6:00 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

MUỘN MÀNG TÌM LẠI HƯƠNG XƯA - Trần Kiêu Bạc

10 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19545)

chotetxua-content

Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi có những chi tiết nho nhỏ làm chúng ta nhớ mãi, nhớ hoài, không bao giờ quên được, trong đó mùi hương giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Khoa học và thực tế cuộc sống đã chứng minh mùi hương có tác dụng tích cực và sâu sắc lên mọi người trong tình yêu, ký ức và cả trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta không lạ lùng với câu thơ mà Cụ Nguyễn Du đã viết và mãi nhớ từ những năm Trung Học đến bây giờ: “Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình”.

Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng những tiếng ve kêu, hay mùi vị tình yêu những ngày mới biết hẹn hò, bạo dạn cầm tay người yêu để nghe hương vị thanh cao đầu đời tan vào từng tế bào, chảy sâu qua từng thớ thịt. Mùi hương, mùi hương mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng người xa xứ!

Cảm nhận về mùi hương không chỉ bằng giác quan mà sâu thẩm trong trong hồn phải có từ tình thương yêu và phải qua tấm lòng. Tôi lan man trong thế giới mùi hương để tìm ra được mùi hương gần gũi nhất, luôn làm xao động lòng mình trong những ngày Xuân nơi quê cũ. Tôi đã đi nhiều nơi, sống nhiều chỗ và làm việc trong những môi trường khác nhau, tất nhiên là đã ăn, đã nếm nhiều thức ăn có hương vị khác nhau, nhưng mỗi khi một mình trong nơi quạnh quẽ cuối năm, hay gượng vui trong những ngày đầu năm mới, tôi luôn bị thôi thúc, xô đẩy vào một mùi hương quen thuộc, nhớ hoài mà tìm mãi không ra. Đó là mùi nồi thức ăn hỗn hợp mùng Ba Tết mà Bà Nội vẫn đùa vui là nồi “xà bần”. Mỗi năm, khi đất trời vào Xuân, và ba ngày Tết đã lùi xa, tôi vẫn nghe đọng lại từ hồn mình, trong tim mình cái mùi thân quen mà tôi vẫn muộn màng, ngẩn ngơ, nhớ nhung mong tìm lại. Trong mùi hương đó. Má tôi hiện ra, đôi mắt buồn hiu, hai tay khô ráp, nụ cười như có chút khổ đau, lời nói khoan hòa với Chị Em chúng tôi ngày xưa, xưa lắm mà còn như quanh quẩn đâu đây.

Ký ức về món ăn ngon mà mang tên lạ lùng nầy dẫn tôi bắt đầu từ những ngày cuối tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, và y như là năm nào cũng vây. Khi ngọn gíó Đông còn làm se lạnh mà đất trời như đã bắt đầu chuyển mùa, Má tôi đã chuẩn bị làm mâm cúng Tết. Không đâu, nhà tôi nghèo, nói là mâm cúng Tết, nhưng chỉ là môt mâm cơm đơn giản và thanh đạm, chỉ khác ngày thường ở ý nghĩa và đôi chút thức ăn mới, khác gọi là lễ vật cho Tổ Tiên. Gạo là gạo hạt tròn, xay không bể, mà Má tôi đã bỏ công chọn lựa sàng sảy và để dành cho mâm cơm nầy. Một sân phơi đầy những cây cải bẹ xanh để dành làm dưa cho những ngày Tết. Con gà to béo, gà trống, vừa ở tuổi thanh xuân, đủ có thân hình khỏe mạnh nhưng chưa tới đọan chạy theo mấy con gà mái tơ trong chuồng. Đó là mâm cơm tiễn năm cũ đi và đón năm mới về. Mâm cơm cuối năm chờ phút giây trời đất giao hòa, chờ người thân trở về sum họp sau thời gian bôn ba làm ăn nơi xa, và là thời điểm báo công, dâng lên hương hồn Tổ tiên những điều hiếu hạnh tốt đẹp nhất.

Má tôi, tính đến ngày Người đi xa, đã làm dâu gia đình họ Trần hơn nửa thế kỷ, mà theo lời Bà Nội thì năm nào cũng như năm nào, vẫn luôn giữ nề nếp ấy trong những ngay đón Xuân, đơn sơ mà đầm ấm ở quê nhà. Rồi những ngày đầu năm mới với những món ăn lạ, khó kiếm hàng ngày được dâng cúng, rồi cả nhà cùng nhau thưởng thức cũng qua đị. Tất cả, sau ngày Mồng ba, coi như chấm hết. Hương vị ngày Xuân cũng qua đi để như hẹn hò mùa Xuân năm sau sẽ quay lạị Nhưng đối với Chị em tôi, sau ba ngày Tết, mùi thức ăn không hết mà cứ dai dẳng đến nhiều ngày tiếp theo. Đó là nhờ nồi “xà bần” mà Má tôi khéo léo chế biến. Chỉ đơn giản, những thức ăn dư mỗi ngày, Má tôi tiếc, không đổ đi, cũng là theo lời Bà Nội dạy: Đổ phí thức ăn là mang tội lắm! Tôi đã quan sát, tức là xem kỹ nhưng thao tác Má tôi làm ra món ngon đầy hương vị nầy. Tất cả thức ăn dư được cho vào một cái nồi lớn đã có mỡ nóng và hành phi. Má tôi không phân loại mà cho chúng cùng sống chung nhau như một xã hội đầy những sắc dân và phong tục khác nhau. Nhanh nhẹn, Má đảo qua đảo lại nhiều lần , không quên bỏ vào nhiều cải chua, vài trái ớt còn nguyên vị cay, nêm lại lần chót, xong để lửa cháy riu riu thêm chút nữa là nhắc xuống. mùi thơm ngào ngạt của thức ăn Tết tưởng đã đi xa hay bay vào quên lãng lại trở về, nồng đậm hơn, thôi thúc hơn, làm chúng tôi có thêm hương vị Tết kéo dài như vô tận. Mùi thịt kho trộn lẫn với mùi cải chua làm không khí bữa ăn rộn thêm tiếng cười vì nhờ cải chua mà thịt mở bớt béo ngậy và nhờ thịt mà những miếng cải chua có thêm vị đâm đà gợi thèm không dứt. Những ngày Tết của tuổi thơ tôi là như thế, Bà nội tôi thường nói, một cách bình thường nhưng đầy vẻ trân trọng, chỉ có nhà nghèo mới có món ăn lạ lùng nầy, bởi nhà giàu thì họ đổ bỏ những thức ăn dư thừa thì lấy đâu mà có nồi “xà bần” đầy hương Tết như thế?

Riêng đối với tôi, nồi “xà bần” của Má tôi là món quý, là món ăn đầy yêu thương của Má cho chúng tôi không những trong những ngày thơ trẻ mà mãi mãi còn đọng trong ký ức, trong tiềm thức và cả trong những giấc mơ của tôi. Quên sao được khi mà đã hết Tết chúng tôi còn thấy được, hưởng được món ăn yêu quý nầy? Nói ra không xấu hổ là nhiều lần chúng tôi đổ xô vào nồi “xà bần”, tranh nhau gắp, hay tiu nghĩu nhìn nồi không vì đã bị các chị lớn nhanh tay xơi hết. Quên sao được khi đến mồng bốn Tết tôi phải trở lại trường học, xa nhà ở nhà ở tận Tỉnh lỵ, mà vẫn cầm theo một hủ “xà bần” còn sót lại trong hành trang? Má tôi đã sớt ra để dành cho con ăn khi xa nhà sau những ngày đón Xuân cùng gia quyến. Món yêu thương ấy không chỉ là món ăn bình thường mà với tôi là muôn vàn kỷ niệm, là một quãng đời thơ dại đã qua đi không bao giờ tìm lại được.

Bây giờ tôi đã khôn lớn, đã qua nhiều cam go của cuộc đời vẫn thấy và ngữi mùi hương nồi‘ xà bần” sau Tết của Má. Nơi tôi đang sống có nhiều món ăn sang trọng và kỳ dị nữa, nhưng biết tìm đâu món ăn quen thuộc ngày xưa? Tôi vẫn ngữi đươc mùi nước hoa đắt tiền của các đồng nghiệp trong chỗ làm, nhưng chắc không quen và cũng không quên mùi rơm rạ ở quê nhà, mùi đồng nội buổi sáng tinh mơ, mùi hoa cau rụng trắng khi chiều xế bóng… Ở đâu đó trong góc khuất của trí nhớ, tôi vẫn thấy hình bóng Má với nụ cười đôn hậu, nhanh tay đảo đảo những miếng dưa chua, trộn trộn những chân gà trong chiếc nồi cũ, mà cả đời tôi không thể nào quên. Trong những ngày cuối năm hay đầu năm mới trên quê người tôi lại ao ước ngữi lại mùi “xà bần” trong món ăn xưa, nơi dó không có hương của dầu thơm Chanel 5, không có mùi thức ăn như Hamburgers, Pizza lạ lẫm mà có mùi cải chua trộn với những khoảng thịt dư thừa đủ mọi hình dáng với mùi bàn tay Má, và hình ảnh của những đôi đũa tranh nhau của Chị em chúng tôi sau ánh mắt nhìn đầy thương yêu của Bà Má nghèo những năm xa xôi ấy …

Sau cùng, nếu nói mùi hương đã tạo cho con người những khúc quanh, những ấn tương thì mùi của nồi “xà bần” đã luôn lôi kéo, thôi thúc và dai dẳng mời gọi tôi về, dù muộn màng, với quê nhà, với ngồi nhà nhỏ bé khiêm nhượng mà chúng tôi đã sống, đã được đùm bọc, nuôi dưỡng và dạy dỗ của Người Mẹ mẫu mực mà chúng tôi hằng thương yêu và quý trọng.

TRẦN KIÊU BẠC


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9411)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5243)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7097)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7205)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7140)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13618)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7001)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6673)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6733)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7266)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6348)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11326)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6556)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6204)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7211)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7005)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6737)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10860)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7092)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7645)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 6956)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7633)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8092)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7221)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52293)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54535)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9217)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7274)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9666)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8912)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7534)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55085)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53838)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 52961)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8310)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8573)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7604)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7676)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7285)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7789)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8448)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8212)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8064)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7973)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7755)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7903)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8189)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 8999)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7718)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.