5:07 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY (KỲ 20,21,22) - NGUYỄN XUÂN HOÀNG

14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 9487)

Kỳ 20

Cùng với hơi lựu đạn cay là những con sâu vi trùng của bệnh cúm bay khắp thành phố, thổi qua căn gác tôi. Và vật ngã tôi.

 Tôi nhớ hôm đó trời mưa lất phất trên đường khi tôi đưa Uyên về nhà bằng chiếc xe Lam cà khổ của tôi. Tuy mưa mà không mát, những hạt nước nhỏ như có chứa những ngọn lửa chích vào da thịt một thứ nóng ngột ngạt. Tự nhiên tôi nghe khan ở cổ và và ran buốt buồng ngực. Một cơn ho dữ dội và kéo dài như muốn bưng cả buồng phổi tôi vất ra ngoài, làm tôi phải gập người lại và ngã xuống khi tra chìa khóa cửa phòng căn gác trọ.

 Tôi cố gượng để bước vào bên trong nhưng mắt hoa lên, cả căn nhà như sụp xuống và mọi vật quay cuồng, xoáy tròn trong một cơn lốc dữ dội. Và như thế tôi thiếp đi trong tiếng mưa gõ lên thành cửa sổ. Tôi cố mở mắt ra, nhưng vô ích, một lần nữa, chiếc cầu thang bằng gỗ, ngôi nhà, bầu trời, tiếng động... tất cả đều lung lay, chập chờn, nhạt nhòa và vỡ vụn...

 Trong trí tưởng mờ mịt tôi lúc đó những hình ảnh này trộn lẫn vào những bóng dáng kia, sự việc này chen vô sự việc nọ, chẳng có gì ăn khớp nhau, nhưng hình như chúng liên tục và rất là hợp lý. Tôi thấy ông Phan là kẻ thù tôi, Uyên là em gái tôi, Quỳnh là mẹ tôi, ông Lý là bạn thân tôi. Chiếc răng khểnh của Quỳnh chạy qua Uyên, nốt ruồi tham lam của Uyên trên khuôn mặt Quỳnh. Ông Lý có đôi bàn tay mập ú rịn ướt mồ hôi còn giọng nói ông Phan đặc sệt miền Nam của ông Lý. Bà Phan là một thiếu nữ xinh đẹp. Và Đăng, và Mai các con tôi đã là những người lớn. Duy có một điều mà trí nhớ bệnh tật tôi lúc đó không hề bị hư hỏng, đó là ký ức về ngôi nhà tôi đã sống.

Nhà nằm sâu trong một ngõ cụt, trên góc đường Kỳ Đồng và Trương Minh Giảng. Cái sân chung của những ngôi nhà trong cùng một ngõ không ra hình chữ nhật cũng chẳng giống hình bầu dục. Ngay đoạn giữa là bụi, sỏi vụn và đá xanh lởm chởm. Nhà đâu mặt vào nhau cho thấy nhiều giai tầng xã hội trong một tập hợp thân ái mà nhạt nhẽo. Bên mặt là dãy nhà giầu, có sân riêng lót gạch đỏ, cổng sắt và cửa gỗ đánh vẹc-ni. Căn đầu là của một cặp vợ chồng Đức-Việt. Chồng làm ở tòa Đại Sứ Đức, vợ ở nhà trông con, hai đứa con lai cao lớn tóc vàng óng. Nhà kế là của ba chị em người Đà Nẵng, chỉ cả làm thư ký ở Tòa Đại Sứ Úc, chị thứ hai là y tá bệnh viện Grall và cô Út đang học trung học. Cả ba đều chưa chồng, nhưng cô Út đang mang bầu. Căn thứ ba là của một giáo sư dạy trường Nha và đang hành nghề chữa răng và chuyên làm răng giả tại gia. Vợ là bác sĩ mới ra trường. Ở trong cùng, đối diện với mặt đường là ba căn nhà: một biệt thự của một chủ ngân hàng, có cổng lớn, nhiều cây to và hơi tối. Tôi chưa vào nhà ấy lần nào nhưng tôi được nghe là nó rộng và đẹp lắm. Nhà sát đó là của một người thợ sửa xe đạp với đám con bụng ỏng da xanh mướt. Kế bên là nhà của một người đàn bà lấy chồng Mỹ. Phía bên trái là một căn nhà nhỏ thông qua đường Trương Minh Giảng. Nhà có sân tráng xi măng, với một cây trứng cá thay hàng rào. Phòng khách và bếp dàn hàng ngang. Buồng ngủ là căn gác sàn gỗ gần sát mái tôn. Cửa sổ mở ngó ra đường Trương Minh Giảng, không tránh nổi cơn nắng chiều quái ác.

Trong căn nhà đó, tôi đã có những buổi sáng thức dậy một mình, lo cho các con bữa ăn sáng và lo cả cho chính bản thân tôi, rồi tôi đưa chúng đi học, trước khi đến sở làm.

Trong căn nhà đó, tôi đã có những buổi trưa ngồi nhìn các con ăn trong nỗi chán chường của một gia đình mục rã, nơi có một người đàn bà chỉ nghĩ đến mình, chăm sóc phần ngoài của mình hơn là lo cho chồng cho con.

Trong căn nhà đó, tôi đã những buổi tối trở về khi các con tôi đã ngủ, tự làm lấy thức ăn một mình, tự ngồi một mình trên bàn cơm với cái chén, đôi đũa và sự cô đơn của một con người.

 

Kỳ 21

Nhưng thế nào là một gia đình?

Câu hỏi ấy cứ luôn luôn trở đi trở lại mãi mãi trong đầu tôi.

Một tế bào của xã hội, mà nếu thiếu nó xã hội chẳng là gì cả?

Một đơn vị gia cư?

Một tập hợp những cá thể, gồm một người đàn ông và một người đàn bà, và, nếu có thể, những đứa con?

Một chốn hợp pháp dành cho sự gặp gỡ của giống đực và giống cái?

Một nơi để trở về sau khi đã ra đi?

Một hang động để trú ẩn?

Tôi đã có một gia đình chưa?

Hình như là đã có theo một trong những ý nghĩa đó, và hình như là chưa theo một trong những câu trả lời kia.

Trong ngôi nhà đó, cái lò lửa nóng hực mặt trời buổi trưa, trong một Saigon đang lên cơn sốt chính trị, tôi đã phải tự bứng mình đi như người ta nhổ một bụi khoai ra khỏi cái luống đất xốp và rời rạc kia.

Đó là căn nhà của cơm nguội và nước lạnh, chan vào nhau lõng bõng lêu bêu, rời rạc nhạt nhẽo. Không ai có thể sống mãi trong một căn nhà như thế, khi cuộc đời bên ngoài tự nó cũng đang là một cái gì buồn thảm, lêu bêu lõng bõng, giả trá, xa lạ và đầy thù hận.

Tôi đã giã từ căn nhà đó, như cắt đứt cánh tay bị ung nhọt thối tha của tôi vì đã hết thuốc chữa.

Nhưng tình yêu của tôi dành cho Đăng và Mai vẫn còn nguyên vẹn. Đó là nỗi đau của tôi. “Con cần mẹ, nhưng ba cũng cần các con.” Cái hình ảnh một người đàn ông chiều Thứ Bảy đi thăm con ở nhà một người đàn bà trước kia là vợ mình, sao nó thê thảm đến thế!

Căn nhà ấy, mặc dù đã ra đi, tôi vẫn nhiều lần trở lại. Những buổi trưa, ba cha con ngồi quanh chiếc bàn ăn hình chữ nhật.
“Hôm nay con học gì? Một bài hát mới hả? Con hát ba nghe coi! Il était un petit navire! Il était un petit navire! Qui n'vait ja-ja-jamais navigué, Qui n'avait ja-ja-jamais navigué... Con ăn gì? Cay hả? Không, không cay đâu. Cái này không có ớt đâu!”

-Con phải cầm đũa như thế này, này! Con ngồi ngay ngắn nhé! Để tay lên bàn. Đúng! Thế!

-Con ăn thêm nữa không? No hả? Sao ít vậy?

Bữa cơm xong, Mai rửa mặt, đánh răng lâu thật lâu, tẩn mẩn tỉ mỉ từng chút, chậm rãi như một bà cụ non. Còn Đăng là một cái gì trái ngược: rửa mặt ào ào, đánh răng ào ào, chùi hai tay lên áo, trở lại bàn lấy tập và bút. Vẽ.

-Đố ba biết cái này là cái gì?

-....

-Ba dở ẹt! Thằng Tintin đi Hồng Kông mà ba cũng hổng biết!

-....

-Ba biết thằng cao bồi này tên gì không?

-....

-Ba thiệt hổng biết gì hết trơn hết trọi! Đây là Lucky Luke. Còn mấy thằng này là anh em đám thằng Dalton. Ghê chưa? Ba sợ hông?

-....

Đó là những buổi trưa, như những buổi trưa buồn thảm khác có ba cha con tôi trong căn nhà hộp diêm, thấp tè, nóng bức.
Cũng có hôm tôi bị phỏng vấn.

-Ba đi đâu? Sao ba không ở nhà?

-Ba đi làm việc!

-Ba làm việc ở đâu?

-Tụi con biết rồi mà!

-A! Con biết! Con biết! Mai la lên.

-Anh Đăng không biết đâu. Con biết nè! Bữa hổm ba chỉ cho em rồi. Phải không ba?

-Phải!

-Đó thấy chưa anh Đăng? Em biết mà!

Sau đó, ba cha con trải chiếu dưới đất. Đăng xem sách hình. Mai kể chuyện cô giáo trong trường. Rất nhanh, một đứa đánh rơi sách và một đứa thiu thiu.

Rồi đến lượt tôi, rất nhẹ nhàng rón rén ra đi, sợ làm kinh động giấc ngủ của hai đứa bé.

Ở căn nhà đó ra, tôi lại trở về căn gác trọ, tắm rửa, thay quần áo, xuống phố, nói chuyện tầm phào với lũ bạn ở một quán nước quen, đi rong qua những hàng sách “xôn,” xem một cuốn phim.

Còn cơm tối? Có khi là một bát phở, một khúc bánh mì, một chén bò viên, một chai bia... Cũng có khi, vì lười biếng, chẳng có gì hết ngoài những ly cà phê sữa đã uống...

Chiều Thứ Bảy. Thường lệ là những chiều Thứ Bảy, tôi đón Đăng và Mai đi ăn ở một quán Tàu trên đường Lê Văn Duyệt.

Cơm thố và thức ăn xào nấu vừa miệng. Đây là quán mà tôi và các con tôi thích nhất. Người chủ quán là một cô Tàu còn nhỏ nhưng mập tròn và lùn tịt như một chiếc thùng tô nô. Cô hay hỏi tôi:

-Má tụi nó đâu rồi?

 

Kỳ 22

Tôi mỉm cười không trả lời. Và bao giờ cũng vậy, đó là câu hỏi duy nhất mà cô luôn luôn nói với tôi. Sau bữa ăn là một chầu xi nê. Một cuốn phim mà trẻ con có thể xem được. Đôi khi nhằm một rạp vắng, Đăng đi từng dãy ghế, bật lên bật xuống từng chỗ ngồi, khua động từng chập trước giờ vào phim. Cuối cùng là vào một tiệm kem ba màu cho Đăng, bốn màu cho Mai, một cà phê liégeois cho tôi. Đêm trở về căn nhà ấy, hôn các con, và chia tay. Tôi lại lóc cóc chạy xe vòng qua Nhà Thờ Chúa Cứu Thế, rẽ qua con đường Nguyễn Thông đến Ngã Sáu chạy ngược chiều đường Phan Thanh Giản, qua một đường rầy xe lửa... vào một Cư Xá, leo lên một cầu thang dốc, tra chìa khóa vào một cánh cửa làm bằng ván ọp ẹp. Và bước vào một căn phòng không ai chờ đợi!

Tôi đã làm gì đời tôi?

Tôi làm một nghề bội bạc: dạy học. Nhiều người nói giáo dục là một nghề cao quý nhưng dạy học thì đồng nghĩa với bội bạc.

Chẳng cần nghe người khác nói tôi mới biết điều đó. Tôi đã từng nhiều lần nhìn thấy sự bội bạc ấy vào mỗi cuối niên học nơi những học sinh thông minh và dễ thương nhất của tôi. Tất nhiên không phải người học sinh xuất sắc nào sau cùng sẽ chỉ là một người bội bạc xuất sắc, nhưng thường những học sinh xuất sắc dễ trở thành những tâm hồn bội bạc cực kỳ xuất sắc& Tôi yêu những khuôn mặt trẻ trung, những thái độ ngông nghênh mà vô tội vạ của họ. Tôi thích nhìn thấy tuổi trẻ ấy lớn lên, mau chóng vượt qua những gì họ đã học được ở nhà trường. Hạnh phúc của tôi chính là được thấy sự trưởng thành của học sinh tôi, là thấy được một ngày kia những anh chị ấy biết khinh bỉ sự chết cóng và những xác ướp kiến thức trong sách vở. Nếu họ đi xa và bỏ lại đằng sau lưng những người thầy của họ về mặt kiến thức và tiền bạc vật chất (tất nhiên), tôi hiểu rằng điều đó không bao giờ có nghĩa là bội bạc.

Dù sao, sự làm ra vẻ lãng quên, hay làm ra vẻ mình có một trí nhớ khiêm tốn của một người học sinh trước người thầy học cũ, cũng chỉ là một điều tự nhiên và bình thường trong xã hội ngày nay. Điều bất bình thường chính là người học sinh ấy còn nhớ đến người thầy của mình!

May mắn cho tôi trong đời mình cũng có đôi lúc nhận được sự bất bình thường loại đó. Và đó là một điều hiếm hoi của chút ánh sáng hạnh phúc phù du còn lại trong cái mờ mịt của một xã hội thời nay.

Tôi biết tôi là một tên lười biếng.

Tôi chỉ đọc những gì liên hệ đến công việc tôi đang làm, chỉ ăn những thức ăn đã dọn sẵn trên bàn, chỉ trò chuyện những ai đụng vào trái tim tôi, chỉ yêu những ai can đảm yêu tôi. Tôi không biết sục sạo, bươi móc như con gà tìm kiếm chút hạt gạo thừa ngoài sân.

Tôi là tên đàn ông thụ động trong tận cùng xương tủy.

Đừng tưởng là tôi không chán tôi. Tôi chán tôi như người ta vẫn thường chán những thức ăn thừa phải hâm đi hâm lại mãi nhiều lần trong nhiều ngày.

Nhưng tôi là ai?

Tôi là người đàn ông lang bang, lêu bêu. Tôi đang là cái tôi cách đây mười năm khi mới vừa tốt nghiệp ra trường. Một lần Quỳnh nói anh cứ coi như mình đang bắt đầu từ con số không đi! Tôi không đồng ý cách nói đó của Quỳnh. Làm sao tôi có thể bắt đầu được từ con số không? Tôi đang bắt đầu từ âm số. Dưới con số không nhiều bậc kia. Tôi đã bị trừ đi cái mười năm của tuổi trẻ phung phí vào một người đàn bà gian trá. Tôi đã bị trừ đi cái mười năm của một sự trống trơn về tai tiếng. Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19367)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20335)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21351)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20310)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20201)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20863)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20030)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20118)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20527)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20109)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21609)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21077)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21863)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20887)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21855)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21082)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20375)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20971)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20026)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19144)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20249)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19562)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20448)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21621)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20381)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19794)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19774)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20551)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19721)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19998)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21058)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21027)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21712)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20596)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21056)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20798)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19525)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20778)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20493)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18960)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19343)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18714)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19656)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21317)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20488)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18999)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20572)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19337)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18499)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18981)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?