7:21 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

HƯỚNG VỀ LÀNG TÔI - HUỲNH SANH

13 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 10660)
dnaisn-large-content
Năm hết Tết đến.
Chữ Tết đơn giản mà nhiều ý nghĩa đó gợi lại cho ta nhiều kỷ niệm êm đềm có, mà chua cay cũng có, tùy cá nhân, hoàn cảnh và địa phương.
Thủ đô Sàigòn, Tết là chợ bông Nguyễn Huệ với những cành mai vàng óng, những chậu cúc đủ màu, những cây vạn thọ đỏ vàng tươi đẹp, những cây kiểng cằn cỗi được uốn nắn, cắt tỉa lâu năm để tạo nên những hình rồng, phụng, nai, gà... sống động... Tết cũng là những gian hàng bánh mứt, pháo, được chưng bày rất công phu, xen lẫn với những quày hàng đầy dưa hấu Trảng Bàng, bưởi Biên Hòa, cam quít Cái Bè, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt Lái Thiêu... Sau những gian hàng đó, những cô thiếu nữ son phấn lòe loẹt, áo quần chải chuốt, đang nhoẻn những nụ cừơi duyên để chào đón, mời mọc khách du xuân.
Đối với trẻ em, Tết là để khoe bộ cánh mới vừa lôi ra từ những rương tủ, còn đượm mùi long não, cũng là dịp mừng tuổi Ông Bà Cô Bác, để kiếm bao lì xì, rồi chạy đi cúng trọn vào những sòng Bầu Cua Cá Cọp, hoặc trong tiếng pháo chuột nổ dòn.
Đối với những người lớn tuổi, Tết là cúng quảy Ông Bà, xông đất thân nhơn, chè chén với bạn bè, gầy sòng thâu đêm, ăn chơi thỏa thích để bù lại những ngày lam lũ, cực nhọc trọn năm.
Đối với những kẻ tha hương, ôm mối hận vong quốc, bồng bế nhau vượt trùng dương, bất chấp gian lao hiểm trở, bỏ lại sau lưng bao nhiêu sự nghiệp đã được tạo ra bằng mồ hôi nước mắt, nén lòng lìa xa bao người thân thích để tránh khỏi chế độ Cộng Sản bạo tàn, vô nhân, bất nghĩa. Đối với những kẻ xấu số ấy. Tết là phút giây tưởng niệm để lòng mình hướng về quê hương mến yêu, vọng về những làng mạc xa xôi hẻo lánh, nơi chôn nhau cắt rún, để sống lại đôi phần những kỷ niệm êm đềm khó tìm lại nơi xứ lạ quê người. Đó cũng là tâm tư kẻ viết bài nầy.
Mời các bạn thân hữu cùng tôi trở lại Làng Tôi.
Tôi chào đời cách đây hơn 60 năm tại làng Bửu Long, một làng nghèo nàn, dân cư thưa thớt, cách tỉnh lỵ Biên Hòa lối năm cây số về hướng bắc. Làng tôi nhỏ hẹp vì ở vào một địa thế đăc biệt; sau lưng núi Bửu Long ngăn cách, trước mặt sông Đồng Nai chắn ngang. Vì thế bề dài làng tôi lối 1500m, bề ngang chỗ rộng nhất lối 450m. Tuy nhỏ bé làng tôi cũng không kém phần quan trọng về mặt kinh tế, vì đây sản xuất đá xanh để trải đường và làm mộ phần. Khách thập phương thưởng ngoạn viếng làng tôi, vì trên trái núi có ngôi cổ tự tên gọi Bửu Long, nổi danh với Long Đầu Thạch và Hổ Đầu Thạch còn gọi nôm na là Hàm Rồng Hàm Hổ, tạo nên bởi những hòn đá thiên nhiên chồng chất thành hình đầu rồng và đầu hổ. Để có một ý niệm rõ hơn về làng tôi, mời các bạn xem bài vịnh núi Bửu Long sau đây:
Đồng Nai dòng nước uốn quanh
Ôm vòng Thạnh Hội*, ngăn Bình Hòa thôn**
Bửu Long trấn thủ một đồn***
Có con lộ bóng có cồn cây xanh
Bửu Long cổ tự chùa linh
Đá chồng trên đá, tượng hình Hổ, Long
Đây non nước một vùng
Danh lam thắng cảnh Biên Hùng là đây.
