11:39 SA
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

SÂN TRƯỜNG CŨ - THÁI THỤY VY

18 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9936)

Nhà thơ Thái Thụy Vy, tên thật là Đỗ Khoa Luật, quê quán Biên Hòa, Đồng Nai, từng là một sỹ quan quân y trong quân lực VNCH. Ông đã xuất bản nhiều sách bao gồm nhiều thi tập, truyện ngắn, biên khảo, v.v. Ông đặc biệt yêu màu tím và vì vậy trong thơ văn của ông, ta thấy luôn phản phất đâu đó sắc màu tím hiền hòa. Hiện ông đang cư ngụ tại Chandler, Arizona. Mời quý độc giả vào trang nhà của tác giả để tìm đọc nhiều bài vở giá trị: http://thaithuyvy.wordpress.com

Sân Trường Cũ

 Ngày nay, tuổi trẻ Việt Nam lớn lên được"sút chuồng" lúc vào nội trú bậc đại học. Ngày xưa, lũ chúng tôi được "sổ lồng" ngay khi còn chưa đủ lông đủ cánh lúc vào nội trú bậc trung học.

Chúng tôi rời tổ ấm hơi sớm, nhưng cha mẹ không cảm thấy trống rỗng vì "empty nest", vì chim con vẫn tiếp tục ra lò đều đều.

Những năm nội trú, nhất là những năm nội trú Mossard, cuộc đời học sinh chúng tôi lúc nào cũng được đậm màu bằng những kỷ niệm ngây thơ, vui buồn, luôn luôn gắn liền với tình bằng hửu và những mộng mơ đầu đời của một thời đang nổ giò.

Trước khi vào Mossard, tôi thường nghe chú tôi bảo ba tôi "Tống nó vô cho thầy dòng trị nó". Chắc các bạn đã đoán ra rằng là tôi không mấy được welcome vì tánh tình hay chọc phá và hay đánh lộn đánh lạo luôn.

Thật tình thì tôi không bị thầy dòng trị bao giờ mà còn được thầy thương và bạn ...ghét. Đứa bé bất trị ngày nào có vẻ "chịu phép thánh". Kết quả là ba tôi tống luôn sáu tên bất trị nữa vào Mossard, cộng thêm người chú thứ 13 chỉ lớn hơn tôi có một tuổi. Danh tiếng của thầy dòng càng lên thì số con nhà giàu ở tỉnh tôi càng gửi con vô Mossard mỗi năm nhiều thêm, nhờ thế mà chúng tôi có thêm bạn để... đánh lộn.

Nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba học trò, không làm quỷ (hay làm bụt) ở nhà thì làm yêu, làm tinh trong trường. Đó là một nhân đức, một thực thể và một thực chất không bao giờ suy suyển, và chuyện học trò thì dài dài, kể hoài không hết, như chuyện con ma vú dài khám Chí Hoà.

Thôi, còn đâu những ngày rong chơi, bắt dế, đá cá lia thia; đâu những ngày thả câu cắm mùa nước nhảy; đâu những ngày leo tót lên cây vú sữa vừa nặn vừa nút loài trái cây mang cái tên dịu dàng, hấp dẫn và đã khát (sữa rừng thay sữa mẹ !). Còn đâu những ngày chấm mủ mù u bắt ve sầu, hái trâm tim tím và hái đọt vừng nõn nà như tà áo lụa...

Tôi giã từ bao nhiêu sinh thú đó để bước vào ngưỡng cửa của kỷ luật ngăn nắp; của giờ giấc được điều khiển bằng chuông điện và tu huýt; khoác lên bộ đồng phục đọc kinh sáng trưa chiều tối Anh Pháp Việt, giờ học giờ chơi giờ ăn ngủ.

Tôi còn quá nhỏ để hiểu tại sao tiền vận đời mình phải bị khép vào cuộc đời "khổ tu" quá sớm như vậy, đi đứng đều có gát dan (guardian), các thiên thần áo đen này, tay cầm thước bảng gõ nhịp, nhứt cử nhứt động đều bị theo dõi, lỡ dại xé rào là nát đít.

Nhớ lại đêm đầu tiên, Thành, thằng bạn đồng hương xứ Bưởi, nhớ "bưởi" nhà nằm khóc thút thít. Tôi "gan lì" và "dạn dày" hơn nên lên mặt đàn anh dỗ dành, an ủi Thành, mặc dầu, trong thâm tâm mình đang lung lay vì một sự nuối tiếc, mất mát, nhớ nhung đâu đâu, lúc đó chợt biết "no place like home" thì đã quá muộn.

Những ngày tháng đầu ở "quân trường" Mossard là một thử thách như "đoạn đường chiến binh" cho lũ chúng tôi. Mới có vài tuần đã có vài tên "lính sữa" đào ngũ về mớm vú mẹ. Tụi nhỏ nhõng nhẽo, than van đồ ăn nhà bàn nuốt không vô, đòi toàn deli và homemade. Các bậc phụ huynh của đám lính cậu, tiểu thơ thì méo mặt vì trả tiền ăn ở nội trú đắt đỏ, còn phải hàng tuần sai tài xế tiếp tế cao lương, mỹ phẩm cho các cậu ấm, nhờ thế mà đám chôm chỉa cũng thơm lây. Riêng Frère Économe "tổng khầu" Albert thì lúc nào cũng nở nụ cười trên môi và lẩm nhẩm :"Comme il faut, comme il faut...". Lũ lục lăng chúng tôi, sau thời gian "cá vượt vũ môn", vào nhà bàn là dành ăn như lính.

Cuộc đời cứ như vậy, như vậy mà trôi khi bình lặng, khi sóng gió.

Cơn bão cultural shock đầu mùa vừa lắng dịu thì có sự xuất hiện của các cao thủ võ lâm quần hùng, quái nhân, chân sư và superman.

Số là trước Hiệp định Genève 54, đa số con lai Pháp mồ côi được thừa nhận hay vô thừa nhận được chính phủ Pháp gửi vô Mossard làm con nuôi thầy dòng. Chúng tôi "hiệp chủng" với cái bang toàn phái tả-pín-lù này một cách khá dễ dàng vì tụi này trông hung tợn nhưng háo ăn, nhét một cái bánh biscuit "sơn đá" (loại dày trong ration lính Pháp) là thành bồ ngay.

Vào giờ chơi, sân trường là chốn hành hiệp, kiếm khách giang hồ đủ ca líp dọc ngang nghênh ngang oai trấn. Tôi nhỏ con lại lí lắc hay chạy loanh quanh, lòn trôn anh chàng hung thần "Aladin" Dulac. Anh Tây đen này có cặp giò lêu khêu flamingo và có nụ cười trắng nhởn. Tôi ngước lên nhìn anh ta hỏi :" Ở trên đó có dễ thở không?". Thế là anh ta đang hiền khô bỗng đổ quạu, không lần nào tôi chạy thoát, bị véo tai đau điếng, tánh nào tật nấy, trời gầm cũng không bỏ.

Bốn mươi năm qua mau, những cái tên Bernard, Auguste, Rémanjon, Benoit, Kosna mặt rỗ "mille trous", là những cái tên vẫn còn âm vang của tiếng dội từ tiềm thức, trong ký ức của thằng tôi giờ này sang ra đa sầu, đa cảm và ...dadaisme.

Nhưng có một cái tên tôi khó quên. Henri Taborski.

Đa số Tây lai đều du côn và hoang đàng, riêng Taborski đẹp trai, nhu mì, lúc nào cặp mắt cũng phản ảnh một niềm cô đơn khó hiểu, nghe nói cha anh là lính Légionaire, đã tử trận tại Algérie. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi thành bạn chí thân vì cùng lớp, cùng bàn, nhưng cuộc đời ít khi chìu lòng người, tôi tưởng tình bạn êm đềm cho đến khi tiếp tục lớp trên ở Taberd Sàigòn. Hiệp định 54 ký kết, cùng với quân đội Pháp, trẻ lai được đưa về Arsenal để về mẫu quốc. Lần thứ nhất trong đời tôi hiểu thế nào là chia tay. Tôi rủ Taborski ra chợ Thủ Đức ăn bún nem. Tôi chan nước mắm ớt thật nhiều vô tô bạn nói:"Để không bao giờ mầy quên nước Việt Nam và tao". Ngày Henri lên đường, chúng tôi xiết tay thật chặt, tôi không khóc mà cũng không nói ra lời nào. Henri nhìn tôi và cúi mặt quay đi. Vẫn đôi mắt côi cút cô đơn ấy, tôi hiểu bạn muốn nói với tôi thật nhiều, nhiều lắm. Sau vài lá thư qua lại, có đoạn Taborski bảo :"Nếu mày viết cho tao, nhớ thấm một chút nước mắm ở góc lá thư cho tao đỡ nhớ Việt Nam và mày". Chúng tôi mất liên lạc hẳn từ đó, không phải vì tôi chóng quên, nhưng lúc đó tôi đang bắt đầu tập tễnh viết thơ ...mèo bằng tiếng Việt.

Biến cố 1954 lại đánh dấu thêm một lần "hội nhập" mới nữa. Một số đệ tử chũng sinh từ Bắc vào "định cư" trên dãy dortoir xóm cây dầu. Các anh tu sĩ má hồng phúng phính, tóc để mèche nhọn che cả mặt, nắng chang chang vẫn mặc áo lá len xanh đỏ, có cậu còn choàng cả foulard nữa. Lớp tôi e dè welcome hai đấng Tẫm và Liên. Tẫm lớn tuổi, đứng đắn, trầm lặng, ít nói. Liên đẹp trai ra vẻ con trai Hà Nội 36 phố phường. Cái anh này ăn nói khéo nên gây cảm tình với đám Nam Kỳ rất mau. Sau nầy gặp lại Liên ở trường Luật, mỗi lần cặp với một cô Bắc Kỳ nho nhỏ xinh xinh, cô nào cũng nhuyễn như tơ tằm. Không biết Liên đã nhảy rào từ hồi nào.

Tuổi trẻ Mossard còn sống động qua hình ảnh các nhân vật trong các tạp chí hoạt họa Coeurs Vaillants. Sân trường là nơi chúng tôi vui cười thỏa thích, cười hả hê hay cười vu vơ với những đấng "quái thai của thời đại", tuy nhiên Mossard tuyệt nhiên vắng bóng bọn "bầy thú trước bảng đen". Có anh chàng Phú điên, biệt danh "Fou Harley", lúc nào cũng chạy mô tô tưởng tượng, chạy thắng, thắng chạy, không khi nào đi đứng đàng hoàng. Lại có anh chàng Thiện tự coi mình là hỏa tiễn, rồi đến chàng Thiệt, chuyên viên chế toa thuốc...trung tiện, tới gần ai, đứng rặn là người đó tránh xa. Bọn samurai giang hồ thì phải né ba anh chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, đi đâu cũng đi cặp ba và vác kiếm...gỗ. Lại còn anh chàng kiếm sĩ "Độc cô cầu bại" Scaramouche lúc nào cũng mang mặt nạ. Rồi anh chàng Ó biển Surcouf, thích vẽ đầu lâu trên ngực, trên cờ đen...

Anh nào ốm nhom thì bị gán nickname Lucky Luke, phì lũ như anh chàng Nguyễn Trương thì bị gọi là Patapouf, Thanh électrique là biệt hiệu của Tám Nheo, vì anh ta vừa nói cà lăm vừa nheo mắt lia lịa; mập mà khật khờ thì bị gọi là Tài Lù, thiếu thước tấc thì đặt tên là Tintin, ghét thì gọi là Milou. Còn có bốn anh em nhà Dalton bất hủ, con chủ xe đò Thuận Thành, giàu nứt đổ vách mà keo kiệt, địch thủ của anh Châu "Ba Kẹ", lúc nào cũng gậm móng tay hôi rình lại thích bẹo má các bà đầm.

Không ai khỏi bị đặt tên trừ các trự mười hai con giáp chẳng giống con nào; riêng tôi lúc đó mặt mày không mấy dễ ưa nên bị "Ông từ" Nguyễn Văn Hậu, tuy không có đạo mà lúc nào cũng lần chuổi lâm râm, kể cả giờ chơi. Không biết tôi làm mích lòng anh hồi nào mà anh gán cho tôi cái biệt danh "Cinq cent dollars" để ám chỉ chân dung các đấng "outlaws" được shériff "wanted" dán trên cửa các Saloon.

Trên tất cả cái đám nhân loại phàm phu tục tử là các tiểu thơ đài các "đẹp gái" được phong cho cái tên mỹ miều là các "Bà Đầm", Bà Đầm Quan, Bà Đầm Bửu, Bà Đầm Thành, Bà Đầm Thuận Gàbi... Họ là giai cấp "chouchou" của các thày. Môn phái này được ưu đãi, lúc nào túi cũng rủng rỉnh, cành cạch quà cáp.

Lũ chúng tôi lớn lên với những cái nhiêu khê, nửa thăng bằng nửa mất thăng bằng vì thiếu chất hồng. Ngày vui nhất phải là ngày chúa nhật. Sáng sớm đã thấy các con chiên lành dậy sớm đánh giày bóng lộn, trét brillantine ba số "5" ruồi đi trơn trợt phải chống gậy, xức dầu thơm Coty sực nức, nhất là các đấng tây lai. Họ hăm hở đi rước lễ vì họ biết có close encounter với các con nuôi bà sơ, hiền như Ma soeur, lai có,Việt có, cũng vừa vặn đến tuổi làm duyên, làm dáng. Không biết sau này có cô cậu nào nên đôi lứa không, chứ các Frère và các Soeur hội nhập, thành tựu đến mấy cặp, song ca Karaoke bài "Vì tôi là linh mục" và "Em hiền như Ma soeur".

Sóng gió để lại trái tim bọn mới lớn biết bao vết thương thời thượng, lâu lâu Thiếu Lâm Tự nổi ba đào vì có sự xâm nhập của người phái Nga Mi, Không Động. Cuối tuần nếu bị lỗi cấm túc không được sortie, thú vui lẩm cẩm là chơi thể thao để tiêu bớt energy hay ngồi ngắm các tà áo dài từ Saìgòn vào thăm nuôi em út để bắt đầu làm thơ... con cóc.

Một hôm, tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển không báo động mà bão cấp sáu đã làm Thiếu Lâm Tự tan tác. Không hiểu vì lý do gì, Frère Adolphe (préfet) phá lệ dẫn người đẹp Á hậu Hương Cảng vào tận sân trong kiếm thăm thằng em Ba tàu đầu gà đít vịt. Mọi sinh hoạt đang sinh động bỗng trở thành slow motion. Mấy tên phạm pháp đang piqué cũng được tha khỏi phạm trường. Thời gian như đứng lại, giang hồ tứ chiến đều nín thở. Hoa lạc giữa rừng gươm !!! Người đẹp Hướng Cỏn với chiếc áo xường xám bó sát thân thể trời cho (tôi không nghĩ là cái sườn của ông Adong) bước đi uyển chuyển như xà tướng. Chú tiểu bấy lâu nay chỉ biết kinh kệ, bỗng như được soi sáng, được điểm huệ nhãn, chỉ mong mau mau đạt thành chánh quả, mau mau xuống núi để đi hành đạo...

Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy tầng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thư tôi
(P.T.T)

Những năm tháng Mossard! Ôi những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Mỗi cái tên Nguơn, Tường, Đại, Quan, Cảnh, Các , Hậu, Hiệp, Long, Toàn, Hoàng Cầu, Thanh, Hoàng Anh, Liên, Tẩm, Bửu, Thọ, Trương... đều mang một ý nghĩa gắn bó với một khung trời kỷ niệm của tuổi thơ mà chắc chắn chúng ta không bao giờ tìm lại được.

Dẫu vui dẫu buồn, kỷ niệm hãy là kỷ niệm; hãy là những giới móc của thời gian đánh dấu một thời sinh ra, một thời để lớn, một thời để yêu, một thời để quên, một thời để nhớ và một thời đi về với hồn thiên cổ.

Vanitas vanitatum. Phù du, phù du, tất cả là phù du. May mắn thay, Thượng Đế còn cho ta kỷ niệm, sống bằng kỷ niệm, sống cho kỷ niệm với đầy đủ màu sắc, âm thanh, với những đổ vỡ, ngổn ngang, với những suy tư, với những nuối tiếc.

Bài thơ tôi viết tặng các bạn vong niên đã một thời chia xẻ với tôi Sân Trường Cũ:

Những năm đẹp nhất tuổi đời
Của thời trung học giờ chơi sân trường
Khi buồn vớ vẩn, khẩn trương
Khi vui quấy nhộn thất thường đồ điên
Thơ tình đọc chẳng đã ghiền
Người thương giận dỗi đủ phiền tàn canh
Những chiều sánh bước bên anh
Đụt mưa núp nắng làm lành mau quên
Một hôm qua cổng buồn tênh
Bóng ma tuổi trẻ còn trên sân trường
(TTV)

Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.

Virginia, Noel 1990

Thái Thụy Vy





Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
Vậy là anh Thái Thụy Vy - Đỗ khoa Luật đã vĩnh viễn ra đi ! để lại bao tiếc thương cho Bạn bè Đồng Hương !
Xin Thắp nén hương chia buồn cùng Tang Quyến ! Nguyện cầu Anh Thái Thụy Vy được về yên nghĩ bên Nước Chúa An Lành !....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19358)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20316)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21333)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20293)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20187)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20851)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20024)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20109)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20517)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20098)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21587)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21068)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21848)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20880)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21845)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21075)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20363)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20964)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20014)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19144)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20246)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19557)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20437)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21618)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20373)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19792)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19770)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20549)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19715)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19994)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21047)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21024)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21706)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20589)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21048)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20791)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19517)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20768)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20489)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18953)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19334)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18708)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19650)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21307)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20479)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18993)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20567)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19326)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18493)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18967)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?