1:34 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

Đong đưa ngày tháng - Lê thị Hoài Niệm

18 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 21317)

Đong đưa ngày tháng

 Buổi sáng ông dậy thật sớm, theo thói quen nấu một ấm nước sôi, pha bình trà nóng. Trong khi chờ đợi, ông làm một ít động tác thể dục cho xương cốt khỏi cứng đơ, đó là một bài tập tai-chi, mà người bạn đã dạy lại cho ông từ bữa đến nhà chơi năm trước. Rồi ông mở cửa ra vườn sau, trên những lá cây non còn đọng những hạt sương lóng lánh, không khí mát dịu hòa cùng mùi thơm của hoa lài, hoa ngọc lan, hoa nguyệt quế, hoa hồng v.v..., hàng chục thứ hoa trong vườn quyện vào nhau làm ông choáng ngợp trong thích thú, sảng khoái vô cùng.

 Hai vợ chồng con chim cu đất đang nằm ấp trứng trên chậu cây, đưa ánh mắt đen lay láy và vô cùng thân thiện nhìn ông, ông nhè nhẹ đưa tay vuốt đuôi con chim cu trống. Con chim mập ú, no tròn, thường ngày vẫn lấy thức ăn ông để trên cái máng nuôi chim đặt ở mảnh đất vườn sau. Hôm nay, nó vẫn nằm im không bay đi, chắc là con chim con sắp sửa ra ràng, nên hai “vợ chồng chim” phải canh gác thật cẩn thận làm ông thêm vui thú trong lòng.

 Đúng là “đất lành chim đậu!”. Cặp vợ chồng chim này hằng năm vào đầu mùa Xuân, vẫn tìm đến nhà ông để làm công việc truyền giống, cùng một thời gian, cùng một chậu hoa chưa bao giờ ông thay đổi chỗ, chúng đẻ rồi ấp mỗi lần chỉ có hai trứng chim, và luôn nở trọn được hai con chim con, đến khi chúng đủ lông đủ cánh bay đi được là vợ chồng, con cái cùng dắt dìu nhau bay đi mất biệt, muốn gặp lại chúng phải chờ mùa xuân năm tới.

 Cầm vòi nước tưới đều cho những chậu cây trong vườn, là lúc tiếng chuông cửa reo vang, ông chạy vội vào nhà và đến mở chốt cửa trước, người mẹ bồng đứa con nhỏ trên tay, tay kia khệ nệ xách cái giỏ, trong đựng nào tã, nào sữa lảng cảng, lỉnh kỉnh, ông vội mở toang cánh cửa và đưa tay xách hộ cái giỏ cho người mẹ trẻ, bà vợ ông từ trong bếp chạy ra bồng đứa bé đặt vào cái giường ba-by để sẵn nơi phòng khách, người mẹ trẻ dặn ba điều bốn chuyện gì đó rồi vội vã ra xe, tiếng xe chưa rời thì đã có tiếng chuông reng, ông đi ra mở cửa, thằng bé cỡ hai tuổi cứ níu lấy áo mẹ, giùng giằng chẳng chịu bước vào nhà khiến cho ông phải giữ hoài cánh cửa, người mẹ năn nỉ hồi lâu thằng bé mới chịu líu ríu cầm tay ông để bước vô nhà, nhưng vẫn ngoái cổ nhìn xem mẹ đã đi chưa.

 Cầm tay đứa bé mà ông chạnh lòng. Ông bà ngày xưa thường hay nói: “Bảy mươi chưa què đừng khoe rằng lành”. Nào ai biết được mẹ của đứa bé này bây giờ phải lâm vào cảnh “single mom”. Một mình mang vào người đứa con có cha mà cũng như không. Ngày trước, mẹ của bé là con nhà “danh giá”, lập gia đình với một người Mỹ bản xứ, thuộc loại “đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi”. Nhiều người trẻ ước mơ, lắm kẻ đem con mình ra so sánh, người nào cũng trầm trồ khen ngợi sao mà tốt phước! Vì là con nhà triệu phú, nên anh ta dù có bằng cấp Luật sư, vẫn không thích đi làm. Nhưng họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc trong một thời gian. Khi cô vợ sinh cho chàng ta hai đứa con có trai có gái, hạnh phúc từ từ rời xa họ, để đến một ngày dắt nhau ra toà án ký giấy chia tay. Đời buồn không dừng lại nơi đó, chuyện con cái như chiếc dây thòng lọng làm khổ đời cô, ban đầu cô được giữ con, người chồng cuối tuần đến đón. Nhưng với tiền rừng bạc bể, chàng ta cứ đem sự việc ra toà kiện cáo đòi bắt con. Theo kiện hoài có bao nhiêu tiền cũng cạn, cô buông xuôi cho người chồng nuôi con, thế cũng xong! Trong nỗi cô đơn của người mẹ trẻ, cô có người bạn trai mới đến an ủi, chăm nom, và rồi đứa bé này ra đời và cô nhất quyết giữ lấy cháu bé, không cho người cha thừa nhận con? sợ nếu có chuyện gì không may nữa xảy ra, con mình lại vuột khỏi tầm tay mình lần nữa. Cô quyết một mình nuôi con.

 Mấy lần mở cửa, mấy lần đóng, nhà ông bây giờ là một “vườn trẻ tình thương”. Vì trong đám con nít loi choi lóc chóc kia, có cả hai đứa cháu nội- ngoại của ông nữa, cha mẹ chúng cũng đem giao chúng cho ông bà coi dùm để tiện việc đi làm, lắm lúc chúng còn than vãn mới có một đứa con mà bận quá… “lo không nổi”! Nghĩ đến ba chữ đó ông thắt ruột và càng thương vợ vô cùng.

 Những ngày xa xưa đó, ông đi lính trận miền xa, bà ở nhà cũng phải đi làm, mà một nách bầy con dại, cũng nuôi nấng đàng hoàng, tại vì mỗi lần ông về phép là một mầm sống tượng hình, để đến ngày tàn cuộc, đứa bé nhất mới tròn hai tháng tuổi. Những ngày dài nối tiếp là chuỗi dài khốn đốn cho người vợ trẻ của ông, thân ông tù tội cực khổ, đói rét đã đành, bà ở nhà còn phải chịu trăm cay, ngàn đắng, một mình tất tả ngược xuôi, vừa lo lắng nuôi con, vừa lo bới xách thăm nuôi chồng tù tội. Đến khi sang tận bên này, cũng đi cày mút chỉ, mà vẫn không sót trách nhiệm với con, giờ đứa nào cũng có gia đình, có công việc ổn định, vậy mà nuôi có mỗi đứa con cũng… than trời! Nói nào ngay, từ khi đặt chân lên xứ sở này, vợ ông, người đàn bà cũng một thời áo dài, giày gót nhọn ngồi trước bàn máy đánh chữ như ai, nay xin đi làm hãng điện tử được một thời gian, bỗng chốc trở thành chị vú em chuyên nghiệp sau chỉ có một ngày huấn luyện để lấy licence!

 Và ông, từ lúc quyết định retire non, là đường tương lai đã đi vào ngõ cụt (?) Nhiều lúc ông tự hỏi đã quyết định đúng hay sai? Ngày ngày, công việc bắt đầu từ buổi sáng vẫn là giúp bà lo cho bọn con nít lóc nhóc đủ cỡ tuổi, từ việc thay tã, làm bình sữa, giúp cho em bé bú, rồi đổ rác, phụ nấu cơm, có khi chạy ra chợ mua dùm bà bó rau, miếng đậu hũ, hay dĩa bánh bèo, ông thấy mình cũng được việc ớn, đâu phải kẻ vô công rỗi nghề, lại có thêm được nghề mới, nghề nào chẳng là nghề, miễn do sức lao động của mình làm ra, đâu phải ăn bám xã hội.

“Sáng chủ nhật rồi anh đi lính không tới nhà thăm em, chắc là em mong lắm phải không khi vắng bóng người yêu? Rồi đây những ngày anh vắng bóng em có còn đi nữa không? Đường đông, nhưng mà anh đâu có để mà em khoe áo hồng?”

