7:53 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

THẤP THOÁNG BIÊN HÒA - Nguyễn Trần Diệu Hương

20 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 14450)

thap_thoang_bh-large-content

THẤP THOÁNG BIÊN HÒA

 

 Không thể nào diễn tả được niềm vui của tôi khi cô Phan Lệ Hoa, cô giáo lớp 5B nhận ngay ra tôi, và cả "chức trưởng lớp" của tôi ở năm cuối trường Nữ Tiểu học Biên Hòa. Giọng Cô vẫn như xưa, như ngày cô tận tình dạy chúng tôi để chúng tôi có thể đậu vào lớp 6 trường Trung học công lập Ngô Quyền.

 Cô và trò nói chuyện với nhau trên điện thoại hơn một tiếng .Ngày xưa trong lớp 5B ở trường Nữ Tiểu học Biên Hòa, qua các giờ Sử, Cô đưa chúng tôi về lại cả ngàn năm về với thời các vua Hùng Vương, hay cả trăm năm thời Công chúa Huyền Trân gạt lệ quên tình riêng, lấy chồng ngoại quốc để đổi lấy hai Châu Ô Ly, mở rộng bờ cõi về phương Nam. Bây giờ ở California của quê người, Cô đưa tôi về gần bốn thập niên với Biên Hòa yêu dấu, với ngôi trường Nữ Tiểu học có những bồn mười giờ màu tím, màu hồng trước mỗi cửa lớp.

®®®

 "Tốt nghiệp trường Mẫu giáo" từ lớp của Cô Gành, chúng tôi được cô Đức, Hiệu trưởng gởi đi khắp các trường Tiểu học trong Tỉnh Biên Hòa (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khắc Hiếu, Nữ Tiểu học ...) để bắt đầu "con đường đèn sách ".

 Vì muốn tôi được học trong một môi trường toàn nữ sinh nên Ba Mẹ tôi chọn trường Nữ Tiểu học. Và như thế thời thơ dại của tôi trải dài trên đướng Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những con đường chính của tỉnh lỵ Biên Hòa bình an, yên ả.

 Vào lớp một trường Nữ Tiểu học, năm đầu tiên lớp một, tôi còn có người đưa đón. Một niên khóa trôi qua, tôi vẫn còn nguyên, lành lặn, đi qua đường biết ngó trước ngó sau, nhìn bên phải, bên trái cẩn thận trước khi .... co cẳng chạy qua đường, và rất thuộc các bài Đức dục do cô Sang dạy ở lớp một, ba mẹ cho tôi đi học một mình từ lớp hai.

 Đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh từ nhà tôi đến trường Nữ Tiểu học đi ngang Ty Thuế vụ (ở sát cư xá Đoàn Văn Cự nơi chúng tôi ở), Ty Công Chánh, Tiểu khu Biên Hòa, Tòa án, và Ty Ngân khố. Cho đến bây giờ, trong đầu tôi vẫn còn nguyên hình ảnh cây bông sứ màu trắng vàng ở Ty Thuế vụ, cây bông sứ màu hồng đỏ ở Ty Công chánh , cây.... súng rất lớn ở đồn canh trước cửa Tiểu khu, hai cây cổ thụ sừng sững nhiều bóng mát trước cửa Tóa án , cây hoa ngọc lan trắng ngà thơm lừng ở sân Ty Ngân khố và hai cây hoa hoàng hậu (còn có cái tên thô thiển là hoa móng bò) màu tím nhạt ở sân trường Nữ Tiểu học. Lâu lâu, tôi còn tha thẩn lượm những bông hoa sứ đủ màu, dù rụng trên mặt đất nhưng còn rất tươi đem đến lớp, giờ ra chơi chia cho tụi bạn, mỗi đứa cài một bông hoa sứ trên vành tai, giống như mấy cô thiếu nữ ở Hawai.

 Gần Ty Thuế vụ là nhà hàng Hạnh Phước, buổi sáng đi học thì không sao, buổi trưa đi về cứ đi ngang nhà hàng Hạnh Phước là mùi cơm chiên, mùi hủ tiếu, mùi gà rô ti.. bay ra làm chúng tôi đói bụng vô cùng nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện vô nhà hàng "kéo ghế" vì đầu óc trẻ thơ cứ nghĩ là nhà hàng chỉ bán cho người lớn; vả chăng chúng tôi không một xu dính túi không hề nghĩ đến chuyện vô ăn thử. Buồn cười là cứ nghe mùi bay ra chúng tôi biết hôm nay nhà hàng có món gì. Bên kia đường, đối diện nhà hàng Hạnh Phước, là tiệm bánh kẹo Phước Hương với những hủ bánh kẹo đủ màu: bánh men màu trắng ngà, bánh champaign màu vàng có mang một lớp áo đường, bánh xốp chocolat màu nâu, bánh phục linh màu xanh lá dứa, bánh tai heo màu vàng có những đường viền màu nâu, chưa ăn đã thấy ngon… ; rồi đủ loại kẹo với giấy gói đủ màu trông... bắt mắt vô cùng, mặc dù bành kẹo không có mùi thơm kích thích dạ dày như mùi phở, mùi vịt quay…

Mỗi ngày trước khi về đến nhà thực sự ăn trưa, bầy học trò nhỏ chúng tôi đã "ăn" bằng mũi từ Hạnh Phước, và tráng miệng bằng mắt từ Phước Hương.

 Cứ như vậy, tuổi thơ chúng tôi trôi qua êm ả bình yên, thỉnh thoảng mới cảm nhận mùi vị của chiến tranh qua tiếng súng pháo kích vô phi trường Biên Hòa vọng về ban đêm.

 Trường Nữ Tiểu học của chúng tôi không cổ kính và lớn như trường Nam Nguyễn Du ở đường Hàm Nghi nhưng dễ thương hơn với những bồn hoa mười giờ đủ màu được trồng trước mỗi cửa lớp,

 Đúng như tên gọi, cứ đúng 10 giờ sáng là những bông hoa hồng , tím đậm nhạt nở bung, lung linh trong nắng đẹp khiêm nhường và trang nghiêm như các cô giáo của trường Nữ. Trường không có thầy, giáo viên và học trò đều là phài nữ. Người đàn ông duy nhất trong trường là chú Năm, người gác trường. Chú rất kính trọng cô Hiệu trưởng và các cô giáo, rất dễ tính với những đứa ngoan, nhưng là "hung thần" với những đứa nghịch ngợm, hay ngắt hoa mười giờ về làm... của riêng .

Cứ nhìn chú chăm sóc các bồn hoa hết sức chu đáo mới hiểu tại sao chú nổi trận lôi đình khi thấy có đứa ngắt hoa trước cửa lớp.

 Ngoài nhiệm vụ đóng mở cổng trường, các lớp học, và chăm sóc các bồn hoa, chú Năm còn một nhiệm vụ đặc biệt mỗi năm một lần là cùng cô giáo "áp tải" những đứa "sợ chích" lên phòng y tế . Mỗi năm một lần có mấy cô y tá từ bệnh viện Tỉnh đến chích ngừa dịch hạch, dịch tả, ngừa lao.... cho học trò. Tùy tuổi tác, có lúc cả trường đều ... bị chích, có khi chỉ có lớp một hay lớp hai bị cô giáo và chú Năm áp tải lên văn phòng cạnh dãy lớp năm (lớp lớn nhất trường Tiểu học) để được chích ngừa. Có nhiều đứa nhát gan, thầy chiếc xe có dấu thập đỏ chạy vô cổng trường đã bật khóc. Có đứa lì lợm cứ ôm lấy chân bàn, cứ tưởng là mình” trụ” tại đây là không bị chích. Nhưng một cô y tá chuyên môn đi lưu động đến từng phòng học để chích cho các... "chuyên viên nhát gan". Lúc nào không đủ y tá "đi lưu động" thăm "bệnh nhân bám.. chân bàn", chú Năm là "chuyên viên áp giải bệnh nhân" lên phòng y tế.

Thời thơ dại của chúng tôi ở trường Nữ tiểu học có tiếng cười giòn tan hàng ngày mỗi giờ ra chơi, và có cả tiếng khóc mỗi năm một lần vào dịp chích ngừa.

 Vui nhất là vào dịp Tết, ngày "ăn tất niên", học trò không phải mặc đồng phục quần đen áo trắng ngày thường , hay quần trắng áo trắng vào ngày thứ hai chào cờ, mà mặc những bộ đồ mới ngày Tết. Lớp học được trang trí bằng cây mai giả làm bắng giấy nhún màu vàng trong giờ thủ công, dán trên một càng cây khô, có cả lá xanh, nhìn xa trông cũng giống mai thật . Và bánh mứt, kẹo bánh, nước ngọt rất nhiều. Vì vậy từ đầu tháng chạp ta, chúng tôi đã tính từng ngày đến Tết.

®®®

 Cô giáo lớp Năm xưa cũng nhắc lại những lần học trò cũ trở về thăm cô giáo cũ và trường lớp xưa trong đồng phục áo dải trắng có đính phù hiệu Ngô Quyền, Hình ảnh đó trong mắt học trò lớp Năm đanh chuẩn bị thi vào lớp sáu Ngô Quyền là cả một niềm ngưỡng mộ.

 Một đoạn đời xưa quay lại rất rõ nét như quá khứ chưa xa lắm, chưa phủ bụi mờ của vài thập niên. Cô nhắc đến một lần tình cờ gặp lại cô Hiệu trưởng trường Nữ Tiểu học (Cô Trần Ngọc Anh) ở một con đường quê, ngoại ô Biên Hòa vào khoảng đầu thập niên 80.

 Lúc đó cả hai Cô đều không còn ở trong ngành giáo dục của xã hội mới, một nền giáo dục khác xa rất nhiều với kỷ cương trường lớp và tình nghĩa Thầy trò đầy nhân bản trước tháng 4/75. Cô trầm giọng kể:

“- Bữa đó trời nắng gắt, Cô đang chở củi từ rẫy về bằng chiếc xe đạp cũ.. Đường ruộng vắng vẻ không có ai, Cô khát nước, mệt lã người , ngồi nghĩ tạm dưới bóng mát một cây cổ thụ thì có một vài sư cô đi qua. Cô đến xin nước uống, thì thật bất ngờ một trong những sư cô là Cô Anh, Hiệu trưởng trường Nữ hồi xưa của mình. Cô Anh tiều tụy, già hẳn đi trong màu áo nâu sòng của một người xuất gia, tự dưng Cô chảy nước mắt .

 Cô Anh nhẹ nhàng từ tốn như tự thủa nào nói với Cô "Sao lại khóc, đáng lẽ phải vui vì Cô đã bỏ được những ràng buộc đời thường để xuất gia"

 Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại, và cảm nhận những ngày sống ở cư xá Đoàn Văn Cự ngày xưa ở Biên Hòa có lẽ là giai đoạn hạnh phúc nhất của đời người.

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối năm 2012

Kính tặng Cô giáo lớp 5B. Cô Phan Lệ Hoa

 

Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Hai 20138:00 SA
Khách
Cám ơn Diệu Hương, phải chi mình được sống thanh thản bình yên mãi như những ngày xưa năm cũ. HDL
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6607)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9497)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5303)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7192)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7297)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7206)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13692)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7081)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6758)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6822)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7339)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6420)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11399)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6621)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6281)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7301)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7083)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6799)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10933)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7179)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7740)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7031)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7715)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8160)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7288)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52374)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54610)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9283)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7331)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9751)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8996)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7580)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55165)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53902)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53083)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8373)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8656)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7684)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7745)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7355)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7850)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8532)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8290)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8141)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8046)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7825)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7969)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8251)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9065)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,