12:03 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

THAY LỜI BẠT - NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

07 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 9889)

tho_tkb_-1-large-large-content

THAY LỜI BẠT

 Tôi bất ngờ đến ngạc nhiên khi nghe ảnh nói in thơ. Ảnh thường có những điều làm tôi sững sờ như vậy. Tôi nói in thì in cho vui với người ta và giữ làm kỷ niệm, chứ bây giờ thơ không có giá, bán sỉ bán lẻ cũng không ai mua. Tặng không mà người ta vui vẻ nhận là phước lắm rồi. Hồi trước mấy năm ảnh còn ở Trung học, Bà Nội cho hai chỉ vàng, in thơ tiêu hết. Tập Bên Lề Cuộc đời tôi chỉ thấy mặt mũi một lần, chưa kịp coi trong ruột trong gan, nay đã thành tro bụi rồi. Nay lại in thơ, chắc tiêu luôn một cây hai quá! Nói vậy chớ tôi không phản đối gì hết, nhưng thiệt tình không an tâm mấy! Thơ gì mà thơ? Cũng không còn trẻ trung gì mà thơ với thẩn.

 Hồi mới quen nhau, lâu lâu ảnh dúi vào tay tôi một bài thơ cắt từ trang báo, xếp làm tư, trân trọng lắm! Những bút hiệu khác nhau mà ảnh dùng cho Thi Văn Đoàn ở tỉnh lẻ, đăng trên báo ở Sàigòn như lạ hoắc ít làm ai nhớ. Mà ảnh cũng khôn, ít khi nào thấy nhắc lại, mà có nhắc cũng không làm ai nhớ được. Chỉ nhìn ảnh xếp bài thơ, trang trọng bỏ vào ngăn trong cùng của cái bóp là tôi có niềm vui nhỏ nhoi, đi theo niềm vui lớn của ảnh.

 Vui thì vui, nhưng ảnh có bao giờ làm thơ tặng cho tôi đâu! Ảnh còn nói tặng cho Bà Xã là tặng cái khác, tặng thơ làm gì, nó lang bang hơn tấm lòng chung thủy mà ảnh có. Tôi tin vậy và thấy những bài thơ tặng vợ tặng con của các thi sĩ hình như không có tác dụng bằng “ thơ không tặng” vì đọc thơ là biết thơ viết cho ai, dành cho ai, cần gì phải đề chữ to tướng “ Tặng vợ hiền…” , “Viết cho con…” Một mái ấm đơn sơ của chúng tôi đã là quà tặng quý giá khó tìm rồi.

 Cho đến khi cái bút hiệu Trần Kiêu Bạc xuất hiện trên vài trang báo ở địa phương, nơi chúng tôi đang ở, lan ra vài đặc san bên nầy, rồi tỏa rộng trên Net toàn thế giới, tôi mới để ý tìm hiễu thêm, nhất là khi thấy ảnh đang loay hoay, lò mò làm Trang Nhà riêng. Cũng không có gì thắc mắc. Bây giờ Web tràn lan mà! Nghe nói có hàng triệu triệu trang Web cho cả thế giới rồi. Thiến heo cũng có Web riêng thì trách chi thơ phú, nơi mà người ta có thể quảng bá thơ văn mà khỏi cần in thành sách. Chuyện đó đâu có lạ lùng gì? Tôi có vào đó coi, thỉnh thoảng, khi mà trên Net không còn gì hấp dẫn để coi. Tôi ngộ ra rằng ảnh làm thơ như thợ. Người thợ hồ xây nhà làm nhà cửa, thợ rèn làm rựa làm dao, còn ảnh làm thơ, không thấy ai đòi giấy phép hay “ Lai Xìn Lai Xiếc” gì hết. Mà hình như thơ ảnh cũng nhiều, cả ngàn bài, cũ lâu có, mới toanh có, lớp cất trong rương, lớp trưng ra “chợ”. Tôi thấy thơ ảnh cũng không khác thơ của người ta mà tôi đã có lần vô tình ghé mắt qua! Những bài thơ cho quê hương, cho tổ quốc, cho trường cũ, cho người nào đó không tên hay tên giả ở tận Sàigòn, Huế, Hà Nội, Cần Thơ, Bến Tre, Biên Hòa hay Tây Ninh… đều nằm trong đống thơ ảnh, bình thường như những bài thơ lá cải lá sung mà bất cứ người nào sau khi bỏ cái túi xách đệm, rời phi trường San Francisco để vào xứ Mỹ đều có thể làm được và trở nên thi sĩ hải ngoại ngay. Tất nhiên ngoại trừ tôi, người đàn bà chưa bao giờ coi thơ quan trọng ngang với áo cơm và hạnh phúc gia đình.

 Trong một ngày đẹp trời, rảnh rỗi, tôi tình cờ đọc nhiều bài thơ viết về Mẹ, Ba ( mà chúng tôi vẫn gọi là Thầy, giống như người Bắc), về chị em, những người thân và về nơi chôn nhau cắt rún của ảnh, được gom chung vào mục “ Thơ Trong Máu Thịt” trong Web riêng.

 Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa kể cũng là đáng xếp vào hạng đặc biệt khó kiếm. Tôi không muốn cho ảnh biết mình khóc, có khi ảnh hiễu lầm là thơ ảnh hay mà lên mặt tự kiêu chăng, hoặc là sợ ảnh tưởng là Thơ Trần Kiêu Bạc đã vượt qua mức bạn bè đã tặng cho ảnh. Cho nên, dù tôi khóc có ướt cả cái khăn tắm, tôi cũng không bao giờ, nhất định không bao giờ thố lộ. Thiệt tình mà nói, tôi vốn yếu đuối khi nhắc tới Mẹ dù là Mẹ của ai, huống hồ chi là Mẹ ảnh, Mẹ chồng tôi, người đã xé lòng xé ruột sinh ra ảnh cho tôi tới bây giờ. Tôi mang hoài trong những bài thơ nhớ Mẹ ấy. Tôi không khâm phục ảnh hoàn toàn vì lời thơ chỗ nầy chỗ kia còn thô vụng, nhưng thơ về Mẹ riêng mà gởi tâm sự lớn cho những đứa con cùng hoàn cảnh như là mẫu số chung, bất kể tử số khác nhau như thế nào như những bài của ảnh thì không phải ai cũng làm được.

 Tôi tò mò chạy qua những bài thơ khác, sau đó. Cũng thường thôi! Cảm động cũng được mà không cũng được. Cũng may, tôi đã quen với tính tình ảnh qua lối sống bình dị, ăn nói bình dân, ít làm mất lòng ai, nên thông cảm với ảnh là chuyện không có gì lạ!

 Khi tôi đánh máy đến đây, ảnh thấy và có vẻ hơi ái ngại. Tôi vui vẻ: Hình như Tập Thơ anh chưa có Lời Bạt, anh dùng những lời nầy gọi là THAY LỜI BẠT không chừng hay hơn và anh khỏi nhờ ai viết BẠT. Mà có nhờ ai viết lời Giới Thiệu hay Ý Kiến gì thì họ cũng kiếm cách nầy cách nọ để khen anh thôi. Ai mà nở chê anh giữa rừng Thơ Văn bề bộn như vầy! Cho dù những nhà thơ lớn đã khuất mà sống dậy được nhờ viết BẠT cho anh cũng khen anh thôi. Anh làm thơ Lục Bát tuột vần có khi được khen là cách tân táo bạo, hay làm Thơ Đường sai niêm luật cũng được coi là cải tiến, văn minh. Tôi chưa thấy một quyển sách nào có đăng lời chê tác giả dù một ý nhỏ ( vì chê thì đâu có được in vào sách!). Tôi an tâm là khi bài nầy được đăng và sẽ không có sự chỉnh sửa nào, ngay cả một chi tiết nhỏ vì tôi vốn biết ảnh rất ghét ai sửa thơ văn ảnh hay là sửa thơ văn ai dù là một dấu phết.

 Khi tôi thử hỏi ảnh có nên đăng tiểu sử, tên thật, hình ảnh cá nhân hay trình độ học vấn, thì ảnh trả lời là cũng nên nêu sơ lược để nói lên là mình có “căn cước” thật mà không nên khoe khoang hay cố ý làm nổi bật học vị, chức vụ hành chánh, hay lon lá quân đội làm chi! Cũng nên nhớ là có trình độ học vấn cao hay quyền thế trong xã hội không có nghĩa là làm thơ hay mà sự thật còn trái ngược lại nữa, ăn nhập gì đến Thơ và mãi mãi câu ngạn ngữ Pháp “ Cái Tôi là đáng ghét” luôn có giá trị trong đời sống.

 Còn hình thì nên chọn hình mới chụp, không nên dùng hình quá cũ, lúc còn trẻ để đánh lừa người đọc mà khi gặp tác giả họ sẽ bật ngửa vì không nhận ra!

