9:26 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 10&11 NGUYỄN XUÂN HOÀNG

29 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 9897)
KỲ 10
Cho nên thơ không tỏa ra được cái chất Quang Dũng này là không thể yêu được. Vậy thôi.

Lớn lên đọc thơ anh, tất nhiên bằng một con mắt trưởng thành hơn, tôi thấy có cái gì đó không ổn trong chữ nghĩa và hình ảnh của thơ anh. Tất cả như sao chép lại từ nguyên bản. Rồi tôi quen anh vì cùng dạy chung một trường. Anh là một người ngang tàng. Anh uống rượu như Kiều Phong. Anh có một người vợ đẹp như A Tỷ. Anh sống bất cần đời. Khi chiều xuống là lúc anh say sưa và lúc đó đối với anh trời đất cũng chỉ là hạt cát.

Tôi biết là anh khổ sở vì câu nói của tôi.

Đột nhiên Ký gạt tay ngang mặt bàn. Tất cả ly cốc đồ nhậu rơi dạt xuống thềm xi măng. Tiếng thủy tinh vỡ tung tóe.

-Dzô đi tên phá mồi! Ai biết uống rượu người đó biết thưởng thức thơ. Mày cố học uống rượu đi, nếu không mày vĩnh viễn đếch biết thế nào là thơ.

Khi tôi bưng ly bia lên ực một hơi lắc lắc cho những viên đá chạm vào thành ly, tôi bỗng nhe tiếng thắng gấp của một chiếc xe hơi lết bánh trên mặt đường. Và ào một cái, như sấm chớp, trước mặt sau lưng chúng tôi là những người lính cảnh sát dã chiến.

Một người dáng chừng là chỉ huy đưa tay ra trước mặt Ký nói:

-Ông cho xem căn cước!

-Không có thẻ căn cước! Ký bưng ly bia lên trả lời gọn.

-Ê, đừng giỡn mặt cha nội! Một người lính đứng phía sau nói vói qua vai người chỉ huy. Tôi nghe tiếng lên đạn lách cách.

-Cả mấy ông này nữa! Người chỉ huy chỉ tay vào Nghĩa, Lộc nói.

Tôi nhìn Lộc thấy hắn đã gục trên bàn, đầu gối trên cánh tay nhưng bàn tay vẫn còn giữ chặt ly bia. Nghĩa đã ngả đầu ra sau lưng ghế. Tôi mở bóp lấy thẻ căn cước. Một ngọn đèn pin bật sáng chiếu vào mắt tôi sau đó chuyển xuống tấm giấy chứng minh. Tôi nghe có người đọc tên tôi. Tôi nói:

-Xin mấy anh thông cảm. Đám bạn tôi ngất ngư cả rồi!

Người chỉ huy đưa trả tôi thẻ căn cước, phất phất tay:

-Không sao! Không sao! Hỏi chơi vậy thôi. Tôi biết mấy ông quá mà!

Và quay sang người chủ quán đang đứng xớ rớ bên cạnh, người chỉ huy nói:

-Yêu cầu đóng cửa ngay! Chị không biết tin thiết quân luật à?

Chị chủ quán xoa tay, ấp úng:

-Xin mấy thầy thông cảm!

Tôi hỏi người chỉ huy.

-Xin anh cho biết giới nghiêm từ lúc mấy giờ?

-Mười một giờ! Mấy ông đã vi phạm hơn nửa giờ! Yêu cầu các ông trở về nhà ngay!

Tôi nhìn Ký, Nghĩa và Lộc, nói với người chỉ huy:

-Nhưng...

-Tôi hiểu! Tôi hiểu! Người chỉ huy ngắt lời tôi.

-Ông muốn nói mấy ông nội này quắc cần câu rồi chớ gì?

-Đúng vậy! Tôi gật đầu.

-Bọn tôi sẽ chở các ông về nhà!

-Tôi sợ không tiện!

-Tại sao?

