8:24 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

NGƯỜI TÌNH TRONG " NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU" CỦA PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG .thụyvi

02 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 31183)

NGƯỜI TÌNH TRONG " NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU" CỦA PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

Lời ngỏ: “Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
ban_hop_ca_thang_long-large-content

Công chúng hiếm khi bắt gặp được tấm hình chụp chung cả đại gia đình, như tấm hình chúng ta thấy trên gồm có Phạm Duy và người đàn bà người ta đồn chính sự phụ bạc của Khánh Ngọc, khiến Phạm Đình Chương phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền thành ca khúc " Nửa Hồn Thương Đau" thật xuất thần!
Trước khi chúng ta trở về quá khứ để lần lại sự thật, người viết xin nhắc lại một chút về người nghệ sĩ tài hoa này.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Khi soạn nhạc ông lấy tên thật là Phạm Đình Chương. Đi hát có tên là Hoài Bắc. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cha ông, sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói. Người vợ sau tức mẹ ruột Phạm Đình Chương sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh.

Khánh Ngọc là một ca sĩ thành danh trong làng nhạc, từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, cô là một ca sĩ được nhiều người biết với tên gọi “ngọn núi lửa”, bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả say đắm mỗi khi cô lên hát.

Ngoài ra cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh…Khán giả ngày hôm nay có thể không biết đến cô, nhưng trong ký ức những khán giả miền nam trước năm 1975…và nhất là những khán giả tuổi 60-70 thì Khánh Ngọc là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn.
Từ nhỏ, lúc còn đi học cô rất thích ca nhạc, nên năm 12 tuổi đã theo học nhạc với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Minh Trang, lúc đó cặp nghệ sĩ này giữ phần ca nhạc ở Đài Phát Thanh Pháp Á và Quốc Gia. Cuộc đời nghệ thuật của cô bắt đầu từ đó. Bản nhạc đầu tiên cô trình diễn là bản “Tiếng Hát Lênh Đênh” của Từ Pháp, hát ở rạp Nam Việt, Saigon. Lúc đó trước khi trình chiếu phim luôn có những chương trình phụ diễn tân nhạc và Ca sĩ Khánh Ngọc đã hát hằng tuần ở các rạp Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam và đi lưu diễn nhiều nơi khác.
Đến năm 13, 14 tuổi Ca sĩ Khánh Ngọc hát ở các Đài Phát Thanh và hát trong các chương trình đại nhạc hội ở Saigon, các tỉnh, Đà Lạt, và ra Miền Trung, Sau đó Ca sĩ Khánh Ngọc gia nhập Ban Gió Nam trong đó có Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung và Hoài Bắc, rồi ra Bắc thì có Trần Văn Trạch, Nhạc sĩ Võ Đức Thu và ban ca nhạc nhảy múa là Lưu Hồng, Lưu Bình. Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Saigon để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân cũng chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” do Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, Đạo Diễn Phi Luật Tân “chấm” Cùng lúc là minh tinh của ba bộ phim đều thành công, Khánh Ngọc cũng được khán giả mến mộ nhiều nên cô đã ca hát mỗi tối ở các vũ trường lớn của Saigon, Chợ Lớn lúc bấy giờ. Khánh Ngọc là một vì sao sáng chói nhất của vòm trời ca nhạc điện ảnh Việt Nam.
Khánh Ngọc cũng chính là người vợ thương yêu của Phạm Đình Chương. Thời gian này nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh Khánh Ngọc ngoại tình, nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những nguồn tin “lá cải” ấy. Cho đến khi biết được sự thật không thể phủ nhận được. Vào những năm của thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và “tình địch” không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy!

Đó là một chia tay bất ngờ, không thể oan trái hơn, giữa ông và nữ ca sĩ Khánh Ngọc.

Thảm kịch với sức chấn động và, dư chấn dội lại dài lâu từ dư luận, thân, tâm, đã dập tắt mọi tiếng cười. Khóa chặt mọi nẻo đường dẫn tới tiếng hát.

 “Thăng Long”’ bị chôn sống sau địa chấn.

Nhà văn Mai Thảo kể, rời bỏ đầu tiên khỏi “bản doanh” đại gia đình Thăng Long ở đường Bà Huyện Thanh Quan là Phạm Duy và Thái Hằng. Phần còn lại gồm cả “Bà mẹ Thăng Long” (thân mẫu nhạc sĩ Phạm Đình Chương), dọn về một ngôi nhà nhỏ ở đường Võ Tánh.
Đó là thời gian họ Phạm sống những ngày gần như cắt đứt mọi liên hệ xã hội. Ông chỉ tiếp xúc với một số bằng hữu thân thiết, giới hạn.
Vẫn theo lời kể của nhà văn Mai Thảo, đang từ một “tay chơi” một “star,” thần tượng của giới trẻ thời đó, Phạm Đình Chương đã lột xác thành kẻ khác.
Ông thay đổi hoàn toàn. Từ sự không còn một chút để ý quần áo, ăn mặc, tới sự tắt ngấm nụ cười. Ông trở thành một người không chỉ kiệm lời, đôi khi còn bẳn gắt nữa.
Mai Thảo, tác giả tiểu thuyết “Mười đêm ngà ngọc,” một truyện dài viết về gia đình Thăng Long, nói:

“Nhiều khi cả ngày Hoài Bắc không mở miệng…Nhưng số anh em thân, vẫn lui tới, không bảo nhau, chúng tôi tôn trọng sự im lặng của Hoài Bắc. Chúng tôi tìm mọi cách, nghĩ đủ mọi chuyện chỉ với mục đích sao cho bạn vui. Bạn có thể có lại nụ cười…”

Trái với một vài bài viết cho rằng ngay sau đó, họ Phạm đã sáng tác một số ca khúc như “Nửa hồn thương đau” hay “Người đi qua đời tôi,” “Khi cuộc tình đã chết”… Như một phản ứng tức khắc với phần số.

Sự thực dư chấn của thảm kịch đã giảm thiểu mọi hoạt động của nhạc sĩ Phạm Đình Chương một thời gian khá dài. Nó như một dấu lặng (bất thường) trong âm nhạc!

Bản nhạc "Nửa hồn thương đau " viết xong vào năm 1970, tại Đêm Mầu Hồng, đường Tự Do theo yêu cầu của anh Quốc Phong, giám đốc Liên Ảnh Công Ty, để dùng cho cuốn phim Chân Trời Tím do công ty này sản xuất.

Toàn bản nhạc do chính Phạm Đình Chương đặt lời. Chỉ duy nhất có hai câu cuối bài trích ở tác phẩm Lệ Đá Xanh, thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Cung Tiến mà thôi.
Khi được hỏi tại sao chỉ còn hai câu chót mà “Nửa hồn thương đau” lại phải mượn nhạc Cung Tiến thì Phạm Đình Chương cho biết:

“Khi tôi nhận lời viết một nhạc phim cho phim “Chân trời tím,” Quốc Phong chi ngay tiền tác quyền. Trước sự điệu nghệ của bạn, tôi đã bắt tay vào việc sáng tác. Thời gian tôi dành cho ‘Nửa hồn thương đau’ không nhiều lắm. Nhưng khi tới phần “coda” tức là lúc phải đi ra, kết thúc ca khúc, tôi loay hoay không biết phải viết sao cho hợp với nội dung bản nhạc…Nghĩ thời hạn “nộp bài” còn xa, tôi cất nó đi. Bất đồ, một buổi tối Quốc Phong ghé lại ‘Đêm mầu hồng’ đòi nợ! Bảo, mọi chuyện đã sẵn sàng. Ê kíp quay đã ‘bấm máy’. Chỉ còn thiếu nhạc phim thôi. Quốc Phong gia hạn cho tôi, tối đa, hai ngày! Ông biết mà, tôi làm gì được với hai ngày phù du đó! May sao, khi ấy, trên nóc chiếc piano của tôi, lại có bài ‘Lệ đá xanh’ của Cung Tiến, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Tôi thấy cái coda bài này có vẻ thích hợp với ‘Nửa hồn thương đau,’ thêm nữa, cả hai đều là bạn rất thân; thế là… ‘a lê hấp’, tôi dùng ngay cai ‘coda’ đó. Và, tôi có ghi rõ là tôi ‘mượn’ của Cung Tiến…”

Nhìn lại giai đoạn “hậu địa chấn” bi kịch vùi dập đời riêng của họ Phạm, kể từ cuối thập niên (19)50 tới 1967, những người theo dõi sáng tác của ông trong giai đoạn này, hầu như không tìm thấy một ca từ nào mang tính kết án, nguyền rủa hay, thù oán… Mà trái lại.