 Còn tên thật cũng không đăng làm chi. Cái tên Trần Ngọc Danh là của Cha Mẹ hy vọng đặt ra. Danh mập là của bạn bè tinh ý gọi cho. Sáu Six là của anh chị em trong nhà thương mến tặng, đâu có liên quan gì đến thơ phú? Riêng bút hiệu Trần Kiêu Bạc bây giờ ít nhiều gì cũng là của thiên hạ rồi. Nói quá, thì cái bút hiệu nầy cũng như một thương hiệu được ít nhiều người biết, như Mì Hai Con Tôm, nước mấm Hai Con Cua; lâu dần có khi nổi tiếng như mắm ruốc Bà Giáo Thảo, giày Nike hay áo lót phụ nữ Victoria Secret, biết đâu! Tôi nghĩ, nếu như ảnh làm thơ hay, được người đọc đồng cảm và ca tụng, họ sẽ tìm hiểu tiểu sử của anh mà không cần khoe ra trước và bao giờ cũng vậy. Tiểu sử mình do người khác viết vẫn hay và trung thực hơn là tự mình viết cho mình. Như Thi sĩ Hàn Mạc Tử bây giờ sống mãi với mọi người bằng cái bút hiệu đó, chứ ai nhớ tên Nguyễn Trọng Trí làm chi? Tôi vẫn tin là Tiểu sử và Tác Phẩm nhiều khi không song hành với nhau, mà có khi lại là những đối lập đến lạ lùng, ngớ ngẩn

 Nói thiệt lòng, tôi là người đàn bà nhà quê, không biết làm thơ, nhưng không đến nỗi không biết thưởng thức thơ. Tôi như người nội trợ không biết câu cá nhưng ra chợ nhìn sơ là biết cá nào ngon để mua về. Trong sự thưởng thức thơ cũng vậy. Thẩm định giá trị một bài thơ có thể còn sơ xuất, nhưng cảm xúc với thơ thì tôi có thể đưa mình vào thế giới cảm xúc chân thật mà ít sai sót.

 Tôi sẽ đón mừng Tập Thơ của ảnh như đón mừng người bạn cố tri từ lâu không gặp. Tôi sẽ nhìn lại trong Tập Thơ một góc quê hương xa lắc mà chúng tôi đã bứt ruột ra đi. Tôi sẽ gặp lại tình thương bao la của những người thân sau bao ngày xa cách. Tôi sẽ cám ơn những cái bóng mà không hình của nhiều phụ nữ trong thơ ảnh nếu như nhờ những cái bóng ấy mà thơ Trần Kiêu Bạc được bay cao lên hay tỏa rộng thêm. Tôi cũng tự tin là những hình bóng ấy chỉ là Người- Của- Thơ thôi chứ không phải Người- Ở- Đâu. Đó vì nhiều lần ảnh bảo tôi: Ngoài Mẹ của chúng tôi ra, không một phụ nữ nào được có mặt trang trọng trong thơ ảnh hết. Còn tôi, tôi không bao giờ có mặt trong thơ Trần Kiêu Bạc, nhưng có trong không gian yên tỉnh, ở phía sau lưng, trên ngọn bút bi, hay lẩn trong bàn tay đặt mỗi đêm trên bàn phím nhỏ vì hơn ai hết, ảnh biết rằng, nếu không có ly trà đậm hay chén cháo khuya thì không có thơ Trần Kiêu Bạc trên cõi đời nầy. Tôi chỉ tiếc là không đọc kỹ những bài thơ ảnh khoe hồi mới quen nhau hay chưa đọc được hết nội dung tập Bên Lề Cuộc Đời hồi còn trẻ nên không biết ở bên ngoài Tổ Quốc, ảnh có khác đi trong Thi Văn hay không? Tôi cũng tiếc vì đáng lẽ lần in nầy là The Best of TranKieuBac mà thành “ The BỐC of TranKieuBac” vì quyển sách nầy có hạn mà thơ thì tùm lum nên không chọn đúng tất cả bài, đành bốc ra thôi! Tôi ví ảnh như một hình vuông có 4 góc. Hai góc cho gia đình, một góc cho THƠ ( chữ in hoa), một góc khác cho sự lãng mạn đáng yêu của một con người luôn có đầy nguồn cảm xúc. Vậy là cũng hoàn mỹ rồi!

 Tôi bình thản vô tư “ Save” bài nầy vào ổ cứng của máy. Nói là bình thản mà không yên tâm vì có thể vào giờ phút chót ảnh đổi ý mà làm khác vì ảnh vốn là người thường làm những chuyện ngạc nhiên đến sững sờ. Vậy tôi có nên cầu trời không?

Californnia, ngày 08 tháng 8 năm 2013

NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

Bạn đường của người được gọi là Nhà Thơ Trần Kiêu Bạc


Nhạc phẩm " Theo Dấu Thời Gian" nhạc Võ Đình Tuyết - Hồng Ngọc Trình bày



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6701)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5871)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6926)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7334)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6349)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6063)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6624)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5424)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5286)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5584)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5523)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5569)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6022)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6816)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6829)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6171)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6099)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6265)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6451)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6907)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6570)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6951)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7020)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6810)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6431)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47142)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66979)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24942)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5983)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5978)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6295)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7013)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5521)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5766)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6378)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5651)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5462)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5926)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6409)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5473)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6010)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6202)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6212)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8163)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7098)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6345)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8746)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7793)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7423)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7352)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu