cả. Ngồi chung trong những phòng giảng đường. Chỗ này âm vang Heideigger, chỗ kia ông Mác oang oang, chỗ kia Khổng Tử từ tốn, chổ kia thong dong ông Bụt . Cửa mở và ra vào tự do."

 Năm 1953 khi bần bất mới đầu thai thì Cha Trần Thái Đỉnh đã sang Pháp du học hay tu nghiệp thêm về kiến thức triết học, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux. Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris. Trở về Việt Nam, ông giảng dậy môn Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu tại Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon, rồi Đại học Đà Lạt

Cha Đỉnh trình luận án Tiến sĩ "La théorie du Buddhisme" (Lý thuyết Phật Giáo) tại đại học Paris năm 1960. Năm sau đó, 1961, Cha viết tác phẩm "Khái niệm bản ngã trong tư tưởng Triết Học Phật Giáo", Sàigòn, và "Triết học nhập môn, Sài Gòn", 1961.

Cha có hằng trăm bài viết biên khảo và nhận định chuyên đề triết học, nhiều bài viết cha ký dưới bút danh Trần Hương Tử, ví dụ như:

- Bộ mặt của Triết học Hiện sinh. Bách Khoa, số 114/1961

- Những đề tài Triết học Hiện sinh, số 115

- Hai ngành chính của 3 Triết Học Hiện sinh, số 16

- Kierkegard, ông tổ Triết Học Hiện sinh chính thức, số 117-118

- Nietzsche, Hiện sinh vô thần, số 119-120

- Husserl, ông tổ văn chương Triết lý Hiện Tượng Học, số 121

- Phương pháp Hiện Tượng Học, số 122

- Sartre, Hiện sinh và Siêu Việt, số 123

- Triết Gia và Hiện Sinh, số 124

- Siêu Việt thể của Jaspers, số 125-126-127

- Marcel Hiện sinh và Huyền Niệm, số 129-130-131

- Sartre hay là thuyết Hiện sinh phi lý, số 132

- Nhân sinh quan của Sartre, số 133-134/1962

- Tổng kết về Phong Trào Hiện Sinh, số 135-136

- Heidegger và bản chất của thi ca, số 169

- Triết Hiện sinh và chính trị số 124.

 ... và nhiều.

Jean Paul Sartre và Chủ nghĩa hiện sinh:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Jean-Paul_Sartre

jeanpaul-large-content

Jean-Paul Sartre

 Trong đề tài về nhà văn kiêm GS. triết Nguyễn Xuân Hoàng, bút lan man về văn và triết, tôi xin đề cập tác phẩm "Qu'est-ce que la littérature ?", khi tác giả Jean-Paul Sartre đặt vấn đề "Văn học là gì?"

Nếu bạn hiền Quách Đại hỏi tôi, tôi trả lời đại nhé, nó là những sáng tác do giá trị tinh thần với tính nhân bản, ghi nhận lại để thăng hoa đời sống.

 Đi xa hơn, văn học được hiểu như như một loại hình thúc sáng tạo để nói lên những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Cách thức sáng tác của văn học có thể được tạo thành do yếu tố hư cấu, cách thức trình bày nội dung của đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh về vẻ đẹp, hoặc tính thẩm mỹ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng tác phẩm, sự hình thành kết quả qua sự biểu hiện cho đời sống thăng hoa hơn.

Văn học nói chung gốm có những thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, kịch bản, bình luận biên khảo.

Còn Jean Paul Sartre nghĩ sao về câu hỏi Văn học là gì <?>. Câu trả lời sẽ dài thòng bằng cả quyển sách bình luận. Đọc xong sẽ oải tâm tưởng. Còn khi tư tưởng chưa chuẩn, trí tuệ chưa thông, tra tự điển Pháp Việt sẽ mắt quáng gà luôn Đại à.

 Theo Sartre thì tự do tư tưởng, tự do trong văn học là những khái niệm chính của nhà văn, nhà văn phải có hai yếu tố tự do và dấn thân (cam kết, éléments fondamentaux comme la liberté et de l'engagement), cho mục tiêu sáng tạo của nhà văn. Trong sự tự do sáng tạo nhà văn có tinh thần chấp thuận sự lựa chọn và phải ý thức trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó. Đây là ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tự do tức là dấn thân viết, hay dấn thân trong tư do viết.... Và nếu nhà văn là người có tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn là người tự do nói với những người tự do, chỉ có một đề tài tự do. Thế thì tác phẩm nghệ thuật là giá trị bởi nó là tiếng gọi của nhà văn.

 Chung quy, văn học là gì? ý tưởng của Sartre vừa tranh luận cũng vừa thuyết phục, lắm lúc ông nổi quạu “phạng" ý nghĩ phản bác thẳng cào cào vào những đối tượng tấn công mình, vì cuối cùng chỉ là yếu tố văn học, ông đặt lòng tin khăng khăng vào sứ mạng cao đẹp của văn học, nhưng không vì thế mà buộc văn học phải trở thành công cụ của nhà văn, và hãy nhớ là chỉ khi nào tác phẩm có người đọc, thì nhà văn mới là nhà văn, tác phẩm mới thành tác phẩm....

 Link bài của GS. Gordon E. Bigelow, College English, tháng 1961.

Đôi Nét Về Chủ Nghĩa Hiện Sinh, Gordon E. Bigelow:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10383&rb=0301

 Trong đề tài bần bút đặt ra xung quanh nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, có chủ đề triết học, có chủ đề văn chương, như vậy thì triết học và văn chương có tương quan ra sau, bóp trán suy tư cho ra ý tưởng đi chứ!

Trong số nhiều triết gia, có lẽ cụ Nietzsche bắt mắt tôi nhất, tôi đọc Nietzsche, và tìm hiểu văn chương, triết thuyết lý luận của ông.

hoang5

 Nietzsche là người cha đẻ thuyết Siêu nhân, nhưng cuộc đời của Nietzche là sự cô đơn và đau khổ, tác phẩm của ông qua triết lý Siêu Nhân đã có tầm ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ thứ XX. Nietzsche đã thú nhận ông chịu ảnh hưởng hệ thống tư tưởng của Schopenhauer. Nói về triết học và văn chương của Nietzsche, vốn là đề tài nhiều tranh cãi. Nietzsche luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia "hợp thời", được ngồi "chung chiếu" bởi ông đã không sử dụng phương pháp lý luận theo khuynh hướng phổ thông truyền thống của triết học; phê phán lối hành văn của Nietzsche là hệ phái trọng ngôn ngữ của văn chương, không phải của bên triết học; Ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trị về văn chương bởi ông thiên nặng về lý luận triết lý, dẫn dụ như trong tác phẩm “Twightlight of the Idols”, vì vậy triết học của Nietzsche được cho là phi hệ thống, hay asystematic. Tuy vậy, Nietzsche có sử dụng lý luận mạch lạc trong vài tác phẩm như "The Birth of Tragedy", hay sách từ "Ý Chí đến Quyền Lực" mang nhiều lý luận hay, hoặc "The Will to Power",... Vì phủ nhận giá trị của mọi hệ thống triết học kinh điển, ví dụ những triết gia đại thụ bên hệ phái cổ điển như Socrates, Hegel, Kant, Platon hay Spinoza, Nietzsche theo đuổi và khai triển những tư tưởng để tự tạo ra mới lạ của riêng mình. Nhiều người thích đọc Nietzsche cũng vì sự lôi cuốn và hấp lực của phong cách biện chứng, luận lý của ông, lắm khi áp dụng hình thức lý luận rất mâu thuẫn (contrary) và bất nhất (inconsistent), như trong tác phẩm "The Gay Science", khi đưa ra lời lẽ thách thức đi ngược lại lại truyền thống xã hội, áp dụng những quan niệm hiện sinh hay khác thường với những ước lệ cổ điển.

 Nietzsche có có nói bất hủ về mình, trong tác phẩm "Thus Spake Zarathustra", ông đề cập về nổi lo ngại về chính mình, "Be yourself", "Nhưng kẻ thù tồi tệ nhất bạn có thể đối đầu sẽ luôn luôn là chính mình",("Mais le plus dangereux ennemis que tu puisses rencontrer sera toujours toi-même"; “But the worst enemy you can meet will always be yourself"; Vâng, ông nói “Hãy là mình”, câu nói của Nietzsche trở thành châm ngôn sống cho nhiều thế hệ ở phương Tây lưu ý câu ngạn ngữ này.

 Triết học của Nietzsche là lời cảnh tỉnh, là hiện tượng luận của Husserl vẫn còn là những trào lưu tư tưởng đang được khám phá và những áp dụng vào văn học, nghệ thuật, và vào đời sống thường nhật của con người sẽ còn được kéo dài trong thế kỷ XXI. Trong cuốn "Triết Học Hiện Sinh", GS. Trần Thái Đỉnh dành cả chương 5 và chương 6 để bàn luận về hai triết gia Nietzsche và Husserl. Nietzsche được coi là sư tổ Hiện Sinh vô thần và Husserl là sư tổ văn chương triết lý Hiện tượng luận.

 Trần Thái Đỉnh viết: "Tư chất của Nietzsche thực là hiếm họa. Nietzsche đã nhằm một cuộc cách mạng tinh thần như chưa từng thấy: ông nhằm đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội. Những gì người ta vẫn tôn trọng từ trước đến nay sẽ bị ông thóa mạ và lên án; tóm lại ông sẽ đặt lại vấn đề và tạo ra những nhận định hoàn toàn mới mẽ về ý niệm thiện và ác. Cho nên triết học của ông có thể mệnh danh là “ Đảo lại tất cả các giá trị”. Thay vào những giá trị tư tưởng hoàn toàn duy niệm của truyền thống Socrate, Nietzsche đã đề cao những giá trị của Hiện Sinh, và thay vào những giá trị “yếm thế” của các tôn giáo, Nietzsche đã thay vào cái lý tưởng của người hùng và ý chí hùng cường. Nói cho cùng khi người viết văn chia sẻ một quan điểm mang tính triết học và văn chương (như yếu tố hiện Sinh chẳng hạn) thì vô hình chung 2 phạm trù triết học và văn chương lại chia chung một mối quan tâm. Cho nên nhà văn Pháp Alain Robbe-Grillet viết là:

 “Triết học và văn chương có cùng những đối tượng, tiếp tục cùng những nghiên cứu giống nhau, nhưng bằng những phương thức khác nhau”.

 Trong khi văn chương lại đi trước triết học trong mối quan tâm này, như nhà văn Pháp gốc tiệp là Milan Kundera cho lời khẳng định: “Tất cả những đề tài hiện sinh lớn mà Heidegger phân tích trong tác phẩm “Tồn tại và Thời gian” (Being and Time, 1949), cho rằng chúng đã bị toàn bộ nền triết học châu Âu trước đó bỏ rơi, thì lại đã được khám phá, phô bày, soi sáng bởi bốn thế kỷ tiểu thuyết của châu Âu”. Thế nên nếu muốn phát triển văn học sâu rộng thêm và nghiên cứu văn học, người ta cần có nền tảng triết học. Điều không chối cãi khi triết lý hiện sinh ra đời, nó đã bao phủ cả chân trời văn học và nghệ thuât.

 Về phương diện văn học, sự xuất hiện của phong trào “Tiểu thuyết mới"(Nouveau Roman) ở Pháp, hay phong trào “Tiểu thuyết thực nghiệm" (Experimental Fiction) ở Mỹ, luận bàn về tác phẩm “Cái chết của tác giả” (The Death of the Author, 1967) trong việc phê bình văn học mới, hay như tác phẩm "Thuyết hủy tạo" (Deconstruction Theory, Jacques Derrida) xâm nhập mạnh mẽ vào nền văn học Mỹ. Một nét đặc thù của thế kỷ XX là phê bình hay bình luận văn chương trở thành một ngành học trong môn văn chương, một khoa học tại đại học (Literary Criticism course), và nhà phê bình phải trang bị những kiến thức triết học và ngôn ngữ học. Cuộc cách mạng Nga 1917 đã dẫn đến hai nguồn phê bình luận văn chương quan trọng là chủ nghĩa Hình thức và Lý luận của học giả uyên bác người Nga Mikhail Mikhailovich Bakhtin, một lý thuyết gia về văn chương kiêm triết gia về ngôn ngữ học đã phát triển bộ môn bình luận văn học vào nửa sau thế kỷ tại Tây Âu và Bắc Mỹ cùng với phạm vi cấu trúc luận. Văn hóa bao trùm khía canh văn chương và văn học, thì theo triết gia Immanuel Kant quan niệm: "Thiên nhiên không khai sinh con người để đạt hạnh phúc mà để đạt được văn hóa. Văn hóa là mục đích cuối cùng của thiên nhiên trong tiến trình cấu tạo con người tại thế trở nên tự do."

 Chính văn hóa và triết học có một tương quan nội tại là nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hóa là triết học, và cũng như ngược lại, nền tảng của triết học là văn hóa, cả hai không thể tách rời.

 Triết học đã tự nhiên hình thành một hệ thống khái niệm chặt chẽ, hoàn thiện về văn hóa, gồm văn chương, nghệ thuật, ngôn ngữ, báo chí, tôn giáo,... dần dà trở nên khô khan và trừu tượng trong quá trình lịch sử tư tưởng tại Âu châu, đến nỗi Heidegger đưa ra lời cảnh báo “sự lãng quên thể tính” như là khủng hoảng của siêu hình học, trong đó sự lãng quên thế giới quanh tôi như chia chung quả địa cầu cùng chung một hình thể văn hóa (giống hay khác), “in der Welt sein” (be in the world, être dans le monde), một khi sự xa rời khung cảnh văn hóa đã làm triết học tự dưng cô lập trong tháp ngà riêng biệt, nếu có triết học, có phê phán, văn hóa nối chung hay văn học nói riêng sẽ chắp cánh bay cao.

Littérature et Philosophie, Micheline Boucher:

http://www.ulaval.ca/phares/vol3-hiver03/texte06.html

Comment Un Écrivain Peut Changer La Société/ Qu'Est-Ce Que La Littérature ? Sartre:

http://www.etudier.com/sujets/la-litt%C3%A9rature-peut-elle-changer-l%27homme/0

Le style, c’est l’homme:

http://www.viet-studies.info/PHDuong_VanLaNguoi.htm

 Sao mà bần bút Trần Văn Tui tham khảo dictionnaire vietnamien-français của học giả Đào Duy Anh lâu quá, dài dòng lan man nhiều quá, bạn hiền chủ bút Quách Đại trên San Jose sốt ruột nhắc tuồng muốn tác giả nộp bài viết về thầy Nguyễn Xuân Hoàng mà thôi, viết sao cho thầy mau hết bịnh, đừng làm philologist và literary theorist thêm nhe, bớt Friedrich Nietzsche, bớt Immanuel Kant, bớt luôn lý thuyết phê bình gia văn học Mikhail Bakhtin,...

 À, nói về GS. Nguyễn Xuân Hoàng mau hết bịnh, không thể bỏ qua các yếu tố văn chương và triết học, vì nó là gân cơ, xương máu trong dòng huyết quản, chỉ có văn chương và triết học mơi làm cho thầy Hoàng sớm lành bịnh thôi Đại à. Nhạc sĩ Từ Công Phụng trong cơn nguy khốn thập tử nhất sinh, bà con bạn bè xúm nhau ra sách vinh danh, tổ chức gala cho ông nghe nhạc Từ Công Phụng, sự hưng phấn ấy giúp người nhạc sĩ tai qua nạn khỏi. Tương tự, anh đồng ý với Đại khi Đại thủ thỉ qua phone hãy viết về thầy Hoàng sao cho thầy sớm khỏi bịnh. Đấy là lời nói đầy ân tình của Đại, một đồng môn Petrus Ký anh mến mộ từ bao năm qua, Đại lo cho các thầy, từ thầy Đảnh, thầy Liêm hay thầy Lưu Khôn. Đấy là giá trị đích thực của tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo. Cám ơn cái mỹ tính cao quý ấy của Đại.

Vô xê tiếp nhé, nếu có dài thòng cho khổ báo đặc san, cứ "vô tư" cắt xén bài của khổ chủ vậy. Đang hăng máu viết lách lan man mà ai đó bảo xi-tốp buông bút kết bài chịu gì nổi nhỉ?

hoang6

 Nhận xét về chủ thuyêt hiện sinh, nhà văn Gordon E. Bigelow trong tác phẩm "A Primer of Existentialism" ghi nhận chủ nghĩa hiện sinh chú trọng vào sự hiện sinh của từng cá nhân, họ có đời sống riêng tư, được tư do với với ý muốn cần cói, với nhân vị, nhân phẩm, được mưu cầu hạnh phúc, tự do yêu đương, tự do suy tư, viết lên những suy tư của mình. Do đó hiện sinh là con người sống ra con người, có suy nghĩ, có tri giác, con người hiện hữu không thể bị gò bó, máy móc, vô giác được.

Bigelow viết thêm trong thế giới chúng ta nên phân biệt ranh giới hiện sinh của phần đúng (cao cả) và phần sai (thấp kém). Bần bút Văn Tui xin cho ví dụ con người đòi tự do luyến ái, tự do phi sì ke, tự do sống buông thả "Make Love Not War" (Faites L'Amour,Pas La Guerre) như các ông bà hippies yêu cuồng sống vội của phong trào phản chiến năm xưa tại Woodstock hay Berkeley. Đấy là lạm dụng định nghĩa hiện sinh. Nói về “Đời sống con người” theo quan điểm của nhà văn Nga Dmitry Konstantinovich Belyaev cho là: "được hình thành từ muôn vạn mạch suối ngầm”, tức cấu tạo bởi nhiều thành tố phức tạp, vì con người vốn có tri giác. Trong khi nhà văn Anh D. H. Lawrence phản bác lại lập luận duy lý của Benjamin Franklin là nỗ lực nhằm đạt tới sự hoàn hảo về tinh thần của Franklin, sự toàn hảo về giá trị đạo đức (the moral virtues deading to men's perfection. Hệ phái hiện sinh hữu thần, có những Soren Kierkegaard, Gabriel Marcel, Jacques Maritain, Blaise Pascal, Friederich Nietzsche, Henri Bergson, Martin Heidegger, Karl Jaspers, Víctor Hugo, Leon Tolstoi, Fedor Dostoievski, Herman Hesse, Thomas Mann,… và nhiều triết gia và nhà văn khác nữa ít nhiều có những suy tư hay quan điểm và đề tài hiện sinh nổi bật trong các sáng tác của họ.

Trong sự suy nghĩ như vậy bạn hiền Petrus Ký Quách Đại hỏi rằng thế thì nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cò những sáng tác hiện sinh vì giá trị tốt đẹp về con người không? Hỏi tức là trả lời đấy. Có chứ lị. Hãy tìm đọc Nguyễn Xuân Hoàng với những: Người Đi Trên Mây, Một Người Ngồi Trong Ghế Bành, Bụi Và Rác, Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự, Căn Nhà Ngói Đỏ, Barbara,... Hãy hiểu chiều sâu nét bút của nhà văn, hãy bao dung, hãy rộng mở, chiều sâu ngòi viết đó chất chứa phong văn lương thiện của bóng mây thoáng mát Dĩ Văn Tải Đạo, hay Văn Dĩ Quán Đạo, hoặc "Le style, c’est l’homme", nét bút của nhà văn trung thành với chữ nghĩa, trân quý với sách vở và yêu thương văn học.

 hoang7hoang7a

 Sự lương thiện và thành thật trong nét bút của Nguyễn Xuân Hoàng, ông khai toạc móng heo về gia đình mình, thân phụ rượu chè say sưa, là can phạm "lụi" ông Tây Gaulois nào đó ở Marseille, xong kéo bà tình nhân bỏ trốn, hay thành tâm của nét bút kể về người anh cả theo CS trong khi người anh khác là trung tá Không quân của QLVNCH hy sinh đền nợ nước,... ông chia chung cái khổ tâm của những nhà văn như những Yung Krall Đặng Mỹ Dung, Phan Nhật Nam,...

Trong bài "Hồi ký viết sớm", gửi tờ Việt của Nguyễn Hưng Quốc, ông viết những tình cảm chân chất, ông thương mẹ, mẹ quán xuyến anh em trong một gia đình đông con:

"Gia đình tôi, cụ thể là cha mẹ tôi, không phải là những người sính chữ nghĩa. Trong nhà tôi không có tủ sách. Nếu nói chuyện sách vở thì đó là những bộ truyện Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Đông Châu Liệt Quốc… do mẹ tôi thuê để tôi đọc cho bà nghe mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Những cuốn tiểu thuyết dày cộm, giấy xấu, bìa ngoài thường là giấy loại dày màu xám không thấm nước, đóng bằng chỉ sợi lớn, lật ra rất khó. Những tiểu thuyết chương hồi này thực sự có khêu gợi trí tưởng tượng của tôi, khi tôi vừa đánh vần vừa đọc cho mẹ tôi nghe, nhưng tôi hoàn toàn không bị nó mê hoặc và nó cũng chẳng gợi trong tôi một ý niệm nào về chữ nghĩa. Ngay cả những nhân vật đầy tính chất truyền kỳ của nó tôi cũng không nhớ.

 hoang8hoang8a 

Thùy Dương Nha Trang

Lớn lên một chút tôi xa gia đình, đến ở nhà ông chú tôi. Tôi không còn cơ hội đọc truyện cho mẹ tôi nghe nữa. Ở nhà trường, tôi không phải là một học sinh xuất sắc. Mặc dù môn toán tôi thường đạt điểm cao, nhưng các bài luận văn tôi thường bị thầy dạy môn Văn là giáo sư Ph. Ng. mang ra phê. Sau khi đã đọc và hết lời khen ngợi những bài hay của các học sinh giỏi, thầy cũng đọc bài tôi cho cả lớp thưởng thức, vì… dở quá. Đôi khi thầy trích vài đoạn văn ngô nghê của tôi đọc to lên và cả lũ nhờ đó có được những trận cười thoải mái. Tôi thù ghét môn Văn. Và tôi hay trốn những buổi học có thầy dạy Văn để ra bãi biển ngồi một mình nhìn trời nước và nghe sóng biển."

Nhà văn tâm sự lòng tiếp:

"Năm học sau cùng tôi vào Sài Gòn, được nhận vào trường Petrus Ký. Tôi học ban B, là ban Toán, như cách phân loại thời đó. Ở Petrus Ký hầu hết học sinh đều giỏi. Tôi chạy đua mệt nghỉ với các bạn cùng lớp. Ra trường, tôi ghi danh vào Đại học Khoa học, lớp PCB (viết tắt các môn học Physique, Chimie và Biologie). Tôi có ý định theo ngành y khoa.

Đó là năm đầu tiên tôi bắt đầu đọc truyện. Tôi đọc Võ Phiến, Nguyên Sa, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, Doãn Quốc Sỹ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc… Tôi cũng đọc Phạm Công Thiện và Nhất Hạnh. Rồi tôi đọc André Gide, St. Exupéry, Marcel Proust, Hermann Hesse, Francois Mauriac, André Maurois, Camus, Sartre, Dostoievsky, Tolstoi… Tôi đọc cả Hemingway, Faulkner, Tennessee Williams, Arthur Miller… Đọc bản dịch Việt ngữ lẫn bản tiếng Pháp… Gặp sách gì cũng đọc, ngấu nghiến. Có cuốn đọc hiểu. Có cuốn không hiểu gì cả. Tôi tìm kiếm mò mẫm để không bị lạc. Nhưng tôi bị lạc thật. Cuốn sách tôi thích lúc đó là Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền. Và tôi thấy các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học ở nhà trường sao mà buồn chán.

Thế giới văn chương kỳ ảo và đầy hấp lực, mặc dù lúc đó tôi ao ước mình trở thành nhạc sĩ hơn là nhà văn...."

Như trên đã dẫn, Jean Paul Sartre trong "Qu'est-ce que la littérature ?"

Văn học hay nhà văn cần hai yếu tố: Tự Do và Dấn Thân, dấn thân yêu và trung thành với ngòi bút, đam mê với văn chương. Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn mà lại gắn bó với triết học, và tư tưởng tự do như quan điểm văn học được Sartre làm nổi bật. Khi xác định viết trong trách nhiệm của ngòi bút, chọn lựa chủ đề, Nguyễn Xuân Hoàng thiên về chủ đề đời sống và nhân bản, theo tôi ẩn chứa triết lý nhẹ nhàng, hiền hòa, không cường điệu, đại ngôn hay sáo ngữ.

Hãy đọc tiếp Nguyễn Xuân Hoàng mô tả kỷ niệm xưa có những yếu tố ảnh hưởng đời ông: Đà Lạt, văn hương và Triết Học:

 

"Chưa hết niên học, tôi quyết định bỏ lớp, vì một lý do mà khi có dịp tôi sẽ viết lại dưới hình thức một truyện ngắn. Tôi ghi danh thi vào ban Triết, Đại Học Đà Lạt. Kỳ thi có khoảng 300 thí sinh, nhà trường tuyển 28 người. Và tôi là người đội sổ. Có hai đề thi để chọn. Tôi không nhớ đề kia, vì nó dính dáng đến một triết gia mà tôi chưa bao giờ nghe tên (vì có học hành gì đâu!), tôi chọn đề với câu nói của André Gide, tác giả La Porte Étroite. Bài luận văn của tôi phải là một bài dở nhất thế giới. Tôi nghĩ, mình thi chơi không đậu thì thôi, vì tôi cũng đã thi vào một trường khác và tôi đã được nhận. Buổi học đầu tiên Linh Mục giáo sư Alexis Cras sau khi chào mừng cả lớp, đã gọi tên tôi đứng dậy cho Cha biết mặt và Cha mỉm cười nói bài luận văn của tôi là một trường hợp đặc biệt. Cha không giải thích thế nào là đặc biệt, nhưng tôi biết đó là một bài viết được vớt vì người viết chẳng có chút kiến thức giáo khoa nào về triết cả."

Nguyễn Xuân Hoàng, ông thầy điển trai qua làn da hoa bưởi, nhân dáng bảnh bao mà tôi bắt gặp trong khu hành lang đệ nhất B của trường Petrus Ký lắm lần. Ông sang Mỹ muộn màng để cắp sách lại đại học để thi thố cấp bằng cao như nhiều bạn bè của ông, hay như những học trò của ông tại đây, tôi muốn ám chỉ cái đất nước này,"American land, the Land of Opportunity". Sự nhiều khê, ác nghiệt của cuộc sống xung quanh khiến ông ở ẩn, sống trong im lặng với sự nuôi dưỡng của văn chương theo 2 nghĩa đen và bóng. Tôi hiểu ông, tôi ước gì Nguyễn Xuân Hoàng sống lại những ngày niên thiếu của Nha Trang tĩnh lặng và hồn nhiên không có bóng mây mờ xung quanh ông. Nguyễn Xuân Hoàng hiền hòa tự bản chất, Nguyễn Xuân Hoàng cô đơn trong ý nghĩ sau:

"Mười năm sau, đặt chân lên đất nước này, tôi đã không còn tuổi trẻ. Trong văn chương ở đây tôi gặp lại một nền văn chương ở đó. Người ta dụng văn như một phương tiện. Những chiếc áo ngụy bán trong kia, và những chiếc nón cối bán bên này. Những người chống đối nhau nhưng sử dụng chữ nghĩa giống nhau như hệt. Phỉ báng, lăng mạ, chửi rủa, buộc tội… Giống nhau cho cả người thua kẻ thắng. Văn học nghệ thuật đích thực chỉ còn là một vùng đất nhỏ, bên này cũng như bên kia. Tôi học rất nhiều bằng sự câm lặng.

Tôi khám phá ra chữ nghĩa của tôi đã không còn Chàng và Nàng, tôi lược bỏ không thương tiếc những tĩnh từ trong câu văn tôi. Tôi sợ những chữ mình viết ra chưa ráo mực đã cũ, như tấm ảnh rửa bằng thứ nước thuốc xấu, bị ố vàng dưới ánh sáng. Nhiều cuốn sách viết trước 1975 giờ đọc lại đã thấy cũ. Những đề tài thời thượng nhanh chóng bị đào thải. Tôi sợ những trang chữ của mình. Tôi cố đơn giản cùng cực trong cách dùng chữ. Tôi tránh cái sướt mướt. Tôi muốn những câu văn khô. Tôi “không ưa một nhà văn nói lý quá nhiều. Họ chỉ làm như vậy khi họ không còn tin vào cái lực của ngòi bút họ. Khi một người đàn bà đã qua thời nhan sắc vẫn thường bình luận nhiều về tình yêu, ghen tuông nhiều hơn và chẳng chịu thừa nhận bất cứ sắc đẹp của ai.” Ai đã nói câu đó vậy?"

Trích dẫn câu nói của một nhà văn bạn, ong cho phần kết thúc bài viết như sau:

"Nhà văn nào mà chẳng bất lực trước trang giấy trắng? Giá trị đến như Truyện Kiều mà Nguyễn Du thiên tài cũng chỉ mơ ước “mua vui được vài trống canh.” Giá trị văn học thường chỉ được người ta nhắc đến khi người viết không còn nữa… Ai lấp đầy những khoảng trống trong tư tưởng nhà văn? Ai? Người nào? May ra chỉ có thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ lấp bằng đất, như đã từng lấp mộ các bậc đế vương hoặc bất kỳ một kẻ vô danh không tuổi không tên, không quê hương, không sự nghiệp.

Xin tha lỗi cho những suy nghĩ luộm thuộm đầu Ngô mình Sở của một người đang chuẩn bị chuyến hành hương."

hoang9
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (trái) và Khánh Trường (phải)

 Nguyễn Xuân Hoàng xác định rõ trong phong cách viết "chữ nghĩa của tôi đã không còn Chàng và Nàng", trong tác phẩm "Một người ngồi trong ghế bành", thú thật ông diễn tả đôi bạn tình nhân tỏ tình, lãng mạn có khoảng hư không ngăn cách, tôi viết văn yêu thì cho đôi tình nhân gần gũi tình yêu xáp lá cà, yêu thương “a-lát-sô” tới tấp , nào những pha l'épaule sur l'épaule, main dans la main, hay lèvres scellées lèvres,... ông viết chuyện tình platonic, như tác phẫm của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, không như Mối tình nồng cháy chênh lệch quá mức của chú Đạt và cháu Diễm trong truyện "Yêu" của Chu Tử, hay Mối tình dị chủng giữa Martha và Chương mà hồn ái ân dâng trào, môi liền môi như "Dấu Chân Cát Xóa" của Doãn Quốc Sỹ, hoặc Tình yêu taboo như "Forbidden love" giữa cô giáo Trâm và trò nhỏ Minh trong truyện "Vòng Tay Học Trò" của Nguyễn Thị Hoàng,....

Kỷ Niệm Về Thầy Sỹ, Việt Hải:

http://vnthuquan.net/%28X%281%29S%28tyruc5qy3kuwmh555fj13ujn%29%29/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn3nmn3n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=

Truyện tình của Nguyễn Xuân Hoàng có biên cương ranh giới hẳn hòi, có hố sâu ngăn cách, có thắng hơi an toàn, một "roman" khá hiền hòa như các câu ái tình:

"Diệp thả tay tôi ra, nhưng mùi thơm của tóc nàng bay tận mũi tôi... Diệp ôm chặt cánh tay tôi bên hông nàng...", rồi kế nữa cú văn hiền khô, "Tôi đẩy cửa kính và đứng qua một bên nhường Diệp vào trước. Nàng lột khăn xuống rũ nước mưa và chúng tôi chọn một chiếc bàn hơi khuất trong góc phòng... Nhưng liền ngay khi đó tiếng cười của nàng chợt tắt sau câu nói và mắt Diệp mở lớn ngạc nhiên hướng về chiếc ghế bằng da màu đỏ.

Dù sao, tôi phải công nhận là Diệp đẹp. Có lẽ vì cái dáng cao cao của nàng, bộ ngực khoẻ mạnh trên một thân thể khá mong manh, cái vẻ lạnh lẽo ở khuôn mặt cẩm thạch, cùng với mớ tóc rối đen khô làm tôi choáng váng."

Nguyễn Xuân Hoàng ghi nhận về sách "Tháng Ba Gãy Súng" của người bạn văn Mũ anh Cao Xuân Huy như sau:

"Khi trang cuối của Tháng Ba Gãy Súng được gấp lại, người đọc hình như vẫn cảm thấy còn một điều gì đó chưa xong chưa hết. Cái dấu chấm hết của mệnh đề sau cùng vẫn còn là một lời hứa hẹn sẽ mở ra một trang sách khác. Dù sao những hình ảnh tàn nhẫn và khủng khiếp, những nỗi lo âu và hãi hùng vẫn còn đọng lại trong ta. Vẫn còn đọng lại trong ta những địa danh, địa hình, địa điểm quen thuộc của một vùng đất quê hương khô cằn, cả thời tiết của đất trời mà da thịt ta vốn từng chịu đựng, và nhất là vẫn còn đọng lại trong ta hình ảnh những con người - trong đó có chúng ta - với số phận hẩm hiu cô quạnh bị bủa vây trong cơn cuồng nộ của những biến cố bạo tàn... "

Vây bạn hiền chủ bút Quách Đại hỏi vặn Nguyễn Xuân Hoàng có hiện sinh trong văn chương không chứ lị... Nếu hiểu định nghĩa "hiện sinh" đích thực theo tư tưởng của nhà văn Gordon E. Bigelow trong bài tham luận “A Primer of Existentialism”, văn chương hiện sinh vốn nhân bản, tôn trọng nhận vị, sự tư do được hạnh phúc của con người, không phải "hiện sinh" theo nghĩa phá hoại, băng hoại xã hội tiêu cực, sai trái "Make Love Not War", những sai quấy yêu cuồng sống vội chống chiến tranh, hiện tượng và hậu quả tạo ra những tên mommies, những ấu mẫu thơ ngây, hay văn chương thiên lệch, nặng tính đấu tranh cho ác tính bị phê phán, chiến tranh giải phóng như Bác Sáu Rồng, Một ngày của bí thư tỉnh ủy, Chân dung một quản đốc, Bài ca khởi nghĩa,Ván bài lật ngửa, của cây bút Nguyễn Hiểu Trường (Trần Quang); hay Việt Nam máu và hoa, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một Tiếng đờn, Ta với ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật,... của Lê Tư Lành (Nguyễn Kim Thành). Văn chương không thể phục vụ kẻ áp bức, cách mạng bạo lực,... Hãy cách ly những loại văn tiêu cực này ra khỏi văn chương thuân lý con người (Men's Morality, Vỉrtues of Perfection) theo Ben Franklin, đã trích dẫn.

Trở lại văn chương hiện sinh, một trong những tác phẩm của Jean-Paul Sartre là "Les jeux sont faits", được viết vào năm 1943, được phát hành vào năm 1947. Đại để cốt truyện nói về một chuyện hoang tưởng khi Pierre, viên phi công thời chiến bị giết gặp Eve nơi cõi chết, Eve Charlier một phụ nữ quyền quý bị người chồng, một thủ lãnh lực lượng dân quân (Milice) độc ác của một chế độ độc tài, thuốc vợ chết để đoạt của cải tài sản và lấy luôn cô em vợ, em gái xinh đẹp tên Lucette của Eve. Người chồng André Charlier thật sự ác hiểm. Pierre và Eve yêu nhau, sau khi chết được cho trở lại trần gian 24 giờ, tình yêu của họ là một cuộc tình lãng mạn dù cuộc đời ngắn ngủi, vô thường và phù vân, họ lang thang bên nhau mục kích cuộc đời tại nhân thế toàn những khổ đau, oan trái. Tác giả Jean Paul Sartre muốn nói lên những điểm con người tranh giành, độc tài, ích kỷ, tị hiềm, lọc lừa, thủ đoạn, cuộc sống phù du đầy khổ đau. Tác giả JP Sartre cũng nêu lên thuyết số phận, hay số mạng (destiny, destin).

Tác phẩm này cũng được quay thành phim đưới tên Anh ngữ là "The Chips are Down". Ngoài ra, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cùng nhà văn Trần Phong Giao dịch tác phẩm "Les jeux sont faits" qua bản Việt ngữ dưới tên "Sự Đã Rồi".

 hoang10

Nguyễn Xuân Hoàng có chân thật trong văn chương?

Như đã trình bày, những tác phẩm Nguyễn Xuân Hoàng cho nội dung lành mạnh, xây dựng theo phong thái tốt đẹp, những mơ ước thực sự của con người, trong văn chương của Leo Tolstoy với "La Guerre et la Paix" (War and Peace), hay Boris Pasternak với "Doctor Zhivago", con người là nạn nhân của chiến tranh, cả Jean Jacques Rousseau, Khổng Tử hay Sigmund Freudminh định trong ý tưởng con người ban sơ vốn mang tính thiện, hiếu hòa, cuộc sống ganh đua, tranh giành sinh ra ác tính, trong bình diện tiểu phẩm chia sẻ quan điểm nhìn cuộc đời, Nguyễn Xuân Hoàng viết lên "Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu". Trong chiến cuộc con người ước mơ hòa bình. Tôi đọc như xem cuốn phim của Pasternak. "Có phải là một điều nhảm nhí không khi ta nói đến tình yêu trong một thời đại mà người ta chỉ đề cập đến sự chết. Tôi vẫn nghĩ rằng con người càng đến gần với tình yêu chính là tiến gần đến cái chết. Yêu là chết. Và trước cái chết, người ta bao giờ cũng ham muốn sự sống. Và sự sống là gì nếu không là tình yêu? Ngụy biện quá, phải không?".

Nguyễn Xuân Hoàng thích bạn bè văn chương, sống nội tâm, nhưng cô đơn trong bài viết, nỗi trăn trở của ông khi mà cuộc chiến ông mất n9i người anh, những bạn, Sài Gòn vẫn vui chơi, vẫn sinh hoạt dửng dưng. Chính sự cô đơn đã khiến ông thu mình trong vỏ ốc trầm mặc, nội tâm dằn co mâu thuẫn, viết lên bài viết này. Đọc văn ông để hiểu tâm trạng ông hơn. Đọc tác phẩm, ta cố đi sâu vào từng ngõ ngách thầm kín tâm hồn mà nội dung chuyên chở ý tưởng của người viết đặt để cốt truyện được tạo ra vậy.

 hoang11

Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu

 

Trong bài "Nhà Văn và Thời Gian", tác giả Nguyễn Xuân Hoàng viết:

"Và tôi hiểu tại sao Phạm Công Thiện – suýt soát tuổi tôi, nghĩa là thua Mai Thảo đến một con Giáp – mà cứ mày-mày-tao-tao với tác giả Sống Chỉ Một Lần, trong khi đó thì tôi lúc nào cũng cứ anh-anh-tôi-tôi với Mai Thảo. Tôi hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Tuân – cùng lứa tuổi với bố tôi đã nhất định không cho tôi uống ly rượu ông vừa rót ra cho mọi người. Chỉ vì tôi gọi ông bằng bác...

Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra. Là cái khả năng thể hiện sáng tạo. Là chính chữ nghĩa từ những trang sách họ mang đến cho đời sống."

Trong lãnh vực văn nghệ, người văn nghệ sĩ thường cảm thông xóa bổ sự cách ngăn biên giới tuối tác, đẳng cấp chiếu trên chiếu dưới, tôi nhớ khi nhà văn lão thành Thinh Quang hơn tôi 3 thập niên, ông vốn hiền hòa dặn tôi kêu bằng "anh, em", khỏi "bác, cháu" gì hết trơn, tôi chợt rùng mình nào dám bạo phổi, bạo miệng nghe theo lời ông, nhưng tôi nghe rõ Nguyễn Xuân Hoàng. Một lần khác cố linh mục nhà văn André Trần Cao Tường đề nghị tôi kêu nhau bằng "anh em" vì giới văn nghệ sĩ với nhau, tôi e ngại vì cả nhà thờ kêu ngài bằng phương danh kính trọng, con chiên xưng hô bằng thiên danh tôn giáo, "dạ, không dám.", thôi thì nghe rõ nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng vậy. Thầy Hoàng viết tiếp:

"Ông đã cho tôi nhiều suy gẫm về những giá trị đạo đức tinh thần, những trăn trở của một chiều dài lịch sử, những khát vọng, những đớn đau của một thời tuổi trẻ, một thời đạn bom. Cảm ơn ông đã đưa triết lý vào đời sống văn chương thật tài tình, để những khô rốc của triết lý nở rộ trong đời sống hằng ngày. Tôi nghĩ là ông đã thành công trong sự nghiệp văn chương của ông không phải bằng số lượng mà bằng chất lượng ông đã cẩn thận chắt chiu. Tôi cũng xin nói thêm là những tác giả, những bài viết mà Văn đã chọn lựa đã xứng đáng đứng trong trời đất, của hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau."

hoang12 

Phạm Công Thiện & Nguyễn-Xuân Hoàng

 i đến Nguyễn Xuân Hoàng không nhắc đến tác phẩm "Người Đi Trên Mây" (NĐTM) e là thiếu sót. Tác giả mô tả nhân vật nam chính, tên Trần Lâm Thăng, là người ngoại giao rộng quen biết nhiều với giới văn nghệ sĩ thời 1970 tại một thuở Sài Gòn. Thăng có cơ hội tiếp xúc với một khuôn mặt chính trị sáng giá thuở ấy, nhân vật Phan thì là một người đam mê quyền lực vô cùng. Thăng có nhiều đàn bà đẹp theo đuổi bên cạnh anh. Từ Lan, con gái ông Lý, người giàu có có ảnh hưởng đến đời Thăng. Rồi người con gái tên Uyên, con gái của ông Phan, rồi người con gái khác là Quỳnh với nét quyến rũ trời cho, đã sống chung với Thăng giữa một Sài Gòn đầy rẫy những dèm pha và những tiếng đồn dị nghị. Trong khi chuẩn bị chờ ra tòa ly dị với Lan, Thăng bước vào tá túc trong biệt thự của ông Phan để tránh những phá rối gây ra từ phía Lan và ông Lý. Nhưng rồi lại bị gò bó trong sự giam hãm trong một khung cảnh lệ thuộc quá chu đáo của bà Phan và cô Uyên, Thăng quyết định rời bỏ ngôi biệt thự sang trọng, bay đi tìm không khí tự dọ Thăng quen với Quỳnh và về chung sống với nàng tại một khu ổ chuột tồi tàn của Sài Gòn.

Khi con người lý tưởng cuộc sống, ông vua có thể bỏ ngai vàng sống theo ý muốn của mình, đó là quan niệm của hiện thân, existentialisme.

Nguyễn Xuân Hoàng sáng tác tác phẩm "Bụi và Rác" sau biến cố đổi đời khi khúc phim Miền Nam bị đứt. Vào cuối những ngày cuối tháng tư 1975, khi thành phố Sài Gòn lao đao trong hỗn loạn trước nguy cơ đổi thay của lịch sử. Thăng và Quỳnh, như mọi người là chứng nhân mục kích những cảnh đổi đời phi lý và oan trái. Với giới cầm quyền mới thì lạm danh chính phủ cách mạng, đứng trước sự kiện trớ trêu này khiến cho một người như Trần Lâm Thăng vốn có tâm thức kinh điển về triết Tây phương ngao ngán. Cách mạng? Làm cách mạng có phải là để cướp bóc tài sản của người dân lành ư? Cách mạng có phải là làm trống trải những căn nhà này cho đầy căn nhà kia. Làm cách mạng có phải là hạ thấp mức sống của một xã hội đang ngăn nắp bình yên xuống thành một xã hội thụt hậu, mà cuộc sống đã bị ngưng đọng như chìm vào đáy vực nghèo khổ.

Những ý tưởng mà Thăng cảm thấy buồn bã và sự sống của mình tựa như chung quanh những hạt bụi giữa những đống rác hay thứ rác rưỡi giữa cuộc đời đầy bụi bặm. Không thể sống với cái đổi thay mà người ta gọi là “cách mạng”, và không thể hòa nhập vào cái không gian đầy ngờ vực nhau, ám khí bao trùm lên cả đất nước, Thăng tìm cách ra đi như bao người khác. Sau lần bị bắt ở miền Tây, rồi về lại Sài Gòn, căn nhà Thăng trở nên trống rỗng, khi biết Quỳnh đã đem con lao ra biển đông vượt biên tìm Thăng, thế là anh mất hết chỗ tựa, cuộc sống vất vưỡng trong nỗi lo âu phập phồng cho những dự định ra đi.

 

 hoang13

Nguyễn-Xuân Hoàng & Doãn Quốc Sỹ (2008)

Trong hai cốt truyện "Người Đi Trên Mây" và "Bụi và Rác", ta thấy ẩn ý của tác giả nói lên sự tự do bị mất, chút gì đó suy tư trong quan điểm existentilisme được ươm mầm, đấy bạn hiền Sáu Đại.

Tự truyện một người vô tích sự là kể chuyện gia đình, đọc nó để hiểu con người và nếp suy tư của nhà văn. Càng đọc văn Nguyễn Xuân Hoàng người đọc nghiệm ra rằng thuở ấu thơ của ông hình như không được như ý, ông cho biết người cha say sưa, anh cả ra đi biền biệt, mặt nội tâm thiếu vắng hồn nhiên của tuổi thơ, vốn cần sự thanh thản dễ chịu. Quá khứ là một nỗi buồn thơ ấu không bình yên luôn ám ảnh ông. Bãi biển Nha Trang quê nhà mà có những lúc ông ra ngồi một mình cô đơn đến độ dày vò tâm thức và cô độc lạnh lùng. Kỷ niệm mang theo vào văn chương, tôi nhận thấy khi viết về quê nhà Nha Trang ông tri ân đất cũ cưu mang ông, dù nơi đó có những kỷ buồn tênh, tuổi niên thiếu chôn vùi ngày tháng man mác qua đi.

Cách đây hai tuần nhạc sĩ Cao Minh Hưng của nhóm văn nghệ Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ interview on air GS. Dương Ngọc Sum (cựu giáo sư Petrus Ký, ông cũng là thầy dạy sử địa của tôi) và tôi nói chuyện về một tác phẩm văn chương. Sau talkshow trên TV, dạ dày đánh bò cạp, thầy trò kéo nhau đi xơi dinner, trong buổi hôm ấy tôi kể thầy Sum nghe tôi thích thơ Paul Verlaine và của Jacques Prévert. Thầy Sum đọc thơ Barbara, đây bài thơ tình yêu lãng mạn nhưng bi ai trong thời chiến tranh. Thơ diễn tả nỗi niềm người con gái đang tươi cười hân hoan rạng rỡ, vừa mới choáng ngợp men cay tình yêu chạy dưới mưa được ngã vào trong vòng tay của người yêu, mà chàng trai phải sống đối diện với cuộc chiến tranh xuẩn động. Điều không ai muốn. Cả hai phải chia tay trong bối cảnh thành phố Brest bị bom dội tàn phá tan nát để tất cả đều bị hủy diệt, kéo theo đôi tình nhân đáng thương ấy.

 "Au fil de l'eau sur Brest

Et vont pourrir au loin

Au loin tres loin de Brest

Dont il ne reste rien."

(Over the water in Brest

And will rot away

Off very far from Brest

Of which nothing remains)

 Bốn câu cuối thơ của Prévert, giọng đọc nhấn mạnh thành phố Brest. Chữ cuối thầy đệm theo mode répétitif, 3 lần RIEN nhỏ nhẹ dần và chấm hết. Áng thơ là một tuyệt tác.

 hoang14

 Trong các bài viết của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thì bài văn Barbara, tôi rất thích. Trích bài:

"Barbara, tám năm trong các nhà giam dạy anh một điều là hãy yêu cuộc sống một cách mãnh liệt hơn cuộc sống vốn có. Hãy nhìn mọi sự bằng con mắt của lòng tha thứ và bao dung. Hãy cao hơn kẻ thù ta, phải luôn luôn cao hơn cả kẻ đã làm ta đau khổ. Hãy tôn trọng phẩm giá con người.

Có một nơi chứa đầy mâu thuẫn, đó là trái tim của chúng ta. Bởi vì trái đất này là một nơi chốn lạnh lẽo, và chúng ta yêu nhau là một cách làm cho trái đất ấm lên. Phải không?

“… N’oublié pas

Un homme sous un porche s’abritait

Et il a crié ton nom….”

Barbara, Jacques Prévert (Paroles), Nguyễn Xuân Hoàng.

Tác giả cho kết luận bài viết: “Có một nơi chứa đầy mâu thuẫn, đó là trái tim của chúng ta”, cùng chữ "phải không?", vô cùng ý nhị ở thể nghi vấn (forme interrogative), "trái tim của chúng ta”, tức notre cœur(our heart), nơi đó đầy mâu thuẫn, nơi con người yêu thương nhau trái tim bình yên, đập theo mode nhịp nhàng dễ chịu rumba, tango hay slow rock, khi con tim ghét ai, tức giận ai sẽ không ngủ yên, con tim mãi lắc twist again. chính con tim là cội nguồn của bịnh hoạn nhiều khê(cardiovascular diseases, maladies cardio-vasculaires), máu cao, máu thấp, hở valve, nghẹt valve, si-trốc, heart attack,...

Thôi thì Barbara xin cám ơn em.

 Chère Barbara,

Votre joie dans la journée de pluie

Embrassons-nous dans nos baisers

Brest est un témoignage de l'amour

Nous marchons le long ensemble pour toujours…

(VHLA)

Bài viết kính gửi Nhà văn kiêm GS. Nguyễn Xuân Hoàng và tất cả bạn bè của VHLA yêu thơ văn. Sau cùng xin mến gửi bạn hiền Quách Đại San Jose, đồng môn của sân trường Petrus Ký.

J'aime tous...

Trần Việt Hải, Los Angeles

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20182)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21235)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20204)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20101)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20783)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 19934)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20004)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20419)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20031)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21504)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 20995)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21765)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20766)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21734)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 20935)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20266)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20900)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 19923)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19068)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20183)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19461)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20372)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21529)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20276)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19713)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19680)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20410)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19637)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19900)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 20977)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20947)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21594)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20491)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 20913)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20684)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19421)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20678)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20382)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18886)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19250)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18635)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19537)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21217)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20409)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18916)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20470)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19178)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18383)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18898)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?