1:58 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Sài Gòn – Cuộc đời mới - Hồi ký Hồ thị Kim Trâm

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 17566)
Hồi Hồ thị Kim Trâm

 Sài Gòn – Cuộc đời mới

Năm 1958, cha tôi được thuyên chuyển vào Sài Gòn, vùng “đất lành chim đậu”. Gia đình chúng tôi từ giả Phan Thiết khi anh chị tôi vừa mới nghỉ Hè và tôi chuẩn bị bước vào lớp năm trường Tiểu Học đầu đời. Tôi rất buồn vì phải xa Phan Thiết, không kịp có thêm một mùa Hè đi ngắm biển xanh nắng vàng Mũi Né lần cuối cùng.

Cha tôi thuê một apartment rộng và tiện nghi trong một khách sạn ở trung tâm Chợ Lớn. Tôi không nhớ tên Lệ Thanh hay Đồng Khánh nữa! “Cái nhà” này hơi nhỏ so với căn nhà ở Phan Thiết, nhưng nó được trang hoàng đẹp mắt. Chúng tôi tiếp tục cuộc sống bình thường: hằng ngày cha tôi đi làm, mẹ tôi lo bếp núc chăm sóc con cái, anh em chúng tôi ăn rồi đi chơi. Mẹ tôi dặn anh chị không đưa các em đi ra xa quá cầu thang, chỉ được chạy tới lui trên cái hành lang trải thảm dài vắng vẻ. Cuộc sống nơi đây không giống như Phan Thiết, bên ngoài lắm phức tạp và cũng nhiều người không lương thiện.

Mẹ tôi nói không sai. Có một lần chị tôi dẫn em gái và tôi ra hành lang chơi, khi đến gần cửa thang máy bất ngờ một đứa con trai lớn hơn chị tôi chút xíu, từ đâu nhảy ra xô chị tôi vào tường định làm gì không biết. Chị tôi vừa la vừa đạp túi bụi vào bụng vào chân của nó. Tôi cũng nhào vô kéo áo đấm đá thằng đó khiến nó phải buông chị tôi ra bỏ chạy. Chúng tôi bị một phen hú hồn, và từ đó không dám bước ra khỏi cửa.

Thời gian đầu ở Sài Gòn thật là chán! Tôi chỉ mong chờ đến ngày cuối tuần cha đưa cả nhà đi ăn nhà hàng, rồi đi xem đoàn kịch của nghệ sỹ Năm Châu, Kim Cúc, Kim Lan mà cha mẹ ái mộ. Nhưng sự đời có đơn giản mãi đâu! Ở đây chưa lâu, cha tôi đã làm bạn với cái sòng bài lớn trong khách sạn, đầu tiên chỉ ghé chơi mỗi tuần, từ từ mỗi ngày, tiếp đến là thâu đêm suốt sáng. Cha tôi lao vào cờ bạc như con thiêu thân, quên luôn những món ăn ngon do mẹ nấu, không còn nhớ đến người vợ trẻ ngồi chờ chồng bên mâm cơm chiều nguội lạnh. Chúng tôi ăn no, chơi đùa, đi ngủ, sáng ra có khi không thấy mặt cha. Mẹ tôi thường xuyên ôm hai đứa con nhỏ khóc âm thầm. Tôi thấy, tôi biết, nhưng chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra giữa cha và mẹ.

Gần hết ba tháng Hè, mẹ bàn với cha mua nhà riêng cho anh em chúng tôi ở thoải mái và đi học. Có lẽ mẹ muốn kéo cha ra khỏi chốn ăn chơi này??? Cha rất thương vợ con nên cũng nghe theo lời mẹ. Thế là mẹ nhờ người tìm mua một căn nhà gần trường học. Căn nhà mới của năm học mới là một biệt thự kiểu Pháp tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6, và dĩ nhiên là gần trường Tiểu Học Trương Minh Giảng.

Gia đình chúng tôi dọn nhà, ra khỏi “cái nhà” mà tôi không hề thích. Bỏ lại sau lưng niềm vui duy nhất của tôi là những tháng ngày mua bánh tiêu bánh bò bằng cái giỏ nhỏ đựng tiền, cột vào một sợi dây dài thả xuống đất qua cửa sổ.

Tôi đâu biết khi anh em chúng tôi vui vẻ bước vào năm học mới thì cha cũng tiếp tục sa bước vào sòng bài cho đến lúc phát bịnh nặng. Mẹ vô cùng buồn khổ, đưa cha đi bác sỹ khám bịnh lấy thuốc. Chúng tôi không được lên lầu vào phòng cha chơi cho đến ngày cha mất...

Mẹ bận rộn chăm sóc cha và em bé nên đem một người bà con xa ngoài Huế vào giúp việc nhà. Mẹ dặn chúng tôi gọi là dì Châu và người con trai dì dẫn theo lớn hơn tôi, là anh Song. “Thằng anh Song” này lớn tuổi to xác nhưng chỉ học bằng tôi thôi. Mẹ tôi xin cho nó vào học cùng trường với anh em tôi. Vì vậy, lúc đi học hay ở nhà chơi, chúng tôi đều có thêm một người bạn cũng vui. Tôi thích trò chơi 5-10-15-20 để chạy trốn từ nhà trên, băng qua cái sân rộng có cây trứng cá, xuống dãy nhà ngang cuối cùng. Nơi này gồm phòng của mẹ con dì Châu, bếp, nhà vệ sinh, tha hồ mà trốn.

Tôi có một kỷ niệm nhớ đời với thằng Song như sau:

Một bữa đi học về, chẳng rõ lý do gì mà thằng Song cầm cây thước gỗ vuông đánh vào lưng tôi đau lắm, rồi còn lêu lêu ngoái cổ chạy. Tôi rượt theo nó, rút cây viết ngòi lá tre trong cặp ra, đâm vào cánh tay nó một phát. Không biết vết đâm có làm nó đau và chảy máu không, nhưng thằng Song khóc um sùm co chân chạy về nhà mét dì Châu. Dì thương con xót ruột kiếm mẹ tôi mắng vốn. Mẹ đã quá mệt mỏi với cha, còn bị chuyện con nít làm phiền nên chờ tôi về nhà là trị tội liền. Tôi nhớ mẹ đã hỏi tay nào đâm anh Song, tôi đưa bàn tay phải còn dính mực tím ra không chút do dự. Mẹ kêu tôi úp tay lên bàn ăn rồi cứa liền 2-3 nhát vào bàn tay bé nhỏ đó. Quá ngạc nhiên, tôi chỉ kịp òa khóc khi thấy máu tuôn ra. Mẹ cũng vừa khóc vừa nắm tay tôi vào phòng tắm, rửa sạch sẽ, băng bó lại. Mẹ răn dạy tôi đủ điều nhưng tôi chẳng nghe gì, chỉ dạ dạ trong tiếng nấc. Tôi có hiểu gì đâu!!!

Bây giờ vết sẹo nhỏ trên bàn tay tôi vẫn còn. Nhìn nó không phai mờ mà theo thời gian cùng lớn lên với bàn tay, tôi nghĩ đến nỗi đau trong lòng mẹ chắc phải nhân lên gấp nhiều lần so với vết thương ngoài da của tôi.

Cha tôi trở bịnh rất nặng. Bác sỹ yêu cầu cha tạm nghỉ việc để điều trị lâu dài trong bịnh viện. Cha vẫn giữ thói quen “ông quan lớn” không chịu vào bịnh viện công, chỉ muốn điều trị tại bịnh viện tư của bác sỹ trên đường Duy Tân. Mẹ tiều tụy thấy rõ vì lo lắng, đi đi về về nuôi cha nằm bịnh viện.

Việc nhà cửa có dì Châu chăm sóc. Anh em chúng tôi vẫn đi học bình thường, nhưng cuộc sống không còn vui vẻ như trước nữa. Thằng Song trốn biệt không dám ra chơi với chúng tôi. Tôi thì không thèm nhìn tới cái mặt thằng hèn nhát đó... Cây trứng cá ra trái đỏ cành, nhưng chúng tôi không buồn hái, mặc cho trái chín rụng đầy sân.

Một sáng đẹp trời, mẹ báo tin cha sắp về nhà sau 2 tháng nằm viện. Tôi vui mừng lắm, tưởng sẽ lại được cha mẹ cho đi ăn nhà hàng, đi chơi sở thú, hoặc xem xiếc xem kịch như trước. Nhưng mẹ không còn muốn nghĩ đến chuyện vui chơi nữa. Theo lời dặn của bác sỹ, cha vẫn phải tiếp tục uống thuốc dù sức khỏe đã hồi phục. Cha tin rằng sức khỏe mình đã khả quan có thể nhanh chóng đi làm, nên dấu mẹ mỗi ngày tăng lượng thuốc uống cho mau hết. Ngờ đâu một người học rộng biết nhiều như cha cũng có lúc suy nghĩ sai lầm đưa đến hậu quả khó lường.

Vào một buổi trưa, mẹ đang ru em bé ngủ bỗng nghe tiếng cha la hét trong phòng như điên, vội vàng đưa cha đến bác sỹ khám lại. Bác sỹ nói cha bị phản ứng vì uống thuốc quá liều, rồi cho cha về nhà. Từ đó mẹ buồn bả không nói chuyện với ai, ngày ngày thần thờ ôm hai đứa con nhỏ vào lòng, rưng lệ. Cha thỉnh thoảng hay la hét, sức khỏe sa sút nhanh chóng. Ít lâu sau cha mất!

Cũng một ngày mùa Hè nắng ấm, ngày mở cửa mả của cha, ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...

Kim Trâm

(Trích phần 2 của tập hồi ký)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6627)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9528)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5322)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7216)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7323)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7240)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13753)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7117)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6774)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6844)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7380)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6446)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11422)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6648)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6304)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7326)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7097)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6813)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10954)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7207)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7759)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7062)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7738)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8197)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7330)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52398)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54654)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9317)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7358)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9783)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 9035)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7616)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55195)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53929)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53121)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8399)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8683)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7706)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7770)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7389)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7884)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8549)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8312)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8167)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8067)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7847)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7992)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8282)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9088)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,