*Thạnh Hội là một cù lao ngang làng tôi
** Bình Hòa là làng giáp ranh về hướng Bắc
***Xưa kia Bửu Long là tiền đồn trấn giữ tỉnh Biên Hòa.
Bao nhiêu đăc điểm đó hợp lại tạo thành một trong những thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Biên Hòa và của cả miền Nam nước Việt.
Sở dĩ tôi dài dòng về vị trí, diện tích và địa chất làng tôi vì những việc sắp kể sau đây có liên quan mật thiết với những chi tiết đó. Làng tôi gồm lối 100 gia đình, mà 90% là Hoa kiều hoặc Việt gốc Hoa. Họ sống về nghề làm đá trải đường, đá cấp tán để kê cột nhà, đá mộ bia, cối xay bột, tạo những ngôi mộ theo kiến thức Trung Quốc. Ngoài nghề làm đá, họ còn sống bằng nghề phụ không kém phần quan trọng: nghề in gạch, ngói dùng trong làng hoặc cung cấp cho những tỉnh kế cận như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một...
Riêng nghề làm đá, tôi có thể tự phụ nói rằng, từ Nam chí Bắc, ít nơi kiến tạo được những công trình tuyệt xảo như ở làng tôi. Muốn tận mắt thưởng thức sự khéo tay đầy kiên nhẫn của các anh thợ đá, xin mời các bạn cùng tôi rẽ vào viếng thăm một trại đá của người Hoa kiều nước Hẹ (Hakka), ngắm nhìn những thân hình lực lưỡng đang còm lưng chăm chú đục, đẽo, chạm trổ những phiến đá xanh để tạo những hình Rồng, Phụng, Cá hóa long, Kỳ lân... Tất cả những hình ảnh giả tưởng nầy đều được chạm nổi trên những cây trụ đá dài từ 2 đến 5-6m: Rồng với những móng vuốt bén nhọn, miệng há to ngậm trái châu tròn vo, thò tay khều mà không lấy ra được; Phụng như như cánh xòe to như sắp vượt lên mây; Cá hóa long đang lượn trên dòng sóng bạc; Kỳ lân ngậm châu chễm chệ ngồi trên trụ đá vuông... Nhiều nơi đã đặt những trụ Rồng, Kỳ lân nầy để dùng vào việc xây cất Chùa Ông hay Chùa Bà theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Và 9 cây trụ Rồng nầy cũng đã được nhà triệu phú Cao Triều Phát ở Bạc Liêu đặt để tạïo Cửu Trùng Đài cho thánh thất Cao Đài. Không biết những công trình độc đáo nầy còn giữ được nguyên vẹn hay đã bị bọn Cộng phỉ đập tan theo chánh sách vô thần của chúng. Một đặc điểm khác là sự kiến tạo một ngôi mộ đá xanh mài láng như mặt đá cẩm thạch, chạm trổ tinh vi theo kiến trúc cổ truyền Trung Hoa, cho những thân nhơn quá cố của những tay trọc phú Trung Hoa hay Việt nam như Hui Bon Hỏa, Lý Long Thân, Trương Văn Bền, Y Oan Tần Kiệt... Những công trình tuyệt kỷ đó đã được thực hiện bởi những người tiền phong về nghề làm đá mã trong đó có ngoại tổ và thân phụ của tôi, hợp cùng những tay thợ lành nghề từ Trung Hoa sang lập nghiệp có hơn 100 năm về trước.
Rất tiếc vì phải chạy theo trào lưu tiến hóa nên tôi đành xoay nghề, để mai một một kỹ thuật tinh vi hiếm có. Phải chăng đó là một trọng tội đối với nền mỹ nghệ nước nhà!
Như trên đã nói, ngoài nghề làm đá, dân làng còn sống bằng một nghề phụ là nghề in gạch ngói. Đến đây, các bạn sẽ thấy vị trí ven sông là ưu điểm của làng tôi. Thời bấy giờ, việc in gạch ngói đều trông cậy vào sức lao động chân tay. Vật liệu chánh là đất sét phải do những ghe tam bảng chở từ bên kia sông về. Việc giao hàng cũng nhờ ghe thuyền chuyên chở. Và cái làng nhỏ hẹp của tôi có được tất cả là bảy lò gạch ngói nên được kêu bằng một tên khác: làng Lò Gạch. Phần đông thợ in gạch là phụ nữ, ban ngày đập đá trên núi, tối lại đi in gạch để bù đắp vào sự túng thiếu của gia đình. Tuy phải làm việc vất vả một sương hai nắng như vậy, nhưng các cô thợ in vẫn vui tươi, luôn luôn cười cười nói nói, không hề mở miệng than van về số phận của mình. Trái lại các cô còn có một "tâm hồn nghệ sĩ" đáng mến. Để quên phần nào sự mệt nhọc, các cô vừa in gạch ngói vừa ca những bài cổ ca, ngâm thơ, vịnh phú, trêu chọc nhau bằng những chuyện tiếu lâm, rồi xúm lại cười dòn như pháo Tết. Cái thú được các cô ưa thích nhứt là những trận "hò bắt" (người nầy hò kẻ kia bắt lại gọi là "bắt") để ghẹo những anh trai tráng chèo ghe cát từ trên thượng lưu xuôi dòng sông Đồng Nai về cung cấp cho thủ đô Sàì Gòn hoặc những tỉnh Tiền giang. Cát Biên Hòa được nổi tiếng là tốt nhất miền Nam, cũng như bưởi Biên Hòa ngon không đâu sánh kịp.
Đến đây, mời các bạn cùng tôi bách bộ lên sân in vào một đêm tốt trời để thưởng thức một thú vui tao nhã, tràn đầy thi vị ít nơi có. Tuy đang cặm cụi in, nhưng mắt các cô vẫn luôn luôn canh chừng dòng nước biếc. Kià một ghe cát vừa ló dạng nơi đầu vịnh, lờ đờ trôi giữa sông. Một tiếng hò lảnh lót vang lên tức khắc, phá tan sự u tịch của đêm khuya, để gh(c)o chàng trai nào đó đang còm lưng đẩy mạnh mái chèo. Hò rằng:
Hò. . . ơ. . . ơ. . . ơ. . .ơ
Ban ngày anh chèo ghe mệt ngất
Tối lại anh phải lặn cát lạnh rung Em thương anh em cũng muốn bạn cùng
Nhưng phận đào thơ liễu yếu
Hò. . .ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Nhưng phận đào tơ liễu yếu
Giúp trai hùng được đâu
Câu hò vừa dứt, giữa sông một câu hò bắt lên:
Anh ngày đêm dầm mưa dãi nắng
Để mong cùng em chấp gắn sợi chỉ hồng
Hò. . ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Nếu đôi ta nên nghĩa vợ chồng
Anh thì chèo ghe lặn cát
Còn em thì lo phụng dưỡng song thân ở nhà.
Câu hò "bắt" vừa dứt thì nghe ghe cát đã lướt khỏi sân trên. Một giọng hò khác của cô thợ in sân kế được nối tiếp liền:
Tạ lòng anh muốn cùng em gây một chữ đồng
Nhưng dạ em còn ngại
Hò. . . .ơ. . . .ơ. . . .ơ. . . .ơ
Nhưng dạ em còn ngại
Mẫu thân anh không bằng lòng.
Trên ghe cát lặng thinh, có lẽ vì cạn nguồn thơ.. Một tràng cười chế nhạo nổi lên trong nhóm mấy chị thợ in ranh mãnh.
Một ghe cát khác lù lù trờ tới. Tiếng hò ghẹo lại nổi lên:
Hò. . .ơ. . . ơ. . . ơ. . .
Tiếng anh ăn học làu làu
Lại đây em hỏi thử
Hò. .. ... ơ. . . ơ. . . ơ. . . ơ
Lại đây em hỏi thử
Vậy chớ Cây Đào có mấy bông?
Anh chàng trên ghe cát, có lẽ chưa tìm ra liền câu "bắt", nên mở đầu bằng một câu giáo tuồng:
Ngó lên trời thấy cụm mây trắng
Ngó lên núi thấy đám mây vàng.
Bây giờ anh mới hỏi nàng
Sao trên trời mấy cái
Mấy con cá vàng lội dưới sông?
Rồi cái đà tương tự như thế, người trên sân hò, người dưới ghe bắt, sân này chuyển qua sân nọ, ghe này sang qua ghe kia, cứ liên tục tiếp diễn suốt đêm, cho đến khi chiếc ghe cát cuối cùng mất dạng trong đám sương khuya. Rồi đêm khác, đêm khác nữa, ngày nầy sang tháng nọ, cái trò tiêu khiển đầy thơ mộng nầy cứ tái diễn, lắm khi kết cục bằng những đám hôn nhơn tốt đẹp giữa chàng trai ghe cát và cô thợ in ngói xinh xinh.
Điều đáng nói nơi đây là những câu hò đầy văn hoa, những câu "bắt" đầy ân tình nhưng không thô bỉ, được thốt ra nơi cửa miệng của các cô thôn nữ nghèo nàn, những chàng trai dốt nát, vì kế sinh nhai phải sớm lăn vào đời lao động, không được diễm phúc đến nhà trường như những con nhà khá giả khác. Bất quá họ chỉ nhờ anh chị lối xóm chỉ cho biết đọc sơ chữ quốc ngữ để học những bài ca Dạ cổ hoài lang, Tây thi, Cổ bản, Bình bán vắn, Khổng minh tọa lầu... hoặc để xem truyện Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa, Con Tấm Con Cám... Vậy mà họ tức cảnh nên lời, tạo được những câu hò bất hủ, tuy mộc mạc nhưng thâm thúy, hồn nhiên, không cầu kỳ chải chuốt nhưng bao hàm ý vị, đầy vẻ nên thơ. Cái đáng nói là khi cô thợ in bị bí lối, hoặc anh chèo ghe tịt ngòi thì cô hay anh khác nhảy vào trận để "cứu bồ" liền. Ngộ nghĩnh và đáng khen ở cái tình đồng đội chặt chẽ đó.
Tiếc rằng những thú vui tao nhã như thế đã diễn ra tôi còn là cậu bé mới học lớp nhì trường làng, chưa thưởng thức hết cái hay của nó để ghi hết vào lòng, nên chẳng còn nhớ được bao nhiêu hầu cung hiến các bạn. Chỉ còn nhớ rõ là khi trời sụp tối, cơm nước xong, tôi và các bạn nhỏ không đêm nào không có mặt ở sân in để nhảy chắn chậu, phụ bưng đất sét với mấy chị thợ in, hoặc để cười hùn với các chị cho thêm rậm đám.
Mười lăm năm sau...
Vì phải lên Sài Gòn, rồi xuất ngoại du học nên tôi vắng làng trong thời gian lâu. Khi trở về làng cũ, việc tôi làm trước nhứt là lên thăm những lò gạch cũ. Tim tôi se lại, nước mắt tuôn trào khi đứng trước cảnh điêu tàn, sụp đổ phũ phàng. Những lò gạch xưa kia, khi được đốt lên đã hùng hổ phun khói lửa tận mây xanh không thua những hỏa diệm sơn trong cơn giận dữ, nay chỉ còn là những đống gạch vụn, phủ đầy rêu xanh, cỏ dại, chỉ để làm ổ cho chuột bọ rắn rít. Vì cạnh tranh không lại những lò gạch tối tân chạy bằng cơ khí, năng xuất cao, phẩm chất tốt, giá thành lại rẻ, nên những chủ lò đành đóng cửa lò gạch, dẹp sân in để chuyển sang nghề khác.
Đang ngậm ngùi cho số phận hẩm hiu, nhưng có một quá khứ nên thơ của những lò gạch cũ, bỗng dưng tôi nghe một giọng hát quen thuộc từ trong mái tranh rách nát theo gió thoảng ra. Tọc mạch, tôi đẩy tấm phên tre xiêu vẹo dùng làm cửa, rón rén bước vào nhà. À, té ra là nhà chị Nữ, một chị thợ đập đá kiêm thợ in ngói, một thôn nữ dịu hiền, có giọng hò hay nhứt nhì trên sân in của bà ngoại tôi. Thấy tôi chị lật đật bồng đứa nhỏ vừa lên một tuổi rối rít mời tôi ngồi ghế chơi, theo thế quen miệng. Thật ra, nhà chị chỉ có cái bàn cũ rích và một cái chõng tre vừa dùng làm giường ngủ, bàn ăn và cái sân chơi cho mấy đứa con chị. Sau những câu thăm hỏi thường lệ, tôi khen chị một câu:
- Chị bây giờ cũng còn hò hay như cũ!
Một nét buồn vụt hiện trên nét mặt rám nắng của chị, nhưng chỉ một thoáng, chị cười dòn và trả lời gọn:
- Hay ho gì nữa mà cậu khen. Bây giờ chồng con đùm đùm đề đề. Anh nhà tôi đi làm chưa về, tôi ở nhà lo cơm nước cho ảnh và giữ mấy đứa nhỏ. Hổm rày, con Tý vừa thôi sữa, nó nhõng nhẽo quá nên phải hát ru nó mới chịu ngủ.
Trong câu trả lời đơn sơ và hồn nhiên đó, tôi nhận thấy ở chị một cái gì cao đẹp. Lúc nhỏ làm việc đầu tắt mặt tối để nuôi dưỡng cha mẹ già, lớn lên có đôi bạn thì chỉ biết thờ chồng nuôi con, đúng theo nề nếp cổ truyền của A¨ đông ta. Hình ảnh cô gái ngây thơ, nhí nhảnh đáng mến khi xưa, nay chỉ còn sót lại một thiếu phụ già trước tuổi vì phải làm lụng quá cực khổ, một nụ cười hồn nhiên và một giọng hát ru con lảnh lót như độ nào.
Tôi từ giã chị mang theo lòng buồn man mác. Chỉ biết buồn chứ không làm gì hơn được. Thể theo "DỊCH", mọi sự trên vũ trụ đều phải "BIẾN", "ĐỘNG". Trên trời mấy vì sao luôn luôn di động, gió thổi mây bay. Dưới thì quả địa cầu luôn luôn xoay chuyển, lòng đất luôn luôn rúng động. Trên thế gian, NGƯỜI, CÂY CỎ, CẦM THÚ đều biến dạng không ngừng. Làm sao đi ngược lại những biến chuyển tự nhiên của Tạo Hóa được.
Chỉ nguyện với lòng mình không bao giờ lãng quên HẬN NƯỚC MẤT NHÀ TAN, đặt nặng tình yêu thương đồng bào, kết chặt tình Đoàn kết, bỏ ngoài tai những bất đồng nhỏ nhen để lo cho Đại Sự. Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
 
HUỲNH SANH


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7786)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7755)
Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau. Con sẽ được ở bên cạnh má đời đời
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8561)
Khó khăn và quan trọng nhất là làm sao tui giữ vững sự thương mến của mọi người đã dành cho, để một ngày như mọi ngày vẫn là ngày sinh nhựt cũa tui.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9620)
Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ. Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9445)
Cư An Tư Nguy” cám ơn trường bộ binh Thủ Đức. Quân trường đã rèn luyện chúng ta sự nhẩn nhục và chịu đựng của một người lính
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 8477)
Các bạn hãy hẹn nhau cùng về hội ngộ. Để tìm lại niềm vui và nụ cười hân hoan sum họp của thầy cô và bạn hữu.
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9645)
Nhớ đòi nó rửa lon vụ này cho cẩn thận nghe mấy cha. Ít nhất ông Thường Vụ này cũng thích ca hát, thích nhậu nhẹt và rất biết lo cho anh em.
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 10317)
Cái nhà! vâng " Sống có nhà, chết có hòm" là câu nói ngoài miệng khi người ta khẳng định chủ trương cuộc sống của mình.
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7529)
đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 7293)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 8393)
“Chúng tôi là người lính”. Hy vọng chúng tôi đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày D- DAY của Lữ đoàn 304TH
15 Tháng Sáu 2017(Xem: 8508)
khi phác thảo xuất thần các khuôn mặt bạn văn, bằng hữu cô có lòng yêu quí. Như vậy cũng đủ cho người viết khi tình cờ ngẫu hứng muốn ‘Viết về Duyên
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9252)
Cuộc sống dù khó khăn cách mấy nhưng những tình cảm tốt đẹp này còn tồn tại thì đời sống vẫn còn ý nghĩa biết bao nhiêu.
21 Tháng Năm 2017(Xem: 7754)
không ai giống được như Má trong thế giới của Ba. Đối với Ba, cuộc sốngcủa Ba đã chấm dứt từ khi hơi thở cuối cùng của Má trút ra trên thế gian này
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12559)
kim đồng hồ không bao giờ quay ngược được, chiếc lá không còn đủ xanh trở nên vàng úa chuẩn bị lìa cành...
29 Tháng Tư 2017(Xem: 8814)
Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm
28 Tháng Tư 2017(Xem: 9518)
Nếu không có ngày này thì Mẹ đã không mất chồng và con không mất Ba khi mới 1 tuổi đời
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7859)
Bản thân tôi cứ mỗi năm đến hẹn lại thu xếp nghỉ làm để góp sức với chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh.
17 Tháng Tư 2017(Xem: 7720)
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 9528)
Có chăng chỉ là chữ tình để lại cho đời. Tình đồng nghiệp, tình thầy trò, bạn bè và đồng hương
11 Tháng Ba 2017(Xem: 7734)
Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8604)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
18 Tháng Hai 2017(Xem: 9361)
Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân
14 Tháng Hai 2017(Xem: 8648)
Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức
11 Tháng Hai 2017(Xem: 9018)
Hai bản nhạc God Bless America và Việt Nam Việt Nam được hát lên với hùng hồn mãnh liệt. Đã tạo sự xúc động cho toàn thể mọi người đến tham dự
10 Tháng Hai 2017(Xem: 10466)
Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 8422)
Thay mặt cho những người Biên Hòa xin cám ơn những anh chị đã đặt viên đá xây dựng ngôi nhà tình nghĩa ấm nồng này.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8626)
Tân Niên “ BIÊN HÒA THỜI CHINH CHIẾN” như một lời cám ơn những con người và những tấm lòng cho miền Nam Tự Do.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 10124)
nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9441)
Riêng đối với những em những người bạn trẻ chúng tôi đã có buổi tối gặp mặt êm đềm nồng ấm vào đêm 30.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8118)
Chúc mọi người trên toàn thế giới ấm no , hạnh phúc. Chúc thế giới "hòa khí sinh tài". không hủy diệt lẫn nhau
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8991)
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm. Và tiếng của đêm
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9800)
Xin cám ơn Thượng Đế. Cuối cùng tôi xin được cúi đầu, để tưởng niệm tất cả anh linh của những người đã nằm xuống vĩnh viễn cho cuộc chiến.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7638)
Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13353)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9381)
Tôi hát khẻ ru mình "... thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rức. Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu..."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8418)
Ở rất xa, luôn huớng lòng về Biên Hòa và mong người ở đó bây giờ cũng hạnh phúc, an lạc như chúng tôi ngày trước.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8516)
Chị nhắm mắt lại nguyện cầu: Xin ơn trên ban phước lành đến với tất cả mọi người.
26 Tháng Mười 2016(Xem: 7996)
Chưa bao giờ như lúc này, tôi thèm được làm người mắc cơn mưa vội trên đường không kịp tìm chỗ trú
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9580)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10755)
Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy
11 Tháng Chín 2016(Xem: 8070)
những ngón tay lã lướt tê tái, xuyên vào tâm của đá giống như những ánh trăng rơi.
10 Tháng Chín 2016(Xem: 8619)
chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 2016(Xem: 8168)
Mila chạy vội đến ôm xiết lấy em như thể chị em đã xa nhau lâu lắm rồi.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8620)
Nhưng tôi vẫn thấy, sao lòng mình cứ thiết tha đến thế...
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8267)
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quốc VIỆT NAM
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9719)
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 12027)
Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12313)
Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu