1:06 SA
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

NHỐT GIÓ - BÌNH NGUYÊN LỘC

12 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21991)

Cả bàn ăn đều kinh ngạc. Tạo thả rơi đôi đũa xuống bàn như ngày xưa Lưu Huyền Đức nghe Tào Tháo khen mình anh hùng. Vợ chàng nghẹn ngào vì miếng đồ ăn đang nuốt giữa một xúc động quá mạnh. Mẹ chàng bình tĩnh hơn, ngậm miếng cơm đang nhai, mỉm cười một cách nhẫn nại. Những nét nhăn trên mặt bà chỉ thấy hơi nhăn thêm một chút. Đó là tất cả phản động của một bà cụ đã bao năm đau khổ vì bao đảo lộn của cái xã hội rất xa lạ đối với bà. Thằng Hòa, con Loan, con Mỹ, tuy không hiểu gì cùng hoảng sợ, thôi không cãi nhau nữa. Chúng bỏ trở vào dĩa những món ăn vừa gắp lên, bộ lấm lét như có tội. Cả thảy đều nhìn trừng trừng thằng Kiệt nó đang khó chiu, và, như giận lẫy, nó tỏ một vẻ khiêu khích còn đáng giận thêm.
Ruồi mặc sức mà bay vù vù, mà đậu lên các món ăn, trong sự im lặng nặng nề ấy. Hơi nước mặc sức mà đọng chung quanh mấy ly nước đá không ngón tay nào rớ tới ly để xóa những mụt nước trắng mờ đang đơm lổm chổm trên vách pha-lê. Cùng với tim của người quanh bàn, thời gian như ngừng hẳn lại.
Đoạn chót của bữa cơm chiều hôm ấy không kéo dằng dai như mọi ngày, và ngoài tiếng chén đũa khua, không còn nghe lời nào khác.
Thằng Kiệt nghe mình có lỗi, buông đũa trước hết. Vợ Tạo nhìn theo đứa con trai đầu lòng bước ra khỏi bàn ăn mà quên món tráng miệng nó thích, vẻ mặt nàng thương hại và như sợ sệt đứa con kỳ dị.
Bà cụ thỉnh thoảng thở dài.
Tạo thì gương mặt vắng lặng một cách tuyệt vọng, trong khi mấy đứa nhỏ hết len lén nhìn bà nội, đến nhìn ba, nhìn má.
Cây tăm ngậm nơi môi chàng điên cuồng chuyển động. Nó huơi đủ chiều, xoay đủ hướng, có khi nó nằm yên để người ta đoán thấy chàng đương cắn răng dữ tợn.
Khi con nhỏ ở lấy tấm vải phủ bàn đi, chàng đứng dậy buông một câu khiến mẹ, vợ và con chàng đang uống nước ở bàn bên cạnh dừng tách nước nơi môi dưới:
- Thằng nầy hư, phải trị nó mới được. Bắt đầu mai nầy nó không có xe máy như tôi đã hứa mua!
Thằng Kiệt đã đi qua buồng bên kia. Thằng Hòa thất vọng trông thấy, vì hôm nay nó mong đợi cái xe máy đó mà tập cỡi, khỏi mướn xe tiệm. Thôi nó hết mong ké nữa rồi.
Vợ Tạo mặt lộ vẻ mừng và bớt lo lắng. Nàng chờ đợi một sự nổ bùng của nỗi tức giận của chồng, chờ đợi hình phạt gì nàng chưa biết, và chính sự chưa biết ấy khiến nàng tiên đoán nó sẽ ghê gớm lầm. À ra chỉ có thế. Thằng Kiệt không được thưởng xe máy theo lời hứa. Nàng nghe nhẹ hẳn người.
Hớp từng hớp nước, nàng vừa lắng nghe mùi vị của trà, vừa suy nghĩ. Ai đời một đứa bé mười bốn tuổi đầu, còn là học trò trường trung học mà đã có những ý muốn làm nàng khiếp đảm. Nàng đã có dịp nhận thấy chồng nàng có nhiều tư tưởng táo bạo hơn nàng, nhưng chỉ hơn một tí thôi, nàng ráng theo kịp. Nói đúng ra nàng không ráng hiểu chồng nàng cho mấy, những tư tưởng chồng dầu cao hơn lạ hơn, nàng cũng không bị ngạc nhiên lắm. Nàng có cảm giác như chồng là kẻ đi đường, trước nàng chỉ vài chục thước. Còn cái thằng con trai kỳ dị nầy thì y như một đứa bé leo thang, đứng trên nấc chót, cao vòi vọi, nàng thấy mà phát ngộp.
Nàng nhớ thằng Kiệt thuở còn nhỏ, chưa đi học, thích nghịch và cứng đầu cứng cổ lắm. Bà nội thường tát yêu nó và nói nựng: “Cái thẳng giặc con nầy, nữa nó lớn, nó phá nhà!” Nàng chỉ mỉm cười, lòng tự ái được vuốt ve. Nhưng bây giờ đây, sự nguy hiểm rõ rệt hơn, gần hơn, nàng thấy lo sợ và sợ hãi đứa con mà nàng không hiểu.
Sau bữa cơm chiều hôm đó, gia đình không quây quần quanh bàn ăn dọn sạch để nói chuyện như mọi khi. Tạo cũng không ra trước căn phố hóng mát như thỉnh thoảng chàng hay làm. Phía trước náo nhiệt lắm, mà chàng thì cần tĩnh trí để suy nghĩ.
Chàng mở cửa sau ra ngoài. Nơi đó là một đám đất trống. Năm ngoái có mấy gia đình ở đâu tản cư về ngoại ô nầy, cất núp sau dãy phố chàng ở mấy cái nhà lá mà chàng không bao giờ đếm thử cho biết số. Chàng ngạc nhiên thấy chuối đã mọc cao quanh mấy nhà lá đó. Mấy tháng trước đây, xóm nhà đó trơ trọi, khô khan lắm, bây giờ nó có vẻ ấm cúng thân mật như ở nhà quê. Có bóng người đi trên đường mòn giữa mấy nhà, có khói lam ôm ấp mái đưng chưa kịp thâm đen, có tiếng chó sủa, có tiếng trẻ nô đùa sau bụi đinh lăng. Gió chiều lay động những tàu chuối tơ, khiến Tạo nghe vui vui trong lòng, tưởng như mình về quê, đang đứng trước một cảnh trong làng.
Tuy vậy, chàng cũng không quên sự khó chịu nhen nhúm trong lòng chàng từ lúc nãy khi nhìn thấy sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Mấy tháng nay chàng yên trí là xóm nhà lá đó xơ rơ lắm. Nay sự sầm uất đã bắt chợt sự yên trí của chàng một cách đột ngột quá. Thật tình chàng cũng sung sướng thấy họ được mát mẻ, vui vầy hơn. Nhưng chàng vẫn khó chịu vì sự yên trí bị quấy rầy. Chàng thở dài: “Thì ra cái gì cũng thay đổi hết!” Chính lòng chàng đã và đương thay đổi và chàng đau khổ về sự thay đổi bên trong ấy nó đã hành hạ chàng mười mấy năm nay.
Tạo là một kiến trúc sư nghèo. Mặc dầu vậy, trong những giờ rảnh chàng cũng vẽ cho chàng một kiểu nhà. Biết đâu ngày kia chàng sẽ có nhiều tiền.
Chàng làm công việc ấy với tất cả linh hồn và tấm lòng chàng. Chàng say sưa vuốt ve những hình ảnh của khung cảnh tưởng tượng, của một mặt tiền sáng rỡ, nhẹ nhàng. Đó sẽ là giai tác của chàng. Chàng sẽ bắt vật liệu ca hát những điệu thơ thới vui tươi.
Chàng vui sống bao năm với những màu sắc những đường nét hiện lên trong trí chàng. Rồi chàng ghi những cái ấy lên giấy, kết hợp chúng nó lại thành một cái gì có thiệt, tuy chỉ mới là hình vẽ.
Nhưng một kiểu nhà vừa vẽ xong thì chàng thấy hết thích ngay, tìm tòi một hình dáng khác, những màu sắc khác, thích hợp với lòng chàng lúc bấy giờ. Óc thẩm mỹ chàng biến chuyển vùn vụt, chàng nghe muốn chóng mặt. Tạo nghe nơi trí và lòng chàng bao thời đại nghệ thuật đi qua trên đó. Lòng chàng đau khổ vì không định cư một nơi nào hết mặc dầu chàng rất muốn yên thân với một hình thức, một màu sắc lào đó.

- Mẹ, sập hoài!

Tạo giựt mình, dòm xuống cỏ. Trên khoảng đất hẹp giữa xóm nhà lá và dãy phố chàng ở, một đứa bé chừng năm tuổi đương ngồi chơi gì trên cỏ. Đứa bé ở trần, đưa lưng đen thui lại phía chàng. Nó mặc một cái quần dài đen. Chàng bước sấn lại thì thấy nó đương lay hoay với những cành cây nhỏ và ngắn. Nó cặm trên cát bốn cành cây đầu trên có nạng, rồi gác ngang lên nạng những cành khác. Thì ra nó chơi cất nhà. Khi nó vừa phủ lên cái giàn đó một tấm lá chuối để làm nóc nhà thì gió ở đâu thổi đến. Nóc nhà của nó bay lên, bốn cây cột đều ngã. Thằng nhỏ gương mặt dễ thương nầy tức giận chưởi thề nữa, nhưng không nản chí, bắt đầu xây dựng lại. Gió lại thổi lên phá hoại công trình của nó. Lần nầy nó nắm chặt hai tay, bậm môi như muốn đánh ai. Đoạn nghĩ ra điều gì, nó cởi tuột quần ra, mò dưới cỏ tìm gặp hai sợi dây chuối, nó cột túm hai ống quần lại. Nó phành lưng quần đưa trước gió như người lớn phành bao bố hứng gạo và nói: “Nhốt mầy lại coi mầy còn phá nữa hết”. Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại đề gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tàu chuối.
Tạo thích quá, nhìn mê cử chỉ dại dột, ngây thơ mà hay hay của đứa bé. Đứa bé đang lính quính vì gió nhiều quá không biết đâu mà hốt cho hết. Một tay nó thả lưng quần, cào gió lại, chơn nó đá như muốn đuổi gió đi.
Chỗ đó là một đám đất bị nhà vây chung quanh. Gió cao rơi vào, không lối ra, chạy quanh quẩn, không có hướng nhứt định.
Một cơn gió đổi chiều làm cho cái quần nó ốm xếp ve và bành bạch bay day qua hướng khác.
Thằng bé thấy mình thất bại vội bỏ quần xuống đất, giăng tay ra rước gió. Nó hít gió, nó nuốt gió, mặt nó sung sướng trông thấy. Đoạn nó cầm quần lên phành lưng đưa trước chiều gió mới. Lần nầy nó không có ý nhốt gió nữa mà lại hớn hở nhìn hai ống quần no như hai khúc dồi. Nó giỡn với gió chớ không ghét gió nữa.
Tạo mỉm cười nói lầm thầm: “Thằng nhỏ biết điều quá”.
- Leo ơi! - Đó là tiếng đàn bà kêu sau bụi chuối. Thằng bé dạ một tiếng rồi xách quần dùng dằng chạy vào xóm nhà.
Cảnh thằng bé nhốt gió in vào trí Tạo một ấn tượng mạnh. Chàng nhìn theo cái lưng đen, lăn xăn chạy vào nhà, ngơ ngẩn như nguồn cảm hứng đang mất đi.
- Thằng nhỏ biết điều quá!
Chàng tự nhắc lại câu đó, và băn khoăn về những lời thằng Kiệt hồi nãy, giữa bữa ăn.
- Mình có biết điều như thằng bé nầy không? Những ý nghĩ của con, mình có theo dõi lòng nó được mà ngăn cấm mãi chăng?
Tạo thở dài. Có một khi kia trong đời chàng, Tạo là một đứa con hư, một thằng giặc nhỏ. Cha mẹ chàng đã sợ, đã giận những ý tưởng táo bạo của chàng. Và chàng đã có dịp tức mình sao cha mẹ cứ không hiểu mình. Lần lần chàng có ý thức về sự xung đột giữa cha mẹ và chàng. Chàng thuộc về phái cấp tiến nhứt của đám người theo Tây học thì xung đột với ngàn năm tư tưởng Đông Phương là sự thường.
Nhưng chàng đã ngỡ cái bước tiến của chàng là cái bước cuối cùng. Thế hệ của chàng và những thế hệ sau không còn đụng chạm nhau nữa. Và cuộc đời sẽ dễ chịu lắm khi lớp người già trước chàng chết hết.
Nay thằng con chàng tái diễn lại sự xô xát ngày xưa. Đó là hình ảnh rất trung thành của cảnh gay cấn hồi trước.
Chàng đâm ra hoài nghi. Phải chăng lòng và trí người luôn luôn thay đổi và cái văn hóa Tây phương mà chàng hấp thụ được và tưởng là bất di, bất dịch cũng đương biến chuyển mà chàng không dè.
Có thể như vậy lắm. Là vì chàng đã luyện con theo óc của chàng, chàng không cổ hủ, mà sự xung đột lại bắt đầu.
Chàng có thề cấm thằng Kiệt bỏ rơi chàng lại sau chăng? Không! Chàng biết lịch sử nhân loại. Không có một thí dụ nào chứng tỏ rằng người ta có thể ngăn cản tư tưởng được hết. Nó như làn sóng vỡ bờ, lôi cuốn tất cả mọi chướng ngại vật. Và như làn sóng, nó sẽ chết đi nơi bờ bến nào đó, trong khi những làn sóng khác tiếp nhau mà rượt nó. Nó sẽ chết như vậy, và chỉ như vậy thôi.
Tạo bùi ngùi thương cha mẹ đã hoài công thắc mắc vì tư tưởng chàng. Cha mẹ chàng, mặc dầu với gia huấn nghiêm khắc, không bao giờ ngăn được chàng có một nhân sinh quan khác hẳn người được.
Tạo thở dài: “Già rồi, ta đã già quá rồi! Cái lớp thằng Kiệt sẽ có những ý nghĩ khác!”
Bỗng chàng hốt hoảng như kẻ bộ hành đi trễ, nhìn người mau chơn đã mất hút đàng xa, xa đến mút tầm con mắt.
Nhưng thật tình, từ giờ phút đó, chàng không ghen tỵ nữa với kẻ đi mau, và chỉ bâng khuâng thấy mình bị bỏ rơi lại, bơ vơ trên đoạn đường dài.
Tạo trở vào nhà khi đèn điện bừng sáng.
- Mình soạn tiền lại, mai tôi mua xe máy cho thằng Kiệt.
Vợ Tạo trố mắt nhìn, soi mói. Để trả lời điệu bộ thăm dò của vợ, chàng nói: “Nhốt gió vô ích!”
Vợ Tạo càng nhìn chồng trừng trừng, không hiểu gì mà lại có nhốt gió.
Thằng Hòa thì hoan nghênh bằng đôi mắt sáng rực. Nó vội chạy qua buồng bên để cho anh nó hay tin lành.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6704)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5873)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6937)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7343)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6365)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6065)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6635)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5427)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5291)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5593)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5525)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5573)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6032)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6818)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6835)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6179)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6105)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6272)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6453)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6917)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6577)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6957)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7029)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6821)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6433)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47145)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66984)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24953)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5989)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5981)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6297)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7024)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5526)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5770)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6390)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5656)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5467)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5938)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6414)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5480)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6015)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6203)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6216)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8180)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7106)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6360)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8755)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7797)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7435)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7367)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu