7:34 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Người Chăn Vịt Trại Châu Bình – Nguyễn Thiếu Nhẫn

28 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 17748)

Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.

Vào năm 1980, trại Châu Bình là một trại cải tạo nổi tiếng hắc ám nhất của tỉnh Bến Tre. Theo những người ở tù lâu năm cho biết các trại cải tạo Bến Giá, Cây Dương chẳng có nhằm nhò gì so với trại Châu Bình. Tuy sanh sau đẻ muộn nhưng trại Châu Bình K.20 là một loại trại tù kiểu mẫu, điển hình được chỉ huy bởi các sĩ quan Công an và cảnh vệ toàn là người miền Bắc và xuất thân từ các trường huấn luyện công an cũng ở miền Bắc.Các nội qui, qui định của trại được thực hiện răm ráp, không sai chạy. Toàn trại có 20 đội, tôi thuộc đội 12. Tất cả các đội đều có một công việc chung và duy nhất: Lấy đất cho sâu xuống, chuyển đất đấp thành những hồ ở giữa, theo giải thích của cán bộ quản giáo là để nuôi tôm, cá xuất khẩu. Trên các bờ thửa thì trồng dừa cũng được phổ biến là để lấy cơm dừa xuất khẩu.

Khi tôi vượt biển bị bắt đưa đến trại thì có nơi dừa đã mọc cao và đang trổ bông trên nhiều bờ thửa.

Mỗi ngày khi tiếng kẻng đinh tai, nhức óc vang lên là chúng tôi phải thức dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, sau đó ăn vội, khi thì một mẩu sắn, khi thì một củ khoai lang luộc.

Và sau đó tập họp ra hiện trường lao động dưới những họng súng A.K. lúc nào cũng lăm lăm chực nhả đạn trên tay những tên cảnh vệ mặt mày lúc nào cũng lầm lì. Tay mai, tay xẻng chúng tôi vừa đi vừa hát: “Một, hai, ba, bốn… đội ta quyết tâm học tập, lao động tốt. Đội ta quyết tâm làm theo lời Bác dạy… một, hai, ba, bốn…” Tiếng hát vang lên trong những buổi sớm mai, trong những buổi hoàng hôn. Thỉnh thoảng người đội trưởng lại hô ta hai tiếng “To lên!” là chúng tôi lại hả họng gào lên theo lịnh của anh ta.

Tôi ở đó đúng 30 tháng thì câu chuyện của ông Năm Cò xảy ra.

Thường thì tôi không đoán được tuổi tác của người đối diện, nhưng khi câu chuyện này xảy ra, tôi mới biết ông Năm Cò sinh năm 1913 tức đã 70 tuổi.

Đầu tóc bạc phơ, giọng nói hiền lành trên một gương mặt chất phác của nông dân miền Nam, ông Năm Cò là một tù nhân đặc biệt ở trại Châu Bình này. Sở dĩ tôi dùng chữ đặc biệt vì ông thuộc loại tù tự giác, tức là ông đi lao động không có công an kiểm soát như các tù nhân thuộc các đội. Nhiệm vụ của ông là chăn bầy vịt của trại. Buổi sáng đuổi vịt ra đồng, buổi chiều lùa vịt trở về. Sở dĩ tôi quen biết ông Năm Cò vì ông sinh hoạt chung với đội 12. Lúc nào ông cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Tôi không bao giờ nghe ông phàn nàn một người nào về bất cứ một chuyện gì. Ai cần gì ông có là ông giúp ngay. Từ điếu thuốc, cây kim, sợi chỉ, lọ dầu xanh. Nửa đêm, nửa hôm có ai đau bụng, nhức đầu, trúng gió nhờ tới ông, dù đang ngủ bị đánh thức, ông vẫn vui vẻ, chẳng có chút bực mình.

Lúc mới bị đưa vào trại, chưa liên lạc được với gia đình, ông là người giúp đỡ tôi nhiều nhất. Lúc đầu không ăn uống gì được, ông lấy cơm nấu cháo và khuyên tôi cố gắng ăn để có sức mà… cải tạo. “Chú mà sụm là mệt lắm đó”, tôi nhớ câu nói đó của ông hoài.

Hình như tới năm cải tạo thứ hai của tôi, ông mới nói cho tôi nghe đôi điều về ông, thì phải. Tôi nghĩ ông nói là vì ông coi tôi như người thân. Theo lời ông thì ông bị bắt đi cải tạo vì “tội chánh trị”. Ông cười , vuốt chòm râu lưa thưa:

“Nói thiệt với chú Tư mày chớ tao mà “chánh chị, chánh em” gì. Số là hồi nào giờ gia đình tao theo đạo Hiếu Nghĩa. Kế xảy ra vụ Tòa Thánh Tây Ninh mà mấy ông chánh phủ biểu là đã tịch thu được danh sách vì người phụ trách phát lương của đám phản loạn làm rớt cái sổ phát lương. Nói hổng có căn chút nào, nhưng mà họ có cái lý của kẻ mạnh, mình đành chịu thôi. Chú Tư mày biết, thời nào thì mình cũng là thằng dân lo làm ăn chớ có tham gia, tham xương gì đâu. Hổng hiểu sao trong cái vụ án Cao Đài đó tao lại bị dính cựa. Mấy ổng biểu là tao nhận làm quận trưởng quận Cái Bè mới là chết một cửa tứ. Mấy ổng biểu là có người khai. Rồi mấy ổng còn bắt tao phải khai những đồng bọn khác. Chữ nghĩa của tao hổng bằng cái lá mít nên tao đâu có nhận làm quận, làm huyện mà làm cái giống gì. Thằng Tư mày biết: Cây dầu vuông mà mấy ổng đánh tao như đánh bao gạo chỉ xanh. Tao cố cắn răng, cắn lợi mà chịu. Đành chết thì chịu chớ biết ai mà khai. Khai bậy, khai bạ tội cho người ta. Mấy năm nay hễ trời trở lạnh là nó đau nhức không sao chịu nổi. May là vợ tao nó tiếp tế thuốc “tàn đền” để trị bịnh tức thường xuyên. Tao mà về được cũng chết vì bịnh hậu. Tao bị giữ ở Khám Lớn cả năm rồi mới được đưa xuống đây cải tạo. Hổng biết là sau đó mấy ổng biết là tao bị oan ức hay là thấy tao già tội nghiệp mà cho tao ra tự giác chăn vịt.”

Đó là những điều tôi được biết về ông Năm Cò. Những người bị bắt mà không biết mình bị tội gì, hoặc bị gán ghép tội thì thiếu gì trong các trại cải tạo, các trung tâm tạm giam ở Việt Nam.

Cứ mỗi dịp lễ lạc, chúng tôi lại được lệnh cán bộ quản giáo tổ chức sinh hoạt văn nghệ toàn trại. Những tù nhân tích cực tham gia sẽ được biểu dương, khi có thân nhân đến thăm nuôi sẽ được ở lại đêm, sẽ được dễ dãi. Bằng trái lại sẽ bị cúp thăm nuôi, bị cảnh cáo. Thế nên chúng tôi ai cũng hăng hái tham gia sinh hoạt văn nghệ. Buổi tối, sau giờ sinh hoạt, phê bình, bình bầu cá nhân xuất sắc trong ngày là chúng tôi lại tập hát. Mỗi tối thứ Bảy, chúng tôi cũng phải tổ chức sinh hoạt văn nghệ hàng tuần. Ai cũng phải hát, hoặc kể chuyện vui. Năm đó, trại tổ chức mừng lễ 2 tháng 9, cán bộ quản giáo là người miền Bắc nhưng không hiểu sao anh ta lại bắt chúng tôi tập dợt và trình diễn vở tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga.Tôi vì nhỏ con lại giả được giọng đàn bà nên bị chọn đóng vai Thái Hậu Dương Vân Nga. Tôi được phép viết thư gửi giấy phép thăm nuôi đặc biệt để vợ tôi đem áo dài, quần lãnh, nịt vú, quần lót, đầu tóc giả, son phấn vào trại để tôi giả làm Thái Hậu Dương Vân Nga. Ở trại cải tạo ăn uống rất thiếu thốn nên chúng tôi lúc nào cũng mong đợi quà thăm nuôi của gia đình. Mỗi ngày tám tiếng chuyển đất gò để đắp bờ thửa, ngày này quan ngày khác, người tù nào cũng bị ran ngực. Ăn uống kham khổ nên sức khoẻ ngày một mỏi mòn. Do đó, những lần thăm nuôi, quà cáp của gia đình đối với chúng tôi rất quan trọng.

Tôi nghĩ nếu không có nguồn tiếp tế của gia đình chắc tới ngày được thả ra tôi cũng không còn sức đâu để mà trở về với gia đình.

Việt Nam Cộng Sản khác với Việt Nam Cộng Hòa là họ có thể duy trì rất nhiều nhà tù mà họ ngụy danh là trung tâm tạm giam, là trại cải tạo vì họ không cần phải dùng đến một ngân khoản (hoặc nếu có thì cũng là để trả lương cho bọn Công An cai tù) để nuôi tù nhân mà tù nhân phải tự làm, bắt buộc phải làm để nuôi sống mình và cả cai tù. Và gia đình người tù cũng được “ân huệ” tiếp tay để nuôi tù là thân nhân của mình.

Thế nên công việc chăn vịt của ông Năm Cò là một công việc mà người tù nào cũng mơ ước. Sáng lãnh phần cơm, lùa vịt ra đồng cho đi ăn. Trong lúc rỗi rảnh tha hồ tát đìa bắt cá, bắt cua nấu nướng để “cải thiện” bữa ăn. Suốt mấy tháng đầu, hầu như ngày nào ông cũng xin phép đội trưởng tiếp tế thức ăn cho tôi. Khi thì một ít cá vụn kho, khi thì vài ba con cua nướng.

Sau khi được thăm nuôi, tôi xin phép để ăn cơm chung với ông. Có lần vui miệng, khi nghe kể lại việc làm của ông, tôi nói:

“Cháu mà được ở như ông Năm, ở chừng nào ở cháu đâu có ngán.”

Ông cười nói:

“Chú Tư mày nói vậy chớ có con chim nào bị nhốt mà không muốn được sổ lồng.Tù đày là nó đồng nghĩa với khổ đau. Ở đây mà có cho ăn vàng mỗi ngày cũng đâu bằng sum họp với vợ con mà nuốt muối cục.”

Tôi xin lỗi ông và nói là tôi chỉ muốn nói đùa cho nó vui. Ông cười xòa:

“Tao biết ý của thằng Tư mày nói, chớ đâu có phải là không biết. Có điều tao quý thằng Tư mày, tao mới giải bày cái ý nghĩ của tao.”

Sau đó, ông chậm rãi vấn một điếu thuốc, le lưỡi liếm cho dính điếu, châm hút một hơi dài:

“Chú Tư mày biết, mấy ông chánh phủ này mấy ổng cũng rành tâm lý lắm, mấy ổng bắt hát hò sanh hoạt này nọ để cho mình đừng có nghĩ quẩn rồi tính chuyện này nọ. Lúc nào mấy ổng cũng tạo cho mình những cái bận rộn âu lo. Chú Tư mày biết, nhiều buổi chiều nằm dưới bóng dừa trên bờ mẫu mơ mơ màng màng, nhớ vợ, nhớ con, nhớ nhà, nhớ cửa tao buồn ngủ muốn ríu con mắt mà đâu có dám ngủ, sợ ngủ quên bầy vịt nó đi lạc thì có nước chết. Lại suy nghĩ những chuyện gì đâu đâu. Thiệt hổng có cái đất nước nào mà khổ như cái đất nước mình. Giặc giã liên miên, hết chánh phủ này tới chánh phủ nọ. Hết chủ nghĩa này tới chủ nghĩa kia. Nhớ thời Việt Minh mấy ổng về nói ngon, nói ngọt, kêu gọi đóng góp, tiếp tế. Người dân ai mà hổng mong muốn đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi đất nước. Tới chừng thống nhứt, người dân mới bật ngửa. Trào trước thì chánh phủ như chiếc lưới giăng ở trên, để hỏng dưới chưn, người dân còn luồn lách được để mà sống. Trào này thì vô phương. Mình đã bất mãn, bực mình với mấy thằng Tây, thằng Mỹ, gặp mấy thằng Liên Xô, Liên Ngả này còn tổ sư bồ đề gấp ngàn lần. Rốt cuộc rồi người dân cũng phải è đầu ra mà chịu. Làm chánh phủ như mấy ông này thì muốn dân có tội dễ quá mà. Cứ muốn bắn, muốn giết ai thì cứ làm. Trào trước, muốn bắt tội người này, người nọ phải mất công rải truyền đơn, giấu súng ống rồi mới ập vô xét. Trào này thì cứ ghép tội “có tư tưởng phản động chống phá cách mạng” là bắt. Cần gì lịnh lạc, cái mà mấy ổng kêu là “tư tưởng phản động” nó có hình dáng, màu sắc gì đâu để mà định cho nó rõ được. Mấy ổng muốn méo thì nó méo, muốn tròn thì nó tròn. Thành thử cứ gán đại cho người nào đó rồi nó cũng thành tội, thành án.”

Ông dừng lại một lúc, nuốt nước bọt, nói tiếp:

“Chú Tư mày biết, lúc còn ở Khám Lớn Vĩnh Long, cuối năm có phái đoàn Bộ Nội Vụ tới thanh tra, tới chừng đó mấy ổng mới phát giác ra là ở cái phòng giam tao ở có một chú nhỏ bị giam đã năm năm mà hổng rõ tội trạng gì. Chừng truy ra thì chú nhỏ dính líu trong một vụ ăn cắp xe Honda. Chánh phạm thì đã được thả ra hồi ba, bốn năm trước.”

Tôi ngạc nhiên, hỏi: “Như vậy rồi vụ đó giải quyết làm sao?”

Ông Năm Cò mỉm cười, cay đắng: “Thì thả chú nhỏ ra chớ còn làm sao nữa. Được thả ra là mừng rồi. Hổng lẽ đi kiện lại chánh phủ là bị ở tù oan để đòi lại mấy cái năm ở tù dư đó hay sao? Bộ muốn thêm cái tội chống chánh phủ hay sao?”

Đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với ông Năm Cò.

Cũng như hầu hết các trại tù ở Việt Nam, nếu ở vùng rừng núi thì trại sẽ thiết lập trong thung lũng, với một lối độc đạo dẫn về trại giam. Trại Châu Bình K.20 bốn bề là sông nước. Xung quanh trại rào bằng những thân cây dừa. Tù nhân leo rào vượt trại ra ngoài thì chín phần chết chỉ có một phần sống vì nghe nói lối thoát duy nhất là lội qua sông để vào được đất liền thì dưới sông lại có cá sấu. Thỉnh thoảng sáng ra có tin là tù vượt trại bị bắn chết. Sau đó ít lâu, đối chiếu lại các tin tức chúng tôi được biết đó là những người mà ban giám thị trại ghép vào thành phần chống đối. Những người ở lâu cho biết là những người đó bị thủ tiêu và bọn công an dàn cảnh là vượt trại.

Ngày lại ngày, những người tù mới được đưa tới trại mỗi ngày mỗi nhiều, nhất là vào khoảng tháng 5 trở đi. Những người vượt biển bị bắt lại phải bị đưa vào trại tù, bọn công an gọi là “vướng chà.” Cứ sau mùa vướng chà thì số tù ở trại Châu Bình ngày càng đông them nhưng người được xét tha thì rất họa hoằn.

Khi bắt đầu mùa vướng chà năm đó thì tai họa xảy đến cho ông Năm Cò.

Như mọi ngày, buổi chiều tôi đem các dụng cụ đựng cơm và thức ăn của ông để người trực chia phần. Mọi ngày vào khoảng đó là ông đã về tới trại. Thường thì ông vẫn nói với vẻ ái ngại:

“Làm phiền chú Tư mày quá. Thôi đem dùm tao về chỗ của mình đi. Rồi tao rửa ráy sơ, vô chú cháu mình ăn cơm. Bữa nay có món chuột ướp cà-ri nướng đặc biệt cho chú Tư mày.”

Buổi chiều hôm đó chờ hoài chẳng thấy bóng dáng ông Năm Cò. Tôi báo cáo đội trưởng. Đội trưởng báo cáo sự vắng mặt bất thường của ông Năm Cò lên cán bộ quản giáo. Ban Giám thị trại ra lịnh đội trưởng về sinh hoạt như thường lệ. Chiều hôm đó tôi nuốt cơm như nuốt sạn. Mặc dù lúc đó thức ăn ê hề vì vợ tôi vừa mới thăm nuôi để mang quần áo cho tôi giả đàn bà đóng vai Thái Hậu Dương Vân Nga.

Mấy tuần trước, trong những ngày Chủ Nhật, ông Năm Cò suốt ngày ngồi coi tôi tập tuồng và mong cho mau tới ngày trình diễn để coi tôi “diễn thiệt” như thế nào. Nhưng ông Năm Cò không còn dịp nào coi tôi “diễn thiệt” vai tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga.

Tuần lễ sau, ông Năm Cò bị xử bắn. Có người biết chuyện kể lại là hôm đó ông Năm Cò nằm trên bờ mẫu và ngủ quên. Bầy vịt mỗi ngày cứ tới giờ đó là trở về trại. Hôm đó, mặc dù không có người chăn vịt là ông Năm Cò huơ huơ cái que tre đuổi, đàn vịt vẫn theo nhau về trại. Ông Năm Cò thức giấc, tìm khắp nơi không thấy đàn vịt đành phải về trại để trình diện và trình bày lý do. Ban Giám Thị trại Châu Bình không tin những điều người chăn vịt trình bày. Những người cầm quyền trại, những người đại diện Đảng và Nhà Nước (cơ quan quyền lực cao nhất đã bỏ tù ông Năm Cò về tội âm mưu lật đổ chính quyền) lần này kết tội ông là âm mưu trốn trại nhưng không thoát được nên phải trở lại trại.

Lúc cán bộ công an đại diện Ban Giám thị trại Châu Bình đọc bản án tử hình ông Năm Cò, chúng tôi mới biết tên ông là Trần Văn Lành.

Đã bảy năm trôi qua, vậy mà khi kể lại câu chuyện này, tim tôi vẫn nhói đau như khi nghe tiếng súng hành quyết người chăn vịt trại Châu Bình vang lên trong đêm.

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN (Des Moines 1987)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9405)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5235)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7088)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7201)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7136)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13604)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 6991)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6662)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6726)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7259)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6340)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11317)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6536)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6181)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7179)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 6976)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6732)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10837)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7071)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7629)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 6940)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7616)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8081)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7211)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52275)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54528)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9197)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7267)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9657)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8906)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7522)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55074)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53829)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 52952)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8305)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8565)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7590)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7670)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7275)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7782)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8442)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8200)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8061)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7963)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7748)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7896)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8183)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 8990)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7713)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.