5:29 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ - Đỗ Công Luận

19 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 21172)


NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ


 blank

blank



Sáng thứ sáu vừa qua, 16/3, khi check mail xong, tôi chuẩn bị cho công việc hàng ngày, bỗng chuông điện thoại reo vang. Tôi mở máy, thấy số lạ gọi đến.


- A lô, tôi Luận đây, xin lỗi ai gọi.
- Hì hì, Hạnh đây, tao đang ở... Bình Đa.

 
Tôi thoáng ngạc nhiên một chút, nhưng tinh thần đã chuẩn bị sẵn. Bởi vì trước đó ít hôm đã có "nguồn tin hành lang" Hạnh sẽ về thăm mẹ già. Cùng lúc đó, Hạnh cũng đã mail nhờ tôi mua dùm thẻ điện thoại gọi quốc tế 1718 để sử dụng. Tôi nói:

 
- Thẻ nầy chỉ sử dụng ở Việt Nam, chứ ở Mỹ không xài đượ
- Bạn cứ mua dùm mình, sẽ có người gửi trả tiền lại.


Hôm qua, Hạnh cũng đã mail cho tôi để xin số cell phone.


- Tao đang ở Bình Đa để thăm mẹ già vài hôm. Sau đó sẽ về nhà phía vợ ở Biên Hòa. Mày sắp xếp để bạn bè mình gặp nhau.
- Tao sẽ báo choTrần Văn Thông, Đinh Thiên Thọ biết. Chắc có lẽ là có cử cà phê sáng Chủ nhật. Việc họp mặt sẽ bàn sau vì có những bạn ở vùng phụ cận, không ở Biên Hòa.
- Ừ, mày cứ tiến hành, liên lạc nhau theo số điện thoại nầy.

 
Tôi điện thoại cho Thông, Thọ, Chiếu, Quang, hẹn uống cà phê sáng ở vĩa hè trường Nguyễn Khắc Hiếu, đình Tân Lân để bàn bạc sự việc.

 
Từ ý tưởng những lần bạn bè phương xa về gặp gỡ, sáng hôm sau tôi hoàn thành bài thơ mới, NGƯỜI ĐI CÓ NHỚ, và báo cho Hạnh biết.
- Mày vừa về là tao có ý tưởng, có bài thơ mới ngay.


Sau đó Hạnh mail lại cho tôi.
- Say rồi. Tao vừa bị bắt cóc.


Và gửi 2 tấm ảnh đang "ăn nhậu" với bạn bè K.07 NQ mà tôi cũng quen biết. Rồi Hạnh giải thích. Ngô Đình Dũng, Dũng tỏi, con trai khai trương nhà hàng lẩu cua ở khu đô thị mới Gò Me, Miễu Ba làng, có mời bạn bè tham dự. Bạn Phú ở Bến Gỗ và Hạnh là bạn tù cải tạo có nhiều kỷ niệm thân thiết, qua Phú nghe tin tao vừa về Dũng mừng lắm. Thế là tao bị bắt cóc. Phạm Sơn Danh, Danh Phạm Lung, đang về thăm song thân từ hôm trước Tết, cũng có mặt tham dự. Lý do chính đáng để xin phép về Việt Nam.

 
Trưa thứ Bảy, tôi đang nghỉ ngơi ở nhà.


- Mày đang làm gì đó, có rảnh không?
- Tao đang ở nhà, vừa ngủ trưa dậy. Có gì không?
- Mày chạy qua quán hải sản đầu cầu Gành, phía Cù lao, tao cùng em trai và mấy người bạn đang tâm sự.
- Ừ, tao sẽ qua.

 
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện. Rồi tan hàng, đứt bóng, vào Phú Lợi, đứa trại 8, đứa trại 10. Những ngày tháng của thập niên 80 thế kỷ trước, tôi với chiếc xe đạp thồ cày cuốc ở Chợ Đồn, bạn bỏ mối nước đá ở chợ Biên Hòa. Bạn bè đâu có cơ hội gặp nhau. Khi tôi tìm về trang Web Ái hữu Ngô Quyền, bài viết đầu tiên được post lên, bạn Châu Kim Mỹ, rồi Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Hữu Đức gửi mail đến thăm hỏi tôi. Bạn bè nhận ra nhau sau 40 năm, 50 năm. Chúng mình vẫn còn hiện diện trên cõi đời nầy dù cách trở một đại dương.


Một ly hội ngộ sau mấy mươi năm, từ tóc xanh giờ đã ngã màu theo năm tháng, nắng gió tha phương. Hạnh kể với tôi. Sáng nay nhờ đứa em trai và người bạn, dùng "xe con" đưa về Hóa An thăm lại người thân và bạn bè. Đến thăm anh Sáu Đặng, anh Sáu không có nhà, đang ở Đà Lạt. Mấy đứa con anh Sáu không biết Hạnh.


- Cháu mời chị Sáu ra, sẽ biết chú.

 
Mấy chục năm dài, lớp hậu sanh làm sao biết chú Hạnh. Ghé thăm Ba Bổn, bạn Tiểu học, lại đang ở cơ sở sản xuất ở Tân Uyên, chỉ nói chuyện qua điện thoại. Cảnh vật thay đổi nhiều quá. Khu vực Mã thằng Tây, ranh Chợ Đồn-Hóa An, ruộng lúa đã thành khu dân cư. Hóa An ngày xưa không có chợ, phải xuống Chợ Đồn, hoặc qua bến đò Ngựa đi chợ Biên Hòa. Bây giờ, Hóa An đã có chợ, nhưng lại tên chợ Bon-chen (Pou-Yoen). Sao không là chợ Hóa An? Pou-Yoen, tên công ty Đài Loan, gia công giày da cho hãng Nike của Mỹ. Rồi ghé thăm Châu Kim Huê, em gái Châu Kim Mỹ và thân phụ của bạn. Huê nói:


- Anh Hạnh đã về đến Biên Hòa mà Đặc san Biên Hòa Xuân Nhâm Thìn chưa thấy?

 
Lỗi tại tôi. Hứa tặng bản photo, lại đưa lầm sang nhà kế bên. Tôi ở Việt Nam mà còn lộn nhà thì bạn bè phương xa chỉ còn hình dung qua trí óc cảnh vật ngày xưa. Nếu có đi cùng Hạnh, tôi sẽ dẫn bạn sang nhà đối diện, nhà thiếm Sáu Thuận, chị dâu bạn Đàm Hữu Phước, đốt cho anh Năm của Phước một nén nhang, cũng như thăm hai cháu Vân, Hải. Hơn 30 năm về trước, vợ chồng tôi ở trong lò gạch nhà cha mẹ vợ, sát ranh nhà bạn Huê, chỉ biết nhau qua tình hàng xóm, chớ không biết là có quan hệ bạn bè. Thời gian và cuộc sống khó khăn. Hạnh nói với tôi:


- Bạn và Huê cố gắng liên lạc với bạn bè thời Tiểu học, để tổ chức lần gặp mặt, có thể là ở Chợ Đồn thì thuận lợi hơn.
- Ừ, tao sẽ cố gắng.

 
Rồi Hạnh nhờ tôi, Thông, Thọ, mời bạn bè dự buổi cà phê sáng Chủ nhật, địa điểm do mấy "ngài thổ địa" lựa chọn. Máy điện thoại làm việc liên tục. Tội nghiệp Nguyễn Tấn Lực, đang định cư ở quận 2, vùng Long Trường, Phú Hữu, Bưng 6 xã, Đồng Chó ngáp, lúc đầu báo với tôi về 7 giờ 30 sáng không kịp, có thể hơi trưa. Nhưng vì nặng tình với Hạnh, lúc sau gọi lại, sẽ sắp xếp công việc về đúng giờ hẹn. Lê Xuân Sang ở Lái Thiêu, kẹt đám giỗ nhà hàng xóm, chắc thân chủ chích heo? Vũ Trung Hòa đang bận tang lễ mẹ vợ ở Bến Tre, hồi xưa dạy học rồi có lẽ "mọc rễ" ở đấy... Địa điểm gặp mặt bạn bè cũng là cà phê Sông Trăng, cạnh bờ kè sông Đồng Nai, ngó ra cầu Hóa An. Sao không đặt tên là cà phê Sông Đồng nhỉ? Địa điểm nầy cũng là nơi bạn bè từng gặp gỡ Tiêu Hồng Phước, Nguyễn Hữu Đức.


blankblank

Lê Thành Vạn và Đinh Quang Huyên là người đến sớm nhất.


- Mày là trưởng ban tổ chức mà giờ nầy chưa thấy ai đến vậy?
- Mày thông cảm, tao đang chở xe hàng về nhà.

 
Máy di động lại làm việc. Tôi đến nơi đã có 5,6 anh em. Lần lượt anh em đến gần đủ đội bóng, nhưng lại thiếu một thủ môn.
- Để tao kêu cho đủ đội bóng 11 người. Danh hả, tụi tao đang uống cà phê với Hạnh, mày đến nhé.

 
Danh có mặt.
- Chỉ có thằng Luận là có số điện thoại của tao.

 
Bởi vì hôm đi dự tiệc cưới con trai Ngô Đình Dũng hôm trước Tết ở Lái Thiêu, tôi đã lưu số máy. Theo sự đồng ý của anh em, tôi trao cho Hạnh xấp ảnh lớp đệ Nhị B3 tổ chức tất niên do trưởng lớp Tô Minh Quang chụp và lưu giữ đến nay để làm tài liệu về Trung học Ngô Quyền. Có ảnh dãy phòng học lầu sau và các bạn gái. Có ảnh thầy Lê quý Thể, thầy Lê Văn Túy, thầy Hà... dự tất niên với cả lớp. Từng khuôn mặt được nhận diện. Huỳnh Hữu Thọ, Tài lé, Nguyễn Gia Học, Lê Minh Trí, Hùng lé, Nguyễn Thanh Liêm, Quang mập, Ngô Phước Thiện...Nguyễn Hiền Nhi và Đỗ Đăng Côn đã lìa xa cuộc chơi sớm. Kỷ niệm và kỷ niệm...

 
Tôi bấm máy gọi "Việt Kiều" Nguyễn Minh Tâm, Tâm khỉ, hắn nói đang ở Hố Nai, đang bó thuốc cái tay. Có chuyện gì đây?, và hứa hôm họp mặt chính thức sẽ trình diện. Chiếc điện thoại được nối mạng để anh em nói chuyện với Huỳnh Hữu Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp. Cái máy di động của Trần Văn Thông cũng không thua kém, đang kết nối để bạn bè nói chuyện với Nguyễn Hữu Đức, Trần Văn Khỏe. Bạn bè bên nớ cũng ngạc nhiên về sự hiện diện của Hạnh ở quê nhà. Dường như hai châu lục đang xích lại gần nhau.

 
Hạnh cũng nhờ bạn bè sắp xếp để có cuộc gặp gỡ thân mật với bạn hữu đồng môn, có thể xem là cuộc họp bạn học Ngô Quyền thu nhỏ, có thể là giữa tuần, để các bạn ở xa như Trịnh Khắc Hà đang ở Bình Phước, Phan Thanh Bình đang ở Sài Gòn... thu xếp công việc để về với anh em. Hồi đi học, tôi và Hạnh có hoạt động trong ban Đại diện học sinh nên quen biết bạn học khá nhiều. Hy vọng các bạn sẽ tham dự đông vui hơn lần họp K.08 NQ sau Tết. Hơn 9 giờ 30, anh em tạm chia tay, hẹn gặp lại 3 ngày sau. Tôi và Chiếu ra về, để buổi trưa tham dự đám cưới con trai bạn Lê Thị Thiên Hương, bạn chung lớp Pháp văn.

blankblank

 
Tiệc cưới con trai út bạn Hương được tổ chức ở tư gia, bên hông rạp hát Phước Chung, Chợ Đồn ngày trước. Cũng như tôi, bạn Hương là dân cố cựu ở Chợ Đồn. Trước 1975, hai bên đường vào rạp hát nhiều mồ mã, chỉ có ít nhà dân ở vùng chiến sự tản cư đến cất nhà lánh nạn. Sau nầy, với sự bùng nổ dân số, rạp hát đã bị phá vở, phân lô cất nhà. Khu gò mã cũng bị san ủi, nhà cửa mọc lên. Sân vận động biến thành trạm xá. Khu rạp hát, miễu Bình Long, sân cát... thành khu phố của xã đã lên phường. Vật đổi, sao dời. Bạn bè thân mời tham dự một bàn, gọi là chia sẽ niềm vui của bạn, khi cậu con trai út thành thân, bạn đã dựng vợ, gã chồng cho các con khi người cha vắng bóng. Vui miệng, tôi nói với bạn bè:


- Các bạn hãy chờ tôi 10 năm nữa.
- Gì ông? Ông tính cưới vợ nữa hả?
- Không, cưới dâu. Trên 70 không biết ẵm cháu nội được không, vì con trai nói trên ba chục mới cưới vợ.

Đám cưới là phải vui. Cũng như một ngày Chủ nhật vui vẻ trôi qua.

 
Biên Hòa, 1giờ45, 19/03/2012

 Đỗ Công Luận

 

 

Phần kể tiếp của Nguyễn Hữu Hạnh


blank

 

Tưởng rằng một chiều Chúa nhựt ngoan ngoản với ba cơm gia đình bên cạnh mẹ vợ, nhưng bị đàn anh Ngô Quyền lôi kéo tham dự buổi họp mặt tại nhà hàng Tân Hiệp. Theo anh Huỳnh Văn Diệp cho biết, chị Xuân Hương từ Cali cũng về họp mặt bạn đồng môn khóa 1 và 2 Ngô Quyền. Anh Diệp muốn tôi có vài tấm hình cũng như ghi lại vài dòng kỷ niệm cho vui. Riêng chị Xuân Hương là chị của thằng bạn cùng lớp Nguyễn Xuân Hiệp, tôi thường gặp chị trong các buổi họp mặt, cũng như đi chợ. Tôi luôn nhớ câu nói thân tình của chị “ Hạnh ơi! Cái nghiệp của em nặng lắm Hạnh ơi...”


Khi vào nhà hàng tôi không nhận được ai quen biết, may quá có một đàn chị đã nhận ra tôi, chị Phan Thị Kim Sang hôm Tết đã qua Cali tham dự tất niên Biên Hòa. Tôi được biết thêm chị Xuân Hương không có về, chỉ gởi một số tiền cho bạn bè tổ chức họp mặt. Điều bất ngờ tôi nhìn thấy 1 Đặc San Biên Hòa trên bàn được mọi người chuyền tay nhau xem. Lúc xoay lưng trở lại chỗ ngồi, tôi phát hiện một khuôn mặt trẻ tươi vui với nụ cười và câu hỏi “Phải anh Hạnh không ?” Tôi cũng nhận ra khuôn mặt cô em văn nghệ khóa 13 Ngô Quyền “Diệp Hoàng Mai'', thật là niềm vui bất ngờ không diễn tả được vì anh em chúng tôi chỉ biết nhau qua hình ảnh trên đặc san và trang web.

blankblank


Gần 20 anh chị khóa đàn anh vì lần đầu gặp mặt nên không biết rõ họ tên, chị Cúc, chị Sơn, anh Phúc, anh Trọng, anh Đón, anh Nhở v.v.. đặc biệt anh Sương là bạn ''ve chai'' với tôi trong những ngày khốn đốn, cách xa gần 20 năm với nhiều thay đổi, nhắc lại nhau mới nhớ. Quý anh chị cùng ôn lại những kỷ niệm của thời đi học, một thời quậy phá. Quý anh chị còn nhã ý mời tôi tháp tùng chuyến đi Cần Thơ vào tháng tới. Tiệc tàn mọi người chia tay, Diệp Hoàng Mai không quên xin số phone ''Hôm nào về sớm sẽ mời anh Hạnh uống cà phê''


Về đến nhà lại email của đàn em Ngô Quyền Nguyễn Trần Diệu Hương từ Bắc Cali.
''NGUYỄN HỮU HẠNH ở Biên Hoà - Việt Nam'', với tấm hình chụp chung với 3 người bạn khóa 7 Nguyễn Thanh Tùng, Ngô Đình Dũng, Phạm Sơn Danh.

Đây là 1 trong những bức hình tôi đã chuyển sang Tô Anh Tuấn ở Cali, cùng chia sẻ niềm vui gặp lại bạn bè. Từ Cali Tuấn chuyển về Đà Nẵng cho Nguyễn Ngọc Xuân Khóa 7, rồi Xuân chuyển sang Cali cho 2 đàn em Diệu Hương và Ngọc Dung. Cuối cùng Diệu Hương chuyển cho người Thầy kính mến Diệp Cẩm Thu và tôi tại Biên Hòa.

Một ngày Chúa nhựt vui vẻ.

 

Ý kiến bạn đọc
16 Tháng Tư 20127:00 SA
Khách
Lần sau, nếu có hợp mặt vui vẽ, xin dành một chiếc ghế trống cho Đào Quang Mỹ nhé! Cám ơn.

NHỮNG CHIẾC GHẾ CÒN BỎ TRỐNG.
( Kính tặng anh Dương Quân )
Gặp nhau, đêm gió đẩy ngược xuôi
Ngồi xa một chút cũng thấy vui
Nhìn nét thân quen từng khuôn mặt
Đã thấy đổi thay giữa cuộc đời
Bạn của năm xưa không về được
Bạn của ngày nay cũng vắng rồi
Những chiếc ghế con còn bỏ trống
Xích lại gần nhau cũng lạnh thôi
Ly rượu mừng nhau vơi phân nửa
Chìm tận đáy ly những khóc cười
Thủy tinh trong suốt qua tầm mắt
Rượu một dòng lại chảy nhiều nơi
Tuổi cũng chưa cao, chân chưa mỏi
Tình bạn còn nguyên chẳng bốc hơi
Sương sớm chưa tan trời buổi sáng
Đã chiều ớn lạnh tái vành môi
Rót rượu cho nhau lòng đau buốt
Bưng ly rượu nhớ mắt ai cười
Gởi đến bạn xa tình chưa gởi
Chỉ còn hương rượu đã phai phôi
Có tiếc có thương dù ngắn ngủi
Cũng đành cho gió cuốn mây trôi
Đưa tay vớt tuổi non xanh biếc
Thấy lá vàng khô sắp rụng rồi
Ngợp trời muà Hạ hoa rung nắng
Lại chớm mây Thu xám đất trời
Biết đâu sẽ ập muà Đông đến
Để lá bay theo những ngậm ngùi
Dẫu biết ngàn năm sông vẫn chảy
Một bờ sông lở, một bên bồi
Vẫn nghe trong đám phù sa ấy
Một dây thân ái đã đâm chồi
Gặp nhau siết mạnh tay một chút
Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi
Giá như chưa hết bao nuớc mắt
Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
Chỉ thương chiếc ghế còn bỏ trống
Bạn không về nữa biết ai ngồi
Biết đến khi nao mà hò hẹn
Hay là tay trắng sẽ buông xuôi?
Tôi viết bài thơ buồn độc vận
Như một mình giữa bóng trăng soi
Tôi nhặt miếng trăng rơi xuống cỏ
Kết nên tình bạn sáng muôn đời.
(đêm 21 tháng 7 năm 2007 tại Westminster , California)
TRẦN KIÊU BẠC.
19 Tháng Ba 20127:00 SA
Khách
Lại "BẠN BÈ RỒI CŨNG GẶP NHAU". Thấy các BẠN gặp nhau, tôi vui quá. Nhưng, bây giờ, mắt mờ, chân yếu, tay run, có chống gậy cũng không nổi. Xin cho vui "ké" trên ảo ãnh internet vậy...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 2012(Xem: 21903)
Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này… mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao?
19 Tháng Hai 2012(Xem: 21220)
Mong vô cùng một ngày nào đó , chúng ta sẽ có một David, Ted, Anthony, William... Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay một Pierre , Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp, hay một Tuấn, Sơn, Minh, Nam.. Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở Việt Nam...đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu , hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại sau lưng...
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26502)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
18 Tháng Hai 2012(Xem: 20164)
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 20236)
Tôi lặng thinh, cô đơn trên bãi vắng, một mình. Không biết mấy ngày. Không biết mấy đêm. Bây giờ tôi không đủ sức để khóc thì làm sao đủ sức để nối hay gỡ những mối dây định mệnh.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 20357)
Đáng lẽ với tình trạng đó, con Sơn ca phải ẩn mình - dù phải chờ chết cũng phải giấu biệt bộ lông xơ xác của mình để mọi người còn giữ được trong lòng những hình ảnh và sự nuối tiếc tuyệt đẹp về cô. Tôi thương cô, mong mỏi cô bình an hơn, ở một nơi nào đó....
13 Tháng Hai 2012(Xem: 23322)
Các anh chị cũng tự hào kể về cha mình, dù tuổi cao, sức yếu, vẫn đóng góp công sức cho cộng đồng người Việt đồng hương qua những buổi họp hội đoàn, đóng góp những đồng bạc chắt chiu do con cháu gởi tặng, những đồng tiền dành cho người già của chánh phủ Mỹ cho hàng tháng để dành tặng cho hội H.O và T.P.B, trẻ em nghèo khổ
12 Tháng Hai 2012(Xem: 27739)
Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 21978)
“Nhốt mầy lại coi mầy còn phá nữa hết”. Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại đề gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tàu chuối.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26638)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26297)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
05 Tháng Hai 2012(Xem: 20117)
Buổi lễ tiển biệt được kết thúc trong bầu không khí trang nghiêm, nhưng ấm áp tình cảm gia đình đã để lại cho tang gia và đồng hương đến tham dự với những cảm xúc khó quên. Hương linh Bác sáu Lê văn Nhơn còn phảng phất đâu đây chắc hẵn sẽ mỉm cười…
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19213)
đã gói ghé tấm lòng của Ban Biên Tập ( Với đoạn văn “ Những kỷ niệm thời thơ ấu” Kính mong bác sáu luôn mạnh và hình ảnh hai anh Nghĩa, Kỉnh vẫn còn kề cận bên bác sáu). Và hôm nay bác sáu đã ra đi, thân xác sẽ trở về với cát bụi, nhưng hương linh những người con bỏ ra đi trước, cũng sẽ trở về đoàn tụ với bác sáu nơi cõi vĩnh hằng…
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19507)
Tôi thắp hương trên bàn thờ Phật. Cung kính niệm Đức Dược Sư Quang Như Lai. Xin cho bình an và cứu độ muôn loài. Tôi cầu nguyện cho Cữu huyền thất tổ , cha mẹ hai bên. Xin gia hộ cho chồng tôi sức khoẻ tốt hơn, cho các con, các cháu tôi khoẻ mạnh, vui vẻ, biết yêu thương và biết chịu đựng mọi khó khăn, trắc trở của đời sống.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19022)
Chuyện bình thường trong xã hội này không dưng trở thành nỗi ngạc nhiên trong một thể chế khác. Hình như có những chiếc lá vàng may mắn đã bay lượn trong hoan ca trước khi về với đất...
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 19312)
“Tôi không thể ngồi yên Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 22575)
Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 19082)
Đã bao mùa Xuân trôi qua ...có nhiều biến chuyển trong cuộc đời...Ba và thầy Rao đã yên lành nơi cõi vĩnh hằng. Tôi vẫn không quên những lần thầy đến nhà tôi, Ba và thầy đứng cạnh hồ cá trước sân nhà. Cả hai nói về chuyện thời sự và về việc học của tôi. Thầy luôn luôn quan tâm ..
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 25949)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26413)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 18574)
Anh đó, Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long, Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25752)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 19272)
Những điều em nghĩ về anh, tưởng tượng về anh thuở đó đã tạo trong em hình ảnh một người khổng lồ, là anh. Và em đã yêu anh qua hình ảnh người khổng lồ đó. Nhưng anh nào có biết gì đâu.
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 18659)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng cho một dấu nhân của chia xẻ và thương yêu, một dấu trừ cho bạo lực và chiến tranh. Được như vậy thì có lẽ mùa Xuân sẽ vẫn ở quanh năm trên quyển sổ cuộc đời.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19673)
gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh, ngồi lặng ngắm bầy chim sãi cánh tìm về tổ ấm. Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, văng vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19426)
Ngày xưa, ông Carnot khi thành nhân còn có dịp về ngôi trường làng thăm thầy cũ. Những Carnot Việt Nam trong những ngày tàn của thế kỷ có một quê hương mà không được về. Đến khi về được chắc không còn thầy để thăm.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18462)
Tôi đã chạy như bay đến bệnh viện khi được thằng con trai báo tin là vợ tôi đã được cứu sống. Tôi lao vào căn phòng có vợ tôi đang nằm im lìm, thoi thóp. Tôi kịp giữ nàng lại lúc nàng cố gắng lấy sức tàn để đập đầu vào tường tự sát một lần nữa. Tôi ôm nàng và khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi van xin nàng hãy vì tôi, vì các con mà sống.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19178)
Con người nào có hơn gì cây cỏ! Thiên nhiên làm chủ vạn vật; con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Dù ở nơi nào trên mặt đất, con người vẫn chỉ là sinh vật nằm trong bàn tay của Thượng Đế.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19231)
Rồi ngày tháng dần trôi, cháu ngoại em nay đã vào lớp 9. Cháu ngoại tôi cũng chuẩn bị vào lớp1. Gặp tôi, em nở nụ cười và gật đầu chào. Tôi đáp lại. Gặp nhau chẳng biết nói năng gì?. Tôi định chép lại những bài thơ để tặng em. Chắc ngày xưa em có đọc, nhưng bây giờ không còn nhớ. Nếu em có địa chỉ email thì hay quá.
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20031)
Tôi có nghe ai đó nói: Với thế giới này, bạn chỉ là một người. Nhưng với một người, bạn là cả thế giới của họ. Cảm ơn bác, cảm ơn người đàn bà nhặt lon trên đất Mỹ. Chính bác đã mở ra trong tâm hồn cháu cả một thế giới lắng đọng bao la: Một thế giới kiến tạo từ đôi tay gầy guộc của người mẹ tần tảo.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21312)
Những cánh cửa hé mở... Những dòng đời trôi theo một nhịp thiết tha, trôi theo mệnh nước, trôi theo phận người, trôi nổi bềnh bồng, chan chứa đam mê, đau khổ, và khát vọng trong ánh sáng chói lòa của tình yêu. Tình yêu, từ thuở hồng hoang, chỉ đơn thuần có hai màu trắng và đen.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18625)
Không biết đối với mọi người mùa Giáng Sinh ra sao, riêng tôi, mùa Giáng Sinh ở tuổi nào vẫn đem lại màu xanh tươi vui mà tâm hồn tôi luôn mở ra để đón nhận.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24642)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25615)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.
01 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20074)
Theo quan niệm của người Á Đông mình, được gọi là THỌ khi đã bước qua tuổi 60, lục tuần, tức là đã đi hết một vòng tuần hoàn của thiên can, địa chi.Đối với tôi, đó cũng là điều hảnh diện và sung sướng khi cảm nhận mình hiện diện trên cỏi đời nầy được 60 năm,
29 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16710)
Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh
28 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17800)
Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.
25 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18199)
Chán đời phiêu bạt bị gậy trờ lại mái nhà xưa đuổi gà cho vợ, đến ngày lể Tạ Ơn nhìn mặt mình trong kiếng sao thấy gần giống con gà tây ngoài vườn. Chắc là tại ăn nhiều gà quá hay chăng?
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19596)
Ấy chết! Thứ Năm tuần này là Lễ Tạ Ơn, sao Lão Móc lại đi nói chuyện bá láp làm phiền nhiều người như vậy nhỉ? Nhân Lễ Tạ Ơn, Liên Đoàn Gà Tây toàn quốc có tặng Tổng Thống Hoa Kỳ một con gà tây, và con gà tây này sẽ được Tổng Thống tha mạng,
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19568)
Đã 20 năm rồi, những kỷ niệm về muà Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ vẫn còn nằm nguyên trong trí nhớ cuả tôi. Tôi yêu đất nước này biết bao, một lần trở về chốn cũ
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 21121)
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 22678)
Tôi biết… tôi biết… Hễ nói tới chiếc áo dài trắng là mọi người nghĩ ngay đến sự ngây thơ hồn nhiên, vẻ dịu dàng xinh xắn của các cô nữ sinh. Nhưng nào có ai biết đưọc nổi khổ của bọn con gái tụi tô
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18072)
Hò… ơ… Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai. Nước sông trong sao cứ chảy hoài, Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
31 Tháng Mười 2011(Xem: 18786)
con còn đi khắp thế gian khóc cười. Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau . Câu trả lời chỉ còn là thời gian. Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19326)
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa “Ai về nhắn với Chu Công Cẩn, Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng” để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ,
23 Tháng Mười 2011(Xem: 19497)
Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy
21 Tháng Mười 2011(Xem: 18020)
Mùa Thu là mùa của lá rụng, ai cũng ngẩn ngơ nhìn cảnh tàn tạ của những chiếc lá khô đã sống hết một đời của lá, rơi xuống và nằm thinh lặng trên mặt cỏ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 19213)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.
13 Tháng Mười 2011(Xem: 20966)
Em không nghe, không biết gì hết… Nhưng còn tôi, tôi nghe và hiểu được sự rung động của tim mình và cũng biết rằng mình đang yêu nhưng không nói ra được vì …vì nhút nhát, rụt rè… của cái tuổi học trò mới lớn đang biết yêu. Cũng có thể em đã nghe nhưng vẫn giả đò làm ngơ, như con nai vàng ngơ ngác
03 Tháng Mười 2011(Xem: 20081)
Để rôi năm tháng dần trôi theo cõi đời nghiệt ngã, ông cởi áo đi tù, gậm nhấm nỗi hờn vong quốc, bà vẩn ở lại nhà đêm đêm cố tìm lấy hơi ấm của chồng qua manh áo cũ.