Ngay ca khúc “Nửa hồn thương đau” được dư luận nhắc tới, bàn tán nhiều nhất và, đề quyết rằng, họ Phạm viết ca khúc này nhằm gửi tới người bạn đời đã chia tay trong quá khứ của ông thì, “đỉnh điểm” của ca từ cũng chỉ là những câu hỏi ném ngược về quá khứ. Như một tỏ-tình- với-dĩ-vãng. Một nâng-niu-vết-sẹo-định-mệnh: “Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau / ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau / hay ta còn hẹn nhau kiếp nào? / Anh ở đâu? / Em ở đâu?” (Lời hoàn toàn của Phạm Đình Chương.)
Từ góc độ này, có người đã kết luận, nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ lớn lao ở tài năng, mà ông còn lớn lao ở phong cách đối mặt với thảm kịch và, ăn ở với người, với đời nữa. *

Ngay với ca khúc tựa đề “Người đi qua đời tôi” thì họ Phạm cũng đã chọn câu thơ như một câu hỏi, có thể làm nao lòng người nghe là: “Em đi qua đời anh / không nhớ gì sao em?”

Bà Khánh Ngọc giờ ra sao?

Sau khi ly hôn và giao đứa con trai khoảng 4 tuổi lại cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương nuôi. Năm 1961 bà Khánh Ngọc qua Mỹ học về điện ảnh. Trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên Youtube do bà Tuyết Mai thực hiện tại Florida vào năm 2007 (**), người viết thấy bà Khánh Ngọc còn đẹp, nhất là nhìn hấp dẩn lắm, ánh mắt rất đa tình, ác liệt, miệng rộng, hơi móm nhưng duyên dáng. Bà nhắc lại những giai đoạn ca hát như ở trên. Có lẽ bà Tuyết Mai nóng ruột tò mò muốn hỏi về những chuyện riêng của “ ngày xưa” nhưng ý tứ không dám sổ sàng. Riêng bà Khánh Ngọc lúc nào cũng cười, khi nhắc đến ban hợp ca Thăng Long, thái độ bà rất thản nhiên, bà cho biết, khi qua Mỹ bà gặp một du học sinh và hai người hiểu nhau rồi kết hôn. Hiện bà có 3 người con và đang sống hạnh phúc tại Losan. Bà vẫn thường xuyên đi đây đó ca hát trong những hội đoàn cộng đồng bè bạn và ao ước được về sống tại Việt Nam trong những ngày cuối đời.
Người viết chưa thấy tài liệu nào nói ông Phạm Đình Chương có gặp lại bà Khánh Ngọc lần nào không. Nhưng trong bài Tưởng mộ Phạm Đình Chương của Mai Thảo, và trong bài tưởng mộ Mai Thảo của bà Lê thị Huệ có nhắc đến bà Ý Liên, người vợ sau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và vẽ lại hình ảnh bà như sau: “Hai lần tôi gặp Liên trong hai đêm tối. Một lần ở nhà Phạm Đình Chương ở ngôi nhà vùng Norwalk, khi tôi ngó thấy Ý Liên lần đầu tiên tôi nói với Mai Thảo và Phạm Đình Chương Liên là Liên tiểu thuyết. Liên im ắng nhìn tôi và ngồi yên trong vị trí tôi đặt định cho Liên. Đêm nay tôi gặp lại Liên hai ông kia không còn. Nhưng một người đàn ông khác, ông Đặng Trần Thức quay lưng lại mời Liên ngâm một bài thơ. Đêm sâu và giọng Liên nhung êm: "Trời cuối thu rồi em ở đâu. Nằm trong mồ lạnh chắc em sầu" Tình yêu Liên rút lòng ra rũ rượi như bóng ma da đêm. Đâu đó thấy hai chiếc bóng Phạm Đình Chương và Mai Thảo in trên tường nhà Trần Diệu Hằng đêm nay!...” (***)


Chúng ta hãy nghe lại bài hát này với giọng ca Thái Thanh, để khắc khoải, buồn cho một cuộc tình không trọn vẹn, như của tôi, như của bạn, như của những người chung quanh chúng ta…


thuỵvi

Cảm ơn, và, xin phép được trích:
(*) Trang Du Tử Lê
(***) Trang Gió o

(****) Nguyễn Việt
(**) Mời xem YouTube về bà Khánh Ngọc do Tuyết Mai thực hiện
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7804)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7774)
Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau. Con sẽ được ở bên cạnh má đời đời
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8576)
Khó khăn và quan trọng nhất là làm sao tui giữ vững sự thương mến của mọi người đã dành cho, để một ngày như mọi ngày vẫn là ngày sinh nhựt cũa tui.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9647)
Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ. Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9466)
Cư An Tư Nguy” cám ơn trường bộ binh Thủ Đức. Quân trường đã rèn luyện chúng ta sự nhẩn nhục và chịu đựng của một người lính
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 8487)
Các bạn hãy hẹn nhau cùng về hội ngộ. Để tìm lại niềm vui và nụ cười hân hoan sum họp của thầy cô và bạn hữu.
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9663)
Nhớ đòi nó rửa lon vụ này cho cẩn thận nghe mấy cha. Ít nhất ông Thường Vụ này cũng thích ca hát, thích nhậu nhẹt và rất biết lo cho anh em.
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 10337)
Cái nhà! vâng " Sống có nhà, chết có hòm" là câu nói ngoài miệng khi người ta khẳng định chủ trương cuộc sống của mình.
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7544)
đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 7315)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 8414)
“Chúng tôi là người lính”. Hy vọng chúng tôi đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày D- DAY của Lữ đoàn 304TH
15 Tháng Sáu 2017(Xem: 8523)
khi phác thảo xuất thần các khuôn mặt bạn văn, bằng hữu cô có lòng yêu quí. Như vậy cũng đủ cho người viết khi tình cờ ngẫu hứng muốn ‘Viết về Duyên
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9260)
Cuộc sống dù khó khăn cách mấy nhưng những tình cảm tốt đẹp này còn tồn tại thì đời sống vẫn còn ý nghĩa biết bao nhiêu.
21 Tháng Năm 2017(Xem: 7769)
không ai giống được như Má trong thế giới của Ba. Đối với Ba, cuộc sốngcủa Ba đã chấm dứt từ khi hơi thở cuối cùng của Má trút ra trên thế gian này
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12601)
kim đồng hồ không bao giờ quay ngược được, chiếc lá không còn đủ xanh trở nên vàng úa chuẩn bị lìa cành...
29 Tháng Tư 2017(Xem: 8836)
Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm
28 Tháng Tư 2017(Xem: 9557)
Nếu không có ngày này thì Mẹ đã không mất chồng và con không mất Ba khi mới 1 tuổi đời
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7878)
Bản thân tôi cứ mỗi năm đến hẹn lại thu xếp nghỉ làm để góp sức với chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh.
17 Tháng Tư 2017(Xem: 7745)
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 9535)
Có chăng chỉ là chữ tình để lại cho đời. Tình đồng nghiệp, tình thầy trò, bạn bè và đồng hương
11 Tháng Ba 2017(Xem: 7756)
Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8628)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
18 Tháng Hai 2017(Xem: 9371)
Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân
14 Tháng Hai 2017(Xem: 8668)
Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức
11 Tháng Hai 2017(Xem: 9065)
Hai bản nhạc God Bless America và Việt Nam Việt Nam được hát lên với hùng hồn mãnh liệt. Đã tạo sự xúc động cho toàn thể mọi người đến tham dự
10 Tháng Hai 2017(Xem: 10490)
Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 8461)
Thay mặt cho những người Biên Hòa xin cám ơn những anh chị đã đặt viên đá xây dựng ngôi nhà tình nghĩa ấm nồng này.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8668)
Tân Niên “ BIÊN HÒA THỜI CHINH CHIẾN” như một lời cám ơn những con người và những tấm lòng cho miền Nam Tự Do.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 10147)
nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9471)
Riêng đối với những em những người bạn trẻ chúng tôi đã có buổi tối gặp mặt êm đềm nồng ấm vào đêm 30.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8143)
Chúc mọi người trên toàn thế giới ấm no , hạnh phúc. Chúc thế giới "hòa khí sinh tài". không hủy diệt lẫn nhau
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9028)
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm. Và tiếng của đêm
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9843)
Xin cám ơn Thượng Đế. Cuối cùng tôi xin được cúi đầu, để tưởng niệm tất cả anh linh của những người đã nằm xuống vĩnh viễn cho cuộc chiến.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7669)
Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13394)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9412)
Tôi hát khẻ ru mình "... thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rức. Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu..."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8450)
Ở rất xa, luôn huớng lòng về Biên Hòa và mong người ở đó bây giờ cũng hạnh phúc, an lạc như chúng tôi ngày trước.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8540)
Chị nhắm mắt lại nguyện cầu: Xin ơn trên ban phước lành đến với tất cả mọi người.
26 Tháng Mười 2016(Xem: 8015)
Chưa bao giờ như lúc này, tôi thèm được làm người mắc cơn mưa vội trên đường không kịp tìm chỗ trú
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9610)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10795)
Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy
11 Tháng Chín 2016(Xem: 8083)
những ngón tay lã lướt tê tái, xuyên vào tâm của đá giống như những ánh trăng rơi.
10 Tháng Chín 2016(Xem: 8638)
chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 2016(Xem: 8185)
Mila chạy vội đến ôm xiết lấy em như thể chị em đã xa nhau lâu lắm rồi.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8635)
Nhưng tôi vẫn thấy, sao lòng mình cứ thiết tha đến thế...
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8287)
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quốc VIỆT NAM
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9765)
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 12052)
Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12338)
Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu