4:58 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

TỨ 3 YÊU DẤU - THY LỆ TRANG

30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 13303)
TỨ 3 YÊU DẤU
 
Vào giữa tháng 7-2011, tôi nhận được email của Lợi- Bùi thị Lợi, cô bạn làm trưởng lớp từ thất 3- tứ 3 ngày nào. Hơn 40 năm kể từ Lợi chuyển lên Bảo Lộc học trường Nông Lâm Súc, tôi không nhận được tin bạn. Năm 2007, tôi về thăm VN gặp lại bạn bè và hỏi thăm về Lợi. Không một ai biết tin về Lợi cả. Bạn bè ai cũng nghĩ Lợi đang ở nước ngoài. Khi nhận thư Lợi, tôi mừng suýt khóc. Nhất là khi nhìn lại những tấm ảnh ngày xưa- hình tôi tặng cho Lợi và hình lớp Tứ 3 chụp chung với thầy Thạc dưới cột cờ. Thuở đó chúng tôi khoảng 15,16 tuổi -tuổi hồn nhiên, vô tư chỉ biết học và nô đùa.
cuc1-contentcuc2-content
Mân mê tấm hình trên tay, tôi thầm cảm ơn và phục Lợi vô cùng. Hơn bốn mươi năm đã qua, bao thay đổi trong cuộc đời Lợi vẫn còn giữ được những lưu niệm ngày xưa.Từng khuôn mặt bạn bè thân quen gợi tôi nhớ lại một thời xôn xao của lớp Tứ 3 yêu dấu.
cuc3
 Hàng đầu tiên từ trái sang phải:
-NGUYỄN THỊ NGỌC LAN: Bạn thân của Lợi. Có nụ cười tươi trong ảnh cũng như ngoài đời.Tuy không năng động cởi mở như Lợi nhưng đối với bạn cũng chân tình.Hiện đang định cư tại Úc.
-THẦY THẠC: Tự dưng tôi quên họ của thày Thạc dù tôi là con nhỏ có tiếng nhớ dai. Thầy Thạc vừa là giáo sư Pháp văn vừa là giáo sư hướng dẩn lớp tứ 3.
-BÙI THỊ LỢI: Trưởng lớp năm xưa. Hiện là cánh chim đầu đàn đang tập hợp lại những cánh chim lạc bầy tìm về tổ cũ.Tuy nhỏ nhắn nhưng rất cương nghị và phóng khoáng. Nhờ những đức tánh trên nên Lợi đã vượt qua giai đoạn khó khăn, bi đát trong cuộc đời: chồng bỏ đi nước ngoài và cô con gái thân yêu mất đi giữa tuổi thanh xuân.
-LÊ KIM LOAN: Cô bạn có đôi mắt mí lót to và khuôn mặt phảng phất buồn. Tôi nhớ Loan có chị tên Lê Kim Đính cũng học sinh trường Ngô Quyền
-NGUYỄN THỊ CÚC: Chính tôi, con vịt đẹt ốm nhách, làm trưởng ban báo chí của lớp.
-NGUYỄN THU XUÂN: Cô bạn thân của tôi, cùng trong nhóm Ngũ quỹ nhưng thật sự hiền hơn cả ma soeur. Ca sĩ của lớp tôi. Có khuôn mặt dễ thương và làn da thật đẹp. Hiện đang định cư ở Mỹ.
-TRỊNH THỊ TUYẾT SƯƠNG: Sương có nét đặc biệt mà tôi không thể nào quên: khuôn mặt lấm tấm tàn nhan và mái tóc dầy quăn tự nhiên rất đẹp.
-DƯƠNG NGỌC THẢO: Phải nói là Thảo quá hiền, lúc nào cũng cười xuề xòa...Giống như Lợi, Thảo vẫn còn giữ lưu bút ngày xưa. Nhờ vậy mà tôi và Thu Xuân có được tấm ảnh chụp chung dưới cột cờ.
-PHẠM THỊ QÚY: Hàng thứ nhì, đứng phía sau Ngọc Lan. Mới đầu tôi không nhận ra Qúy. Hình như có điều gì thiếu sót trên khuôn mặt thân quen này." Qúy cận", Lợi nhắc nhở. À thì ra thiếu cặp mắt kiếng. Quý trong nhóm Lợi. Vui vẻ, hay cười.Tôi nhớ Qúy có đôi bàn tay búp măng thật đẹp. Mỗi lần nghe tôi khen, Quý thường phân trần về đôi chân của mình " mình hạc mà chân voi"
-HỒ THỊ BẠCH TUYẾT: Hiền lành, học giỏi. Những lần nghe nhỏ Ba, nhỏ Lưu pha trò-Tuyết chỉ chỉ khúc khích cười. Năm 2007, khi về thăm quê nhà - tôi và nhỏ Hồng có dịp ăn sáng với vợ chồng Tuyết, anh Mây Trắng và Tống Kim Mỹ.
-NGÔ KIM NGỌC: Cô ca sĩ của lớp với tướng cao ráo và tiếng cười ròn tan. Ngọc có giọng hát trong veo-ca nhạc đã hay mà ca vọng cổ cũng rất mùi. Trước đây Ngọc định cư ở Pháp, bây giờ phu quân đã qua đời nên Ngọc về quê hương tìm lại cội nguồn. Vẫn còn tâm hồn văn nghệ như thuở nào.
-HÀ NGỌC LỆ: Học sinh ưu tú, không những của lớp tôi mà còn của toàn trường.Thông thường, tôi thấy con gái chỉ cần có một trong hai điều kiện" học giỏi hoặc nhà giàu "-thì các nàng đã vênh mặt tự kiêu rồi. Nhưng đặc biệt ở lớp tôi có nhiều bạn vừa là con nhà giàu, vừa học giỏi lại rất giản dị, dễ thương. Lệ là một trong những người đó. Sau khi thi đậu phần hai, Lệ du học Thụy Sĩ và định cư cho đến bây giờ.
-HÀ THỊ HIẾU: Có giọng nói êm ái như ru lòng người. Hát hay nhưng không thích xuất hiện trước đám đông. Hồng thường bảo tôi Hiếu rất được chồng cưng. Có gì lạ đâu ...vì Hiếu có giọng nói êm ái mà...đúng không?
Lớp Tứ 3 có khoảng 50 người nhưng trong tấm ảnh này chưa được phân nửa.Tôi nhớ thầy Thạc đã thông báo cả lớp đến trường vào ngày thứ bảy để chụp hình lưu niệm. Vì là ngày nghỉ nên có một số bạn bận việc nhà và một số lười nên vắng mặt. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể nào quên những khuôn mặt thân quen đó.
cuc4
-CHÂU THỊ HUỆ: Trong nhóm của Lợi. Huệ có nhiều ưu điểm: dáng cao, tóc dài, xinh gái, học giỏi. Miệng lúc nào cũng nở nụ cười. Vài năm sau này , với mái tóc bạc phơ Huệ giống như một bà tiên trong chuyện cổ tích.Thật đúng như Lợi đã tả " rất đẹp lão".
-NGUYỄN THỊ BA: Từ trường Phước Thành chuyển về -trưởng nhóm Ngũ quỹ. Xinh đẹp, ngỗ ngáo, hay chọc phá thầy cô và bạn bè. Bây giờ vẫn yêu đời, vẫn diện và vẫn mê nhảy đầm. Hiện đang sống tại Mỹ.
-TRẦN THỊ LƯU: Nước da ngâm đen. Theo cô Hà Bích Loan là "đen dòn, duyên dáng". Tánh tình ồn ào ,vui vẻ. Hay buộc miệng chửi thề, nhưng tiếng chửi thề của Lưu nghe không tục mà lại rất thân mật, vui tai. Đặc điểm của Lưu ở nhà hay " chỉ tay năm ngón" với chồng.
-ĐINH HỒNG HẠNH: Nhỏ nhắn,xinh xắn. Có đôi mắt to và tròn trông rất ngây thơ. Em gái của anh Đinh Thiên Phương - một bạn thơ của tôi trong nhóm Mạch Thở. Hiện đang ở Pháp
-BÙI THỊ ĐIỆP:Khuôn mặt Điệp đẹp, dịu dàng như bức ảnh Đức Mẹ. Lưu và Ba hay chọc phá Điệp-tôi nhớ những lời Điệp thỏ thẻ -thật điệu nhưng cũng thật dễ thương của cô gái Bắc: "các bồ có nói gì thì nói tớ thôi nhé, đừng nói tới anh tớ tội nghiệp" Anh tớ tức là phu quân của Điệp: Giáo sư kiêm Nghị Viên Vũ Khánh Thành. Hiện đang sống tại nước Anh.
-NGUYỄN KIM TUYẾT: Nhà ở Cây Chàm, quán depot Ngọc Mai- hiền lành, nghiêm nghị dáng thích hợp với cô giáo và business. Đã biết lái xe hơi từ thủa còn đi học. Bây giờ có Agency cho mướn xe du lịch tại BH.
-NGUYỄN THỊ CHẲN: Duyên dáng với mái tóc thề- cười tươi, thân thiện với tất cả mọi người. Đặc điểm khi cười ánh mắt cũng cười theo nên hay bị các thầy để ý, theo dõi ...vì nghĩ Chẳn là kẻ chủ mưu nghịch phá trong lớp. Năm học đệ Ngũ Chẳn bị tai nạn phải gián đoạn việc học trong một thời gian dài nhưng sau đó nhờ cố gắng nên theo kịp các bạn.
-LÊ THỊ ĐẸP: Hiền lành, bạn thân của Chẳn. Năm xảy ra tai nạn - Đẹp chở Chẳn bằng xe đạp về nhà, khi xuống dốc Ngô Quyền thì bị tai nạn.
-ĐỒNG THỊ SÁNG: Cô bạn Bắc Kỳ - lúc nào cũng cười hệch hạc, dễ chịu. Nói chuyện từ từ, đi đứng khoan thai. Chắc nhờ vậy mà Sáng có cuộc sống an lành. Đang ở Mỹ.
-TRẦN THỊ MAI: Với bím tóc thả một bên hay cuộn tóc tròn với cây viết cài ngang, lúc nào Mai cũng mang dáng dịu dàng, nữ tính. Năm đệ nhị cấp Mai thân với Lê Ngọc Yến. Cả hai đều chăm chỉ, hiền lành. Sau năm 75, Mai làm cho báo Đồng Nai ở BH.
-TRẦN THỊ HIỆP:Dáng người tròn trịa.Thường đi học về chung với Cẩm Vân. Chẳn vẫn còn nhớ về Hiệp rõ ràng: khi Chẳn bị tai nạn nằm ở nhà thương ,Hiệp có đến thăm và chuyện trò với bác sĩ người Úc rất dạn dĩ. Hiệp đang ở Úc
-TRỊNH THỊ BẠCH TUYẾT: Ngồi bên dãy bàn củaTrần thị Mai- nước da trắng, ít nói
-PHAN THỊ QÚY LONG: Cô bạn có gương mặt đẹp với vành môi trái tim, hay cười, ngồi bên Nguyễn kim Tiến.
-NGUYỄN KIM TIẾN: Được bọn tôi đặt tên là "dáng buồn Tân Hạnh ". Giỏi toán và cũng thích làm thơ. Kỷ niệm nhớ nhiều nhất là tôi và Lưu, Ba hay kéo nhau lên nhà Tiến chơi. Báo hại Tiến và người chị phải lo cơm nước đầy đủ.
-TRẦN LỆ KHANH: Người Bắc, hiền lành có khuôn mặt tròn và đôi mắt to.
-TRẦN THỊ BẠCH MAI:Vui vẻ,dáng mập mạp. Có xe nước mía bán ngoài chợ BH, trước tiệm vàng Kim Châu.-
-NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH:Nhà bán phụ tùng xe đạp, ở cạnh nhả̀ Lợi
-TRẦN KIM THOA:Hay nói,hay cười. Nhà dưới bờ sông gần trường Nguyễn Du.
-PHẠM THỊ MINH: Người Bắc -cao lớn, rất thẳng tính. Cởi mở với tất cả mọi người.Trong khi trò chuyện thường có chữ đ. bố kèm theo.- cũng giống như Lưu, lời nói không cảm thấy thô tục chỉ̉ làm cho bạn bè vui và gần gủi hơn.
-MA THỊ NGỌC LAN: Em chị Ma Ngọc Huệ.Có nước da trắng hồng, hay mắc cở. Khi mắc cở da mặt càng đỏ hơn.Hiện đang ở Mỹ.
-VÕ THỊ CÔNG: Ở cùng xóm với Lan.Thường đi chung đôi với nhau. Hiện đang ở Mỹ.
-PHAN THỊ CHU: Hiền lành.Khi nghe các bạn bông đùa chỉ mĩm cười nhẹ nhàng
-ĐẶNG THANH NHÀN: Khó mà quên được Nhàn vì Nhàn có chiếc cằm trái táo rất đặc biệt.Lúc nào cũng cười vui.
-NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT:Tôi nhớ Tuyết học ở BH nhưng gia đình lại ở Long Khánh.Tuyết hiền lành,dễ gây thiện cảm với mọi người.
-NGÔ NGỌC HƯƠNG: Cô bạn ở Hiệp Hòa, có khuôn mặt tròn, phúc hậu. Xa cách một thời gian thật dài, khi gặp lại tôi Hương vẫn nhớ " Mình nhớ bồ làm thơ bút hiệu Thy lệ Trang, phải không?"
-NGUYỄN HỮU HẠNH: Nước da đen ,khuôn mặt tròn. Nhà ở Tân Vạn.
-NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN: Đôi mắt to, khuôn mặt gầy có nét buồn. Nhà ở Chợ Đồn
-VĂN THI NGÀ: Hay cười, có duyên ngầm. Nhà trong khu cư xá nhà thương Điên. Năm học đệ Thất, khi có giờ nghỉ chúng tôi thường hay đến chơi. Hiện đang ở Mỹ.
-NGUYỄN THỊ LIÊN: Nhà ở chợ BH. Dáng cao-lanh lợi -vui vẻ. Sau này nghe các bạn cho biết Liên bị bệnh hay quên
-NGUYỄN THI THU NGUYÊN: Người Huế, từ trường khác chuyển tới. Hay hát,bài hát còn để lại ấn tượng cho bạn bè là Màu tím pensee .
-ĐINH NGỌC HOA: Xinh xắn, dễ thương. Ngồi dãy bàn trên cùng với Mai Hữu Huệ,Trần thị Diệu
-MAI HỮU HUỆ: Học chung với tôi thời tiểu học. Nhỏ con, liếng thoắng. Đến ngày đám cưới Diệu tôi mới biết Huệ có biệt tài nói chuyện tiếu lâm. Một điều tôi hay than phiền Huệ là gửi thơ email cho bạn không bao giờ bỏ dấu.
-TRẦN THỊ DIỆU: Có cái miệng hơi móm rất duyên dáng, nhẹ nhàng với mọi người.Hiện đang du lịch bên Úc
-NGUYỄN THỊ THÚY NGA: Lanh lợi, trắng trẻo .Cũng ngồi dãy bàn trên với nhóm Huệ và Diệu.
-NGUYỄN THỊ CẨM VÂN: Có mái tóc và khuôn mặt giống cô ca sĩ Phương Hoài Tâm
-NGUYỄN THỊ ÚT: Tóc ngắn, nhỏ con vui vẻ. Nhà Út gần trường học. Thường theo chơi với nhóm Lợi, Lan và Quý
-TRƯƠNG KIM MAI: Da trắng, tóc cắt ngắn ôm sát khuôn mặt bầu bỉnh, dễ thương. Trông Mai giống con búp bê Nhật.Hiện đang ở Úc.
-NGUYỄN THỊ BĂNG: Người Bắc, rất nhỏ nhắn nhưng đối đáp rất lanh lẹ. Mỗi lần nhỏ Lưu hay Ba chọc ghẹo thường bị Băng phản pháo lại. Làm việc ở nhà thương BH.
-TRẦN LỆ DUNG: Trong nhóm chúng tôi. Rất tinh nghịch.Thích đọc tiểu thuyết trong giờ học. Vì hay nghịch phá nên Dung làm bọn tôi điêu đứng nhiều lần. Giã từ cuộc vui rất sớm, theo chồng khoảng cuối năm đệ tứ.
-DƯƠNG THỊ HÀ: Nhà đối diện với rạp hát Lido. Hà là cuốn tự điển sống về tài tử, ca sĩ,nghệ sĩ. Có lối kể chuyện rất lôi cuốn. Hình như Hà đang ở Mỹ.
-NGÔ KIM HỒNG: Thật hiền -trên khuôn mặt có một bớt son . Nhỏ Ba hay đùa gọi Hồng là " kép hun" vì bị "hun"nhiều nên để lại dấu tích.
Có một vài bạn không có mặt trong tấm hình Tứ 3 và cũng không còn hiện hữu trên cõi đời, nhưng vẫn còn để lại trong lòng tôi và các bạn bao niềm thương tiếc:
-NGUYỄN THỊ HOA: Chị em bạn dì với Nguyễn thị Liên. Rất hiền, lập gia đình sớm.Tôi không nhớ bạn mất năm nào, chỉ nhớ mỗi lần đi học về ngang tiệm chụp hình có tấm hình của bạn được chưng bày qủang cáo thật to, thật đẹp.
-NGUYỄN THỊ THANH MINH: Người Bắc. Dáng gầy, cao, ít nói. Nghe bạn bè báo tin mất năm 1975.
-NGUYỄN THỊ TÂM: Đẹp gái, cởi mở.Trong khi hầu hết bọn tôi còn nhỏ xíu thì Tâm đã có dáng vóc của cô gái dậy thì.Tâm rất được các anh lớp đệ Nhất ái mộ. Nói chuyện lưu loát và giỏi về gia chánh.Thuở đó có bạn chưa biết nấu ăn là gì, Tâm đã biết nấu cà ri, thịt bò bảy món và nhất là biết chiên đậu phộng da cá làm sao cho dòn, cho ngon. Sau năm 75, Tâm bỏ nghề cô giáo ra kinh doanh. Rất thành công, rất giàu.Tâm mất năm 2011 sau cơn bệnh nặng. Điều này cho chúng tôi biết tiền bạc không mua được sức khỏe và hạnh phúc cho người đời.
 Khi Lợi đến California dự Đại hội trường Ngô Quyền năm 2012, tôi không thể đến chung vui vì thời gian này mẹ tôi rất yếu. Lợi gọi phôn cho tôi, giọng nói vẫn như ngày nào, Vẫn là Bùi thị Lợi vui tươi, tự tin- một trưởng lớp năng động sẳn sàng bênh vực quyền lợi của lớp và bạn bè chỉ vì bản tánh " chịu chơi" hết mình. Nói chuyện với Lợi để tôi có dịp nhớ lại những năm làm Trưởng ban Báo chí của mình: Bận rộn nhưng ngập tràn niềm vui.Từ những tờ Bích báo đến đặc san của lớp, tôi cùng các bạn viết với tất cả say mê và đã thành công.Nói chuyện với Lợi để nhớ những ngày đi bán báo, cả bọn đến những trường nổi tiếng ở Sài Gòn như Gia Long, Petrus Ký và Chu văn An với sự bỡ ngỡ, ngượng ngùng của các cô học trò tỉnh lẻ. Nói chuyện với Lợi để tôi sống lại những giờ phút sôi nổi của những buổi thuyết trình trong giờ Việt văn về những tác phẩm nổi tiếng: Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Nửa chừng xuân của Khái Hưng và Chim hót trong lồng của Nhật Tiến. Ôi một thời vàng son thật sống động, thật đẹp.
Bây giờ chúng tôi vừa qua ngưỡng cửa sáu mươi-lứa tuổi sống bằng hoài niệm.Tất cả đều hân hoan nối lại vòng tay thương yêu thuở học trò để cùng ôn lại những ngày đằm thắm xa xưa.Tôi vui khi nghe tin Lợi và các bạn ở VN đã gặp gỡ thường xuyên, chia sẻ những niềm vui cũng như nỗi buồn.Hạnh phúc biết bao khi có giây phút thư thái bên tách cà phê hay chén trà để cùng tán gẫu. Đầm ấm, thân thương biết bao khi đến thăm và giúp đở những bạn bệnh hoạn, khốn cùng.Trong một khoảng thời gian ngắn, lớp Tứ 3 dường như đã tụ họp gần đầy đủ.Ngoài sự nhiệt tình của Lợi còn có sự giúp đở của bạn bè.Nếu không nhắc đến Hồng và Hữu Hạnh đó là điều thiếu sót lớn.
-NGUYỄN THỊ HỒNG: Cô bạn học lớp Tứ 1-đến năm đệ Tam chia ban đã học chung với lớp chúng tôi. Khi được tin Lợi muốn tìm những cánh chim lạc đàn ,Hồng đã thông tin cho các bạn thân quen như Diệu, Kim Mai...và một số bạn khác...
-PHẠM THỊ HỮU HẠNH: Học lớp Tứ 1. Phải nói Hạnh- biệt hiệu Hát Bình Phương và tôi có duyên văn nghệ với nhau. Hạnh thích đọc thơ tôi nhưng không biết Thy lệ Trang là ai, ngược lại tôi cũng không biết Hát Bình Phương là cô bạn lớp " láng giềng" thuở nào. Đến năm 2011, khi đi dự Đại hội Ngô Quyền thế giới chúng tôi mới biết nhau. Trong tình thân, Hạnh bỏ thời gian qúy báu để làm cho tôi những PPS nhạc và youtube nhạc thật đẹp. Đặc biệt, Hạnh đã làm cho tôi " Trang thơ Thy Lệ Trang" rất công phu. Vì thích bài đoản văn NÓI VỚI ANH của Hạnh, tôi đã chuyển thể thành thơ và nhờ Cao ngọc Dung phổ nhạc - bài hát ̣rất được nhiều người ưa thích. Với bàn tay khéo léo và đầy sáng tạo Hạnh đã đưa những hình ảnh lớp Tứ 3 xưa và nay lên net-những thông tin, bài vở ̣để chúng tôi dễ dàng nhận diện ra nhau. Không chỉ dừng lại ở đó. Hạnh và Lợi đã làm nhịp cầu choTứ 3,Tứ 1,Tứ 2 nối thành một vòng tay lớn yêu thương. Bây giờ Lợi là con chim đầu đàn của ba lớp.Tôi cho đó là một hạnh ngộ tuyệt vời.
 Lợi vẫn mong những cánh chim hải ngoại về thăm lại bạn cũ, trường xưa. Tôi cũng thầm mong như thế. Dù bây giờ đã có nhiều thay đổi. Tôi vẫn yêu Biên Hòa và những ngày tháng xa xưa...
 Biên Hòa ngày xưa ôm từng nhịp thở
 Con dốc thân thương mỗi sáng đến trường
 Nghe vang trong lòng từng cơn sóng vỗ
 NGÔ QUYỀN lẫy lừng trận Bạch Đằng Giang

Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm.

 THY LỆ TRANG
 MASSACHUSETS
Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Chín 20137:00 SA
Khách
Bạn Trang ơi, Trần Bích Liên, nhà ở Chợ Đồn, em Trần Hữu Huệ, là cháu họ, gọi tôi là cậu.
15 Tháng Chín 20137:00 SA
Khách
Nhìn những tấm hình Ngày Xưa của Lớp Tứ 3 thật là Quý giá !....
Không phải ai cũng có thể còn giữ những Hình kỷ niệm này ! Thật đáng ngưởng mộ ! Những Ngày xưa Thân ái !....

Tôn Nữ Mỹ Ngọc ( Chị Ruột Cựu HS Tôn Thất Tiến , Khóa 15 NQ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19367)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20335)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21350)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20310)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20200)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20863)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20030)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20118)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20527)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20109)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21609)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21077)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21863)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20887)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21855)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21082)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20375)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20971)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20026)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19144)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20249)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19562)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20448)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21621)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20381)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19794)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19774)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20551)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19721)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19998)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21058)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21027)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21712)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20596)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21056)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20798)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19525)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20778)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20493)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18960)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19342)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18714)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19656)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21317)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20488)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18999)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20572)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19337)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18499)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18980)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?