Vừa đẩy cái máy cắt cỏ với những tiếng nổ rầm rầm, vậy mà miệng ông vẫn còn hơi để lẩm nhẩm mấy lời ca ông ưa thích thuở nào. Ôi! Thời gian cứ y như “bóng câu qua cửa sổ”. Mới ngày nào cũng sáng chủ nhật đẹp trời, ông oai vệ hiên ngang trong bộ quân phục quân trường, lạng lên lạng xuống qua con ngõ nhà ai, rồi sau đó nhận sự vụ lệnh ra đơn vị chiến đấu, anh dũng oai hùng đánh giặc bao nhiêu năm, để rồi…

 Hôm nay đây cũng là một sáng chủ nhật trời trong và gió mát, nhưng chẳng thấy em nào “mong lắm” cả, ngoại trừ cái máy cắt cỏ và đám cỏ mọc lởm chởm ở sân trước, sân sau. Ông nhớ lại lời ông bà xưa: “Trời sinh voi, sinh cỏ”! nhưng nghiệm lại ở xứ này coi mòi trật lất, voi thì được nuôi nấng kỹ càng trong sở thú có cặp có đôi, lâu lâu sinh được chú voi con, bàn dân thiên hạ mừng rỡ như bắt được… voi. Rồi đem chiếu lên truyền hình cho toàn thể dân chúng mừng ké. Voi được o bế như thế nên cỏ cho voi ăn chưa hẳn do trời sinh (?). Đi khắp xứ sở này, thấy chỗ nào cũng cỏ mọc xanh rì, phẳng lỳ như tấm nhung tơ, nhưng chẳng phải do trời sinh sao có vậy đâu à. Muốn cỏ đẹp phải mua đúng loại cỏ về trồng, rồi sáng sáng, chiều chiều phải tưới nước đều đều, rồi phải mua phân về bỏ xuống, rồi phải chổng mông lật cỏ dại, để rồi cuối tuần phải… cắt! Nhà ai loạng quạng không chịu “tết-ke”, để cỏ hơi cao lùm xùm một chút, là cứ y như rằng có giấy gửi tới nhà… cảnh cáo, lần sau bị phạt.

 Nói gì thì nói chứ cắt cỏ, quét lá cũng là một nghề nữa của ông. Trong nhà cũng có thằng con trai, nhưng không hiểu tự bao giờ, nó thẩm nhập câu tục ngữ: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”, mà vì nó không có cô chú bác gì ở đây, nên có bao nhiêu công sức nó đều dồn vào nhà bạn gái nó. Nghe đâu đám cỏ nhà người, nó cắt láng coóng mỗi tuần, còn ở nhà ông thì hầu như nó… hổng thấy bao giờ. Bà vợ ông có khiếu nại thì nó xách xe dông tuốt. Rõ ràng “con hơn cha là nhà… tróc nóc!” Nhưng biết sao bây giờ?

 Hôm nay chủ nhật, nhà ông yên tĩnh lạ thường, vì không có vườn trẻ tình thương. Sau khi cắt cỏ dọn dẹp cũng đã gần trưa, lại chuẩn bị đưa bà vợ đi chùa. Đi nhà Chùa hay nhà Chúa đều giúp cho phần tâm linh con người được “bình yên, tĩnh lặng”. Ở xứ sở này, sau thời gian vật lộn với công việc để mưu sinh lúc ban đầu, làm bất cứ việc gì để nuôi con và nuôi cả gia đình bên kia bờ biển lớn, giờ người nào hầu như cũng ổn định cuộc sống, đã có “cơ ngơi” nên thì giờ rảnh rỗi bèn quay về đấng tối cao của tôn giáo mình, cố làm những việc tốt, để sau khi nhắm mắt xuôi tay sẽ được về nơi mình mong muốn. Nên nhà Chùa hay nhà Chúa đều được xây dựng rất khang trang, to lớn, đẹp đẽ vô cùng, và những buổi gây quĩ xây Chùa, xây nhà Thờ, làm việc thiện diễn ra tới tấp, nhưng vẫn đông người tham dự. Ôi tình người quí hoá thay! Nhưng chuyện muốn mà có được hay không còn là chuyện khác. Cứ lo làm việc thiện, ăn hiền ở lành chắc rồi cũng sẽ có chỗ tốt? 

Đi chùa xong lại thong dong đi chợ.

 Thành phố Houston lúc sau này đông vui đáo để. Người ta xây dựng lên cả một khu thương mại hoàn toàn nói tiếng Việt nam vì bảng tên hiệu đều viết chữ Việt. Chỉ cần lái xe lên xuống hai vòng, hai bên đường đều có những cơ sở thương mại cần đến. Này nhé: đói bụng thì vào tiệm phở, tiệm cơm tấm, tiệm hủ tiếu hay bún bò, rồi vào quán nước, quán cà phê, nghe nhạc. Nghe thấy bài nào ưng ý, chui ngay vào tiệm nhạc để mua tí nữa đem về. Sẵn có nhiều sách báo, có báo biếu, báo mua tùy ý, trong khi chờ bà vô chợ, ông ngồi xem báo đỡ mất thì giờ. Ăn xong lỡ có đau bụng, hay lên cơn suyễn, thì phòng mạch bác sĩ cứ … walk-in, bác sĩ cho toa qua tiệm thuốc sát bên là có thuốc, thuốc tây có ngại thì thuốc ta cũng không phải đi xa. Vô tiệm ăn “all you can eat”, ăn thả dàn lỡ bị xương gà làm trúng mẻ răng, có phòng nha sĩ sát bên cũng tiện. Ngồi lâu đau lưng quá thì vô tiệm đấm bóp cho đỡ đau. Chiều chiều buồn tình vô quán nhậu, lỡ có nhậu xỉn xô xát với nhau, cũng có trạm cảnh sát, sát bên ra phân xử. Nếu lái xe chí tử, đụng cái rầm mà xác còn, hồn đi, thì cũng có nhà quàn bên cạnh sẽ rước về sau khi đưa người đi giảo nghiệm ở nhà thương. Đến giai đoạn này thì khỏi phải bon chen chi cho mệt, cứ vô chùa nằm im trong bình đất mà nghe tụng niệm để hồn siêu thoát lên chốn thiên thai, nhưng có nhiều người lại bảo “về dưới” vui hơn lên trên đó (?)

 Nói chung, nơi ông ở không thiếu một dịch vụ nào trong đời sống hằng ngày mà người sử dụng phải cần tiếng nói của người bản xứ, nên nhiều người mới đến đây vẫn sống phây phây, đâu cần học chữ của nước người (?).

 Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau, cũng có cơm no áo ấm, nhà cửa đàng hoàng không phải lang thang đầu đường xó chợ, và càng không phải bực mình vì những chuyện gai mắt, trái tai… mà hễ mở miệng ra là mắc quai, bị bắt nhốt vô tù nhai... ngày tháng! Tất cả quá xa vời, dù ông vẫn tích cực tham gia vào những buổi sinh hoạt cộng đồng… Không biết những ngày ông còn tại thế, có đạt được điều ước mơ???

Lê thị Hoài Niệm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 181298)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
30 Tháng Ba 2024(Xem: 284)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 518)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 454)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 416)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 468)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 555)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 862)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 827)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 809)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1287)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 1780)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 2331)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 1930)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 1802)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1673)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1519)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 1497)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 1896)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2363)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2692)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 3055)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 3040)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 2656)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 3326)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 3721)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 3938)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 4457)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4221)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4110)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3897)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4883)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4600)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4590)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 5542)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 5690)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 5733)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5504)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4770)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4817)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4776)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 4917)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5498)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5034)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 6114)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 5978)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 6514)
hay sương thành lệ tra vào mắt mờ khuất trong em mọi nẻo về.
17 Tháng Tư 2021(Xem: 5038)
ánh trăng năm ấy đã lấy đi biết bao nhiêu linh hồn chưa đến tuổi phải từ bỏ thế gian...! trăng tròn 26-4-1975 ánh trăng buồn muôn thuở.
14 Tháng Tư 2021(Xem: 5490)
Facebook là bạn, nhưng tôi yêu những người bạn thật của tôi hơn. Họ đang chia sẻ với tôi những tâm tư tình cảm vui buồn rất thật của họ.