6:29 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

CHIẾC LÁ LẠC ĐƯỜNG - NGUYỄN THỊ THÊM

27 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 12180)

Chiếc lá lạc đường.


 Hôm nay cuối tuần, gió thổi rất mạnh ở Riverside. Những hàng cây trước đường uốn cong, lắc lư như những nàng vũ nữ. Gió đẩy lá khô tấp vào ngạch cửa. Những chiếc lá xanh, chưa vàng của mùa thu mà bị gió đánh tả tơi lăn lóc bên đường. Và lá dừng lại bên thềm như một người lỡ bước đầy bất trắc, muốn gỏ cửa vào nhà tôi xin tá túc.
Ơ hay sao tôi lại vẫn vơ nói về một chiếc lá không tên, hãy dùng chổi quét đi hay hốt bỏ vào thùng rác. Chiếc lá sao lại như nhìn tôi ngậm ngùi. Sao như muốn kể chuyện mình.
 Có phải tại vì tôi đã đọc bài "Con tôi đi nhận xác chồng" của hội AHBH vừa gửi vào mà tâm hồn man mác. Có thể lắm chứ. Một bài viết của người liam-large-contentcha có con gái lên đường đi nhận xác chồng sắp cưới vừa tử thương ở chiến trường Afghanistan đã làm tôi xúc động.

 Tâm tình của người cha thương con. Của người con gái tràn đầy niềm tin và hy vọng. Của người lính chiến yêu quê hương, trái tim đầy nhiệt huyết tuổi trẻ. Một con người sẽ có những bước hành trình ngập tràn hoa thơm cỏ lạ của một mái ấm tương lai.

 Tôi đọc xong bài. Cảm xúc thật sự, cứ miên man nghĩ về người lính .Người chiến sĩ có tên là Liam J Nevin (1981-2013)

 liam1-large-contentVâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước, tôi đã đưa xác người em họ của chồng về miền Trung. Chú ấy đã hiên ngang gục ngã ở chiến trường An Lộc. Tôi chưa một lần gặp chú, cũng chưa nghe tên bao giờ. Thế mà tôi lại đưa xác chú về gia đình ở Đà Nẳng, một nơi tôi chưa từng đặt chân tới.
Đó là mùa hè 1972 tôi đi đám ma người quen, s
n dịp ghé thăm mẹ chồng ở Biên Hòa. Má chồng tôi nói:
- Thằng Hanh đã chết, hậu cứ liên lạc để để đem xác hắn về nhà. Hắn không có ai ở bên ni. Mi đưa hắn về dùm. Gia đình hắn ngoài làng đã chạy vào Sơn Trà. Mọi thủ tục đã có hậu cứ lo. Theo hắn chỉ có người em chú bác đang đi tu. Chú không biết gì nên mi thế mạ lo cho hai anh em hắn. Có thể mi ra ngoài nớ sẽ gặp thằng T. Hắn (chồng tôi) nghe đâu cũng đóng quân ở Đà Nẵng.

Thế là không kịp về LT để lấy áo quần. Tui vơ vài bộ đồ cô em chồng, mặc chiếc áo dài trắng lên xe vào... Tôi không nhớ nơi đó gọi là gì. Chỉ thấy hòm tiếp nối những hòm. Máy bay trực thăng hầm rú để đáp xuống tải xác người. Một không khí lạnh lẽo tang tóc, thê lương. Theo người ta chỉ, tôi đến nơi để linh cữu Thiếu Úy Hanh (Tên của chú ấy) Bên cạnh chiếc hòm bọc kín bằng thiếc hay kẻm gì đó, một chú tiểu đang ngồi, mặt buồn so, miện lâm râm tụng kinh.

 Lần đầu tiên tôi đối diện với cái chết của người lính ngoài mặt trận. Mặc dù đã nghe rất nhiều, đọc rất nhiều sách nói về cái chết bi hùng này. Nhưng lần đầu tiên đối diện, tôi thấy mình chùn xuống, xúc động dâng lên thở không được. Hình chú Hanh trên cái bàn nhỏ, một lọ hoa nhỏ và bát hương. Tôi đứng tần ngần, không sợ mà thật buồn. Cái buồn của sự biệt ly và thương cảm. Tối đến, ban Lễ nghi quân cách đến làm lễ truy điệu và truy phong. Cũng kèn, cũng chào, cũng đầy đủ nghi thức mà sao ngậm ngùi. Bởi dường như là thông lệ, hết chỗ này lại qua chỗ khác. Chết cứng, chai lì không còn cảm giác. Hay sự đau thương làm tê liệt mọi dây thần kinh xúc cảm.

 Đời trai trong thời chiến thật thảm thương. Chú Hanh chưa lập gia đình lại là con trai một. Cái chết của chú chắc sẽ là vết chém hằn sâu nhất trong gia đình. Tôi bảo chú Cảm "Thôi em đi ngủ đi, chị trực cho" Chú tiểu tên Cảm dựa vào một góc nhà mệt mõi đi vào giấc ngủ.Tôi thế chú ngồi niệm kinh, đốt nhang và thầm thì trò chuyện với người khuất mặt. Tôi đi lòng vòng hết nhìn tên người này đến hình người khác. Thời kỳ đó chiến trường sôi động, lính tử thương liên tục đưa về. Không khí ảm đạm, gió lạnh và dường như những hồn thiêng tử sĩ lẫn khuất mọi nơi.

Buổi sáng hôm sau, quan tài được đưa lên máy bay đem về phi trường Đà Nẳng. Trên chuyến bay có thêm hai quan tài nữa. Càng lên cao do áp suất tiecthuong-large-contentkhông khí, những chiếc hòm căng tròn lên, lớp thiếc bọc xung quanh như bong bóng được thổi căng lên trông rất tội nghiệp và dễ sợ.

Xe hậu cứ chuyễn chị em tôi và quan tài về trước sân nhà của gia đình chú Hanh. Cả nhà đang ở trong trại tạm cư. Người ta túa ra khóc lóc, gào thét. Chị Bưởi,(chị của Hanh) khóc suýt ngất, người ta phải vực chị ấy vào nhà xoa dầu và để chị cách ly với cái hòm.
Bởi vì cả làng Câu Nhi ở Quảng Trị chạy CS nên được bố trí tạm cư về đây, mọi người ai cũng bà con, họ hàng quen biết. Chỉ có tôi, một người lạ mặt, dân Saigon lạc lõng ôm cái túi đồ lẫn vào một góc nhà đứng đó tần ngần.
 Mãi mãi một lúc thật lâu, gia đình mới được chú Cảm báo là tôi đã đưa xác chú Hanh về. Họ túa đi tìm và bắt gặp tôi đang đứng khóc một mình. Má chú Hanh ôm tôi cũng khóc theo. Họ đâu biết tôi khóc vì tủi thân, vì không biết tối nay, ngày mai, và kế tiếp tôi phải làm gì, và chừng nào tôi mới về lại Biên Hòa.

 Hôm sau chồng tôi được tin anh vội vã đi về tìm. Chúng tôi gặp nhau nghẹn ngào trong cái buồn đứt ruột của một cái đám ma.
Hôm sau tôi được tin Anh Phú, anh rễ của chồng tôi cũng cùng thời điểm đó đem xác anh Phúc (Anh em cô cậu với chồng tôi), một người lính BĐQ tử thương ở chiến trường Khe Sanh cũng về Đà Nẳng. ( Tôi xin ghi chú ở đây là hai người bà con một người chết ở Khe Sanh, một người ở An Lộc tôi không nhớ chính xác. Xin thông cảm) Do đó chúng tôi 3 người: Anh Phú, tôi và chồng tôi đã có dịp gặp nhau tại Đà Nẳng đi dự một lượt hai đám tang.

 Đưa xác người lính trẻ về nhà, ngồi suốt một đêm trong giang sơn của người chết trận. Tôi mới thấm thía nỗi lo sợ của người vợ lính. Tôi mới xác định rõ chỗ đứng của mình bên bờ vực của sự biệt ly. Chồng tôi cũng đang ngoài mặt trận. Một ngày nào đó, tôi cũng sẽ ngồi đây, nhưng hình hài người nằm trong kia là anh ấy. Tôi lạnh người khi nghĩ đến điều này và căm ghét chiến tranh.

 Chiến tranh thật tàn khốc và thế giới không ngày nào không có chiến tranh, giết chóc, tàn sát lẫn nhau. Người ta đã đem sự sống chết đùa giởn và ra tay không chút nhân nhượng. Biết rằng đời người rồi một lúc nào đó cũng chết. Nhưng nhìn những người trẻ tuổi, giỏi giang, tương lai sáng rực đi vào thiên thu ai không khỏi đau lòng.

 Ôi chao! Một chiếc lá xanh tấp vào ngạch cửa mà tôi đã lôi theo bao nhiêu nỗi ưu tư. Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ

tretho-large-content

để an vui xóa đi những hình ảnh không vui của những ngày xưa cũ.

Thêm

 

 

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Chín 20137:00 SA
Khách
Thật là xúc động ! Biết bao Thanh Niên VN đã bỏ mình nơi Chiến Trận khi tuổi đời rất còn Xanh !....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8322)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8650)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9555)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9266)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9709)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8473)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9658)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8222)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9048)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9272)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9368)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9655)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9703)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10937)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10494)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9987)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10245)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9582)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8300)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9683)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8973)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14421)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12642)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9306)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9274)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10196)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8968)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9705)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10345)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9837)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9611)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8971)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9241)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10728)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10969)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10559)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9155)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10037)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9846)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10409)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10526)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10820)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13047)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11615)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9584)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9620)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13341)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11676)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9556)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.