2:52 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

HAI NĂM TRÊN XỨ CHÙA THÁP - THÔI HUỲNH

18 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 10564)

 cay_thot_not-saga_vn-large-content

Hai năm trên xứ Chùa Tháp 85-87

1.-Lên đường:

 Tay xách túi làm bằng bao cát nylong, hình dạng như là túi du lịch có quai xách, vai vác cây đờn tự chế mà tôi trao đổi bằng những gói quà thăm nuôi, bước ra khỏi cổng trại cải tạo Z30D Hàm Tân, thiếu một tháng 10 ngày đủ chín năm. Như bao anh em ở tù ra, tôi làm bất cứ việc gì miễn sao có gì bỏ bụng và phụ bà xã lo cho mấy đứa con mà mình là cột trụ trong gia đình đã phải tù tội suốt thời gian dài, thời sung mãn nhất của đời trai, nhưng mà có được yên đâu, nay chính quyền địa phương gọi đi phát quang ở thác Trị An một tháng với nhu cầu hằng ngày tự túc, mai gọi lên làm chuồng lợn cải thiện cho Phường…, thật đúng là thoát nhà tù nhỏ để chui vào nhà tù lớn.

 Nhân dịp thằng cháu rễ đi phép từ Kampuchea (KC) về, nó là tài xế một trong hai chiếc xe be (loại reo) chở cây trong rừng ra, sau đó cây được cưa thành phẩm và đưa về Việt Nam (VN) tiêu thụ, hai xe reo nầy được yểm trợ an ninh bởi SĐ9/CSVN đóng tại KC, thằng cháu hỏi “cậu có muốn qua KC làm gỗ với cháu thì đi với cháu?”. Nếu tính ra tháng đó đúng là tháng thứ 12 của thời gian quản chế, coi như hết thời gian quản chế tại gia, đi đâu phải xin phép của chính quyền địa phương, đang đợi trả quyền công dân, tôi không chần chờ gì nữa nên quyết định lên đường.

 Sáng ngày lên đường, tôi gom góp được mấy trăm dằn túi, còn thằng cháu thì nó không có bao nhiêu vì khi về tới nhà bị vợ móc hết chỉ cho tiền xe thôi. Hai cậu cháu đón xe đò xuống xa cảng Miền Đông để đón xe lên Tây Ninh, xong đón xe lam đến chợ Hữu Nghị ở cạnh biên giới KC, vừa xuống xe mấy chú xe đạp thồ gạ mối và hứa đưa qua biên giới an toàn. Sau khi ngã giá xong chú xe thồ chở cậu cháu tôi đi một đoạn gần tới trạm kiểm soát, chú rẻ vào đường xe bò và đi vòng phái sau lưng của trạm độ 100 mét ngoài đồng trống trơn, nhìn nhau thấy rõ vì không có gì che khuất, vậy mà chúng tôi qua trạm an toàn. Bước qua ranh giới giữa hai nước, tâm trạng vương vấn một nỗi buồn khó tả, nhìn cảnh tượng thì biết ngay một bên không có cây gì hết còn bên kia cây thốt nốt đầy dẩy. Vì trời sắp tối chú xe thồ đề nghị hai cậu cháu tôi về nhà chú nghỉ qua đêm và sáng mai đón xe lôi máy về Neak Lương. Sáng hôm sau hai cậu cháu lên xe lôi máy 125 phân khối chở trên dưới 10 người, xe qua chốt thứ nhất và thứ hai an toàn vì lính KC giữ chốt không làm khó dễ khi có một vài điếu thuốc có cán (đầu lọc) hay bánh trái gì đó là xong ngay, nhưng nghe nói đến trạm gần Neak Lương, có sự phối họp kiểm soát của bộ đội KC và bộ đội VN, mọi người phải xuống xe hết, nhưng không ngờ gần tới trạm một đám mưa quá lớn đổ xuống, bác tài lấy vải nhựa trùm khách hàng lại, còn toán kiểm soát lo trú mưa nên xe qua trạm luôn.

Mọi người xuống xe và theo phà qua bên kia sông, xong đón xe ôm cậu cháu về nhà bến trạm.

Tôi nói đây là bến trạm là vì là nhà ở của ông bà Tư, ông Tư là người KC vùng IV còn bà Tư là Tàu lai Việt, nhà hai ông bà là trạm trung chuyển của hai chủ xe, tài xế và lơ của hai chiếc xe reo, họ từ VN qua ngụ ở đây một đêm có cơm nước đàng hoàng được ghi sổ thanh toán sau, xong sáng hôm sau đón xe củi lên chỗ làm, ngả ba La-ét và ngược lại.

Lên trên rừng tôi chưa biết thế nào, nên trước khi rời VN, tôi bọc nhựa giấy ra trại và trước khi lên xe củi để lên ngả ba La-ét, tôi xếp nó để trên cục gạch ngoài cái chòi phía trước nhà ông bà Tư và dằn lên trên một cục gạch khác, coi như trong mình không có miếng giấy lộn lưng, sống đời lưu vong vô tổ quốc. 

 Ông Sáu Thái (ST) là một trong hai chủ xe, ông độ trên dưới 50 và cũng hay phát (nổ) lắm. Phải công nhận bà Tư chủ nhà là người rất tế nhị, những gì mà hai nhóm xe, nhất là hai ông và bà chủ xe, có thể vì cùng nghề nghiệp hay vì quyền lợi mà họ không dám đối mặt với nhau nơi chỗ làm, đợi khi về đến bến trạm có bao nhiêu họ xổ ra cho bằng hết, bà chủ nhà là một máy thâu âm rất tốt, nếu không thì cái nhà sẽ nổ tung. Thằng cháu tôi lái chiếc xe của ông ST, chiếc còn lại là của bà Tư, một phụ nữ đứng tuổi và chính chắn, nhưng chuyện uất ức trên chỗ làm cũng không giữ nổi trong lòng. Qua tới nơi tôi lấy thứ của tôi trong gia đình để cho dễ gọi là Út, cháu tôi giới thiệu với ST và ST nói tôi ở nhà lo cơm nước cho mấy đứa đi làm về có cơm ăn mà nghỉ ngơi, tôi thấy cũng ổn. Chỗ ngủ của nhóm ông Thái trong đó có cậu cháu tui là một chòi tranh, dùng làm lớp học cho sóc nhưng đã bỏ hoang phế và lớp học được chuyển qua bên kia đường trong một cái nhà to rộng như nhà kho. Sóc nầy nằm trên đường đi Kampong Soam, ngay ngả ba đi lên vườn trà của vua Shianook và có tên gọi là ngả ba La-ét. Nhà dân ở là những nhà sàn cao cẳng, mái tôn hay tranh, vách bằng vỏ cây, tranh hay gổ được cất theo một hàng dài dọc theo con lộ. Chợ là những mái hiên nhà che ra chứa hàng hóa, gạo được bạn hàng người KC mang lên từ thủ đô Phnom Penh (PP) theo những chiếc xe củi ngược xuôi.

2.-Đạp rừng:

Người Việt ở sóc nầy chiếm độ 30%, chuyên làm gỗ gồm trắc, cẩm lai và nhất là giáng hương, ngày ngày họ vào rừng đì tìm được cây xong, hạ xuống rồi đẳn hay cưa thành khúc gọi xe reo kéo về trại cưa. Cái khó là làm sao luồn lách qua khỏi trạm kiểm lâm đặt ở ngay ngả ba La-ét. Phải nói rằng tài nguyên của đất nước KC bị tàn phá không nương tay của ngoại bang, đầu tiên là những gỗ quý như trắc, cẩm, giáng hương, hết gỗ quý xong tới bằng lăng, rồi tới dầu, gỗ tạp. 

 Nhà ông Bảy ở sau lớp học nơi tôi ngủ, ông cũng chuyên đi đạp rừng, sau hơn tháng lo cơm nước cho nhóm xe reo của ông ST, tôi chuyển qua đi phụ với ông Bảy để học việc và chuyển chỗ ngủ qua nhà của ông ta. Sau thời gian vì ông Bảy yếu sức khỏe không đi rừng nữa, tôi nhập vào nhóm anh em của chú Tư, một hôm chúng tôi đi bốn người do em chú Tư là chú Năm dẫn đường, ngày đó chúng tôi đốn mỗi người một cây dầu, đường kính trên dưới thước, cao ngước lên trật ót, thẳng boong. Bầu trời u ám không có chút ánh sáng nào, chắc độ 2-3 giờ chiều, anh em tập họp lại đi về, chú Năm dẫn đường, chú lấy hướng đi bằng cách dựng đứng cán búa nơi chỗ trống và nhìn cái bóng mờ mờ của cán búa, nhưng ba lần đi là ba lần lòng vòng và cuối cùng cũng trở về chỗ xuất phát ban đầu, ai cũng bắt đầu mất tinh thần, lo sợ đủ thứ nếu phải ngủ lại rừng đêm nay, đến vòng thứ tư tôi liền leo lên đống cây ở một khoảng trống nhìn lên bầu trời mây dày đặc, như có một vệt sáng mờ tôi nghỉ đó là mặt trời và tự nhiên tôi chỉ tay về một hướng và kêu gọi anh em theo hướng đó, quả nhiên chừng 15 phút sau chúng tôi ra đúng cửa rừng mà chúng tôi đã vào hồi sáng, tôi nghỉ chắc có ông bà hay người khuất mặt độ cho chúng tôi không phải ngủ lại rừng.

 Những cây dầu đó được xe của ông ST kéo ra gồm tài xế và 3 người, sau khi ăn cây xong xe chạy ra liền bị quân Pôn Pốt phục kích, tài xế bị thương, một người chết vì ngồi kế bên tài xế, còn hai người sống sót chạy thụt mạng về nhà. Ngày hôm sau lực lượng bộ đội CSVN vào yểm trợ để kéo xe ra, khi đến nơi thấy tất cả bánh xe đều bị bắn xẹp chỉ trừ một cái, nhưng cái bánh xe còn nguyên bị gài mìn con cóc, sau khi mìn được gở, ông ST táy máy cầm lên xem thế nào mìn nổ bị thương nhẹ bàn tay làm mọi người không nín được cười. Cây được bỏ lại rừng và xe được kéo về bỏ trước lớp học bỏ hoang, các vỏ xe được tháo ra và chất đống trước lớp học mà sau nầy làm mồi cho bà hỏa, chuyện sẽ được kể tiếp.

3.- Thập tử nhất sinh, cầu bị gảy:

 Sau khi quen nước quen cái, tôi tách ra đi đạp cây một mình, ngày ngày lơn tơn trong rừng với chiếc búa đẻo trên tay, lưởi búa dài không được một tấc, vậy mà tôi hạ những cây giáng hương (GH) đường kính 6-7 tất như chơi, vui sướng nhất là khi cây chuyển mình kêu “răng rắc” trước khi ngả xuống với tiếng rầm vang động một góc rừng, tôi hạ được năm cây đủ một xe, vào sóc gần đó gọi mấy chú nhỏ KC ra cắt lóng. Trong lúc đi lại trong rừng, tôi phải quan sát kỹ trước sau và hai bên để phát hiện sớm những gì đang đến gần, nhất là khi gặp phải dân địa phương làm bộ hỏi thăm hướng đi ra lộ, còn như gặp phải Pon Pốt thì chịu thua thôi, vì người KC căm thù dân Viêt Nam đến nổi bộ đội mang danh nghĩa là giải phóng cho người dân KC thoát khỏi ách cai trị diệt chủng của Pôn Pốt cũng không dám đi vào sóc một mình. Trên đường đi qua lại giữa PP và La-ét, thỉnh thoảng tôi thấy một vài gia đình người Tàu họ sống chen chúc với người KC trong sóc và không có gì xảy ra, ngược lại người Việt mà lọt vô đó thì trước sau gì cũng gặp nạn, tôi sẽ kể sau. 

 Một cây cầu bắt ngang con suối khô bằng những thân cây rừng cho xe qua lại, một hôm xe của bà Tư qua cầu trên chất đầy gổ, xe qua 2/3 cầu, “rắc” một tiếng vang lên, phản ứng của tài xế là nhấn ga, rất may xe qua luôn vô sự. Hơn tháng sau cây gảy được thay thế và xe qua lại bình thường.Phía sau dãy nhà ở sóc có gia đình anh Út, nghe nói anh Út có vựa hột vịt ở một tỉnh ở miền Tây, gặp một người đàn bà còn trẻ, hai người nắm tay nhau qua sứ Chùa Tháp và trong thời gian chờ đợi cơ hội, cô vợ nấu xôi và chè bán cho khách đi đường ngược xuôi giữa PP và Shianookville, nên có biệt danh là Út Xôi (UX). Tôi bàn với anh UX “tôi đạp được mấy cây GH và đám nhóc KC đang cắt lóng, vì anh biết tiếng KC, ngày mai anh với tôi luộc một con gà và mua một lít rượu vào cúng Thần Rừng và người khuất mặt, gà và rượu để lại cho đám thợ cưa, sau khi cây được chở ra, bán xong mình trừ mọi chi phí, còn lại là phần hai anh em mình, anh UX đồng ý. Tôi có chiếc xe đạp để làm chân, sáng hôm đó cụ bị xong để đi vào rừng, thấy một trong hai bánh xe bị mềm mà tôi nhớ ngày hôm qua sau khi đi về bánh xe còn cứng, nhờ đám xe be bơm dùm bánh xe, tôi dự tính từ đây vô tới cửa rừng, dấu xe trong lùm cây, băng rừng vào đến chỗ thợ cưa, cúng xong đi ra là giờ xe be quay về sau khi ăn cây xong, nếu bánh xe mềm lại hai anh em sẽ có giang xe be về. Kế hoạch đúng như dự tính, khi hai anh em đi ra gần tới đường nghe tiếng xe “hụn hụn”, biết là xe đã ăn cây xong và trên đường về, hai anh em chạy miết ra, chú lơ ngồi trên những lóng be thấy chúng tôi, chú gọi tài xế ngừng lại, xe dừng lại trên đầu dốc mà dưới trủng là cái cầu đã gảy lúc trước đã được sửa chửa xong. Tôi vào lùm cây lấy xe đạp ra và thấy bánh xe còn cứng, nhưng có xe be rồi thì lên xe về cho nó khỏe, tội gì phải đạp 10 cây số đường đất đỏ ghồ ghề về nhà. Tôi đẩy chiếc xe đạp vào giữ hai lóng be (GH), anh UX ngồi phía trong, tôi ngồi phía ngoài trên cùng một lóng be, khoảng giữa thùng xe, còn chú lơ ngồi phía sau trên hai lóng be dài, xe từ từ lăn bánh xuống dốc, thông thường khi xe qua cầu, chú lơ xe kêu gọi anh em trên xe xuống hết trừ tài xế, qua cầu xong mọi người lên xe lại cho được an toàn, không hiểu sao lần nầy chú lơ làm thinh, sau nầy nghe nói là chú thiếu thuốc nên ngồi mơ mơ màng màng, vì bị chứng bệnh nầy mà chú bị hạ tầng công tác từ tài xế xuống thành lơ, xe bò từ từ qua cầu, đến giữa cầu một tiếng “rắc” khô khan vang lên, tài xế phản ứng như lần trước nhấn ga, nhưng vì ở giữa cầu, xe lại nặng và mất thăng bằng nên nghiêng một bên, thân người tôi bị một lực đẩy vô hình đưa về phía trước, khi gần tới thanh sắt ngang của xe, tôi bị một cái gì rất to nặng đánh vào lưng tôi làm ngực tôi chạm vào thanh sắt ngang của xe nghe một tiếng “hự”, nhìn xuống ngực tôi thấy một lằn đen bầm chạy ngang ngực, ngoái cổ nhìn xem vật gì thì ra khúc be GH đường kính 6-7 tất, dài 5-6 thước nó đi theo tôi khi xe nghiêng và thấy lóng be đó bật ngược lại sau khi đánh vào lưng tôi, xe nghiêng khoảng trên 10 độ, nhìn xuống suối thấy không có nước, tôi nhảy xuống và nằm thở hổn hển, hơi thở nặng nề, thấy vậy anh em xuống cổng tôi lên bên kia cầu, anh UX bị thương nhẹ ở mông, còn chú lơ ngồi phía sau té vào giữa hai lóng be bị cuốn vào giữa chết liền tại chỗ. Sau nầy được biết lóng cây thay vào cầu là cây lọ nồi bị sam (mọt) ở giữa. Bị thương như vậy mà không có thuốc men gì cả, tôi chỉ tốn 10 ria mua con trúc sống nhỏ của người KC đem về mua lít rượu ngâm để thoa vết thương, tôi không biết phải làm thế nào, tôi bỏ nguyên con trúc sống vào bình rượu không ngờ tuần lễ sau nghe mùi thum thủm bèn đem đi đổ và rồi dần dần vết bầm cũng tiêu mất, coi như sức khỏe trở lại bình thường. Có một điểm mà tôi cứ suy nghỉ hoài không tìm ra được câu trả lời và chỉ nghỉ rằng là có ông bà, hay người khuất mặt hộ độ, vì khúc be to lớn và nặng nề như vậy làm gì có lực nào đánh bật ngược lại phía sau khi dập vào lưng tôi, nó phải đè bẹp ngực tôi dưới sức nặng của nó, còn nói có sức phản hồi của hơi trong ruột bánh xe đạp sau khi bị ép, tôi nghỉ không có thể, chỉ có ơn trên phù hộ là điều có thể trả lời thắc mắc của tôi mà thôi và đó là niềm tin mảnh liệt khi tôi sống lưu vong tại KC. 

 Trong thời gian tôi dưỡng bệnh, bà con báo cho tôi biết là có người muốn vào rừng chở cây của tôi đi bán, tôi theo sát và hắn ta không thực hiện ý đồ, hắn cầm con dao đi rừng trèo lên xe quát tháo, tôi đứng dưới với búa đẻo trên tay và nói nhỏ với chú tài xế tôi quen “chú cho tôi mượn trái mini của chú đi”, hắn là tay bộ đội giải ngũ chắc cũng đã biết sức công phá của loại lựu đạn mini nên sau đó hắn bỏ ý định cướp cây của tôi, nhưng hơn tuần sau hắn tiến hành lần nữa, cây chở ra tôi chận lại và tôi theo người mua về đến trại cưa, tôi lấy trước 4.000 ria, còn lại ít người mua hẹn trả sau.

 Một buổi chiều gặp người mua cây, tôi đòi nợ, chú ta nói về PP sẽ đưa tiền, hai anh em đón xe củi, về nửa chừng chú ghé vào nhà người quen dự đám giổ, xong hai anh em đón xe củi đi tiếp hướng về thủ đô PP. Sáng hôm sau, tôi đón xe củi lên lại La-ét, khi xe chạy ngang xã mà chúng tôi dự đám giổ chiều hôm qua, thấy một căn nhà bị cháy lở dở còn đang ung khói, đó là nhà của vợ chồng người VN có chiếc xe reo ( chiếc thứ 3 mà tôi được biết), có đứa con gái độ đôi mươi, ngày hôm đó hai ông bà đã về VN, đứa con gái ở lại, một cô con gái ở ngả ba La-ét xuống chơi và một cô con gái của một bà đi buôn chuyến, đêm đó 3 cô gái ngủ trong nhà và người tài xế, còn phía trước hiên nhà có hai người, một là người đàn bà, mẹ của một trong ba cô gái và một cậu con trai đang theo đuổi cô con gái của bà. Nửa đêm Pôn Pốt về, đám dân địa phương điềm chỉ đây là nhà của Duồn ( một từ không đẹp ám chỉ người Việt mình), người đàn bà và cậu con trai biết tiếng KC, sợ quá lẻn trốn mà không báo động kịp những người trong nhà, một quả B40 bắn vào nhà và vài loạt AK, ba cô gái cùng tài xế bị chết cháy dưới hầm trú ẩn mà chung quanh là những bánh xe be cũ, mấy tay đi dự đám giổ hồi chiều không có xe về lại La-ét, họ vô văn phòng xã ngủ qua đêm, phải một phen kinh hồn chạy trối chết.

4.-Dự tiệc cưới: 

 Trong thời gian sống ở ngã ba La-ét, chú Bảy Trưởng sóc là người Campuchia Vùng IV, thân với tôi, một hôm chú rủ tôi đi dự đám cưới người bà con ở gần cảng Sihanoukville, hai anh em đón xe củi đi dự. Đám cưới ở KC là một lễ lớn trong làng, người trong làng đều được mời tham dự, ăn uống ba ngày liền, sau tiệc là nhảy lâm- thoong, các trò vui chơi được tổ chức xung quanh đám cưới như đánh bài, bầu cua vân…vân., ngày lễ chánh một cái chòi xinh đẹp được dựng lên treo đầy hoa, một cái bàn và 2 ghế dành cho chú rể và cô dâu, một người mang chiếc trống cơm đánh tum tum hai đầu và một người đứng tuổi tay cầm lược và kính soi mặt, hai người vừa đi vừa đánh trống vừa ca hát những câu khuyên đôi tân giai nhân nếp sống tương lai sao cho hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, thỉnh thoảng người cầm kính và lược dừng lại chảy đầu cho cô dâu. Đây là nếp sống văn hóa của người KC rất hay và đầy ý nghĩa một ngày trọng đại của hai người nam và nữ.

5.-Hai lần cháy nhà:

 Một buổi chiều, nghe mọi người la làng “cháy nhà”, tôi chạy ra thấy cháy căn nhà cách nhà ông Bảy 3 căn, tôi chạy tới xách nước giếng dội lên vách được vài gáo, thấy ngọn lửa càng lúc càng cao, tôi bỏ thùng chạy về nhà quơ lấy đồ đạc vừa ra khỏi nhà ngọn lửa đã liếm tới vách, chỉ còn nước đứng nhìn ngọn lửa hoành hành thiêu rụi gần hết sóc, đống vỏ xe reo của ô ST bị Pôn Pốt bắn lủng để gần trường học bị cháy rụi rất may là xe không bị ảnh hưởng gì. Ngọn lửa bắt đầu do em bé bưng cây đèn dầu vấp té, đèn văng vào vách tranh, còn độ gần hai tháng là tới Tết ta, dân bị cháy nhà qua trường học bên kia đường tạm trú, còn phần đông người Việt có bà con thân nhân ở thủ đô PP nên họ về dưới, chỉ còn một ít bám trụ lo dựng lại nhà cửa, tôi cũng về PP ăn Tết. Nhà cửa được dựng lại củng khá nhiều để đón Tết, còn vài ngày nữa hết năm, Pôn Pốt kéo quân về đốt nhà lần nữa, lần nầy làm một số người Việt không trở lại sóc để sinh sống. Qua Tết tôi trở lên, thấy cảnh điêu tàn thê thảm, chỉ còn lại một vài nhà vì nằm phía sau, trong đó có nhà của anh UX, nhưng lúc nầy anh không còn ở nhà mà anh phải đi phát quang ở tỉnh sát biên giới Thái Lan, nghe nói nơi đây có mỏ đá quý hiếm và có lẽ anh UX đã lẩn sang đất Thái rồi chăng vì quá lâu không nghe tin tức của anh gì cả, anh đã bỏ lại người vợ trẻ kết nối nơi đất lạ quê người. Đêm đó tôi không có chỗ ngủ và tôi xin ngủ nhờ trên phản tre dành riêng cho chủ nhà, trong nhà còn người em trai bà con của anh UX ngủ phía sau. Vì cô UX nấu nướng suốt đêm nên nhường cái phản tre cho tôi. Không ngờ khoảng 3-4 giờ sáng, tôi cảm thấy phản tre chuyển động, tôi đoán chắc chủ nhà mệt mỏi nên giao việc lại cho người em ngả lưng một chút cho đở mệt, tôi bèn nhích nhẹ người sát vách để nhường chủ nhà nằm thoải mái và tôi nằmyên cho tới sáng không cục kịch, nhúc nhích gì cả.  

 6.-Đánh tôm: 

  Sáng hôm sau tôi đón xe củi về lại PP, lân la với xóm Việt Nam có nhiều gia đình có ghe đánh tôm ở vịnh Thái Lan, xóm chài mang tên Pen-ờ-Pâu (bươm bướm), chủ ghe vừa KP vừa VN độ 200 chiếc, mỗi ghe chiều dài độ 5-6 thước và bề ngang độ hơn thước..Cứ 2 giờ sáng là ghe tấp nập chạy ra biển nhờ nước lớn, nếu ra trể dễ bị mắc cạn tại cửa đẩy ghe rất mệt và lỡ chuyến tôm. Lưới đánh tôm làm bằng dây cước quá nhỏ và phải kéo bằng tay, đôi lúc bàn tay rướm máu, kéo lên có tôm thì vui, còn 3-4 kéo không có tôm nào thì cảm thấy buồn đau, nếu có ghe nào trúng mấy ghe khác bu lại lưới thả tứ tung làm vướng lưới nhau cũng là một nạn của nghề nghiệp. Những lúc kéo lên gặp phải ghẹ lớn nhỏ gì cũng kê lên thành ghe dằn bằng khúc gổ cho nát xong thả lưới xuống biển cho sạch lưới. Buổi cơm chiều thường có nồi canh chua toàn là cá đuối, mực, me, muối và bột ngọt, không rau cải gì hết và rất ngon. Có những ngày ra vịnh Thái Lan xong gặp mưa to phải rút về, nhìn trời nước mênh mong và chiếc ghe như một lá tre bềnh bồng trên biển cả lặn hụp theo con sóng mà không biết nó sẽ bị nhận chìm lúc nào.

 Vì sắp vào mùa tôm nên bà con của ghe tôm ở PP đổ vồn về nên tôi phải nhường chỗ cho họ vì số người trên ghe có hạn và ưu tiên cho người bà con trong nhà, và tôi lại vai mang bị ra đón xe lửa đi về xã Tăng Hao(H). 

 7.-Xã Tăng Hao:

 Trong thời gian tới lui nhà bà Tư ở PP, trong nhà có cô Dung sau nầy được biết cô lên lập nghiệp ở xã Tăng Hao (TH), và cô lập gia đình với chú Hoàng, thợ chuyên đóng tàu đi buôn giữa Thái Lan (TL) và KC, tìm được nhà của Dung xong, tối tôi treo vỏng ở mái hiên ngủ vì nhà chật hẹp. Xã TH có một khu dành riêng cho người Việt sinh sống độ trên trăm gia đình, mỗi gia đình chen chúc nhau trong những chòi tranh chật hẹp vì ai cũng sống tạm qua ngày và nuôi hy vọng tìm cơ hội lên đường đi tiếp qua TL. 

 8.-Anh Tư bánh bao:

 Ở nhà Dung được vài tháng, Dung về VN, lúc qua lại KC Dung dẫn theo một cô gái lai Mỹ, khoảng đôi mươi. Ở chợ TH có anh Tư, người Tàu Chợ Lớn, trên dưới 55, chuyên làm bánh bao bán rong khắp xã, anh ta cũng có những cô vợ hờ ban ngày phụ giúp làm và bán bánh, đêm về có người hủ hỉ vui tuổi già, thấy anh ta quảy gánh bánh bao rảo khắp xã trong đêm hôm, nghĩ cũng tội cho cái thân già mà thích gậm cỏ non, khi thấy bóng dáng cô bé ở nhà Dung anh ta liền đòi cưới và cho de (bỏ) các cô vợ hờ. Dung cũng đồng ý và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hợp hôn và cho rước dâu, tôi được yêu cầu đại diện bên đàng gái và bên đàng trai có một mình chú rể, lễ vật cưới gồm 2 chỉ vàng, một trả công cho Dung đem cô gái từ VN qua, một chỉ làm quà cưới cô dâu và 4 cái bánh bao dành cho 4 người gồm có chủ nhà,cô dâu, chú rễ và tôi. Sau 15 phút lễ cưới xong chú rể dẫn cô dâu về dinh ở xóm chợ. Tôi thường mắc võng ngủ ở mái hiên, hôm đó độ 5 giờ sáng tôi thấy toán tuần tiểu phối hợp giữa bộ đội KC và VN đi qua, tôi thức dậy ra phía sau làm vệ sinh cá nhân, vì anh Tư bánh bao phải đi PP mua bột về làm bánh sau đêm động phòng, cô vợ trẻ lo sợ vì chỗ ngủ mới lạ nên bương về lại nhà Dung, vừa đến nơi thấy toán tuần tiểu đi ngược trở ra, muốn gọi cửa nhà Dung mà không kịp, chợt thấy cái võng của tôi không có người nằm, cô ta bèn chun vào và phủ mùng lại, nhưng có lẽ quá trể không qua được những cập mắt của toán tuần tiễu. Có tiếng gõ cửa và ra lệnh “ nhà có ai ra mở cửa”, khi Dung mở cửa, một bộ đội VN hỏi “ai ngủ đây”, Dung trả lời “anh Út của em”, “vậy gọi anh Út dậy xem”, sau đó không phải anh Út mà cô gái làm Dung ngỡ ngàng không biết trả lời sao, cô gái bị dẫn về xã. Tin tức cô dâu bị bắt về xã bay tới bến xe làm chú rể phải hủy bỏ chuyến đi PP mua hàng, ở nhà lo làm một bửa tiệc thịnh soạn và một thùng beer để mang cô dâu về lại. 

 Ở đây tôi cũng đã chứng kiến một bà sồn sồn có đứa con gái 15-16 tuổi bán trinh chi có 2 chỉ vàng, bà ta thấy tôi và cũng muốn tôi trở thành cận vệ cho bà và con bà. Rồi một bà nữa có biệt danh “bà Năm Mồng”, hể các cô trong động của bà có xích mích nhau bà ra lệnh “mầy giựt mồng nó tao” nên bà nổi danh như vậy, bà cũng có hai gái một trai còn nhỏ, bà cũng thường hay nói bóng nói gió khi đến nhà Dung chơi, sau đó bà cặp với anh Tư thầy bói, người miền Tây, anh bói thế nào mà cái động của bà Năm Mồng do anh ta quản lý, tài thiệt. Còn một bà nữa bán cháo lòng, môt hôm ăn xong tôi trả 4 tờ năm ria cho tô cháo, nhận tiền xong bà nói “tiền nầy tôi cất giữ riêng không tiêu xài” , tôi chỉ cười trừ thôi. 

 9.-Ăn cá nóc:

 Gia đình chú Thành gồm vợ và hai con, nhà đối diện với nhà của Dung, chú còn trẻ và chú nói quê chú ở Dốc Sỏi, Biên Hòa, chú bảo rằng chú biết tôi, còn tôi không biết chú là vì chú thuộc lớp trẻ. Hàng ngày tôi và những thợ rừng bất đắc dĩ, muốn vào rừng chặt cây làm nhà, hầm than hay tước vỏ cây làm vách phải băng qua một eo biển dài độ 3 km, sáng nước rút xa bờ nên đi trên cát thoải mái, chiều về phải lội nước lên tới ngực, nước rút đi để những vũng nước đôi khi có những con cá ngủ quên chưa thoát đi kịp. Chú Thành và hai người nữa, một bộ đội đào ngũ và một cậu bé độ 15 tuổi, vào rừng đốn cây bán cho những người hầm than, một buổi sáng đi ngang thấy con ca nóc mắc kẹt lại trong vũng nước, mọi người xuống bắt con cá lên và dự định sẽ nướng cá làm món ăn trưa. Đến trưa con cá được nướng bên cạnh lò than, ông chủ lò được mời nhưng ông từ chối, chú bộ đội bảo “ối! cá nóc nầy tôi ăn thường lắm trong thời chiến có sao đâu”. Ba người ngồi ăn một chập, cậu bé thấy môi mấp máy giựt giựt, hoảng quá buông đủa băng biển chạy về nhà, vừa tới ngưởng cửa kêu “mẹ ơi con ăn cá nóc” xong té quỵ xuống và được đưa vào trạm xá nhưng không qua khỏi. Còn lại hai người một chập sau cũng thấy hiện tượng như vậy bèn băng biển về, nhưng khi tới một ghềnh đá không còn đủ sức đi tiếp nên nằm trên mõm đá, các ghe câu người KC thấy vậy mang về bỏ nằm trên bải tắm. Hôm đó tôi không đi rừng, nghe ông Trưởng khu kêu anh em xuống bến tắm đem hai người bạn xấu số mình về. Cùng với các thanh niên khác, tôi xuống đến nơi thấy hai người nằm nơi nước xâm xấp, không thấy ai tình nguyện cổng hai chú về, nghĩ tình người cùng xóm Dốc Sỏi, tôi khom người xuống bế xốc chú Thành lên vai, chạy được một đổi, tôi sang vai cho chú em chạy theo sau, vừa khi đó tôi thấy phân trong quần tà lỏn chú Thành rớt ra, tôi nghỉ “thôi rồi! hết phương cứu chữa”. Ngày đưa chú đến nơi an nghỉ, bà con trong xóm, kẻ ít người nhiều quyên góp phúng điếu cho thiếm Thành, tôi còn trong túi độ trên 100 ria đưa cho thiếm 50, dù sao tôi cũng còn có thể tìm được cái khác bằng sức lao động của mình.

10.-Lại cô Út Xôi (UX):

 Như tôi đã nói, sau hai lần cháy nhà, ngã be La-ét còn lại không bao nhiêu người Việt sinh sống. Ở phía sau nhà của Dung, xả Tăng Hau, có cái nhà của anh Bảy, thiếu úy QLVNCH và một đứa con trai sinh sống bằng nghề vô chai soda đem bỏ mối bạn hàng. Một hôm anh ta bảo tôi “đêm đêm anh qua ngủ giữ nhà dùm tôi trong thời gian tôi vắng nhà”. Chiều chiều tôi mang võng mùng và chăn qua treo trên cái giường ván ngủ, một buổi chiều khi vừa tới cửa thấy ánh đèn dầu loe lét chiếu ra, tôi lấy làm lạ, khi vào trong nhận ra không ai xa lạ là cô Út Xôi ở ngã ba La-ét. Được biết là cô cũng rời ngã ba La-ét về sống ở PP, sau đó theo xe lửa đi buôn chuyến từ Nông Pênh đến Tăng Hau, rồi gặp tay Thiếu Úy Bảy để có chổ ngủ qua vài đêm đợi bán hết hàng rồi về lại Nông Pênh. Lỡ bộ rồi tôi đành treo võng ngủ, còn cô nàng thì ngủ trên giường. Đang lim dim mơ màng, tự nhiên võng sút dây làm cái “rầm” trên giường. Lòm còm ngồi tôi dậy cột lại dây võng cho chắc ăn, nào ngờ hơn nửa tiếng đồng hồ sau dây võng lại sút nữa, lần nầy tôi hơi nghi và có ý lo sợ chắc có ai vô hình phá mình nên không dám nằm trên võng nữa, tôi treo mùng nằm được một lúc, cảm thấy buồn buồn bèn chui qua mùng của nàng ngủ cho nó ấm.

11.-Dựng nhà:

 Lúc sau nầy tôi không vô rừng chặt cây, bóc vỏ đem về bán cho những người dựng nhà mà hợp tác với anh Ba Tà Lỏn (vì lúc nào trên người anh ta chỉ có chiếc tà lỏn ngay cả lúc vô rừng cũng vậy) cưa lết ( tức xẻ ván bằng lưởi cưa tay và thợ cưa ngồi mỗi người mỗi bên lết từ từ tới). Tôi dự tính dựng nhà nên sang lại miếng đất 200 ria và bắt đầu vào rừng tha cây về đục đẻo làm nhà sàn hai gian cũng khá rộng và một chái bếp, dự trù mẹ con nó có qua đủ chỗ ở, ngày dựng nhà tôi luộc con gà và một lít đế cúng đất đai và thổ địa, xong nhờ mấy chú lối xóm đến dựng lên ba vì nhà xong. Sáng hôm sau đi vào rừng chặt cây tiếp, khi về đến nhà bà vợ khóm trưởng nói “ hồi sáng anh Út đi vô rừng, một tay sĩ quan bộ đội (SQBD) đi ngang hỏi “nhà ai dựng lên đây?” bà vợ khóm trưởng nói “nhà của anh Út”, tên SQBD nói tiếp “anh Út nào, dựng nhà không xin phép, xô sập”, nghe xong tôi nói với bà rằng trước khi có ý định dựng nhà tôi đã thông qua ý kiến với anh Khu Trưởng (KT) và ông ta nói cứ dựng đi. Tôi bắt đầu đi mua tranh về lợp xong hai mái chỉ một mình thôi, nhà rất vững và chắc chắn.

12.-Lại hai lần cháy nhà:

  Vì nhà chưa có vách nên tôi vẫn còn ngủ ở mái hiên của nhà Dung, một hôm đang ngon giấc nghe bà con la cháy nhà, lúc đó độ 4-5 giờ sáng, chạy ra sân thấy ngọn lửa đang hoành hàng về hướng nhà của mình, tôi chạy lên xem sao, lúc đó ngọn lửa đang tiến bị một luồng gió đánh bạt sang hướng khác, tôi nghĩ vầy là nhà mình an toàn, không ngờ một giọng nói vang lên trong đám người đứng hiếu kỳ kế bên ông KT “Ông Khu Trưởng, xô sập cái nhà nầy nhang ông?” không hiểu sao ông KT nói “ Ờ. .ờ, xô đi.”. Thế là 7-8 thanh niên đang đứng đó nghe ông KT, hè nhau xô, nhưng nhà không ngả chỉ có mái trước ngả xuống thôi. Ngọn lửa lụi dần không cần ai chửa vì không còn gì để cháy và mọi người giải tán, nhìn mái nhà trước mà buồn năm phút. Nguyên nhân cháy nhà là một người đàn bà thức dậy sớm vô ý trong lúc nấu nướng. Sáng hôm sau tôi lên dọn dẹp thu gọn lại, đang lom khom một chú thanh niên đi ngang, chú nầy còn thiếu nợ cây sửa nhà chưa trả, nói “chú Út, chú biết ai kêu ông Khu Trưởng xô nhà của chú không?”, tôi trả lời không biết, chú nói tiếp “tôi đó”, tôi chỉ buông câu “vậy hả”. Đang còn thu dọn, lại nghe bà con la làng “cháy nhà” nữa, nhìn cột khói đen xám gần nhà của Dung, tôi lật đật chạy về để thu dọn đồ của mình và giúp đở Dung, nhưng ngọn lửa lại thổi ngược về nhà của mình, thôi bây giờ coi như chịu trận, thế nào cũng mặc. Nguyên nhân là một tay bộ đội VN thường hay mua thuốc hút chịu ở quán gần nhà Dung, bà chủ quán đòi nợ cũ, tay bộ đội chẳng những không có tiền trả mà còn dọa “bà mà nói nữa tôi đốt quán bà”, nói xong hắn móc zippo ra bật lửa liền. Lửa tàn, tôi thả bộ lên xem nhà mình thế nào rồi, đến nơi được biết ngọn lửa lại cũng bị gió bạt đi nơi khác, nhưng mái nhà sau cũng bị cùng số phận của mái trước. Thật, tay sĩ quan bộ đội miệng mồm có khác và sau đó được biết nhà của chú thanh niên, kêu gọi xô nhà tôi, cũng biến thành tro, thật là trời cao có mắt. 

 Tôi bỏ ý định cất nhà, tân dụng cây còn lại và tranh có sẳn, tôi làm một chái bếp để ở thôi, tôi mua ván về vừa làm sàn và làm giường ngủ luôn cho tiện. Khu Việt ở xã Tăng Hau trở nên đìu hiu sau hai lần cháy nhà, lúc nầy lại có phong trào đi đào ao tôm ở Tho-mo-so (TMS) vùng đá trắng, dân Việt vùng TMS nầy đi mò sò huyết, hay ủi xệp, xệp là hai cây tre dài, xỏ lưới vào hình rẻ quạt, hai tay hạ lưới xuống đi một đoạn rồi nâng lên. Sau nầy ở TMS, tôi cũng mua một cái đi xệp, cá không thấy mà rắn biển thì nhiều, mổi lần gặp phải liền nhanh tay bốc liệng đi. Tôi gởi nhà lại cho anh ba Tà Lỏn trông dùm, sắm một cái len để múc đất mềm thẩy lên bờ làm hầm tôm, đón tàu ra TMS, đến nơi tôi nhập vào toán đào hầm nuôi tôm, lúc nước ròng thì không nói gì khi nước lớn đôi khi tới ngực, lượng đất đào mổi ngày được tính bằng khối và quy ra tiền, ngày thứ năm thay vì tiếp tục đào, tay quản lý bắt anh em đi dọn cây cối mà không cho biết tiền công ngày dọn, tôi phản đối và xách len về. 

 13.-Ụ ghe: 

  Về nhà treo võng đang nằm tòn ten và suy tính ngày mai sẽ ra sao, tình cờ một chú em tới chơi, chú hỏi “ chú Út muốn làm thợ đóng ghe không, chỉ cần chú biết nghề mộc chút chút là được”, chú dẫn tôi tới ụ ghe của chú Hai chuyên đóng ghe đi buôn bên Thái, trong thời gian KC cáp duồn người Việt mình vào năm 1971, gia đình chú chạy về tỵ nạn tại núi Thị Vải, chú nhận tôi làm với lương ngày 100 ria và cơm nước chủ lo, tôi thấy vậy là quá ổn. Là nhà sàn, nên mọi người tối đều giăng mùng ngủ hai bên, chú Hai có nuôi một con chó, lúc nhỏ đẹp và dể thương, tối chú hay cho nó ngủ trên chân mùng của mọi người cho ấm, nhưng khi lớn nó ăn cá bạc má chết lềnh khênh ở bờ biển nên bị bệnh xà mâu, rụng long, lỏng khỏng và hôi hám trông dễ sợ. Đêm trời trở lạnh, vẫn thói quen vào nằm ngủ ở chân mùng, nó liền bị đá, nó chạy qua mùng khác và cũng bị như vậy thôi. Tôi đang ngủ khi trở mình thấy mùng mình bị căn, tưởng con chó đang nằm ở chân mùng liền tung nó một đạp. Sáng ra chú Hai nói đêm hôm tôi bò ra đi tiểu, khi bò ngang mùng anh Út, bị đạp một cái mà không dám la, mọi người cười quá trời, vài bửa sau con chó được cạo bằng nước xôi, sạch trơn, trắng hếu ngon lành, chú Hai thỉnh thoảng vào xóm mang về một chú để thưởng công anh em.

 Bán đảo TMS nằm trong vịnh TL, tàu buôn đồ lậu từ giữa KC và TL qua lại nồm nợp, nên phe ta cũng ra đi sau khi thời cơ cho phép. Dọc theo bờ biển những cây dừa cao rợp bóng mát nên quán cà phê của phe ta mọc lên, còn hai bên cầu tàu những nhà sàn của những người Hoa giàu có đều có tàu đi buôn qua TL. Một hôm lửa lại bùng phát, những cây dừa là những bó đuốc cao lêu nghêu, tàn bay khắp nơi tới xóm chợ và hai dãy nhà sàn ở cầu cũng không tránh khỏi bàn tay cũa bà hỏa, sau nầy được biết là Pôn Pốt lẻn về đốt phá. Các nhà sàng của đám người Tàu giàu có đem TV, máy móc liệng xuống biển để tránh bà Hỏa, nhưng rồi cũng đâu còn sử dụng được vì nước biển. 

 Nhân gần ngày cuối năm, tôi trở lại Tăng Hao để thăm người quen, về tới nơi thấy chái bếp của mình có người ở, hỏi ra mới biết là tay khóm trưởng thấy không có ai ở nên tuyên bố là hắn xí được và cho bà con của hắn vô ở, đêm đó tôi phải treo võng ngủ ngoài trời. Ngày hôm sau tôi phải giải thích cho vợ chồng dọn đi và trả lại chái bếp cho tôi, thật tôi cũng buồn lòng, nhưng không thể làm khác hơn được.

14.-Một chỉ rưởi vàng: 

 Mỗi ngày chỉ có cử cà phê sáng là tốn tiền thôi nên tiền lương tôi để trong sổ của chú Hai, mình khỏi phải bận tâm cất giữ, khi số dư khoảng độ 6.000 ria, giá vàng ở VN và KC lúc đó ngang nhau khoảng 3.000/chỉ. Đùng một cái đêm sáng ngày giá vàng lên trên 4.500/chỉ, làm mình mất toi gần 30% số tiền để dành của mình, tôi bèn lấy tiền ra để mua chiếc nhẩn 1 chỉ 1/2, mua xong nếu đeo vô tay sợ bị va chạm khi làm việc bị móp méo nên tôi lấy chỉ quấn và đeo vào cổ cho nó tiện. Chiều nghỉ việc ra dòng nước từ trên chảy xuống tắm, tự nhiên tôi cảm thấy một ma lực nào buộc tôi phải ngoái cổ ra phía sau, ơ kìa.. ai sao giống bà xã mình đang men theo biển đi tới vậy?. Đúng rồi bà xã mình chứ ai, thật là mừng khôn xiết. Lúc ở nhà của Dung bao lần gởi cho cháu của bà Tư đem thư về PP để gởi về VN, tiền tem và công vài chục ria cho một cái thư, nhưng mà bà xã có nhận được cái nào đâu, cái cuối cùng nhờ ông chú quen đem về nên bà xã lần mò sang tìm. Tôi đi đường Tây Ninh còn bà xã đi đường Châu Đốc Hồng Ngự, đến nhà bà Tư ở thủ đô PP rồi lên xã TH đến nhà Dung, trên đường đi bị bắt vô HDX nhổ cỏ hết buổi vì nhập cảnh lậu. Nhờ Dung đưa xuống tàu qua TMS và cũng nhờ các bà, các cô đi buôn giúp đở nên mới tìm đúng chỗ. Lúc đầu tôi dự tính để bà xã ở lại chơi thời gian và đưa về, nhưng sau nghỉ lại hai vợ chồng cùng về một lượt, vì lúc đó tin tức Mỹ đang bàn thảo với phía Việt cộng để đưa đi định cư các sĩ quan đã bị tù tội trên 3 năm. Trên đường về lại xã Tăng Hao, hai vợ chồng ngủ một đêm duy nhất trên cái sàn chái bếp trước khi bán rẻ cho người ở lại. Một đêm cũng đủ an ủi phần nào công lao khổ nhọc dưng lên cái nhà to lón và cuối cùng biến thành cái chái bếp mà hai vợ chồng tôi được dịp trải qua một đêm hạnh phúc nhất trong đời sống lưu vong của mình trên xứ Chùa Tháp. 

 15.-Những chuyến vượt biên: 

 Những ai đã bước qua đất KC đều có ý chờ đợi cơ hộ để sang Thái xin tị nạn. Trong thời gian tôi đi cưa lếch với anh ba Tà Lỏn, có một toán khác sau khi cưa đủ sản phẩm bán cho mấy chủ ghe và họ cho ghe vào điểm hẹn để ăn hàng, lợi dụng thời cơ toán cưa cướp ghe, uy hiếp và cướp tư trang của tài công là con chủ ghe, khi ghe qua được Thái, toán cướp bị tố giác và bị nhà cầm quyền Thái bắt giữ. Chị Ba, cũng là sĩ quan nữ của QLVNCH, chị đang được bắt mối đi với 3 chỉ vàng một đầu người, tôi đành chịu và không biết chị có đến nơi đến chốn không, mong chị mọi sự tốt lành.

 Một gia đình là Thiếu úy Quân Y/ QLVNCH, vợ và đám con, phần nhiều là gái, có nhà sàn ở Tho-mo-so, hàng ngày vợ chồng và mấy đứa lớn theo ghe ra biển mò sò huyết, sò huyết ở vịnh Thái Lan nhỏ hơn sò huyết của ta, người bắt sò đi rà hai bàn chân trên cát, hể gặp sò thì hụp xuống nước lượm lên, nhờ nhà đông người nên ngày nào cũng kiếm trên dưới tạ sò, trừ tiền ghe ra cũng còn kha khá. Thời gian sau họ mua ghe rồi mua lưới đi đánh tôm, bỏ nghề mò sò, rồi sau cùng là mua máy đuôi tôm, rồi một ngày đẹp trời nào đó ghe đánh tôm đi hết cả gia đình làm bà con lối xóm ngỡ ngàng. Tay hsq bội đội được cắt cử là trưởng của khu người Việt tỏ ra bực tức vì để xẩy cả bè cá lớn và mồm luôn miệng lên án đồ phản quốc, ham thức ăn thừa của Đế quốc Mỹ. Cũng mong gia đình của Th/úy Quân Y được đến nơi an toàn và đang hưởng những gì tốt đẹp nhất của Đế quốc ban cho. Một anh thợ chuyên sửa máy đuôi tôm, một hôm ông thợ cùng gia đình ra đi với chiếc ghe và máyđuôi tâm tốt và mạnh nhất và cũng tên hạ sĩ quan bộ đội đó miệng chửi thề không ngớt. 

 16.- Kết: 

 Sau hai năm sinh sống trên đất nước xứ Chùa Tháp có một điểm mà chúng ta thấy rỏ nhất là thủ đô Pnong Penh rất ít người bản xứ sinh sống, phần đông là dân da vàng nhất là người Trung Hoa, người bản xứ rút về nông thôn xa xôi hẻo lánh, hoạt động thương mại do người Hoa nắm ở những chợ lớn chung quanh vùng thủ đô, còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng. Sau bao năm đất nước Campuchia được xem là nước nghèo nàn lạc hậu ở Đông Nam Á, ấy vậy mà nay họ đã chế tạo được chiếc xe hơi của riêng họ còn riêng Việt Nam ta sau năm 1975 đến nay do tài lảnh đạo của một nhóm người mang danh là đỉnh cao của trí tuệ của loài người, thế mà đất nước tụt hậu quá thê thảm, thật hết ý kiến.

Georgia, 09-22-2013 

 Thôi Huỳnh 

 Email: anhthoi4643@gmail.com 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22425)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21928)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21540)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29090)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21137)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21587)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 20982)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20413)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 22936)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21195)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21273)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24188)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27638)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28424)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21296)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29709)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47380)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24888)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29802)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 34895)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26530)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25577)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21762)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 28973)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20475)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21523)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29336)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 28932)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28107)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21996)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20626)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21093)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28447)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23158)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 25871)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20327)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23293)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29293)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29501)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31066)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 78733)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 25881)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27651)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20346)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 25949)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25631)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20615)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 25930)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 26921)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi
20 Tháng Hai 2012(Xem: 21818)
Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này… mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao?