12:36 CH
Chủ Nhật
8
Tháng Chín
2024

Một Nén Nhang Lòng - Trạch Gầm ( Kỳ II )

17 Tháng Tư 20199:18 CH(Xem: 7783)

Một nén nhang lòng

(Kỳ 2)

           Là một vị tướng Tư Lịnh Quân Đoàn, Tướng Trí lưu tâm đến tất cả đơn vị dưới quyền. Tôi nghĩ là Ông không bỏ sót bất cứ một đơn vị nào. Bằng chứng là…đơn vị nhỏ như đơn vị tôi Ông cũng,dành chút thì giờ, cho gọi một số sĩ quan ( từng người một ) vào văn phòng nhận huấn thị.

Khi tôi được gọi, vị Trưởng P2 của tôi nhắc nhở tôi về vấn đề tóc tai quân phục. Buồn cười cái là vị Chef của tôi còn móc tiền cho tôi đi hớt tóc và hướng dẩn tôi cả nghi thức trình diện.

         “Trong đời binh nghiệp, những sĩ quan trẻ như các em, các em biết các em cần điều gì nhất không? ( Không chờ tôi trả lời, và thú thật tôi cũng chẵng biết trả lời thế nào cho phải cách. Ông lại nói tiếp) Các em cần Cấp Chỉ Huy giỏi. ( Ông vổ ngực ) Qua và vị Trưởng P2 đang trực tiếp chì huy em là cấp chỉ huy giỏi. Em yên tâm.

          Ba chữ Em yên tâm Vị Tướng Vùng dành cho chúng tôi, không là lời động viên suông. Mổi một phiếu trình chúng tôi trình lên, xin thực hiện, tùy theo ‘ tầm quan trọng’  Ông đánh giá , rồi Ông đích thân chỉ thị cho các ‘đơn vị liên hệ’ yễm trợ chúng tôi theo nhu cầu.

         *Một lần khi phê thuận cho một kế hoạch chúng tôi đệ trình, xin đánh đột kích vào một  mục tiêu là một căn nhà nằm trong khu vực rừng Cò Mi ( Dĩ An, Biên Hòa ), nơi sẽ diễn ra một phiên hợp,vào lúc 2 giờ trưa, giữa tay Bảy Phương huyện đội trưởng Dỉ An  và một cán bộ cao cấp của Phân Khu 5 (vc ).Tướng Trí còn kèm theo một bưu điệp đề chúng tôi mang tay trao cho Ông Quận Dỉ An, lúc bấy giờ là Thiếu Tá Châu dân Thủy Quân Lục Chiến, mà nội dung là ra lịnh cho Thiếu Tá Châu  yễm trợ tất cả mọi yêu cầu của chúng tôi.

          Được Ông Tướng vùng ‘để mắt’ đến như vậy, đối với chúng tôi là đã quá ‘ấm lòng’. Không ngờ trước giờ chúng tôi xuất phát, Ông còn đáp trực thăng xuống Chi Khu, lịnh cho Thiếu Tá Châu đích thân chỉ huy trung đội tình báo của Chi Khu, tham chiến cùng bọn tôi.

          Kết quả buổi trưa đột kích đó, chúng tôi mang về một chiến công nhỏ, bắt được tên Nguyễn Văn Thành bí danh Chín Chước, Tham Mưu Trưởng Phân khu 5 (vc). Vấn đề quan trọng ở đây là, qua lời khai của tên Chín Chước, P2 có ‘cơ hội’ trình lên Ông Tướng Vùng, kế hoạch tấn công của PK5 vào dịp Tết Kỹ Dậu…   mà bọn PK 5 sẽ ‘triển khai’

          *Suốt trong năm 1969, coi như là hên, đơn vị chúng tôi ‘móc’ được một cán bộ Quân Báo của VC. Những tin tức do tên cán bộ nầy cung cấp giúp chúng tôi triệt hạ được một số đường dây giao liên ‘đưa khách’ cũa bọn Quân Khu 4 từ hướng Hố Bò (Củ Chi) cắt qua Quốc Lộ 1 về Đức Hòa, Đức Huệ (Hậu Nghĩa) hay ngược lại.

            Việc chúng tôi đánh, nhàn như những chuyến bay đêm, những điểm phục kích đêm chỉ cách lề QL 1 từ 500 đến 700m dọc theo địa thế từ cầu Trường Chừa ( Trãng Bàng) xuống Suối Sâu ( Củ Chi ) . Lần nào về cũng mang theo kết quả.

Tin tức do chúng tôi nhận từ A24  ( bí số của tên cán bộ quân báo vc ) được đánh giá cao. Có những mục tiêu khi chúng tôi đặt chân vào, tùy tính chất quan trọng, Ông Tướng Vùng còn chỉ thị vị Trưởng P2 của chúng tôi trực tiếp liên lạc trước …cùng các căn cứ hỏa lực của Mỹ. Nơi từ đó chúng tôi làm điểm xuất phát và nhận sự yễm trợ phi pháo từ căn cứ nầy khi cần.

            Trong đời binh nghiệp của tôi, tôi chưa từng được chia sẽ sự hào hùng như các bạn bè tôi, phục vụ tại các Quân Binh Chủng lớn hay các Chiến Đoàn Bộ Binh được đặt dưới quyền điều động của Trung tướng Đỗ Cao Trí. Tôi cũng chưa hề hit thở cái không khí mờ trời khói lửa… từ các trận Dambe, Chup, Ba Thu đề được nói lên câu mà bạn bè tôi thường nhắc “ Trận đó nếu không là Tướng Trí thì tao đâu còn có ngày hôm nay ngồi kể chuyện”

            ..Thế mà…tôi cũng có chuyện kể…Nếu không có Ông Tướng Trí, cuộc đời binh nghiệp của tôi ắt là méo xệch

              *Tôi chỉ nhớ, vào khoãng tháng 7 năm 1969, một Lữ Đoàn của Mỹ ( có thể là Lữ Đoàn 196) đụng mạnh ở vùng Sóc Con Trăng (Tây Ninh). Trận chiến còn đang tiếp diễn, nhưng số vc bị loại khỏi vòng chiến đã trên 100 và số tù binh bị bắt là 24 người. Tất cả số tù binh nầy đều đã được đơn vị tham chiến chuyển về khu điều trị riêng dành cho cán binh vc tại bệnh viện 24 Dã Chiến ( Mỹ ) nằm trong căn Long Bình Biên Hòa.

                Chuyện đúng ra chẳng liên quan gì đến phần hành chúng tôi, việc lấy tin tức từ các tù binh nầy do Trung Tâm Thẩm Vấn Quân Đoàn đảm trách. Vì nhu cầu chiến thuật, kịp cung ứng cho chiến trường, tôi vào bệnh viện 24 chỉ để thẩm định lại lời khai của các tù binh “ có đúng chúng thuộc NT1 ( Nông Trường 1) một Sư Đoàn chánh qui của cộng sản BắcViệt mới xâm nhập vào lãnh thổ Tây Ninh. Phần quan trọng nửa là chúng tôi cần nhận diện xem, trong số 24 tù binh nầy có tên nào tên Phạm văn Đang, một sĩ quan xuất thân từ Trường Lục Quân Sơn Tây của chúng”

 Chúng tôi có được tấm hình của tên Đang,vì tấm hình nầy được gởi chung trong đống tài liệu mà chiến đoàn Mỹ tịch thu trong trận đánh, gởi về P2 chúng tôi.

Nhận ra thằng Đang không khó, nó có chiều cao và thân mình vạm vở hơn những thằng đồng bọn. Sự việc trở ngại chính của chúng tôi ở đây là…trong lời khai sơ khởi, tên Đang và 23 đồng đội của nó đều khai là chiến sĩ.

Nhìn vào cách đối xữ của bệnh viện 24 với các tù binh nầy, tôi nghĩ không thể làm việc được. Thứ nhất, họ cho các tù binh nằm chung trong một barrack, giường kê sát nhau, không có sự cách ly. Thứ hai, quá ưu đải, mỗi tù binh đều được cấp thuốc lá, sữa, bánh ngọt…

Tôi nói với viên trung úy cố vấn của đơn vị đi cùng “ Mầy can thiệp với tụi MP ( Quân Cảnh Mỹ ) mang thằng Đang ra cái bunker, phía ngoài phạm vi rào, tao cần làm việc riêng với thằng nầy. Mầy cũng cần nói cho thằng MP rõ, những tin tức mà tao lấy được từ thằng tù binh đó…sẽ giúp cho phần đở thiệt hại của đơn vị đang tham chiến ngoài mặt trận rất nhiều.”

Ban đầu thì thằng MP không chịu, sau một lúc giằng co, nó dẩn thằng Đang ra Bunker.

Ngồi trong bunker chờ, tôi biết mình phải chọn giải pháp nào…trường hợp như thế nầy, nếu tôi không phủ đầu thì…có tỉ tê với nó cả ngày, nó cũng không nhận lại cấp bậc sĩ quan của nó.

Nó vừa đặt đít xuống, tôi đi ngay vào vấn đề “Mầy có một tội rất nặng là mầy không thành thật. Nếu mầy muốn sống và  muốn  tiếp tục được đối xử tử tế, tao khuyên mầy nên thành thật khai lại. Tao cho mầy suy nghĩ 3 phút, nếu còn khư như là chiến sĩ, đợi đến khi tao trưng ra bằng cớ là tao quạt cho mấy bợp tai, đừng trách là tao không nói trước.”

Thằng Đang vẫn một mực “thực tế em là chiến sĩ thuộc A1, B2, C8, D3 , E 165A, Nông Trường 1, trước sau như một, em chẵng có tí nào dối cả”

( A 1…E 165 A…có nghĩa là tiểu đội 1, trung đội 2, đại đội 8, tiểu đoàn 3, trung đoàn 164 A )

Tôi móc trong túi tôi, tấm hình của nó chìa vào mặt nó “mầy xem ai đây”  rồi xán cho nó một bạt tai.

Nó chưa kịp phản ứng, tôi lại là người phản ứng, thằng MP đứng ngoài cửa bunker, nắm lưng áo tôi kéo tôi ra. Tôi xoay lại gạt mạnh vào cánh tay nó nói như hét “Mầy không được vô lể, tao là một sĩ quan”

Thằng MP không nói một tiếng, nó chào tôi rồi chui vào bunker, xách thằng Đang mang trở lại barrack…

Việc không ngừng lại đó. Tôi thì tôi nói với thằng MP, nó chẵng những vô lễ đối với tôi mà nó lại cản trở việc làm của tôi, chẳng hiểu gì hết. Một cái tát tay của tôi chỉ có nghĩa như là một sự cảnh cáo với tên tù binh dóc láo, hơn nữa nếu tôi lấy được lời khai của nó thì sự thiệt hại trên chiến trường đang tiếp diễn sẽ giảm bớt rất nhiều. Nó không cải lý với tôi, nó mang cái qui ước đối xữ với tù hàng binh ra và nó cho tôi vi phạm.

Cải qua cải lại, thằng MP gọi cấp chỉ huy nó đến. Viên thiếu tá MP nầy yêu cầu tôi cung cấp cho nó tên, số quân, cấp bậc của tôi để nó thiết lập một biên bản, tôi vi phạm qui ước.

Tôi dứt khoát, tao thấy tao chẵng có bổn phận nào để cho mầy tên tuổi và số quân của tao cả, tao cũng thấy chẵng cần thiết phải ký vào biên bản mầy lập. Muốn gì mầy cứ liên lạc thẳng về Quân Đoàn, nơi tao đang làm việc.

Tôi kẹt lại đó từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vị đến bốc tôi về là Ông Tướng Vùng, Tướng Đỗ Cao Trí. Cùng đi với Ông là vị trưởng P2 của tôi.

Chẳng những ông bốc tôi mà Ông còn can thiệp mang cả thằng tù binh Đang, bay về Quân Đoàn.

         *Một lần, Tướng Đỗ Cao Trí gọi tôi vào văn phòng trình diện. Vừa thấy mặt tôi, Ông hỏi ngay “Chuyện xãy ra ở Cẩm Mỹ, là như thế nào, em nói thật với Qua là em có đánh nó không.”

 Hôm đó tôi đang bay trên vùng Cẩm Mỹ, Xà Ban. Đây là vùng ranh giới giữa hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy. Chúng tôi đang có 3 toán xâm nhập hoạt động trong khu vực nầy. Mục đích là chúng tôi kiểm chứng một nguồn tin cung cấp từ một mật báo viên.

           Sau khi bay một vòng liên lạc cùng mấy thằng em, tôi đáp xuống Tiểu khu Long Khánh, ý định là lấy một bản cung sơ khởi của một hồi chánh viên vừa trình diện với một đơn vị Nghĩa Quân tại Cẩm Mỹ, ngày hôm trước. Tôi hy vọng, tin tức ghi nhận từ bản cung, sẽ giúp tôi hiểu thêm một phần tình hình trong khu vực, để có những quyết định thỏa đáng cho công tác.

         Chuyện xảy ra, là khi tôi vào ban Thẩm Vấn của P2 Tiểu khu, tôi lại gặp ngay tên hồi chánh nói trên, đang ngồi làm việc cùng một cán bộ chiêu hồi. Sự việc bất ngờ là khi đọc bản tin sơ khởi, tên hồi chánh  đã khai lại, từ một đại đội trưởng của đoàn 82 hậu cần thành đại đội trưởng H 12 pháo không 12 ly 8 của đoàn 75 pháo.

Là người quá rỏ với thói quen điều quân của địch, quả thật nếu chúng đã kéo pháo về khu vực nầy thì ngày một ngày hai chúng sẽ triển khai một trận đánh qui mô. Nghĩ vậy nên tôi…

Yêu cầu anh chàng cán bộ chiêu hồi, ngưng việc trong phút chốc, nhường cho tôi quyền ưu tiên tiếp xúc. Tôi có nêu lý lẻ. Thực hiện một đoạn băng ghi âm, viết nên một tờ truyền đơn, cho phát thanh hay rải vào khu vực tên hồi chánh vừa ra, nó không mang lại cái kết quả thiết thực… trước mắt chúng tôi sẽ thực hiện những kế hoạch ứng phó thiết thực hơn nhiều.

Tôi chẳng những không đáp ứng được yêu cầu mà còn bị mời đi chỗ khác chơi. Tôi có một cái tánh xấu, gặp người cương là tôi cương, không nhịn. Chuyên cải cọ xãy ra. Dù sao cũng chưa đến nổi động tay động chân. Chỉ có thế, không ngờ huyện bênh huyện…’

Cái văn thư trời ơi đất hởi mà Bộ Chiêu Hồi, gởi qua liên bộ, đề nghị phạt trọng cấm tôi kèm theo lời phê, tôi cho là quá ớn da gà, tự chữi thề  “Sĩ quan không am hiểu đường lối Quốc Gia. Làm phương hại đến chánh sách chiêu hồi” đang nằm trong tay của Ông Tướng tôi. Tôi trả lời cùng Ông Tướng

‘Dạ thưa tôi chưa đánh. Rồi tôi trình bày…’

Ông Tướng đã xé bỏ văn thư trước mặt tôi. Em về làm việc...

….

“Mỹ nhân tự cỗ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”

Vận nước điêu linh, nếu bây giờ tôi phải khóc và thời mặc áo lính tôi đã khóc… Trong lúc tối cần cho vận mệnh của Đất Nước, Đất Nước lại mất đi một danh tài của trận địa, một Dũng Tướng đầy thao lược. Hình ảnh là hình ảnh đẹp lưu danh “ Sống giữa ba quân, chết nằm kề binh sĩ’

        Bỏ đi những phủ phàng hiểu biết, kẻ siết cổ tâm huyết những người lính trẻ Miền Nam chúng tôi là bạn chứ không phải là thù…trong nỗi buồn tha phương bạc trắng…trong nỗi nhớ của tôi vẫn còn có những niềm vui.

        Cái huênh hoang nào của kẻ chiến thắng, ừ  kẻ chiến thắng cứ cho là nó có quyền huênh hoang, nhưng tôi tin rằng những tay cầm quân từng huênh hoang ấy như Trần văn Trà, Trần Độ, Lê Trọng Tấn, Đào Sơn Tây, Nguyễn Văn Cúc…                   Những người từng trực diện đối đầu với Trung Tướng Đỗ Cao Trí trên chiến trường Kampuchia ( 1970-1971 ) trong ký ức thật thà tìm về từ trong giấc ngủ sẽ bật mớ từng cơn hãi hùng… bởi chính họ là những người từng chạy trối chết…chạy mờ cả đất rừng Kampuchia.

           Trong Bên Lề Cuộc Chiến, bằng nỗi nhớ của phần hành, tôi có ghi lại phần hiểu biết của tôi, trận đánh vào  Trung Ương Cục, còn gọi là R, đầu nảo của bọn công sản núp danh dưới chiêu bài  ‘Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam’  tại khu vực Mỏ Vẹt hay còn gọi là Móc Câu.

           Với chiến thuật Diêu Hâu và Nhị Thức, điều động một lúc 4 chiến đoàn và khoãng 200 chiến xa, Trung Tướng Đỗ Cao Trí đã san bằng vị trí đóng quân, cơ quan đầu nảo nầy.

           Nhắc lại một chi tiết nhỏ, cái lối thoát duy nhất của VC tại chiến trường nầy là con Quốc Lộ 7, Một con đường vắt ngan giữa Mỏ Vẹt và đồn điền cao su Mimot. Khóa lối thoát của địch Tướng Trí giao cho chiến đoàn 333 Biệt Động Quân. Việc nầy, tôi nghe Ông thầy tôi, vị trưởng P2, than trời như bộng, Chiến đoàn 333 không vào được vị trí vì…tại Mimot có một đơn vị Mỹ đang đóng quân. Lý do tránh ngộ nhận.

Bây giờ tôi lại kể…

           Khi tháo chạy ra khỏi khu vực Mỏ Vẹt, một số tàn quân vc lẩn vào Mimot, trong số nầy có một tay tướng có tên Năm Thạch bị thương. ( Năm Thạch có thể là Nguyễn Văn Cúc hoặc Lê Trọng Tấn, tôi không xác định rõ, bởi trên chiến trường vào thời  đó, bọn vc nhiều tên tướng khác nhau, xuất hiện dưới bí danh nầy để điều khiến trận đánh) Để cứu Năm Thạch, bọn chúng bắt dẩn theo một Bác Sỹ người Miên Gốc Việt tên Tâm, làm việc tại đồn điền cao su nầy.

Khi bị bắt theo phục vụ cho Năm Thạch, Năm Thạch được cáng băng rừng từ Mimot, vượt sông Chhlong vào phần đất Kratié. Tại rừng Kratié Bác Sỹ Tâm đào thoát. Chúng tôi làm việc cùng Bác Sỹ Tâm do một mật báo viên chúng tôi hướng dẩn gặp.

Chuyện Bác Sỹ Tâm cung cấp tin tức bọn Trung Ương Cục chạy qua Kratíé phù hợp với nhiều nguồn tin khác nhau, tin tù binh, tin hồi chánh, tin dân thoát ra từ vùng địch,tin A 2.  Tin A 2 được cho là tin chính xác nhất. Nguồn tin A 2, là do Biệt đội Kỹ Thuật dò bắt được qua hệ thống truyền tin địch… Một trong những tin cũng có giá trị A 2 nữa là tin giải đoán những tấm không ảnh chụp ‘hỏa điểm’ ban đêm. ( trong ngành tình báo đánh giá một bản tin, có giá trị A 2 là tin chính xác, không cần phối kiểm)

     Trung Tướng Đỗ Cao Trí quyết định đánh Kratié.

             Trước khi đưa đại quân vào Kratié, đơn vị chúng tôi nhận được lịnh thực hiện các công tác sau:

-Từ Krek vào Dambe xuyên ra bờ sông Chhlong, chúng tôi bay thám sát chấm định các điểm nước trong vùng và các đường thông thủy cắt qua trục lộ hành quân. Mô tả thực trạng tất cả cầu bắt qua đường thông thủy nếu có.

-Đi thỉnh cho được Ông Lục (vị sải cả, có thể hiểu là sư trù trì) của ngôi chùa Theychetha, một ngôi chùa giữa rừng Dambe.

Đây là một công tác phiền phức nhất mà tôi thực hiện, suốt trên một năm trời tôi tham dự chiến trường trên đất Kampuchia. Việc mang nhà sư nầy về với mục đích gì tôi không hiểu được. Một bộ phận khác làm việc với Ông. Tôi dùng chữ thỉnh, thực tế thỉnh ai mà đi. Mang về rồi, tôi được chỉ thị giữ và nuôi ăn. Khổ nổi Vị cao tăng nầy mổi ngày chỉ dùng một bửa, đúng ngọ, trể hơn chút là coi như bỏ đói Ông. May cho tôi là tôi chỉ giữ Ông có 4 ngày rồi mang ông trả về chùa của Ông.

Chuyện vui, có lẽ thời gian tôi giữ Ông, tôi dùng hết phép lịch sự mà tôi có ( Thật tình trong lòng vẫn sợ bị thư, cứ theo tin đồn những nhà sư Miên bùa ngải đầy mình.) lúc nào gặp Ông tôi cũng chấp tay xá dài, nên khi mang trực thăng trả Ông về, đáp xuống sân chùa, Ông nắm tay tôi lôi xềnh xệch vào nơi bồ đoàn của Ông. Nếu không nhờ nụ cười quá phúc hậu của Ông, có lẽ tôi đã rút súng. Vào đến bồ đoàn Ông nói với tôi bằng tiếng Việt, chết thật, 4 ngày qua ông lặng thinh như đá, may mà 4 ngày qua, cái miệng hay đùa giởn của tôi…tôi chẳng nói xấu Ông một lời nào.

Ông bảo Ông ban cho tôi một phước lành, Ông lấy từ trong bình bát, một cục gổ tròn xoe. Ông vặn tách đôi rồi dùng chất Vaseline trong cục gổ ấy quệt một đường dài từ giữa tráng xuống sóng mủi của tôi.

Được phước, cứ hưởng phước, tôi tạm trấn an tôi vậy, chứ biết sao.

            Sau ba ngày tôi bay quan sát khu vực, Tiểu Đoàn 11 dù và Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân được thảy vào Dambe. Mở đường và giữ an ninh  cho Tiểu  Đoàn 30 Công Binh tiến vào lắp đặt hệ thống cầu cống chuẩn bị tiến quân.

           Tôi ghi lại lời kể của vị Trưởng P 2 của tôi… ‘ Toi’ đã bay quan sát hai bên bờ sông Chhlong rồi chớ gì, bắt một cầu nổi qua khúc sông nầy mà Ông Tướng đòi hỏi Đại Tá Quang ( Chỉ huy trưởng Công Binh Quân Đoàn) phải hoàn tất trong 24 giờ. Lịnh của Tướng Trí tôi nghĩ không ai không thể không chấp hành.

           Cầu chưa bắt. Đại quân chưa xuất phát.

Ngày 23 tháng 2 năm 71, tôi khóc ròng giữa trời đất Tây Ninh. Tôi không nhớ được giờ chính xác, có lẻ lúc đó   khoãng 9 giờ 15. Trung Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn vì trực thăng bị rớt trong khi bay thị sát chiến trường.

         Bên hông Tòa Tỉnh và sau lưng Tiểu khu Tây Ninh có một con đường.

Chạy theo con đường nầy, sâu vào trong, khoãng 400m sẽ gặp một sân banh.  Qua khỏi sân banh là B16, một trại do Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng. Trước mặt trại, bên kia đường có một phi trường nhỏ, trên bản đồ có tên là Phi trường West Tây Ninh. Từ cổng trại nhìn xuyên qua phi trường, trước mắt là núi Bà Đen.

              Năm 1970, Đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt đã chuyễn đi. Trong cuộc hành quân Toàn Thắng, tiến sang lãnh thổ Kampuchia, tổng hành dinh của Bộ chỉ huy Tiền Phương Quân Đoàn III do Trung Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy, đặt tại B 16 nầy.

Trung tâm Thám Sát Mục Tiêu của chúng tôi, theo chân Quân Đoàn, cũng được sắp xếp cho một chổ trong B16 . Ngay cổng bước vào, bên tay mặt có một cái bunker rất lớn, có thể mắc được 40 cái võng, Ban chỉ huy chúng tôi làm việc trong cái bunker đó.

Mô tả  lại một vài chi tiết, nơi trú đóng của BCH Tiền Phương Quân Đoàn, để bạn, có bạn nào dân Tây Ninh, sẽ nhìn nhận trí nhớ tôi còn tốt .

      Người kể chuyện thường mắc bệnh sa đà, không ngừng được, tôi kể tiếp hai sự việc nhỏ, chẳng liên quan gì đến việc hành quân của đơn vị chúng tôi, bạn cứ xem đây là nỗi nhớ tiếp vào nỗi nhớ…

*Sau những chiến thắng rền vang từ các mặt trận Krek, Suông, Prey Nhey, Samrông…BCH Tiền Phương Quân Đoàn có thực hiện một cuộc trưng bày chiến lợi phẩm ngay tại sân banh mà tôi mô tả trên.

Đêm đầu của ngày triển lảm, lính chúng tôi được góp vui bởi sự hiện diện của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương.

Chuyện khó tin mà vẫn xảy ra, trong cái không khí bừng bừng chiến thắng đó lại có một thằng Ca sỹ, có chút thành danh trong một ban kích động nhạc tại phòng trà Anh Vũ (tôi gọi nó là thằng vì nó bằng tuổi tôi, vì nó có thời gian ngắn học cùng trường với tôi), không biết ai hướng dẩn mà nó bước lên sân khấu trình bày bản Kỹ Vật Cho Em “…Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về có thể là hòm gỗ cài hoa…”

Người phản ứng đầu tiên là vị Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, Ông đứng dậy, chỉ cần Ông một cái phất tay thì tôi không hiểu, thằng ca sỹ đó nó còn hơi để hát.

Người chỉ tay cho bọn tôi ngồi yên là Trung Tướng Đỗ Cao Trí...
  

*Đang chuẩn bị tiến đánh Kratié, vào một buổi trưa khoãng 1 giờ, tôi đang ở trần trùng trục, lắc mình trên võng thì nghe một tiếng rầm ngay cổng. Chạy ra thì thấy một xe truyền tin, máng vào bản cổng và làm sụp một cái cột.

Phản ứng tự nhiên, tôi nhảy ngay lại nắm cổ người tài xế “Mầy làm vậy chết mẹ rồi”

Mấy tiếng chết mẹ của tôi phát ra, có lẽ tôi bị ảnh hưởng nhiều vì chuyện cỗ tích xưa. Gảy cột cờ, sập cổng thành, toàn chuyện không hên.

Người đến can ngăn tôi là vị Trung Tá chỉ huy hậu cứ..

*

       Cách con đường và hai dãy hàng rào, trong một góc phi đạo bên hông bunker của tôi, lúc nào cũng có một phi đội trực thăng ứng trực. Nhiệm vụ của phi đội nầy ngoài việc ứng chiến cho các công tác khẩn cấp còn được để bọn tôi xữ dụng vào việc rescue khi cần.

       Trước 8 giờ mỗi ngày, hầu như lúc nào cũng có hai chiếc trực thăng, một do phi công Mỹ và một do phi công Việt Nam điều khiển, đáp xuống phi trường. Đậu quay đầu vào cổng của BTL Hành Quân.

        Sau khi chủ tọa buổi thuyết trình thường nhựt, Trung Tướng Đỗ Cao Trí bằng xe Jeep, từ BTL ra và sẽ lên một trong hai trực thăng nầy, bay quan sát chiến trường.

       Những buổi sáng rãnh, ngồi trước bunker nhìn ra, tôi thấy…khi xe Jeep của Tướng Trí chạy gần đến hai chiếc trực thăng thì phi hành đoàn của hai chiếc tàu nầy đều đứng hàng ngang trước mủi tàu chào kính.

        Khi Tướng Trí bước lên chiếc trực thăng nào thì người co pilot của chiếc trực thăng đó sẽ mang bản sao tướng gắn vào cánh cửa.

        Vào lúc 8 giờ sáng ngày 23 tháng 2 năm 1971. Đại Tá Công trưởng P2 Quân Đoàn, gọi chỉ thị cho tôi ‘ Toi’ cất môt sĩ quan theo máy bay Ông Tướng, qua Konponcham, mang về một số tài liệu quan trọng.

Tôi cử Thiếu Úy Dinh, Dinh Mỏ Cày. (hiện giờ sống ở Houston Texas )

       Dinh ra chờ, rồi quay về. Tôi hỏi Dinh ‘Ông Tướng bay rồi, sao em còn ở  đây’. Dinh trả lời “ Tôi đứng ngay cửa máy bay, chào kính đến mỏi tay, Ổng không ngoắc, làm sao tôi dám lên”.

       Hôm đó Tướng Trí đã lên trực thăng mà phi hành đoàn là người Việt Nam.

Tôi chưa kịp nhắc điện thoại báo cho Đại Tá Công, nhân viên của tôi không tháp tùng được, thì Đại Tá Công đã gọi “Máy bay Ông Tướng bị nạn.”

Người chạy ra đầu tiên là Thiếu Tướng Thịnh, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, Ông nhảy lên chiếc trực thăng của phi đội ứng chiến…bay đi. Ngồi trong chiếc thứ hai là Đại Tá Công và tôi, cho cất cánh.

Chứng kiến cảnh tang thương, đuôi trực thăng văng cách thân tàu nổ tung chừng 30m. Tất cả đều hy sinh…trừ một người, phóng viên chiến trường người Pháp, Francois (c có dấu ci di) Sully bị thương rất nặng. Viên phóng viên nầy được đưa về bệnh viên Đồn Đất Sài Gòn, chưa đến nơi thì đã chết.

*

            Và Tôi đã Khóc…

          Chuyện Trung Tướng Đỗ Cao Trí bị tai nạn trực thăng, đã có nhiều nghi vấn. Nghi vấn thì làm sao biết được đúng sai. Nguyên nhân,trong  thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.

“ Đánh vào Kratié là cắt yết hầu địch, triệt đường chuyễn vận quân số, lương thực của địch từ miền Bắc xâm nhập vào. Trung Tướng Đỗ Cao Trí đánh vào Kratié là Ông đang đi tìm chiến thắng cho Miền Nam…”

      Không được đánh lấy gì tìm chiến thắng…đó là câu thơ của tôi....

TRẠCH GẦM

Trích trong “Chôn Lầm Huyệt Nhớ”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 182843)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 534)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 512)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 873)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 797)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1416)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1583)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1417)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1273)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1149)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1550)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1714)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1633)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1540)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2013)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2599)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4005)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 2772)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2626)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2457)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2224)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2228)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2599)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3166)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3443)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 3837)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 3832)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3391)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4083)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4437)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4662)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5220)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4849)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4776)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4609)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5570)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5291)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5310)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6330)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6403)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6460)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6208)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5597)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5543)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5477)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5734)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6249)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5758)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 6973)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.