-Ông này ở tận Hàng Xanh - tôi chỉ Lộc; ông này ở tuốt Phú Lâm, Cây Da Xà - tôi chỉ Nghĩa; ông này thì ở Bùi Thị Xuân gần đây thôi - tôi chỉ Ký. Còn tôi, tôi ở Hồng Thập Tự, Ngã Sáu. Tôi đi bộ được!

-A! Người chỉ huy kêu.

-Thế thì rắc rối to. Bọn tôi còn nhiều việc phải làm, không thể đi tùm lum ở những vùng không thuộc phạm vi kiểm soát của tôi.

Ngừng lại một giây, người chỉ huy tiếp:

-Hay là... Hay là tôi sẽ đưa ông về nhà, còn mấy ông thần lưu linh này chúng tôi sẽ giữ tạm một đêm ở bót gần đây, mai về sớm!

-Cám ơn! Tôi ngập ngừng

-Tôi nghĩ là mấy ông bạn tôi cần tôi. Để cho tôi theo mấy ổng, cũng là tiện cho ông!

-Được thôi!

Người chỉ huy ra dấu cho những người lính xốc Ký, Nghĩa và Lộc lên xe. Lúc khiêng Lộc đặt lên chỗ ngồi băng sau xe nhà binh, tôi chợt thấy hắn nhếch mép cười. Chắc hẳn Lộc đang mơ thấy mấy con đầm nhảy điệu can-can của những ngày còn học ở Paris. “Comme au premier jour, toujours toujours...” Hắn hát nữa trời ạ! Những người lính bật cười.

Kỳ 11

Đêm đó, trong bót cảnh sát, chúng tôi tặng cho bọn muỗi một bữa no nê. Ký, Lộc và Nghĩa ngáy như gỗ. Phần tôi, mãi đến gần sáng mới chợp mắt được.

Choáng đầy giấc mơ chập chờn của tôi là ông Phan và Uyên. Quyền lực của người già và sắc đẹp của tuổi trẻ. Đó là hai gọng kềm đang khép tôi lại. Liệu tôi có thể ra khỏi được thứ xiềng xích vô hình ấy không? Bàn tay ướt rịn mồ hôi của ông Phan đẩy tôi ra, nhưng đôi mắt to đen, nốt ruồi tham lam ở khóe môi Uyên hút tôi vào. Hình ảnh đầy trong một giấc ngủ lưng.

Khi tôi bắt đầu chợp mắt thì cửa phòng tạm giam mở. Người cảnh sát đập bọn chúng tôi dậy và báo cho biết là chúng tôi có thể ra về. Ký soạn lại cặp sách, càu nhàu luôn mồm. Nghĩa cười cười như còn vướng vất hơi rượu đêm qua. Lộc tỉnh hẳn và bắt đầu nói như sáo.

Chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê và điểm tâm ở một quán hủ tiếu Tàu. Lộc dạy chúng tôi uống cà phê bằng cách đổ lên chiếc đĩa lót và bưng húp như húp nước mắm.

Chúng tôi chia tay khi Saigon đang đón những chiếc xe thổ mộ cuối cùng chở hoa xuống chợ Bến Thành.

Tuy sớm vậy mà trước cửa phòng tôi, ai đã đặt sẵn một bao thơ từ hồi nào: Đó là giấy báo của nhà trường triệu tập buổi họp khẩn cấp của hội đồng giáo sư.

Ở hành lang trường, tôi gặp lại gần như đầy đủ các bạn đồng nghiệp. Những khuôn mặt đăm chiêu hằn những nụ cười buồn. Đời sống của một người dạy học vốn đã khó khăn, tình trạng chiến tranh càng đẩy họ vào ngõ hẻm của sự thanh bần cưỡng bách.
Dù sao, buổi họp cũng đã diễn ra nhanh chóng. Người hiệu trưởng trẻ tuổi nhưng nghiêm nghị, thông báo cho mọi người biết là kể từ không giờ sáng nay, mọi công dân, theo lệnh chính phủ, bị đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Lệnh Tổng Động Viên đã được ban hành và mọi sĩ quan biệt phái phải ở trong tư thế chờ đợi trả về đơn vị gốc của quân đội.
Đối với tôi, điều đó có nghĩa là mùa hè vẫn chưa hết, mặc dù cây phượng duy nhất trước sân trường đã rụng hết bông, và chiến tranh chỉ là một con quái vật tuy ghê tởm nhưng vẫn đứng thấp thoáng bên ngoài ngưỡng cửa của một Saigon bất khả xâm phạm.
Những bài phóng sự chiến trường của Nhật viết từ vùng lửa đạn kề cận nỗi chết, vẫn chưa đủ sức hâm nóng trái tim nguội tanh của người Saigon. Tôi nhớ mỗi lần trở lại thành phố sau một chuyến tham gia trận đánh, Nhật hay nói đùa một câu rất Cổ Long, một tay viết tiểu thuyết kiếm hiệp cũng lừng danh như Kim Dung, rằng “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!” Đó là lúc tôi thấy Nhật buồn rầu rõ nét nhất.
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn... như những mồi lửa bên thùng thuốc súng... Thôi thì đủ thứ. Saigon như một cô gái đẹp bị xâu xé giữa những chàng trai hung hãn.
Ở phòng họp ra, tôi phóng xe như bay xuống phố. Quán nước quen vẫn đông người, nhưng bên ngoài cửa kính là một lượt lưới sắt to cọng phủ kín. Để vào được quán phải lách qua một cánh cửa nhỏ chỉ vừa một người. Bên trong, mọi người vừa ăn uống vừa ngóng ra đường như chờ đợi một điều gì. Trên nét mặt căng thẳng, trên những đôi mắt giương to, người ta có thể đọc thấy hiu hắt một nỗi lo âu.
Tôi may mắn tìm được một chỗ ngồi khá tốt: vừa gần cửa kính nhất để có thể trông qua tòa nhà Quốc Hội bên kia đường, vừa khuất sau một cây cột để người từ ngoài bước vào không trông thấy tôi, nhưng tôi thì có thể quan sát được họ. Nơi công viên, quanh chỗ giữ xe gắn máy, những cuộn dây kẽm gai vừa được cảnh sát kéo giăng ngang.
“Lại xuống đường nữa rồi!” Người đàn ông ngồi gần bàn tôi nói trống không sau khi nhấc tẩu thuốc ra khỏi miệng và thở mùi “seventy nine” thơm nức cả phòng. Tôi cũng cùng ý nghĩ như ông ta, nhưng không biết phe nhóm nào? Hôm qua nghe nói nhóm của Linh Mục Tr.H. Th., còn hôm nay nghe đâu đến lượt mấy ông “ký giả ăn mày!” Tại sao lại ký giả ăn mày nhỉ? Tôi không hiểu gì hết. Dẫu sao nỗi lo lắng của tôi lúc này là Quỳnh. Ở phòng họp sáng nay tôi đã gọi dây nói cho Quỳnh và hẹn nàng. Tôi nhắc nhiều chỗ hẹn và nói tôi rất cần gặp Quỳnh. Quỳnh quả quyết: “Em cũng cần gặp anh. Thế nào em cũng đến. Nhớ chờ em. Đừng đi đâu!”

NGUYỄN XUÂN HOÀNG


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6716)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5887)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6949)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7361)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6381)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6079)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6648)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5434)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5296)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5606)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5530)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5580)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6044)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6826)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6845)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6193)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6119)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6280)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6467)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6919)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6583)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6965)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7038)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6827)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6437)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47159)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67004)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24967)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6003)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5987)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6301)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7032)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5537)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5780)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6392)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5661)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5477)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5941)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6425)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5486)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6025)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6207)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6222)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8196)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7119)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6366)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8766)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7804)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7443)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7378)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu