4:06 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Người Chăn Vịt Trại Châu Bình – Nguyễn Thiếu Nhẫn

28 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 17755)

Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.

Vào năm 1980, trại Châu Bình là một trại cải tạo nổi tiếng hắc ám nhất của tỉnh Bến Tre. Theo những người ở tù lâu năm cho biết các trại cải tạo Bến Giá, Cây Dương chẳng có nhằm nhò gì so với trại Châu Bình. Tuy sanh sau đẻ muộn nhưng trại Châu Bình K.20 là một loại trại tù kiểu mẫu, điển hình được chỉ huy bởi các sĩ quan Công an và cảnh vệ toàn là người miền Bắc và xuất thân từ các trường huấn luyện công an cũng ở miền Bắc.Các nội qui, qui định của trại được thực hiện răm ráp, không sai chạy. Toàn trại có 20 đội, tôi thuộc đội 12. Tất cả các đội đều có một công việc chung và duy nhất: Lấy đất cho sâu xuống, chuyển đất đấp thành những hồ ở giữa, theo giải thích của cán bộ quản giáo là để nuôi tôm, cá xuất khẩu. Trên các bờ thửa thì trồng dừa cũng được phổ biến là để lấy cơm dừa xuất khẩu.

Khi tôi vượt biển bị bắt đưa đến trại thì có nơi dừa đã mọc cao và đang trổ bông trên nhiều bờ thửa.

Mỗi ngày khi tiếng kẻng đinh tai, nhức óc vang lên là chúng tôi phải thức dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, sau đó ăn vội, khi thì một mẩu sắn, khi thì một củ khoai lang luộc.

Và sau đó tập họp ra hiện trường lao động dưới những họng súng A.K. lúc nào cũng lăm lăm chực nhả đạn trên tay những tên cảnh vệ mặt mày lúc nào cũng lầm lì. Tay mai, tay xẻng chúng tôi vừa đi vừa hát: “Một, hai, ba, bốn… đội ta quyết tâm học tập, lao động tốt. Đội ta quyết tâm làm theo lời Bác dạy… một, hai, ba, bốn…” Tiếng hát vang lên trong những buổi sớm mai, trong những buổi hoàng hôn. Thỉnh thoảng người đội trưởng lại hô ta hai tiếng “To lên!” là chúng tôi lại hả họng gào lên theo lịnh của anh ta.

Tôi ở đó đúng 30 tháng thì câu chuyện của ông Năm Cò xảy ra.

Thường thì tôi không đoán được tuổi tác của người đối diện, nhưng khi câu chuyện này xảy ra, tôi mới biết ông Năm Cò sinh năm 1913 tức đã 70 tuổi.

Đầu tóc bạc phơ, giọng nói hiền lành trên một gương mặt chất phác của nông dân miền Nam, ông Năm Cò là một tù nhân đặc biệt ở trại Châu Bình này. Sở dĩ tôi dùng chữ đặc biệt vì ông thuộc loại tù tự giác, tức là ông đi lao động không có công an kiểm soát như các tù nhân thuộc các đội. Nhiệm vụ của ông là chăn bầy vịt của trại. Buổi sáng đuổi vịt ra đồng, buổi chiều lùa vịt trở về. Sở dĩ tôi quen biết ông Năm Cò vì ông sinh hoạt chung với đội 12. Lúc nào ông cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Tôi không bao giờ nghe ông phàn nàn một người nào về bất cứ một chuyện gì. Ai cần gì ông có là ông giúp ngay. Từ điếu thuốc, cây kim, sợi chỉ, lọ dầu xanh. Nửa đêm, nửa hôm có ai đau bụng, nhức đầu, trúng gió nhờ tới ông, dù đang ngủ bị đánh thức, ông vẫn vui vẻ, chẳng có chút bực mình.

Lúc mới bị đưa vào trại, chưa liên lạc được với gia đình, ông là người giúp đỡ tôi nhiều nhất. Lúc đầu không ăn uống gì được, ông lấy cơm nấu cháo và khuyên tôi cố gắng ăn để có sức mà… cải tạo. “Chú mà sụm là mệt lắm đó”, tôi nhớ câu nói đó của ông hoài.

Hình như tới năm cải tạo thứ hai của tôi, ông mới nói cho tôi nghe đôi điều về ông, thì phải. Tôi nghĩ ông nói là vì ông coi tôi như người thân. Theo lời ông thì ông bị bắt đi cải tạo vì “tội chánh trị”. Ông cười , vuốt chòm râu lưa thưa:

“Nói thiệt với chú Tư mày chớ tao mà “chánh chị, chánh em” gì. Số là hồi nào giờ gia đình tao theo đạo Hiếu Nghĩa. Kế xảy ra vụ Tòa Thánh Tây Ninh mà mấy ông chánh phủ biểu là đã tịch thu được danh sách vì người phụ trách phát lương của đám phản loạn làm rớt cái sổ phát lương. Nói hổng có căn chút nào, nhưng mà họ có cái lý của kẻ mạnh, mình đành chịu thôi. Chú Tư mày biết, thời nào thì mình cũng là thằng dân lo làm ăn chớ có tham gia, tham xương gì đâu. Hổng hiểu sao trong cái vụ án Cao Đài đó tao lại bị dính cựa. Mấy ổng biểu là tao nhận làm quận trưởng quận Cái Bè mới là chết một cửa tứ. Mấy ổng biểu là có người khai. Rồi mấy ổng còn bắt tao phải khai những đồng bọn khác. Chữ nghĩa của tao hổng bằng cái lá mít nên tao đâu có nhận làm quận, làm huyện mà làm cái giống gì. Thằng Tư mày biết: Cây dầu vuông mà mấy ổng đánh tao như đánh bao gạo chỉ xanh. Tao cố cắn răng, cắn lợi mà chịu. Đành chết thì chịu chớ biết ai mà khai. Khai bậy, khai bạ tội cho người ta. Mấy năm nay hễ trời trở lạnh là nó đau nhức không sao chịu nổi. May là vợ tao nó tiếp tế thuốc “tàn đền” để trị bịnh tức thường xuyên. Tao mà về được cũng chết vì bịnh hậu. Tao bị giữ ở Khám Lớn cả năm rồi mới được đưa xuống đây cải tạo. Hổng biết là sau đó mấy ổng biết là tao bị oan ức hay là thấy tao già tội nghiệp mà cho tao ra tự giác chăn vịt.”

Đó là những điều tôi được biết về ông Năm Cò. Những người bị bắt mà không biết mình bị tội gì, hoặc bị gán ghép tội thì thiếu gì trong các trại cải tạo, các trung tâm tạm giam ở Việt Nam.

Cứ mỗi dịp lễ lạc, chúng tôi lại được lệnh cán bộ quản giáo tổ chức sinh hoạt văn nghệ toàn trại. Những tù nhân tích cực tham gia sẽ được biểu dương, khi có thân nhân đến thăm nuôi sẽ được ở lại đêm, sẽ được dễ dãi. Bằng trái lại sẽ bị cúp thăm nuôi, bị cảnh cáo. Thế nên chúng tôi ai cũng hăng hái tham gia sinh hoạt văn nghệ. Buổi tối, sau giờ sinh hoạt, phê bình, bình bầu cá nhân xuất sắc trong ngày là chúng tôi lại tập hát. Mỗi tối thứ Bảy, chúng tôi cũng phải tổ chức sinh hoạt văn nghệ hàng tuần. Ai cũng phải hát, hoặc kể chuyện vui. Năm đó, trại tổ chức mừng lễ 2 tháng 9, cán bộ quản giáo là người miền Bắc nhưng không hiểu sao anh ta lại bắt chúng tôi tập dợt và trình diễn vở tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga.Tôi vì nhỏ con lại giả được giọng đàn bà nên bị chọn đóng vai Thái Hậu Dương Vân Nga. Tôi được phép viết thư gửi giấy phép thăm nuôi đặc biệt để vợ tôi đem áo dài, quần lãnh, nịt vú, quần lót, đầu tóc giả, son phấn vào trại để tôi giả làm Thái Hậu Dương Vân Nga. Ở trại cải tạo ăn uống rất thiếu thốn nên chúng tôi lúc nào cũng mong đợi quà thăm nuôi của gia đình. Mỗi ngày tám tiếng chuyển đất gò để đắp bờ thửa, ngày này quan ngày khác, người tù nào cũng bị ran ngực. Ăn uống kham khổ nên sức khoẻ ngày một mỏi mòn. Do đó, những lần thăm nuôi, quà cáp của gia đình đối với chúng tôi rất quan trọng.

Tôi nghĩ nếu không có nguồn tiếp tế của gia đình chắc tới ngày được thả ra tôi cũng không còn sức đâu để mà trở về với gia đình.

Việt Nam Cộng Sản khác với Việt Nam Cộng Hòa là họ có thể duy trì rất nhiều nhà tù mà họ ngụy danh là trung tâm tạm giam, là trại cải tạo vì họ không cần phải dùng đến một ngân khoản (hoặc nếu có thì cũng là để trả lương cho bọn Công An cai tù) để nuôi tù nhân mà tù nhân phải tự làm, bắt buộc phải làm để nuôi sống mình và cả cai tù. Và gia đình người tù cũng được “ân huệ” tiếp tay để nuôi tù là thân nhân của mình.

Thế nên công việc chăn vịt của ông Năm Cò là một công việc mà người tù nào cũng mơ ước. Sáng lãnh phần cơm, lùa vịt ra đồng cho đi ăn. Trong lúc rỗi rảnh tha hồ tát đìa bắt cá, bắt cua nấu nướng để “cải thiện” bữa ăn. Suốt mấy tháng đầu, hầu như ngày nào ông cũng xin phép đội trưởng tiếp tế thức ăn cho tôi. Khi thì một ít cá vụn kho, khi thì vài ba con cua nướng.

Sau khi được thăm nuôi, tôi xin phép để ăn cơm chung với ông. Có lần vui miệng, khi nghe kể lại việc làm của ông, tôi nói:

“Cháu mà được ở như ông Năm, ở chừng nào ở cháu đâu có ngán.”

Ông cười nói:

“Chú Tư mày nói vậy chớ có con chim nào bị nhốt mà không muốn được sổ lồng.Tù đày là nó đồng nghĩa với khổ đau. Ở đây mà có cho ăn vàng mỗi ngày cũng đâu bằng sum họp với vợ con mà nuốt muối cục.”

Tôi xin lỗi ông và nói là tôi chỉ muốn nói đùa cho nó vui. Ông cười xòa:

“Tao biết ý của thằng Tư mày nói, chớ đâu có phải là không biết. Có điều tao quý thằng Tư mày, tao mới giải bày cái ý nghĩ của tao.”

Sau đó, ông chậm rãi vấn một điếu thuốc, le lưỡi liếm cho dính điếu, châm hút một hơi dài:

“Chú Tư mày biết, mấy ông chánh phủ này mấy ổng cũng rành tâm lý lắm, mấy ổng bắt hát hò sanh hoạt này nọ để cho mình đừng có nghĩ quẩn rồi tính chuyện này nọ. Lúc nào mấy ổng cũng tạo cho mình những cái bận rộn âu lo. Chú Tư mày biết, nhiều buổi chiều nằm dưới bóng dừa trên bờ mẫu mơ mơ màng màng, nhớ vợ, nhớ con, nhớ nhà, nhớ cửa tao buồn ngủ muốn ríu con mắt mà đâu có dám ngủ, sợ ngủ quên bầy vịt nó đi lạc thì có nước chết. Lại suy nghĩ những chuyện gì đâu đâu. Thiệt hổng có cái đất nước nào mà khổ như cái đất nước mình. Giặc giã liên miên, hết chánh phủ này tới chánh phủ nọ. Hết chủ nghĩa này tới chủ nghĩa kia. Nhớ thời Việt Minh mấy ổng về nói ngon, nói ngọt, kêu gọi đóng góp, tiếp tế. Người dân ai mà hổng mong muốn đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi đất nước. Tới chừng thống nhứt, người dân mới bật ngửa. Trào trước thì chánh phủ như chiếc lưới giăng ở trên, để hỏng dưới chưn, người dân còn luồn lách được để mà sống. Trào này thì vô phương. Mình đã bất mãn, bực mình với mấy thằng Tây, thằng Mỹ, gặp mấy thằng Liên Xô, Liên Ngả này còn tổ sư bồ đề gấp ngàn lần. Rốt cuộc rồi người dân cũng phải è đầu ra mà chịu. Làm chánh phủ như mấy ông này thì muốn dân có tội dễ quá mà. Cứ muốn bắn, muốn giết ai thì cứ làm. Trào trước, muốn bắt tội người này, người nọ phải mất công rải truyền đơn, giấu súng ống rồi mới ập vô xét. Trào này thì cứ ghép tội “có tư tưởng phản động chống phá cách mạng” là bắt. Cần gì lịnh lạc, cái mà mấy ổng kêu là “tư tưởng phản động” nó có hình dáng, màu sắc gì đâu để mà định cho nó rõ được. Mấy ổng muốn méo thì nó méo, muốn tròn thì nó tròn. Thành thử cứ gán đại cho người nào đó rồi nó cũng thành tội, thành án.”

Ông dừng lại một lúc, nuốt nước bọt, nói tiếp:

“Chú Tư mày biết, lúc còn ở Khám Lớn Vĩnh Long, cuối năm có phái đoàn Bộ Nội Vụ tới thanh tra, tới chừng đó mấy ổng mới phát giác ra là ở cái phòng giam tao ở có một chú nhỏ bị giam đã năm năm mà hổng rõ tội trạng gì. Chừng truy ra thì chú nhỏ dính líu trong một vụ ăn cắp xe Honda. Chánh phạm thì đã được thả ra hồi ba, bốn năm trước.”

Tôi ngạc nhiên, hỏi: “Như vậy rồi vụ đó giải quyết làm sao?”

Ông Năm Cò mỉm cười, cay đắng: “Thì thả chú nhỏ ra chớ còn làm sao nữa. Được thả ra là mừng rồi. Hổng lẽ đi kiện lại chánh phủ là bị ở tù oan để đòi lại mấy cái năm ở tù dư đó hay sao? Bộ muốn thêm cái tội chống chánh phủ hay sao?”

Đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với ông Năm Cò.

Cũng như hầu hết các trại tù ở Việt Nam, nếu ở vùng rừng núi thì trại sẽ thiết lập trong thung lũng, với một lối độc đạo dẫn về trại giam. Trại Châu Bình K.20 bốn bề là sông nước. Xung quanh trại rào bằng những thân cây dừa. Tù nhân leo rào vượt trại ra ngoài thì chín phần chết chỉ có một phần sống vì nghe nói lối thoát duy nhất là lội qua sông để vào được đất liền thì dưới sông lại có cá sấu. Thỉnh thoảng sáng ra có tin là tù vượt trại bị bắn chết. Sau đó ít lâu, đối chiếu lại các tin tức chúng tôi được biết đó là những người mà ban giám thị trại ghép vào thành phần chống đối. Những người ở lâu cho biết là những người đó bị thủ tiêu và bọn công an dàn cảnh là vượt trại.

Ngày lại ngày, những người tù mới được đưa tới trại mỗi ngày mỗi nhiều, nhất là vào khoảng tháng 5 trở đi. Những người vượt biển bị bắt lại phải bị đưa vào trại tù, bọn công an gọi là “vướng chà.” Cứ sau mùa vướng chà thì số tù ở trại Châu Bình ngày càng đông them nhưng người được xét tha thì rất họa hoằn.

Khi bắt đầu mùa vướng chà năm đó thì tai họa xảy đến cho ông Năm Cò.

Như mọi ngày, buổi chiều tôi đem các dụng cụ đựng cơm và thức ăn của ông để người trực chia phần. Mọi ngày vào khoảng đó là ông đã về tới trại. Thường thì ông vẫn nói với vẻ ái ngại:

“Làm phiền chú Tư mày quá. Thôi đem dùm tao về chỗ của mình đi. Rồi tao rửa ráy sơ, vô chú cháu mình ăn cơm. Bữa nay có món chuột ướp cà-ri nướng đặc biệt cho chú Tư mày.”

Buổi chiều hôm đó chờ hoài chẳng thấy bóng dáng ông Năm Cò. Tôi báo cáo đội trưởng. Đội trưởng báo cáo sự vắng mặt bất thường của ông Năm Cò lên cán bộ quản giáo. Ban Giám thị trại ra lịnh đội trưởng về sinh hoạt như thường lệ. Chiều hôm đó tôi nuốt cơm như nuốt sạn. Mặc dù lúc đó thức ăn ê hề vì vợ tôi vừa mới thăm nuôi để mang quần áo cho tôi giả đàn bà đóng vai Thái Hậu Dương Vân Nga.

Mấy tuần trước, trong những ngày Chủ Nhật, ông Năm Cò suốt ngày ngồi coi tôi tập tuồng và mong cho mau tới ngày trình diễn để coi tôi “diễn thiệt” như thế nào. Nhưng ông Năm Cò không còn dịp nào coi tôi “diễn thiệt” vai tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga.

Tuần lễ sau, ông Năm Cò bị xử bắn. Có người biết chuyện kể lại là hôm đó ông Năm Cò nằm trên bờ mẫu và ngủ quên. Bầy vịt mỗi ngày cứ tới giờ đó là trở về trại. Hôm đó, mặc dù không có người chăn vịt là ông Năm Cò huơ huơ cái que tre đuổi, đàn vịt vẫn theo nhau về trại. Ông Năm Cò thức giấc, tìm khắp nơi không thấy đàn vịt đành phải về trại để trình diện và trình bày lý do. Ban Giám Thị trại Châu Bình không tin những điều người chăn vịt trình bày. Những người cầm quyền trại, những người đại diện Đảng và Nhà Nước (cơ quan quyền lực cao nhất đã bỏ tù ông Năm Cò về tội âm mưu lật đổ chính quyền) lần này kết tội ông là âm mưu trốn trại nhưng không thoát được nên phải trở lại trại.

Lúc cán bộ công an đại diện Ban Giám thị trại Châu Bình đọc bản án tử hình ông Năm Cò, chúng tôi mới biết tên ông là Trần Văn Lành.

Đã bảy năm trôi qua, vậy mà khi kể lại câu chuyện này, tim tôi vẫn nhói đau như khi nghe tiếng súng hành quyết người chăn vịt trại Châu Bình vang lên trong đêm.

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN (Des Moines 1987)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13008)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 11917)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14080)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14183)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13751)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12027)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 11918)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13065)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13382)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10203)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 12999)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12247)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11765)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12594)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 10892)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12273)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11290)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18094)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12221)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 12935)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11604)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12487)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14378)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 12930)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13460)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20033)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12002)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14448)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14861)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13735)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13322)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13138)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12306)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13959)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13115)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13677)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14474)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18333)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15034)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13548)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12345)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17879)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12453)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13109)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13422)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13823)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18033)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18666)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14181)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14424)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu