Kính gửi
Hội Đồng Hương Biên Hòa California để nhờ phổ biến rộng rải đến đồng bào. Ngoài ra Đại
Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy thành thực cám ơn quý Hội đã trân quý phổ biến cuộn
phim đặc biệt Đại Họa Mất Nước của chúng tôi . Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là một
nhân tài của xứ Biên Hòa và rất xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và phổ biến tư
tưởng ái quốc của Gs Huy .
Kính thư
Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy
Thành thực cám ơn quý Hội đã phổ biễn nhận định của Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy . Trong tương lai sẽ gửi đến quý Hội những tài liệu tương tự liên quan đến tiến trình tranh đấu dân chủ hóa VN , mà Gs Nguyễn Ngọc Huy từng là một nhân tài Biên Hòa đã hằng ôm ấp . Nếu quý Hội cho phép về thời gian , Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy sẽ đúc kết một bài viết liên quan đến Gs Huy .
Kính thư
Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy
Kính gửi Hội Đồng Hương Biên Hòa California để nhờ phổ biến rộng rải
Thành thực cám ơn
Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy
From: Dai Gia Dinh Nguyen Ngoc Huy
Date: 2011/11/17
Subject: Re: Biến chuyển & bài học kinh nghiệm cho VN (2) / Miến Điện trước
khúc quanh lịch sữ ?
Biến chuyển &
bài học kinh nghiệm cho VN (2)
Miến Điện trước khúc quanh lịch sữ ?
Theo nguồn tin chính
thức từ đài BBC cho biết : " Lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean) đã nhất trí để Miến Điện có thể nắm chức chủ tịch khối vào năm 2014,
trong bối cảnh có một số dấu hiệu cải cách trong nước nà`y " .
Đây là nhận định sáng suốt đưa tới quyết định khôn ngoan để khuyến khích và
tưởng thưởng cho giới lãnh đạo Miến Điện can đảm tiếp tục thực hiện chính sách
dân chủ hóa đất nước .
Báo chí Tân Gia Ba đã hy vọng Tổng Thống Thein Sein sẽ là một Gorbachev của
vùng Đông Nam Á và có thể tạo ra những biến đổi dân chủ quan trọng cho vùng này
.
Về phía đối lập , bà Aung San Suu Kyi đã cho rằng Tổng Thống Thein Sein thành
thực muốn đổi mới và mong muốn mọi người phải kiên nhẩn tránh hành động cực
đoan . Theo phát ngôn viên Nyan Win của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (NLD)
cho biết : "Đảng NLD sẽ ghi danh và bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ tham dự
trong cuộc bầu cử bổ túc sắp tới" .
Diễn tiến đặc biệt này có rất nhiều điểm tương tự như đã từng xảy tại Ba Lan
trong giai đoạn 1988 - 1990 . Lúc đó nhà lãnh tụ Walesa và Công Đoàn Liên
Đới (Solidarnosc) đã hợp tác với chính quyền cộng sản dưới quyền Tướng
Jaruzelski để tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội vào đầu năm 1989 . Từ đó dẩn tới
tiến trình dân chủ hóa thành công toàn diện vào năm 1990 với cuộc bầu cử tự do
mà ông Walesa đắc cử Tổng Thống đầu tiên cho một nước Ba Lan dân chủ thực sự .
Có thể kinh nghiệm lịch sữ quý báu này là kim chỉ nam hành động cho bà Aung San
Suu Kyi và đảng NLD . Họ muốn hợp tác và hòa giải thay vì đối đầu chính trị để
tìm một lối thoát danh dự cho nhau . Điều này được thể hiện rỏ khi Nhà lãnh tụ
Walesa lên nắm quyền không những đã không làm khó dể bỏ tù Tướng Jaruzelski .
mà lại còn nhận lời viết lời tựa giùm cho hồi ký của ông này .
Về phía VN chúng ta từ trong ra ngoài nước hy vọng có nhận định sáng suốt khi
tình thế biến chuyển tương tự để không bỏ thêm một cơ hội tốt hầu thoát được
Đại Họa Mất Nước . Cách đối xử sáng suốt ôn hòa giửa 2 phe đối đầu tại
Miến Điện hiện nay cũng như tại các xứ cộng sản Đông Âu trước đây là bài học
quý báu cho VN chúng ta . Nhứt là cho nhà cầm
quyền CSVN như nhà tranh đấu Ls Nguyễn Văn Đài đã viết cho đài BBC vào ngày 17
/ 10 / 2011 (xem tài liệu phía dưới) . Đặc biệt giới chính trị & truyền
thông VN nên kiên nhẫn đừng đưa vội ra những dự đoán theo thành kiến không đúng
khiến làm hại đến nổ lực dân chủ hóa , như từng đã xảy ra trước đây sai lầm oan
uổng cho TBT Gorbachev, Tướng Jaruzelski, Ủy viên CTB Trần Xuân Bách, Gs Nguyễn
Đình Huy, Ký giả Phạm Thái ... cũng như cho TT Thein Sein trong giai đoạn vừa
qua / PTHV
Miến Điện sẽ giữ ghế chủ tịch Asean
Lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã nhất trí để Miến Điện có thể nắm chức chủ tịch khối vào năm 2014, trong bối cảnh có một số dấu hiệu cải cách trong nước này.
Thông báo được đưa ra
tại hội nghị thượng đỉnh của Asean ở Bali, Indonesia.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói với BBC quyết định được sự
nhất trí của toàn bộ các thành viên.
Ông cho biết các nước thành viên tin rằng Miến Điện đã đạt được tiến bộ đáng kể
trên con đường dân chủ.
Quyền giữ ghế chủ tịch Asean được luân phiên hàng năm, nhưng Miến Điện không
được phép nắm ghế này lần trước do thực trạng nhân quyền.
Một số nhà chỉ trích nói rằng vẫn còn quá sớm để trao vai trò quan trọng này
cho Miến Điện, nơi từ có từ 600 đến 1.000 tù nhân chính trị được cho là vẫn còn
bị gian cầm.
Tuy nhiên, ông
Natalegawa cho biết nhận ra được rằng tình hình đã thay đổi là điều quan trọng.
"Không phải lúc nào cú nói về quá khứ, mà phải nói về tương lai, đo là
những gì các nhà lãnh đạo đang làm vào lúc này", ông nói.
"Chúng tôi đang cố gắng để đảm bảo quá trình thay đổi sẽ tiếp tục."
Ko Ko Hlaing, trưởng cố
vấn chính trị cho Tổng thống Miến Điện, cho biết Asean đã chào đón Miến Điện
như một quốc gia lãnh đạo có trách nhiệm.
"Quý vị yên tâm rằng chúng tôi đang tiến tới một xã hội dân chủ và chúng
tôi sẽ làm tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ trên phương diện một chính phủ có
trách nhiệm, phản ánh mong muốn của người Miến Điện" ông nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói trước khi quyết định được công bố,
cho biết Miến Điện cần làm nhiều hơn nữa.
"Một số tù nhân chính trị đã được trả tự do. Chính phủ đã bắt đầu đối
thoại. Tuy nhiên, những vi phạm nhân quyền vẫn còn tồn tại," ông nói
trong một bài phát biểu trước quốc hội Úc.
"Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nói một cách rõ ràng về các bước chính phủ
Miến Điện phải được thực hiện để có mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ."
Bà Suu Kyi nêu lên những tiến bộ và khó khăn của Miến Điện
Nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân chủ tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đã nêu lên các biện pháp tích cực để tiến tới dân chủ do chính phủ được phe quân đội hậu thuẫn đưa ra. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA, Daniel Schearf, gởi về từ Bangkok, trong bài diễn văn đánh dấu một năm được chấm dứt tình trạng quản thúc tại gia, nhân vật được trao tặng giải Nobel Hòa Bình của Miến Điện đã ca ngợi cuộc đối thoại và kêu gọi thiết lập đường lối pháp trị.
Nhà lãnh đạo của Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ Aung San Suu Kyi
Bà Aung San Suu Kyi đã
nói với những người ủng hộ và các nhà báo tại Rangoon rằng khi nhìn lại năm
được tự do vừa qua bà thấy là có nhiều sự kiện quan trọng, có những hoạt động
tích cực, và trong một chừng mực nào đó, là đáng khích lệ.
Bà Suu Kyi nói rằng Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà đã từng
kêu gọi mở các cuộc thảo luận ôn hòa với chính phủ do quân đội hậu thuẫn trong
hơn 20 năm, và nêu lên cuộc đối thoại trực tiếp mới đây là dấu hiệu tiến bộ.
Nhà lãnh đạo của Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ nói bà hoan nghênh
việc chính phủ phóng thích 200 tù nhân chính trị hồi tháng Mười, nhưng những
người còn bị giam giữ cũng phải được trả tự do.
Tin cho hay, Miến Điện có thể sẽ thả thêm các tù nhân chính trị vào ngày thứ
Hai, nhưng tới lúc chiều tối, bà Aung San Suu Kyi cho biết không có dấu hiệu
nào cho thấy có ai được phóng thích.
Bà Suu Kyi nói có tin đồn là các tù nhân chính trị quan trọng sẽ được phóng
thích hôm thứ Hai. Nhưng tất cả vẫn chỉ là tin đồn, vì không có thông tin cụ
thể nào về có ai được phóng thích cả.
Ủy Hội Nhân Quyền của
Miến Điện công bố một lá thư hôm Chủ Nhật trên báo chí do nhà nước quản lý nói
rằng chỉ có 300 tù nhân chính trị còn bị giam giữ và hối thúc phóng thích họ.
Bà Aung San Suu Kyi nói người ta có thể xác nhận ít nhất cũng còn 525 người bị
giam giữ, mặc dầu các tổ chức nhân quyền cho biết có khoảng 1 ngàn 7 trăm người
bị tù.
Chính phủ không chịu thừa nhận là có tù nhân chính trị mà gán cho họ là những
kẻ phạm pháp liên quan tới chính trị.
Nhân vật được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình này nói rằng những khó khăn nhất
cho tương lai của Miến Điện là thiết lập một nền pháp trị và bảo vệ nhân quyền.
Bà Suu Kyi nói rằng nếu không có đường lối pháp trị, thì không thể chắc được sẽ
không có tù nhân chính trị trong tương lai. Và, cũng như vậy, công cuộc đầu tư
và những cơ hội kinh tế cần phải được bảo vệ bằng đường lối pháp trị. Không có
những bảo đảm như vậy thì không thể đoan chắc rằng tiến bộ sẽ bền vững.
Bà Aung San Suu Kyi cho hay trong nay mai đảng Liên minh Toàn quốc Đấu tranh
cho Dân chủ sẽ quyết định xem có đăng ký với tư cách một đảng chính trị và tham
gia những cuộc bầu cử sắp tới hay không. Tuần trước, sau khi thương thuyết với
đảng này, chính phủ đã sửa đổi luật lệ bầu cử và đăng ký để cho phép đảng này
tham gia.
Nếu đảng này đưa các ứng
cử viên tham gia bầu cử, họ sẽ tạo tín nhiệm cho chính phủ của Tổng thống Thein
Sein khi chính phủ này tìm cách vận động sự ủng hộ cho việc đứng ra tổ chức hội
nghị thượng đỉnh của khối ASEAN vào năm 2014. ASEAN sẽ chính thức quyết định về
nỗ lực của Miến Điện tại hội nghị diễn ra trong tuần này ở Bali, Indonesia.
Khi được hỏi là bà có ủng hộ cho nỗ lực này của chính phủ Miến Điện hay không,
thì bà Suu Kyi đã trả lời một cách gián tiếp rằng, điều bà quan tâm hơn vai trò
chủ tịch luân phiên của khối ASEAN là đời sống của nhân dân Miến Điện phải được
cải thiện một cách rõ ràng.
Bà Aung San Suu Kyi bị giam giữ tại nhà trong hầu hết hai thập niên vừa qua,
nhưng đã được phóng thích sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi hồi năm ngoái.
Cuộc bầu cử toàn quốc bị nhiều người lên án là một trò giả dối, chỉ để củng cố
quyền cai trị của quân đội được ngụy trang dưới hình thức dân chủ.
Hiến pháp Miến Điện bảo đảm cho quân đội một phần tư trong tổng số ghế đại biểu
của quốc hội và đảng do quân đội hậu thuẫn đã thắng giữa lúc có tin về gian lận
bầu cử tràn lan và cử tri bị đe dọa khắp nơi.
Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ đã tẩy chay cuộc bầu cử vừa kể vì
những luật lệ bất công, trong đó cấm bà Aung San Suu Kyi không được tham gia
tranh cử.
Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ đã thắng trong cuộc bầu cử lần trước
của Miến Điện diễn ra năm 1990, nhưng phe quân đội đã không chịu trao quyền lại
cho đảng thắng cử.
Nhìn Miến Điện nghĩ về Việt Nam
LS Nguyễn Văn Đài
Viết cho BBC từ Hà Nội
17 tháng 10, 2011
Chính quyền Miến Điện đã thả hàng trăm tù chính trị
Giống như Việt Nam, trước đây Miến Điện luôn phủ nhận có giam giữ tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Nhưng gần đây chính quyền Miến Điện đã công khai thừa nhận có tù nhân chính trị và họ sẽ xem xét để thả tự do cho tất cả tù nhân chính trị.
Ngày 12/10/2011, chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho hơn 200 tù chính trị.
“Không cần thiết phải duy trì kiểm duyệt thông tin”. Tổng thống Thein Sein đã khởi đầu đối thoại với lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi vốn bị tập đoàn quân sự giam giữ và quản thúc suốt 15 năm.
Trước đó, Miến Điện đã tiến hành chuyển từ chế độ quân sự sang chế độ dân sự, xây dựng hệ thống chính trị đa đảng bằng việc cho các đảng phái chính trị khác nhau đăng ký thành lập và hoạt động Trong cuộc bầu cử đa đảng năm 2010, đã có hàng chục chính đảng tham gia.
Có thể nói Miến Điện đã thực sự bước vào giai đoạn dân chủ hóa đất nước. Những khó khăn có thể vẫn còn ở phía trước, nhưng những chuyển biến và tín hiệu tích cực gần đây đã đem lại hy vọng về một tương lai xán lạn cho đất nước và nhân dân Miến Điện.
Tại sao nhân dân Miến Điện đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong tiến trình dân chủ hóa của mình?
Thứ nhất, đó là nhờ sự đấu tranh kiên trì, không biết mệt mỏi của các từng lớp nhân dân Miến Điến trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Đã có hàng chục ngàn lượt người dũng cảm đứng lên đấu tranh và họ đã bị sự sách nhiễu, đàn áp, bắt giữ và cầm tù của chính quyền. Nhưng hết thế hệ này đến thế hệ khác, nhân dân Miến Điện vẫn kiên trì con đường đấu tranh dân chủ mà thế hệ trước đã lựa chọn.
Đồng thời phe đối lập của Miến Điện có vị lãnh tụ Aung San Suu Kyi, người được giải thưởng Nobel hòa bình và được toàn thế giới biết đến và ủng hộ. Bà không chỉ tấm gương dũng cảm, không sợ gian khó, tù đày của nhân dân Miến Điện. Bà còn là tấm gương cho nhân dân các nước đang bị áp bức, chưa có tự do dân chủ.
Thứ hai, đó là sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng Quốc tế đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện. Liên hiệp châu Âu đã cùng Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt kinh tế Miến Điện từ cuối thập niên 90.
Trong số các điều kiện mà các nước Tây phương đòi hỏi để bỏ cấm vận là chính quyền Miến Điện phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho toàn bộ 2.000 tù nhân chính trị.
Bởi áp lực mạnh mẽ của cộng đồng Quốc tế mà trong nhiều năm chính quyền quân sự của Miến Điện đã bị cô lập về kinh tế, chính trị và ngoại giao với thế giới. Điều này đã góp một phần trong tiến trình dân chủ hóa của đất nước Miến Điện.
Nỗ lực của người dân
Đồng thời chúng ta cần nhận thức rằng để tiến đến một xã hội dân chủ thì cần phải có nỗ lực từ hai phía chính quyền và người dân.
Về phía nhân dân Miến Điện, họ khát khao xây dựng một xã hội dân chủ, họ nhận thức được rằng chỉ có một xã hội dân chủ thì đất mới phát triển và hội nhập được với cộng đồng Quốc tế. Và điều đó cũng sẽ đem lại tự do và hạnh phúc cho các thế hệ người dân Miến Điện hôm nay và mai sau.
Do đó mà nhân dân Miến Điện đã nỗ lực đấu tranh và họ đã gặt hái được những bông trái đầu mùa.
Còn về phía chính quyền, chúng ta thấy rằng các nhà lãnh đạo Miến Điện cũng nhận thức được chỉ có con đường thực thi dân chủ hóa đất nước thì họ mới được gỡ bỏ cấm vận về kinh tế của Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ. Và cũng từ đó họ mới có thể phát triển được kinh tế và hội nhập Quốc tế.
Dân chủ hóa đất nước cũng là cách để chính quyền Miến Điện có thể nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Dân chủ hóa là con đường để chính quyền tiếp tục duy trì được quyền lãnh đạo để phục nhân dân và Tổ quốc của họ.
Ngưỡng mộ và chúc mừng thành quả của nhân dân Miến Điện, chúng ta nhìn lại công cuộc đấu tranh dân chủ của nhân dân Việt Nam trong những năm qua.
Trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam đã qui định khá đầy đủ các quyền con người về chính trị. Đồng thời các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng luôn long trọng tuyên bố với thế giới rằng các quyền con người về chính trị ở Việt Nam luôn được tôn trọng và thực thi trong thực tế.
Như vậy nhân dân Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực thi các quyền con người về chính trị của mình.
Trong những năm qua đã có nhiều từng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh dân chủ bằng cách thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thành lập và tham gia các đảng phái chính trị. Mặc dù các quyền đó đã được nghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và chính quyền luôn tuyên bố tôn trọns. Nhưng nhận thức và sự hiểu biết của chính quyền, của đảng Cộng sản, về dân chủ và các quyền con người còn hạn chế nên đã dẫn đến việc sách nhiễu, đàn áp, bắt giữ và cầm tù nhiều người đấu tranh dân chủ.
Đồng thời còn có quá ít người dân yêu nước và có trách nhiệm với đất nước dám dấn thân cho công cuộc đấu tranh dân chủ.
Nếu như đất nước Việt Nam chúng ta cũng có hàng ngàn, hàng vạn người dân dám dũng cảm đứng lên đấu tranh cho dân chủ thì chắc chắn chính quyền sẽ phải lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Nhiều nhà bất đồng chính kiến đã bị tù đày
Chúng ta đều biết rằng thành quả của nhân dân Miến Điện ngày hôm nay, cũng như những thành tựu về quyền con người mà các nước dân chủ văn minh đã dành được đều không phải tự nhiên mà có.
Tất cả đều đã phải trải quá trình đấu tranh gian khổ và bền bỉ của nhân dân các nước đó. Các thế hệ người Việt Nam ngày hôm nay muốn được hưởng những giá trị đích thực của quyền con người, giá trị đích thực của nền độc lập. Và chúng ta cũng muốn để lại những giá trị tốt đẹp đó cho các thế hệ con cháu thì ngay từ lúc này mỗi người dân cần phải có trách nhiệm với đất nước của chúng ta.
Trong những năm vừa qua, chúng ta cũng đã nhận được sự lên tiếng ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước trên khắp thế giới, các tổ chức bảo vệ nhân quyền Quốc tế. Khi công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của chúng ta càng phát triển mạnh mẽ thì chúng ta cũng sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ cộng đồng Quốc tế.
Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam phải đến từ hai phía.
Chúng ta mong rằng đảng Cộng sản Việt Nam sẽ nhận thức được việc xây dựng một xã hội dân chủ sẽ giúp cho đất nước chúng ta hội nhập một cách trọn vẹn với thế giới về kinh tế, chính trị, ngoại giao. Chúng ta có cơ hội để xây dựng mối quan hệ đồng minh với các cường quốc dân chủ và từ đó giúp ta bảo vệ được chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế.
Những điều đó sẽ đem lại cuộc sống sung túc và hạnh phúc cho mọi người dân. Đồng thời khi đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành dân chủ hóa đất nước sẽ giúp cho uy tín của họ tăng lên, nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ nhân dân. Từ đó giúp cho họ duy trì được quyền lãnh đạo để phục vụ đất nước và nhân dân.