12:39 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

NHẮC KỶ NIỆM XƯA - TRƯƠNG ĐỨC HOÀNG

06 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 19364)
 NHẮC KỶ NIỆM XƯA
 Bạn hỏi tôi kể chuyện về thời niên thiếu, tôi đã móc ngoéo nhưng vì bận rộn nên cứ quên hoài. Bây giờ tôi kể sơ về lớp học và mấy người bạn thời Trung học cho bạn nghe nha!

 Năm 1966 tôi học lớp đệ Thất 4, trưởng lớp là anh Lê Văn Tình. Anh này lớn tuổi hơn tụi tôi (hình như sinh năm 1950 hay 51). Ngoài ra số bạn còn lại và tôi thì sinh năm 1953, 54 và 55, lúc đó ai sinh năm 55 là đúng độ tuổi. Thành ra anh Tình chỉ học chung với tụi tôi đến hết lớp đệ Ngũ thì nghỉ, có lẽ để đi lính ?! Qua năm sau lớp tôi được đổi từ đệ Tứ 4 sang Chín 4 theo chương trình mới, trưởng lớp là bạn Nguyễn Văn Sấm, ai cũng nễ phục vì anh "đô" con nhứt lớp! Đến năm lớp 12B1, khi học chung với các bạn từ lớp 11B1 của hai bạn Ngọc Dung và Minh Thủy thì mọi người bầu tôi là... trưởng lớp!
 Từ lớp đệ Ngũ 4, bạn của tôi bỏ học từ từ, có người thì chuyển trường lên Sài Gòn học, có người học nhảy nên đến lớp 11B4 chỉ còn 47 mạng. Lúc đó tụi tôi giống như "47 dũng sĩ Samourai'' trong phim Nhật nên rất đoàn kết, làm chuyện gì cũng đồng lòng nên quậy phá cũng hết biết! Sau khi thi Tú tài 1 năm 1971 thì những bạn nào sinh năm 1954 đều kẹt tuổi lính. Trong số này có vài người thi vào trường Quốc gia Sư phạm, một số đăng lính Không quân, hai bạn vào trường Sĩ quan Thủ Đức và vài tên đi lính Hạ sĩ quan. Tôi và mấy người bạn sinh năm 1955 thì được hoản dịch vì lý do học vấn nên học tiếp lên lớp 12.
 Hai người bạn học ở Thủ Đức là Trần Văn Chim và Bùi Đức Chung ra trường với cấp bậc Chuẩn úy. Chỉ trong vòng 3 tháng sau thì Chim đạp mìn bị banh xác! Năm 1973, tụi tôi đang học lớp 12 đi dự đám tang, tôi và 5 người bạn khác vừa sụt sùi vừa khiêng quan tài tiễn bạn đến nghĩa trang gần núi Bửu Long. Còn Chung trong lúc hành quân giơ cánh tay trái ra lịnh cho lính mình tiến lên thì bị bắn đứt lìa đến tận vai! Bạn ấy kể lúc đó đau quá, khi nhìn xuống chỉ thấy sợi gân treo cánh tay tòn teng! Sau đó thì Chung ngất xỉu, may nhờ người lính thân cận (mang cấp bực Thượng sĩ) ôm nhảy xuống đường mương nên mới sống sót, tuy nhiên bạn phải chịu mất một cánh tay! Nghe đến đây bạn thấy chiến tranh tàn khốc quá phải không?
 Hồi đó trong lớp tôi có bạn Vũ Mạnh Tiến rất giỏi về nhạc. Năm học lớp đệ Ngũ, mới 13 tuổi bạn ấy đã sáng tác nhạc rồi nhờ Ba là lính Không quân quay "roneo" để đem vào lớp tặng cho tụi tôi mỗi đứa một bản! Năm 1972, Tiến đi lính Sư đoàn 5 với cấp bậc Hạ sĩ quan, bạn đã từng dợt nhạc với các nhạc sĩ đàn anh như Trường Kỳ (đã mất) và Nam Lộc. Sau năm 1975, mỗi lần lớp tôi họp mặt thì Tiến ngồi kế và bấm hợp âm cho Chung dùng tay mặt gảy đàn guitar. Tuy chỉ có một tay nhưng Chung cũng chơi trống cho ban nhạc trong phường khóm, sau này bạn ấy bị bịnh nên mất sớm! Còn Tiến có một thời gian đi làm củi rồi đập đá trên núi Bửu Long, có lẽ vì thấy tương lai mù mịt nên bạn đã tự tử! Ngoài hai bạn này có bạn Hồ Hoàng Cương, dáng cao lớn nhưng tánh tình rất hiền lành cũng mất vì đột quỵ tim! 
 Đầu năm 2003, tôi có dự buổi họp mặt với bạn bè học từ lớp đệ Thất 4 ở khu du lịch Bình Quới (gần cầu Bình Triệu). Lần đó anh em trong lớp đến dự khá đông (khoảng 25 người) và tôi có gặp lại anh Tình. Qua vài năm sau, lớp tôi mất hai bạn Nguyễn Hồng Phúc và Dương Ngọc Mai. Năm 2009 anh Tình qua đời vì bịnh phổi và năm sau thêm bạn Nguyễn Hồng Thanh ra đi. Mới đây thì có bạn Bùi Hoàng Tuấn mất vì bị tai biến. Tính ra thì trong lứa tuổi của tôi, bạn bè rơi rụng khá nhiều!
 Ngày xưa tôi ở trong hẻm 54 gần rạp hát Khánh Hưng, trên đường Trịnh Hoài Đức. Từ nhà tôi nếu đi bộ chừng 12 phút sẽ tới rạp hát Biên Hùng, còn muốn vô Phúc Hải và Dưỡng Trí Viện (DTV) thì phải đi xe "lam" (lambretta), nếu đi bộ thì khoảng hơn 1 giờ. Hồi nhỏ tôi hay vô nhà của một người chị bà con ở gần DTV chơi và tắm suối. Ngang con suối người ta có bắc một cây cầu để đi qua Viện. Tôi còn nhớ có thấy mấy người bịnh đã bớt và có vẻ hiền lành trần truồng xuống suối tắm tỉnh bơ!
 Cảnh trí ở trong DTV rất đẹp và nên thơ, người ta chia ra mấy con đường nho nhỏ và trồng nhiều cây điệp, phượng nên có nhiều bóng mát. Tôi có người bạn học chung lớp ở trong dãy cư xá. Sau năm 1971, anh này đi lính Không quân, hiện giờ đang định cư ở Canada.
 Hôm trước bạn về Biên Hòa dù có bản đồ nhưng vẫn lóng ngóng phải không? Bây giờ bạn giở bản đồ ra tôi nói sơ cho bạn nghe nha!
 Nếu nhìn từ Toà hành chánh Tỉnh ngược lên, tôi chia làm 3 điểm chính (theo một trục thẳng đứng) để bạn dễ thấy: bùng binh Công trường Sông Phố, Ngã Năm gần rạp hát Biên Hùng và Ngã Ba Vườn Mít. Từ bùng binh quẹo trái, bạn sẽ theo đường Nguyễn Hữu Cảnh đi ngang chợ Biên Hòa. Qua khỏi chợ có một con đường dẫn xuống bờ sông (tôi không nhớ tên), hồi đó ở đây có bến xe lô (traction) và xe đò. Gần đó có rạp hát Vạn Khánh Hưng thường chiếu phim Ấn Độ, hồi nhỏ tôi hay theo Má đi coi mấy phim này vì thích mấy Hoàng tử bắn cung rồi mủi tên hóa thành con rắn! Từ con đường này đi ngược lên bạn sẽ đến một trại lính gọi là thành Kèn.
 Khi đi trên đường Nguyễn Hữu Cảnh ngang chợ Biên Hòa, nếu quẹo phải bạn sẽ gặp đường Phan Đình Phùng. Đi dọc đường này có một con đường nhỏ phía bên trái để đi qua thành Kèn, còn đi thẳng bạn sẽ qua Ngã Ba Thành rồi lên dốc Sỏi, sau đó thì ra đường Phạm Phú Quốc. Đường Phạm Phú Quốc kéo dài từ Ngã Ba Vườn Mít ngang qua cổng Không quân số 2, Ngã tư Bửu Long đến Cầu Mới. Từ đây đi thêm một đoạn nếu quẹo phải bạn sẽ qua Tân Hạnh rồi Tân Ba (ở bên kia sông Đồng Nai), quẹo trái thì đi Tân Vạn. Nếu đi thẳng thì qua núi Châu Thới ở bên trái và Hóa An ở bên phải, sau đó sẽ đi về hướng Ngã ba Đại Hàn để đi Sài Gòn.
 Từ chợ Biên Hòa, nếu đi thẳng bạn sẽ gặp Tòa Án trên dốc đường Lê Văn Duyệt. Từ con đường này đi xuống hướng bờ sông chừng vài trăm thước thì tới sân vận động Biên Hòa, nếu đi thẳng tới bờ sông rồi quẹo trái sẽ gặp trường Tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu và xóm Lò Heo.
Từ Tòa Án đi dọc theo đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ tới trường Nữ Tiểu học, xóm Cây Chàm, Sở Cải (vì người ta lên luống trồng rất nhiều cải ở đây) rồi Ngã tư Bửu Long. Từ đây đi lên sẽ qua núi Bửu Long, Bến Cát, Tân Phú, Thiện Tân rồi tới Đại An và thác Trị An.
 Nếu mình đi từ bùng binh Công trường Sông Phố ngược lên hết đường Trịnh hoài Đức thì tới Ngã Năm gần rạp hát Biên Hùng. Từ đây có đường Hưng Đạo Vương, quẹo trái sẽ lên gặp Ngã Ba Thành (đường Phan Đình Phùng), nếu quẹo phải sẽ vô ga xe lửa Biên Hòa. Từ Biên Hùng đi lên trường Ngô Quyền là đường Quốc Lộ 1 sẽ qua trường tư thục Khiết Tâm, trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức, Đài Kỷ Niệm ở gần bồn nước thật cao (chateau d'eau) rồi tới Ngã Ba Vườn Mít.
 Từ đây sẽ chẻ ra làm hai hướng: bên trái đi Phúc Hải, Trung tâm Cải huấn, Dưỡng Trí Viện, Hố Nai rồi đi Long Khánh; bên phải đi Máy Cưa, Tân Mai, Tam Hiệp rồi ra ngã ba Xa lộ Biên Hòa. Ở ngã ba này, nếu quẹo trái mình sẽ qua Hố Nai, quẹo phải sẽ đi ngang Ngã Ba Long Thành (để đi Long Thành và Vũng Tàu) rồi đi thẳng thì về Sài gòn.
 Đường Quốc Lộ 1 chạy trước mặt rạp hát Biên Hùng ngược về cầu Rạch Cát còn gọi là đường Đắp Mới. Bạn đi một chút sẽ gặp đường Công Lý, đường này vắt ngang đường Đắp Mới và đường Hàm Nghi. Từ ngã ba giữa hai đường Công Lý và Hàm Nghi, nếu quẹo trái bạn sẽ gặp rạp hát "Lido" rồi đi xuống Hảng Dầu. Nếu đi hết đường Đắp Mới thì bạn sẽ thấy trường Tiểu học Đồ Chiểu, chỗ tiếp giáp giữa đường Đắp Mới và đường Hàm Nghi. Như vậy 3 đường Đắp Mới, Hàm Nghi và Công Lý hợp thành một hình tam giác (triangle) với đỉnh là trường Đồ Chiểu.
Từ đây bạn đến Hảng Dầu, qua cầu Rạch Cát đi một đoạn nếu quẹo trái thì đi Cù lao, đi thẳng thì tới Cầu Gành rồi qua Tân Vạn. Từ Tân Vạn, quẹo trái bạn sẽ tới xa lộ Biên hòa, nếu đi thẳng sẽ qua Dĩ An rồi tới Thủ Đức, Bình Triệu và Sài Gòn.
 Sau năm 1975, tôi có dịp đi bộ từ Thủ Đức về Biên Hòa. Hôm đó tôi đi xe từ Sài Gòn về đến Thủ Đức thì mọi người bị bắt xuống xe. Tới đây khoảng 4 giờ chiều nhưng đứng chờ xe khác quá lâu (hơn nửa tiếng) nên tôi đi bộ luôn theo bước Hướng đạo (đi 50 thước thì chạy 50 thước rồi đi và chạy tiếp), khi tôi về đến nhà thì gần 9 giờ tối!
 Sau lần đó, có một lần tôi cũng đi bộ từ Tân Vạn qua Sài Gòn. Chiều thứ Bảy tôi mượn xe đạp của một người bạn rồi thảy lên xe lửa ở ga Hòa Hưng để về Biên Hoà. Qua ngày Chủ nhật tôi định đạp xe trở qua Sài Gòn, Má cứ nhắc hoài nhưng tôi cứ lần khân nên đến hơn 3 giờ chiều mới đi. Khi qua khỏi Tân Vạn tôi đạp thêm một đoạn thì xe bị xẹp bánh. Lúc đó gần 5 giờ chiều, tôi kiếm chỗ để vá rồi đi tiếp chừng nửa tiếng thì xe bị xẹp bánh lần nữa! Xui cho tôi là lúc đó mưa lâm râm nên trời sụp tối rất mau, tôi nhìn quanh quất chỉ thấy đồng trống, xa xa mới có một cái nhà nên đành...dắt xe đi bộ! Bạn biết không, tôi đã đi lầm lũi trong khi trời mưa tầm tả nên mình mẩy ướt loi ngoi. Khổ một cái là phải dắt theo chiếc xe đạp nên đâu có vừa đi vừa chạy được! Hơn nữa, tôi mượn chiếc xe đạp của người bạn, dù rầu rỉ nhưng tôi đâu dám vụt nó ở chỗ nào!
 Tôi cứ đếm từng bước, hết vài chục tới mấy trăm rồi đến cả ngàn bước. Hai bên đường từ Thủ Đức tới Bình Triệu người ta trồng rất nhiều rau muống, ếch nhái ở dưới ruộng kêu uềnh oang và ánh sáng đom đóm chớp tắt, chớp tắt làm tôi buồn nẫu ruột! Sau khi qua khỏi Bình Triệu tôi thấy hơi khỏe hơn chút xíu vì biết mình sắp về tới Sài Gòn. Từ đây tôi đi qua Cầu Sơn, Hàng Xanh rồi đến cầu Phan Thanh Giản. Tôi rán dắt xe đạp qua khỏi cầu rồi quẹo trái đến cửa cổng của Viện Kỹ thuật Nông nghiệp ở góc đường Nguyễn Bĩnh Khiêm và Phan Thanh Giản.
 Hồi đó tôi và vài người bạn ở xa như Tây Ninh, Mỹ Tho được cho tạm trú ở trong Viện, thường thì cuối tuần tôi về thăm Má một lần. Trong chỗ làm có ông Tám Số là gác dan. Ông có Má là người Việt, Ba là người Mã Lai nên theo đạo Hồi, từ chập tối đến nửa khuya ông trải khăn vái lạy ít nhứt 2 lần. Khi tôi gọi ông Tám Số ra mở cửa thì ông rất ngạc nhiên: "Mày đi đâu mà ướt mem vậy Hoàng?". Tôi trả lời trong khi run lập cập vì lạnh: "Con mới từ Biên Hòa đi bộ qua". Ông Tám hỏi tiếp: "Úy trời, mày nói thiệt hông đó?". Tôi mắc cười quá mới chỉ chiếc xe đạp rồi nói: "Thiệt mà, tại chiếc xe đạp... mắc dịch này mà con đi bộ suốt đêm dưới trời mưa, đã vậy còn phải dắt "nó" theo nữa chứ!". Sau khi vô phòng thay đồ cho ấm rồi ra uống cà phê với ông Tám, tôi nhìn đồng hồ trên tường thì đã hơn 12 giờ khuya!
 Tôi kể vài kỷ niệm xưa để bạn nghe cho vui. Bạn nói rất đúng, có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!

Trương Đức Hoàng

ngo-quyen.org

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8321)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8648)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9554)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9264)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9706)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8472)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9656)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8221)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9047)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9271)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9368)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9655)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9703)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10937)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10493)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 9985)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10244)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9582)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8300)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9682)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 8971)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14420)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12640)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9305)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9274)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10195)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 8967)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9705)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10345)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9835)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9610)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 8967)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9241)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10727)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 10967)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10559)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9154)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10035)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9844)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10405)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10524)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10819)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13046)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11612)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9582)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9619)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13338)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11674)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9555)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.